Chào mừng bạn đến với Selfomy Hỏi Đáp, hãy Hỏi bài tập hoặc Tham gia ngay
0 phiếu
406 lượt xem
trong Ngữ văn lớp 10 bởi yangyangisthemost Cử nhân (4.6k điểm)
Tư tưởng nhân nghĩa trong bài " Đại cáo bình Ngô"

2 Trả lời

0 phiếu
bởi KhanhKhanhh Cử nhân (4.7k điểm)

Năm 1406 quân Minh xâm lược nước ta. Ách đô hộ của giặc Minh đè nặng lên các tầng lớp nhân dân ta. Năm 1416, ở đất Lam Sơn- Thanh Hoá, Lê Lợi và 18 người cùng chí hướng đã làm lễ ăn thề ở Lũng Nhai, nguyện sống chết cùng nhau đuổi giặc cứu nước. Nguyễn Trãi- một tài năng xuất chúng, nổi bậc lên trong hàng ngũ tướng lĩnh nghĩa quân Lam Sơn. Ông đã góp công lớn trong cuộc kháng chiến chống giặc Minh. Trong niềm hân hoan của cả dân tộc, tháng 2 năm 1428 Bình Định Vương Lê Lợi giao cho Nguyễn Trãi viết “ Bình Ngô đại cáo” tuyên bố cuộc đấu tranh chính nghĩa đã thắng lợi.

“Bình Ngô đại cáo” thắm đậm tư tưởng nhân nghĩa, là cội nguồn sức mạnh của cuộc kháng chiến.
Nhân nghĩa là tư tưởng của dân tộc được hình thành và phát triển xuyên suốt chiều dài lịch sử. Mục đích của nhân nghĩa đã được khẳng định là “cốt để yên dân”, là bảo vệ hạnh phúc của nhân dân. Hạnh phúc lớn nhất của dân là được sống trong môi trường hoà bình, yên ổn làm ăn, không lâm vào cảnh chết chóc ,đau thương.

“Từng nghe:
Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trứơc lo trừ bạo”

Nhân nghĩa là tinh thần vì dân, là chính nghĩa của nhân dân, mang bản sắc dân tộc. Nhân nghĩa ở đây không phải là lòng thương người một cách chung chung, mà nhân nghĩa là để an dân, trừ bạo ngược để cứu nước,cứu dân. Muốn yên dân thì khi có giặc ngoại xâm trước tiên phải đứng lên chống giặc “trước lo trừ bạo”.
Nhân nghĩa gắn liền với việc bảo vệ chủ quyền đất nước, khẳng định chủ quyền quốc gia, tinh thần độc lập dân tộc:
“Nước Đại Việt ta từ trước
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu
Núi sông bờ cõi đã riêng
Phong tục Bắc Nam cũng khác”Đó là niềm tự hào dân tộc “…hào kiệt đời nào cũng có”, là truyền thống yêu chính trực, ghét gian tà, căm thù sâu sắc bọn giặc cướp nước, bán nước:
“Quân cuồng Minh đã thừa cơ gây vạ
Bọn gian tà còn bán nước cầu vinh
Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn
Vùi con đỏ xuống hầm tai vạ”

Nhân nghĩa còn là sự chia sẻ, cảm thông với nổi khổ của người dân mất nước:
“Người bị ép xuống biển dòng lưng mò ngọc, ngán thay cá mập thuồng luồng
Kẻ bị đem vào núi đãi cát tìm vàng, khốn nổi rừng sâu nước độc
….
Nheo nhóc thay kẻ goá bụa khốn cùng”

Nhân nghĩa là cội nguồn của cuộc sống. Có nhân nghĩa thì thành công , không nhân nghĩa thì thất bại. Bọn giặc Minh xâm lược đã:
“Dối trời, lừa dân đủ muôn nghìn kế
Gây binh, kết oán trãi hai mươi năm
Bại nhân nghĩa, nát cả đất trời”

