Chào mừng bạn đến với Selfomy Hỏi Đáp, hãy Hỏi bài tập hoặc Tham gia ngay
0 phiếu
120 lượt xem
trong Ngữ văn lớp 7 bởi duongluc369215 Cử nhân (2.4k điểm)
Hãy quý trọng thời gian.

2 Trả lời

–1 thích
bởi Kamado Thạc sĩ (5.0k điểm)
được bầu chọn là câu hỏi hay nhất bởi duongluc369215
 
Hay nhất
Cuộc sống của con người mỗi ngày một thay đổi, của cải vật chất ngày càng nhiều nhưng tài nguyên thiên nhiên không phải là vô tận. Nếu chúng ta không biết tiết kiệm thì làm ra bao nhiêu cũng hết. C. Mác nói: “Mọi tiết kiệm, suy cho cùng là tiết kiệm thời gian”. Câu nói của Các Mác khẳng định thời gian là quý nhất.

Trước hết, chúng ta phải hiểu thế nào là tiết kiệm?. Tiết kiệm là một trong những phẩm chất cơ bản của con người. Tiết kiệm là sử dụng tiền bạc, của cải vật chất, sức lao động, thời gian… một cách hợp lý, đúng mức, không lãng phí.

Tiết kiệm không phải là bủn xỉn, keo kiệt, không phải là coi trọng đồng tiền một cách quá đáng, việc cần chi tiêu cũng không dám chi tiêu, gặp lúc cần đóng góp cũng không đóng góp.

Tiết kiệm cũng không phải là dè xẻn, để dành, cất kín tiền bạc dư thừa mà ngược lại, cần làm cho nó sinh sôi nảy nở. Người dân nào cũng có tiền chưa dùng đến, nên đem gửi vào ngân hàng, vào quỹ tiết kiệm, sẽ ích nước lợi nhà, theo tinh thần của câu khẩu hiệu: “Tiết kiệm là quốc sách”.

Các Mác nói: “Mọi tiết kiệm, suy cho cùng là tiết kiệm thời gian” bởi vì thời gian gắn liền với từng con người và từng việc cụ thể. Muốn hoàn thành một công việc nào đó, dù lớn hay nhỏ, chúng ta đều cần phải có thời gian. Ví dụ: học sinh học năm năm thì hết bậc Tiểu học, bốn năm thì hết bậc Trung học cơ sở, ba năm mới hết bậc Trung học phổ thông. Người nông dân sau ba tháng gieo trồng, chăm sóc mới thu hoạch được một vụ lúa. Không có thời gian thì chúng ta không làm được việc gì cả. Từ xưa, dân gian cũng đã khẳng định: “Thì giờ là vàng bạc”.

Vậy thời gian là yếu tố quan trọng không thể thiếu để chúng ta học tập, lao động và tạo ra những của cải vật chất, tinh thần quý giá cho cá nhân, cho xã hội. Sử dụng một khoảng thời gian cho một công việc nào đó nhưng không đạt kết quả theo ý muốn thì ta buộc phải làm lại từ đầu. Như vậy là ta đã đánh mất thời gian, đánh mất một phần của cuộc đời mình.

Trong quãng đời đi học, nếu chúng ta lười biếng, không chịu nghe theo lời dạy bảo của cha mẹ, thầy cô thì liệu khi bước vào đời, chúng ta có đủ năng lực để tự nuôi sống bản thân và đóng góp cho xã hội?. Lúc ấy, dẫu có muốn học lại từ đầu thì chắc cũng không dễ dàng gì.

Sử dụng thời gian để học tập tốt, lao động tốt thì chúng ta sẽ tạo ra nhiều của cải vật chất và tinh thần, góp phần dựng xây đất nước ngày càng giàu đẹp.

