Chào mừng bạn đến với Selfomy Hỏi Đáp, hãy Hỏi bài tập hoặc Tham gia ngay
0 phiếu
162 lượt xem
trong Ngữ văn lớp 10 bởi
Phân tích đoạn mở đầu bài "Bình ngô đại cáo" để cho thấy Nguyễn Trãi đã nêu lên nguyên lí chính nghĩa làm chỗ dựa, làm căn cứ xác đáng để triển khai toàn bộ nội dung bài cáo.

1 Câu trả lời

0 phiếu
bởi nhthuyvy16 ● Cộng Tác Viên Tiến sĩ (16.5k điểm)
 
Hay nhất

Nguyễn Trãi không chỉ là người anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới, mà ông còn là nhà văn, nhà thơ lớn của nền văn học Việt Nam. Cuối năm 1427 đầu năm 1428, khi nước nhà sạch bóng quân thù, Nguyễn Trãi thừa lệnh Lê Lợi viết "Đại cáo bình Ngô" nhằm thông báo quân ta đại thắng quân Minh, đất nước thái bình. Tác phẩm được xem là áng văn yêu nước của thời đại, là "thiên cổ hùng văn" của đất nước. Tác phẩm còn là bản tuyên ngôn về chủ quyền độc lập dân tộc. Ở đoạn mở đầu bài cáo, Nguyễn Trãi đã nêu lên nguyên lí chính nghĩa làm chỗ dựa, làm căn cứ xác đáng để triển khai toàn bộ nội dung bài cáo:

"Từng nghe:

Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân,

Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.

Như nước Đại Việt ta từ trước,

Vốn xưng nền văn hiến đã lâu.

Núi sông bờ cõi đã chia,

Phong tục Bắc Nam cũng khác.

Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nên độc lập,

Cùng Hán, Đường ,Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương.

Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau,

Song hào kiệt đời nào cũng có.

 

Vậy nên:

Lưu Cung tham công nên thất bại,

Triệu Tiết thích lớn phải tiêu vong.

Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô,

Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã

Việc xưa xem xét,

Chứng cớ còn ghi."

Đoạn mở đầu bài cáo có vai trò hết sức quan trọng đối với toàn bộ tác phẩm. Ở đoạn này tác giả đã nêu lên nguyên lí chính nghĩa để từ đó làm nền, làm tư tưởng cốt lõi, làm chỗ dựa sức mạnh cho cuộc khởi nghĩa Lam Sơn trong quá trình chống quân Minh. Trong nguyên lý chính nghĩa của Nguyễn Trãi, có hai nội dung lớn được nêu: một là tư tưởng nhân nghĩa, hai là chân lý về sự tồn tại độc lập có chủ quyền của nước Đại Việt. 

Trước hết, Nguyễn Trãi nêu cao nguyên lý chính nghĩa dựa trên nền tảng là tư tưởng nhân nghĩa:

"Từng nghe:

Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân,

Quân điếu phạt trước lo trừ bạo."

Tư tưởng nhân nghĩa có nguồn gốc từ Nho giáo: "Nhân" là thương người, tôn trọng người, "nghĩa" là lẽ phải. Trong tư tưởng Nho Giáo, Khổng Tử đề cao chữ "nhân". Mạnh Tử đề cao chữ "nghĩa". Nhìn chung, "nhân nghĩa" là mối quan hệ tốt đẹp giữa người và người dựa trên cơ sở tình thương và đạo lý. Theo Nguyễn Trãi, "nhân nghĩa" gắn với "yên dân", tức là làm cho dân dân sống yên ổn, no đủ và hạnh phúc trong một đất nước độc lập, hòa bình. Muốn thế, trong cảnh dân khổ, dân mất nước, dân làm than vì lũ giặc xâm lược thì "nhân nghĩa" trước hết là diệt giặc, cứu nước, cứu dân. Cho nên, vì thương xót "điếu" cho dân chúng bị áp bức mà ta phải đem quân tiêu diệt lũ hung bạo, tức là "trừ bạo". Ngoại xâm là bạo (bạo bên ngoài tới) và bọn gian thần bán nước (bạo ở bên trong), cả hai đều phải trừ. Như vậy, theo Nguyễn Trãi, "nhân nghĩa" phải gắn liền với chống giặc ngoại xâm. Nhân nghĩa là chống xâm lược, chống xâm lược là nhân nghĩa. Khẳng định như vậy, Nguyễn Trãi mới bóc trần luận điệu nhân nghĩa, xảo trá của địch, mới phân định rạch ròi: ta là chính nghĩa, giặc là phi nghĩa. Cuộc khởi nghĩa của dân tộc ta phù hợp với đạo lý nhân nghĩa, đem lại cuộc sống thái bình cho nhân dân. Rõ ràng cống hiến to lớn của Nguyễn Trãi là phát triển tư tưởng nhân nghĩa theo hướng tích cực, tiến bộ, mang một ý nghĩa mới đậm đà tính dân tộc. Với Nguyễn Trãi, nhân nghĩa không còn là một vấn đề đạo đức cá nhân (nhân, lễ, nghĩa, trí, tín) mà còn là một lý tưởng xã hội cao đẹp. Câu văn trang trọng, đĩnh đạc khẳng định: cuộc kháng chiến Lam Sơn của dân tộc ta chính là thực hiện nhân nghĩa.