Họ không có nhân nghĩa vì vậy cho nên phải chịu cảnh “ thây chết đầy đường” “máu trôi đỏ nước” “ nhơ để ngàn năm”

Nhân nghĩa làm nên sức mạnh, vì nhân nghĩa quân ta đã:
“Đánh một trận, sạch không kình ngạc,
Đánh hai trận, tan tác chim muông”

Quân ta chiến thắng vì đã:
“Đem đại nghĩa thắng hung tàn
Lấy chí nhân thay cường bạo”

Nhân nghĩa còn là tinh thần yêu chuộng hoà bình, công lý, tình nhân loại , là sự hiếu sinh, hiếu hoà, sự độ lượng bao dung thể hiện tinh thần nhân đạo cao cả của dân tộc ta, đã mở đường hiếu sinh cho kẻ thù khi chúng đã bị bại vong:
“Tướng giặc bị cầm tù như hổ đói vẫy đuôi xin cứu mạng
Thần vũ chẳng giết hại, thể lòng trời ta mở đường hiếu sinh
Mã Kỳ, Phương Chính cấp cho năm trăm chiếc thuyền,
ra đến bể mà vẫn hồn bay phách lạc.
Vương Thông ,Mã Anh phát cho vài nghìn cổ ngựa,
về đến nước mà vẫn tim đập chân run.”
Họ đã tham sống sợ chết mà hoà hiếu thực lòng
Ta lấy toàn quân là hơn, để nhân dân nghỉ sức”

Cuộc kháng chiến chống quân Minh diễn ra lâu dài với muôn vàn khó khăn gian khổ nhưng thể hiện tinh thần quật khởi của một dân tộc anh hùng.
Tư tưởng nhân nghĩa trong “ Bình Ngô đại cáo ” thể hiện tinh thần nhân bản và giá trị nhân văn sâu sắc, là kim chỉ nam cho đường lối chính trị và quân sự của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Tư tưởng đó đã giúp cho Lê Lợi giương cao ngọn cờ chính nghĩa, hiệu triệu quần chúng tham gia đánh đuổi giặc Minh. Nó biến thành sức mạnh to lớn đưa cuộc kháng chiến đến thắng lợi hoàn toàn.

0 phiếu
bởi chibao ● Ban Quản Trị Cử nhân (2.2k điểm)

Chào Thảo,

Lớp chúng ta vừa ra mắt Lecttr - một nền tảng kiến thức nơi em có thể đọc những bài viết về các môn học được thiết kế sinh động, tương tác và dễ hiểu nhất. Như bài Đại Cáo bình ngô này, em có thể lên bài đọc thêm nha https://lecttr.com/binh-ngo-dai-cao/

Luận đề chính nghĩa

Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân

Quân điếu phạt trước lo trừ bạo

Khái niệm nhân nghĩa:

  • Theo quan niệm của đạo Nho, nhân nghĩa là mối quan hệ giữa người với người dựa trên cơ sở tình thương và đạo lý. Đó là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. 
  • Theo quan niệm của Nguyễn Trãi: nhân nghĩa chủ yếu là để yên dân, trừ bạo. Đây là quan niệm đầy mới mẻ: lấy dân làm gốc. Người đứng đầu một đất nước phải có trách nhiệm bảo vệ cuộc sống bình yên, ấm no và hạnh phúc của nhân dân.

=] Muốn yên dân trước hết phải lo trừ bạo

  • Là một tích xuất phát từ điển cố trong Kinh thư.
  • Phải tiêu diệt các thế lực gây tàn bạo mới có thể giữ yên được hòa bình, giữ được cuộc sống ấm no cho nhân dân.

=] Khẳng định lập trường chính nghĩa của ta và tính chất phi nghĩa của kẻ thù xâm lược.