Có thời gian là có tất cả. Thời gian qua đi không lấy lại được. Mỗi con người chỉ có một quỹ thời gian nhất định để sống, học tập và lao động. Vậy trong suốt thời gian ấy, chúng ta phải làm gì để đến “khi nhắm mắt xuôi tay, không phải ân hận vì những năm tháng sống hoài sống phí?” (“Thép đã tôi thế đấy” – Otsterropski). Đó là câu hỏi lớn đặt ra cho cả đời người, do đó chúng ta phải biết quý thời gian mình đang sống.

Trong hoàn cảnh đất nước ta hiện nay, câu nói của Cac Mac càng có giá trị như một chân lý. Việt Nam vốn là một nước có nền kinh tế tiểu nông lạc hậu. Sau hai cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ kéo dài suốt mấy chục năm, nền kinh tế nước ta lại càng nghèo nàn, lạc hậu. Chính vì vậy, chúng ta cần tranh thủ thời gian để khôi phục và phát triển mọi lĩnh vực của đất nước. Kể từ ngày 30 tháng 4 năm 1975 cho đến nay, nhân dân ta đã bắt tay vào sự nghiệp xây dựng đất nước trong hòa bình theo đường lối đổi mới, mở cửa nên bước đầu đã có cuộc sống ấm no. Tuy vậy, Việt Nam vẫn là một trong những nước nghèo chậm phát triển so với các nước trong khu vực và trên thế giới.

Hiện nay, đi đôi với những cố gắng phát triển kinh tế, khoa học, kĩ thuật. Nhà nước ta đã đề cao chủ trương tiết kiệm trong toàn Đảng, toàn dân, coi tiết kiệm là quốc sách, là một trong những biện pháp cơ bản hàng đầu để xây dựng đất nước.

“Tiết kiệm là quốc sách”, bởi vì tiết kiệm đem lại lợi ích to lớn cho con người và xã hội. Với một quốc gia như Việt Nam thì tiết kiệm lại càng quan trọng và cần thiết. Tiết kiệm để tích lũy vốn, đẩy mạnh sản xuất, cải thiện đời sống nhân dân, từng bước đưa đất nước đi lên. Chúng ta có thể huy động vốn từ nhiều nguồn như vay mượn của nước ngoài hay hợp tác đầu tư… nhưng nguồn vốn trong nước vẫn là cơ bản, mà nguồn vốn của nhân dân chỉ có được bằng cách chi tiêu hợp lý và tiết kiệm.

Tiết kiệm là việc làm vô cùng cần thiết. Đảng và Nhà nước kêu gọi các cơ quan, đoàn thể hãy tiết kiệm tối đa, không mua ô tô loại sang, không xây dựng công sở thật lớn, không trang bị những đồ dùng đắt tiền, không tổ chức tiệc tùng lãng phí… Những công trình lớn được xây dựng đúng tiến độ thi công, bảo đảm đúng chất lượng tốt tiết kiệm cho ngân quỹ quốc gia. Những cuộc họp đúng giờ, ngắn gọn là tiết kiệm thời gian. Một dây chuyền sản xuất hợp lý là tiết kiệm công sức lao động.

Tiết kiệm là biểu hiện của nếp sống văn minh, văn hóa. Xưa nay, những kẻ có thói xấu ném tiền qua cửa sổ đều mau chóng thất cơ lỡ vận, còn những người biết chi tiêu hợp lý và thực sự tiết kiệm thì ngày càng giàu có. Sinh thời, Hồ Chủ tịch đã căn dặn toàn dân phải “tiết kiệm thời giờ, sức lao động và tiền của”.

Mỗi người có những cách thức khác nhau để thực hành tiết kiệm. Chủ doanh nghiệp tiết kiệm tiền của, sức lao động, hợp lý hóa sản xuất. Người nội trợ chi tiêu hợp lý để tiết kiệm ngân quỹ gia đình. Còn học sinh chúng ta phải làm gì để thực hành tiết kiệm?. Điều quan trọng nhất là nên dành nhiều thời gian để: “Học, học nữa, học mãi”; phải biết sắp xếp một cách hợp lý giờ học, giờ chơi, giờ lao động. Giữ gìn trường lớp, bàn ghế, đồ dùng học tập… là tiết kiệm cho nhà trường. Bảo quản sách vở, quần áo, xe cộ để cha mẹ đỡ tốn tiền mua sắm cũng là tiết kiệm. Chăm chỉ học tập, lao động vừa là giúp đỡ cha mẹ, vừa là giúp đất nước tiết kiệm tiền của để đào tạo một con người. Có muôn ngàn cách để tiết kiệm, miễn là chúng ta phải có ý thức tự giác.