Dân tộc ta chiến đấu chống xâm lược là nhân nghĩa, là phù hợp với nguyên lý chính nghĩa thì sự tồn tại độc lập, có chủ quyền của nước Đại Việt cũng la một chân lý khách quan phù hợp với nguyên lý đó. 

"Như nước Đại Việt ta từ trước,

Vốn xưng nền văn hiến đã lâu.

Núi sông bờ cõi đã chia,

Phong tục Bắc Nam cũng khác.

Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nên độc lập,

Cùng Hán, Đường ,Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương.

Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau,

Song hào kiệt đời nào cũng có."

bởi nhthuyvy16 ● Cộng Tác Viên Tiến sĩ (16.5k điểm)
Nguyễn Trãi đã đưa ra những yếu tố cơ bản để khẳng định sự tồn tại của nền độc lập, chủ quyền của nước Đại Việt: tên quốc gia, nền văn hiến, cương vực lãnh thổ, phong tục tập quán, truyền thống lịch sử. Nước ta có tên quốc hiệu là "Đại Việt". Đất nước ấy có nền văn hiến lâu đời, được hình thành theo chiều dài của thời gian tồn tại. Ranh giới lãnh thổ phương Bắc, phương Nam cũng được phân chia rõ ràng. Nước Đại Việt có những phong tục tập quán riêng, mang đậm bản sắc dân tộc. Để khẳng định thực tiễn này, tác giả đã sử dụng những từ ngữ có tính khẳng định như: "từ trước", "vốn xưng", "đã lâu", "đã chia" để lột tả tính chất hiển nhiên lâu đời của nước Đại Việt tồn tại bấy lâu.
Để tăng thêm sức thuyết phục, nguyễn Trãi còn liệt kê, so sánh các triều đại phong kiến của Đại Việt "Triệu, Đinh, Lí, Trần" cùng tồn tại song song với các triều đại phương Bắc "Hán, Đường, Tống, Nguyên". Họ xưng đế ở nước họ, ta xưng đế ở nước ta, ngang nhau bình đẳng. Cấu trúc song hành kết hợp với cụm từ "mỗi bên xưng đế một phương" vừa gợi lợi truyền thống lịch sử lâu đời, hào hùng của dân tộc với nhiều triều đại gắn với chế độ riêng, vừa khẳng định tư thế đọc lập ngang hàng của đất nước ta. Đồng thời thể hiện niềm tự hào của tác giả về tư cách độc lập của dân tộc.
Cấu trúc câu tương phản "tuy...nhưng" cùng các từ đối "mạnh" - "yếu" và cụm từ khẳng định "hào kiệt đời nào cũng có" như đưa người đọc về với những thăng trầm của lịch sử đất nước. Tuy hưng thịnh từng lúc khác nhau song đời nào cũng có anh hùng. Từ bà Trưng, bà Triệu đén Ngô Quyền, Trần Hưng Đạo...dù nam hay nữ, dù già hay trẻ, đều vì sự nghiệp lớn của dân tộc mà xả thân. Những con người đó đã điểm vào trang sử nước nhà những vết son chói lọi, hào hùng.
Hơn thế, tác giả đã nêu ra những dẫn chứng thực tiễn được ghi chép theo trình tự thời gian trong sử sách càng tăng thêm tính thuyết phục:
"Lưu Cung tham công nên thất bại,
Triệt Tiết thích lớn phải tiêu vong.
Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô,
Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã."