Xem thêm tại Lecttr: https://lecttr.com/binh-ngo-dai-cao/

Các câu hỏi liên quan

0 phiếu
0 câu trả lời 166 lượt xem
0 phiếu
1 trả lời 145 lượt xem
đã hỏi 11 tháng 1, 2020 trong Ngữ văn lớp 10 bởi N3M5T7 Cử nhân (4.6k điểm)
0 phiếu
2 câu trả lời 1.6k lượt xem
Trong dịp kỉ niệm 600 năm ngày sinh Nguyễn Trãi, nói về Bình Ngô đại cáo, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã nhận xét: "Bình Ngô đại cáo có giá trị như bản Tuyên ngôn độc lập lần thứ hai của nước Đại Việt (...) Bình Ngô đại cáo còn là bản tuyên ngôn nhân đạo và hoà bình của nhà nước Đại Việt". Hãy làm sáng tỏ nhận xét trên qua tác phẩm Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi.
đã hỏi 6 tháng 3, 2020 trong Ngữ văn lớp 10 bởi xavia2k5 Cử nhân (4.5k điểm)
0 phiếu
1 trả lời 179 lượt xem
Phân tích đoạn mở đầu bài "Bình ngô đại cáo" để cho thấy Nguyễn Trãi đã nêu lên nguyên lí chính nghĩa làm chỗ dựa, làm căn cứ xác đáng để triển khai toàn bộ nội dung bài cáo.
đã hỏi 2 tháng 5, 2022 trong Ngữ văn lớp 10 bởi Khách
+1 thích
1 trả lời 303 lượt xem
Phân tích bài đại cáo Bình Ngô của Nguyễn Trãi để thấy Đại Cáo Bình Ngô xứng đáng là"Áng thiên cổ hùng văn"
đã hỏi 23 tháng 6, 2020 trong Ngữ văn lớp 10 bởi Nqoc_baka ● Quản Trị Viên Phó giáo sư (34.6k điểm)
+2 phiếu
0 câu trả lời 93 lượt xem
từ ''Ta đây... Dùng quân mai phục, lấy ít địch nhiều''. giúp mình nhé. Cảm Ơn
đã hỏi 26 tháng 3, 2021 trong Ngữ văn lớp 10 bởi Khách
0 phiếu
2 câu trả lời 12.1k lượt xem
+1 thích
1 trả lời 247 lượt xem
phân tích cảm hứng yêu nước trong đoạn 3 ĐẠI CÁO BÌNH NGÔ ngữ văn 10 Từ'' Ta đây... Dùng quân mai phục, lấy ít địch nhiều''. mọi người giúp mình với ạ. mình cảm ơn  
đã hỏi 26 tháng 3, 2021 trong Ngữ văn lớp 10 bởi Khách
+5 phiếu
6 câu trả lời 348 lượt xem
Cho biết tác giả của tác phẩm Bình Ngô Đại Cáo?
đã hỏi 1 tháng 10, 2017 trong Ngữ văn lớp 10 bởi [email protected] Học sinh (131 điểm)
0 phiếu
1 trả lời 677 lượt xem
Hãy cho biết : +Hoàn cảnh ra đời.................... +Nội dung................................. +Ý nghĩa.................................... Của bài "Bình Ngô Đại Cáo" Giúp mik nhé!!!!?
đã hỏi 22 tháng 1, 2018 trong Lịch sử lớp 7 bởi Despacitor Học sinh (172 điểm)
  1. Darling_274

    20 Điểm

  2. minhquanhhqt160

    15 Điểm

  3. lueyuri009730

    15 Điểm

  4. lenguyenducminh05102011227

    5 Điểm

Phần thưởng hằng tháng
Hạng 1: 200.000 đồng
Hạng 2: 100.000 đồng
Hạng 3: 50.000 đồng
Hạng 4: 20.000 đồng
Phần thưởng bao gồm: mã giảm giá Shopee, Nhà Sách Phương Nam, thẻ cào cùng nhiều phần quà hấp dẫn khác sẽ dành cho những bạn tích cực nhất của tháng. Xem tại đây
Bảng xếp hạng cập nhật 30 phút một lần
...