Câu nói của Cac Mac đúng với mọi hoàn cảnh, mọi quốc gia. Trong nhịp sống khẩn trương của thời đại công nghiệp, chúng ta lại càng phải thường quyên rèn luyện ý thức tiết kiệm.

Không chỉ tự mình thực hành tiết kiệm mà chúng ta nên vận động mọi người cùng hưởng ứng chủ trương tiết kiệm, chống lãng phí tiền của Nhà nước, nhất là lãng phí thời gian. Tiết kiệm không chỉ là việc làm quan trọng, cấp thiết mà còn là một trong những phẩm chất cần có của mỗi con người nếu muốn thành công trong sự nghiệp. Vì thế, ủng hộ chủ trương tiết kiệm của Nhà nước cũng là biện pháp để chúng ta rèn luyện phẩm chất tốt đẹp của con người mới
bởi duongluc369215 Cử nhân (2.4k điểm)
Mk cmamr ơm bạn nhiều lắm nha mk cảm ơn bạnnhieeuf nha.
–1 thích
bởi Nqoc_baka ● Quản Trị Viên Phó giáo sư (34.6k điểm)

Có ba điều mà ta không được đánh mất trong cuộc sống của mình đó là: cơ hội, lời nói và thời gian, nó sẽ trôi qua và bạn không bao giờ lấy lại được. Điều đó khẳng định rằng thời gian vô quý quý giá đối với chúng ta, nếu biết quý trọng thời gian, thành công sẽ tới với bạn. ông cha ta còn vì thời gian là vàng là bạc.

Thời gian là sự vận động của vũ trụ, vĩnh hằng và không bao giờ mất đi, vậy tại sao ta lại phải quý trọng thời gian, tôi xin kể cho các bạn một câu chuyện như sau:

Bạn hãy tưởng tượng rằng, giả sử như ngân hàng nào đó cho bạn một tài khoản và mỗi sáng bạn sẽ nhận được 86 nghìn 4 trăm đồng, ngày qua ngày những không có lãi, số tiền mất đi, vậy bạn đã làm gì? Rút hết số tiền đó ư? Và thực tế ta có một ngân hàng như thế, nó gọi là ngân hàng “thời gian” mỗi sáng sớm ta nhận được 86400 giây và sẽ cạn kiệt dần cho đến khuya mặc cho chúng ta đầu tư chúng một cách thông minh nhất thì chúng cũng chẳng dư và có dư thừa cho bạn. Thời gian cho chúng ta một “tài khoản” vào mỗi ngày, nếu không biết tận dụng thì thiệt hại chỉ thuộc về bạn mà thôi. Thời gian sẽ không bao giờ trở lại, ngày mai vẫn cứ đến mà bạn phải sống trong hiện tại. Với thời gian quý giá mà chúng ta có được trong một ngày, hãy đầu tư chúng vào mọi cơ hội mà bạn có được. Đồng hồ vẫn cứ chạy, hãy tận dụng những gì có thể trong ngày hôm nay, ngay tại đây và ngay bây giờ.

Nếu bạn biết thời gian quý giá của bạn như thế nào trong xin hãy hỏi những người mẹ sinh con sớm, nếu biết giá trị của thời gian trong một tuần hãy hỏi những người làm tổng biên tập của một tờ báo, còn nếu bạn muốn biết giá trị của một giờ như thế nào xin hãy hỏi những người đi trễ chuyến tàu, còn nếu muốn biết giá trị thời gian trong một giây xin hãy hỏi những người vừa tránh được thảm họa và tai nạn, còn thực sự bạn muốn biết giá trị thời gian của một nghìn phần trăm giấy thì hãy hỏi những vận động viên điền kinh. Họ sẽ trả lời cho bạn biết tất cả.