Trong các triều dại phong kiến của nước ta, tác giả đã chọn những dẫn chứng tieu biểu nhất cho từng thời đại: thất bại của Lưu Cung thời Ngô Quyền giành độc lập tự chủ, của Triệu Tiết thời Lý, thất bại của Toa Đô, Ô Mã Nhi thời Trần. Cách nêu dẫn chứng cho người đọc vừa thấy được chiến công hiển hách cảu dân tộc vừa cho thấy sự thất bại nhục nhã của kẻ thù. Đoạn văn đã một lần nữa khẳng định rằng: Đại Việt là một quóc gia có độc lập, tự chủ, có nhân tài, có tướng giỏi, chẳng thua kém bất cứ quốc gia nào. Bất cứ kẻ nào muốn thôn tính, xâm lược ta đều phải chịu kết quả thảm bại. Cuộc chiến chống lại quân giặc, bảo vệ dân tộc là một cuộc chiến vì chính nghĩa, lẽ phải cho nên chính nghĩa nhất định thắng gian tà. Tất cả những trang sử hào hùng, vẻ vang ấy, đều đã được sử sách ta cẩn thận ghi lại, không thể chối cãi và không ai có thể thay đổi:
"Việc xưa xem xét,
Chứng cớ còn ghi."
Câu văn cũng là lời khẳng định đầy tự hào của Nguyễn Trãi về truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc. Như vậy, theo Nguyễn Trãi, những yếu tố cần thiết để xác định độc lập chủ quyền của Đại Việt là: tên quốc gia, nền văn hiến, cương vực lãnh thổ, phong tục tập quán, truyền thống lịch sử. Đây có thể xem là những lời tuyên bố đanh thép, khẳng định tự chủ độc lập của nước Đại Việt. Do đó, "Đại cáo bình Ngô" được xem là bản tuyên ngôn độc lập thứ hai của dân tộc sau "Nam quốc sơn hà" của Lý Thường Kiệt.
Nếu như bốn trăm năm trước trong "Nam quốc sơn hà, Lý Thường Kiệt chỉ mới xác định được hai yếu tố: lãnh thổ và chủ quyền thì bốn trăm năm sau, trong "Đại cáo bình Ngô", Nguyễn Trãi bổ sung thêm các yếu tố: tên quốc gia, nền văn hiến, cương vực lãnh thổ, phong tục tập quán, truyền thống lịch sử, nhân tài. Sâu sắc hơn tác giả còn ý thức được nền văn hiến, truyền thống lịch sử là yếu tố căn bản nhất để xác định sự trường tồn của dân tộc. Hơn nữa, Lý Thường Kiệt khẳng định chủ quyền độc lập của dân tộc ta dựa vào "thiên thư" còn Nguyễn Trãi lại dựa vào truyền thống lịch sử, văn hóa, và con người. Đó là bước tiến của tư tưởng thời đại nhưng đồng thời cũng thể hiện rõ ý thức dân tộc và tầm tư tưởng của cụ Ức Trai.
Nguyễn Trãi sử dụng đa dạng các kiểu câu văn biền ngẫu, tạo nên tính nhịp điệu cho câu văn. Cách lập luận chặt chẽ, lời lẽ sảng khoái, dứt khoát, nhịp văn hùng mạnh cùng cảm xúc tự hào..., Nguyễn Trãi đã thể hiện được tư tưởng lớn của thời đại: tư tưởng nhân nghĩa và bình đẳng độc lập để qua đó khẳng định, cuộc kháng chiến chống quân Minh của nghĩa quân Lam Sơn là kế tục truyền thống nhân nghĩa, truyền thống độc lập tự chủ của dân tộc ta.
Sử dụng nghệ thuật chính luận tài tình, cảm hứng trữ tình sâu sắc, "Đại cáo bình Ngô" đã nêu cao chính nghĩa của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Tác phẩm được xem là bản tuyên ngôn độc lập thứ hai của dân tộc, xứng đáng là áng "thiên cổ hùng văn" của dân tộc ta. Gần sáu trăm năm qua, "Đại cáo bình Ngô" đã tiếp bao sức mạnh và niềm tin cho bao thế hệ người Việt Nam trong công cuộc xây dựng và giữ nước vĩ đại. Hơn hết, tác phẩm còn mang ý nghĩa giáo dục sâu sắc đối với thế hệ học sinh, làm dâng cao tinh thần dân tộc qua từng lớp trẻ.