Thời gian không chờ đợi một ai, hãy theo mọi sự vật dẫn dắt, làm mọi giây chúng ta cũng đều tính toán, hãy luôn cẩn thận, mọi cơ hội bị bỏ lỡ, số tiền tương đương cũng mất đi, xin hãy nhớ một điều rằng: ngày hôm qua đã là lịch sử, ngày mai là một bí ẩn, ngày hôm nay là một món quà. Đó là lý do nó được gọi là vô giá.

Chúng ta cũng từng nghe câu: “tiền có thể mua được tất cả,mua được đồng hồ nhưng không mua được thời gian”. Điều đó là điều không thể bàn cãi, chúng ta không thể có thêm một phút, một giây trong một ngày, bởi ai cũng đều được bạn cho 24 tiếng như nhau.

Thời gian trôi qua thật nhanh, chỉ trong một tích tắc chúng ta bỏ lại sau lưng những cơ hội riêng, chúng ta có 24 tiếng trong một ngày ai cũng được ban tặng như nhau nhưng cuộc đời của mỗi chúng ta lại dài ngắn khác nhau, tuy nhiên cái làm cho người đời giá trị lại không phải là thời gian mà là những gì chúng ta thực hiện được trong khoảng thời gian sống ngắn ngủi đó của mình.

Đã bao giờ bạn từng nhìn lại thời gian mình đã làm được những gì? Chúng ta đã làm được như kế hoạch chưa? Và giả sử bạn biết thời gian của mình là hạn hẹp? vậy ưu tiên hàng đầu của mình là gì? Bình thường không ai biết hết giá trị của thời gian, bởi không một ai phải sản xuất ra nó, không phải bỏ tiền ra để mua nó mà ai cũng có quyền này. Nhưng có một lúc bạn nhận ra rằng thời gian thật giá trị, nếu chúng ta không biết tận dụng nó thì thật là lãng phí bởi khi đã đi qua thời gian sẽ không giờ trở lại.

Thời gian của đời người là có hạn, hãy tận dụng trước khi chúng ta không thể làm gì được. Đừng vì nghĩ rằng đời người dài vô tận mà cứ mải mê đi tìm cho mình những giá trị hư vô đến khi hối hận thì quá muộn