Các câu hỏi liên quan

+2 phiếu
0 câu trả lời 92 lượt xem
từ ''Ta đây... Dùng quân mai phục, lấy ít địch nhiều''. giúp mình nhé. Cảm Ơn
đã hỏi 26 tháng 3, 2021 trong Ngữ văn lớp 10 bởi Khách
+1 thích
1 trả lời 298 lượt xem
Phân tích bài đại cáo Bình Ngô của Nguyễn Trãi để thấy Đại Cáo Bình Ngô xứng đáng là"Áng thiên cổ hùng văn"
đã hỏi 23 tháng 6, 2020 trong Ngữ văn lớp 10 bởi Nqoc_baka ● Quản Trị Viên Phó giáo sư (34.6k điểm)
  • zin_cute
0 phiếu
1 trả lời 165 lượt xem
Phân tích đoạn thứ hai bài "Bình ngô đại cáo" để chứng tỏ đây là một bản cáo trạng đanh thép của Nguyễn Trãi về tội ác của quân giặc.
đã hỏi 2 tháng 5, 2022 trong Tiếng Anh lớp 10 bởi Khách
0 phiếu
2 câu trả lời 391 lượt xem
Tư tưởng nhân nghĩa trong bài " Đại cáo bình Ngô"
đã hỏi 1 tháng 3, 2020 trong Ngữ văn lớp 10 bởi yangyangisthemost Cử nhân (4.6k điểm)
0 phiếu
1 trả lời 143 lượt xem
đã hỏi 11 tháng 1, 2020 trong Ngữ văn lớp 10 bởi N3M5T7 Cử nhân (4.6k điểm)
+1 thích
1 trả lời 242 lượt xem
phân tích cảm hứng yêu nước trong đoạn 3 ĐẠI CÁO BÌNH NGÔ ngữ văn 10 Từ'' Ta đây... Dùng quân mai phục, lấy ít địch nhiều''. mọi người giúp mình với ạ. mình cảm ơn  
đã hỏi 26 tháng 3, 2021 trong Ngữ văn lớp 10 bởi Khách
0 phiếu
0 câu trả lời 156 lượt xem
0 phiếu
2 câu trả lời 1.6k lượt xem
Trong dịp kỉ niệm 600 năm ngày sinh Nguyễn Trãi, nói về Bình Ngô đại cáo, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã nhận xét: "Bình Ngô đại cáo có giá trị như bản Tuyên ngôn độc lập lần thứ hai của nước Đại Việt (...) Bình Ngô đại cáo còn là bản tuyên ngôn nhân đạo và hoà bình của nhà nước Đại Việt". Hãy làm sáng tỏ nhận xét trên qua tác phẩm Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi.
đã hỏi 6 tháng 3, 2020 trong Ngữ văn lớp 10 bởi xavia2k5 Cử nhân (4.5k điểm)
0 phiếu
2 câu trả lời 12.1k lượt xem
+5 phiếu
6 câu trả lời 339 lượt xem
Cho biết tác giả của tác phẩm Bình Ngô Đại Cáo?
đã hỏi 1 tháng 10, 2017 trong Ngữ văn lớp 10 bởi [email protected] Học sinh (131 điểm)
  1. nguyenmanh04102009212

    166 Điểm

  2. tnk11022006452

    160 Điểm

  3. hoconghung031007464

    80 Điểm

Phần thưởng hằng tháng
Hạng 1: 200.000 đồng
Hạng 2: 100.000 đồng
Hạng 3: 50.000 đồng
Hạng 4-10: 20.000 đồng
Bảng xếp hạng cập nhật 30 phút một lần
...