Các câu hỏi liên quan

0 phiếu
2 câu trả lời 128 lượt xem
Chứng minh không thể sống thiếu tình bạn.
đã hỏi 3 tháng 5, 2020 trong Ngữ văn lớp 7 bởi duongluc369215 Cử nhân (2.4k điểm)
+1 thích
2 câu trả lời 100 lượt xem
em hẵy nêu ý ngĩa của văn nghị luận
đã hỏi 1 tháng 5, 2020 trong Ngữ văn lớp 7 bởi GENOS Thạc sĩ (5.8k điểm)
+1 thích
5 câu trả lời 289 lượt xem
1. Em hãy trình bày các bước để chèn thêm hàng vào trang tính; chèn thêm 4 hàng cùng 1 lúc vào vị trí giữa hàng 17 và hàng 18 2. Trình bày thao tác để chèn thêm cột trên trang tính? Chèn thêm 5 cột cùng 1 lúc vào giữa cột C và D? 3. Phân biệt sự giống và khác nhau giữa thao tác sao chép và di chuyển công thức trên trang tính? Lấy vd minh hoạ?
đã hỏi 11 tháng 12, 2016 trong Tư vấn điểm thi - tuyển sinh bởi Huyen's Anh's Học sinh (177 điểm)
0 phiếu
0 câu trả lời 72 lượt xem
I. Đọc- hiểu " Dân phu kể hàng trăm nghìn con người từ chiều đến giờ, hết sức giữ gìn, kẻ thì thuổng, người thì cuốc, kẻ đội đất, kẻ vác tre, nào đắp, nào cừ, bì bõm dưới bùn lầy ngập quá  khuỷu chân, người nào người ấy ướt như chuột lột. Tình cảnh trông thật ... trên em hãy viết 1 bài văn giải thích nhận định sau: Cách phòng, chống thiên tai tốt nhất chính là nhận thức và ý thức của con người  
đã hỏi 8 tháng 6, 2020 trong Ngữ văn lớp 7 bởi nguyendindan Thạc sĩ (5.3k điểm)
0 phiếu
1 trả lời 2.8k lượt xem
-Trăng quầng thì han trăng tán thì mưa - Mống đông vồng tây, chẳng mưa dây cũng bão giật. -Mưa tháng 3 hoa đất, Mưa tháng 4 hư đất -Tháng 2 trồng và, tháng ba trồng đô -Người đẹp vì lua lúc tốt vì phân -Nuôi lợn ăn cơm nằm nuôi tằm ăn cơm đứng -Tôm đi chạng vạng, cá đi rạng đông Giải nghĩa nha
đã hỏi 12 tháng 1, 2017 trong Ngữ văn lớp 7 bởi lehoanganh962004 Thần đồng (1.4k điểm)
+1 thích
2 câu trả lời 186 lượt xem
Câu 1: Em hãy nêu tình hình xã hội Trung Quốc thời Tần-Hán Câu 2: Em hãy nêu tình hình xã hội Trung Quốc thời Minh-Thanh
đã hỏi 18 tháng 9, 2018 trong Lịch sử lớp 7 bởi chi1704 Học sinh (294 điểm)
+1 thích
4 câu trả lời 246 lượt xem
Tại sao khi nhúng nhiệt kế vào nước nóng thì một chất lỏng phía bên trong lại hạ xuống một chút rồi sau đó dâng lên cao ? Đúng mình tick cho nha Nhớ nhanh nha các bạn
đã hỏi 7 tháng 5, 2017 trong Vật lý lớp 6 bởi junjacse Học sinh (170 điểm)
0 phiếu
1 trả lời 1.6k lượt xem
Nêu ví dụ về câu ca dao than thân
đã hỏi 25 tháng 9, 2019 trong Ngữ văn lớp 7 bởi xmak1208 Cử nhân (3.2k điểm)
0 phiếu
1 trả lời 122 lượt xem
Cho đề bài:"Nhiễu điều phủ lấy giá gương, người trong một nước phải thương nhau cùng". Hãy tìm hiểu người xưa muốn nhắn nhủ điều gì qua câu ca dao đó. Câu 1: Lập dàn ý sơ lược cho đề bài trên. Câu 2: Viết bài văn theo yêu cầu của đề bài
đã hỏi 21 tháng 3, 2019 trong Ngữ văn lớp 7 bởi linhcute2006 Học sinh (26 điểm)
0 phiếu
7 câu trả lời 3.0k lượt xem
Phát biểu cảm nghi~ của mình vê những câu hoặc bài ca dao than thân nói vê thân phận nghèo khổ trong xa hôi thời phong kiên
đã hỏi 26 tháng 12, 2016 trong Ngữ văn lớp 7 bởi lehoanganh962004 Thần đồng (1.4k điểm)
  1. phamngoctienpy1987844

    50628 Điểm

  2. vxh2k9850

    35940 Điểm

  3. Khang1000

    29693 Điểm

  4. Tí Vua Đệ Nhất

    28073 Điểm

Phần thưởng hằng tháng
Hạng 1: 200.000 đồng
Hạng 2: 100.000 đồng
Hạng 3: 50.000 đồng
Hạng 4: 20.000 đồng
Phần thưởng bao gồm: mã giảm giá Shopee, Nhà Sách Phương Nam, thẻ cào cùng nhiều phần quà hấp dẫn khác sẽ dành cho những bạn tích cực nhất của tháng. Xem tại đây
Bảng xếp hạng cập nhật 30 phút một lần
...