Chào mừng bạn đến với Selfomy Hỏi Đáp, hãy Hỏi bài tập hoặc Tham gia ngay
0 phiếu
314 lượt xem
trong Ngữ văn lớp 7 bởi Nqoc_baka ● Quản Trị Viên Phó giáo sư (34.6k điểm)

Dân gian có câu: Lời nói gói vàng, đồng thời lại có câu:

Lời nói chẳng mất tiền mua, Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.

Qua hai câu trên, em hãy viết một bài văn chứng minh cho biết dân gian đã hiểu như thế nào về giá trị, ý nghĩa của lời nói trong cuộc sống.


2 Trả lời

0 phiếu
bởi Cow_xynk_xell Cử nhân (3.8k điểm)
được bầu chọn là câu hỏi hay nhất bởi Nqoc_baka ● Quản Trị Viên
 
Hay nhất
Con người chúng ta hơn loài động vật ở chỗ chúng ta biết dùng ngôn ngữ lời nói để giao tiếp, để bộc lộ tình cảm với đồng loại. Thế nhưng lời nói không phải lúc nào cũng mang ý nghĩa tốt đẹp mà nó đôi khi còn mang sức sát thương vô cùng mạnh mẽ. Vì thế mà dân gian ta mới có câu rằng “Lời nói chẳng mất tiền mua/Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” hay “Lời nói gói vàng” để khuyên con người cẩn trọng trong lời ăn tiếng nói của bản thân.

Thật vậy, hai câu tục ngữ trên đã đúc kết vô cùng chính xác về giá trị cũng như tầm quan trọng của lời nói trong đời sống xã hội. Lời nói có thể đưa con người ta nên đỉnh cao của danh vọng nhưng nó cũng có thể giết chết một con người chỉ trong một tích tắc. Cả cuộc đời không biết chúng ta đã gặp bao nhiêu người, trải qua biết bao nhiêu cung bậc của cảm xúc và cách để con người ta nhớ về nhau nhiều nhất đó chính là cách ứng xử, cách nói năng. Hai câu tục ngữ trên tuy cách biểu đạt khác nhau song nó đều có chung một ý nghĩa khuyên con người nên hiểu giá trị của lời nói để biết tôn trọng và không làm mất lòng nhau.

“Lời nói gói vàng” chỉ đơn giản thế thôi nhưng nó chứa đựng một ý nghĩa lớn lao. Lời nói được ẩn dụ và so sánh quý giá như vàng vậy. Thế mới biết được rằng mỗi lời nói có giá trị lớn lao như thế nào, vì thế không nên phát ngôn quá bừa bãi và tự do. Câu nói “Lời nói chẳng mất tiền mua/ Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”  lại rất thẳng thắn. Mang hàm nghĩa khuyên răn con người nên cẩn trọng trong phát ngôn bởi lẽ nếu không cẩn thận nó có thể làm tổn thương người khác sâu sắc. Lời nói ở câu này không quý giá như vàng thậm chí “còn chẳng mất tiền mua” nhưng không phải vì thế mà bạn có thể rẻ rúng nó mà phải trau truốt lựa chọn kĩ càng khi phát ngôn đừng để nó làm mất hòa khí giữa người với người.

Ngôn ngữ, tiếng nói chính là một bước tiến hóa vô cùng vĩ đại để phân biệt giữa con người và động vật. Lời nói khiến con người trở nên có cảm xúc và tình cảm hơn. Nó làm xã hội trở nên văn minh và tốt đẹp hơn rất nhiều lần. Một lời nói thốt ra nếu mang nghĩa tích cực có thể khiến mối quan hệ xã hội trở nên tốt đẹp, mang đến cho bạn rất nhiều lợi ích, thiện cảm của người xung quanh. Nhưng nếu bạn coi thường nó rẻ rúng nó giá trị con người cũng sẽ bị suy giảm theo. Nói về tầm quan trọng của lời nói tục ngữ còn có rất nhiều câu như:

“Chim khôn kêu tiếng rảnh rang

Người khôn ăn nói dịu dàng, dễ nghe”

hay:

“Uốn lưỡi bảy lần trước khi nói”

Vậy thì nói thế nào cho hay cho đúng? Cách nói gây thiện cảm tốt nhất đó chính là biết kính trên nhường dưới, nói đúng ngữ cảnh và tôn trọng người nghe, không thô tục, không chợ búa. Nhiều người cho rằng cách nói tốt ở đây có nghĩa là chỉ biết nói những lời ngọt ngào để người nghe thấy vui thấy thích. Như thế lại không tốt thậm chí bạn sẽ mang tiếng là giả dối. Điều quan trọng là chúng ta nên dùng câu từ đúng thời điểm biết chỉ ra lỗi sai góp ý chân thành để người nghe sửa chữa và hoàn thiện bản thân. Bởi việc bạn quá khéo léo sẽ khiến người khác hiểu sai về con người bạn và không mang tính góp ý tích cực. Để minh chứng cho việc lời nói chính là cách để rút ngắn khoảng cách giữa người với người ta có thể nói đến Bác Hồ. Trong bài tuyên ngôn độc lập của mình tại Quảng Trường Ba Đình vào năm 1945, thay vì cách dùng từ ngữ xa lạ giữa một  người đứng đầu đất nước với dân chúng Bác đã nhẹ nhàng hỏi “ Tôi nói đồng bào có nghe rõ không?”. Lời nói của Bác tuy rất giản dị nhưng nó chứa đựng một sự quan tâm, xóa tan khoảng cách giữa vị chủ tịch nước với nhân dân cần lao, thể hiện sức mạnh của sự đoàn kết một lòng giữa người với người.

Trong cuộc sống hiện nay, khi mà xã hội ngày một phát triển ngôn ngữ tiếng Việt cũng trở nên phong phú hơn nhờ sự giao thoa văn hóa giữa các nền văn hóa. Thế nhưng có một số bộ phận nhất là giới trẻ đang khiến cho tiếng Việt trở nên xấu xí hơn. Bằng chứng là các bạn chửi nhau, ăn nói thô tục với nhau.... Điều đó đã vô tình khiến cho con người trở nên xấu xí hơn và xã hội trở nên thiếu nhân văn hơn. Vì thế tốt nhất chúng ta nên cẩn trọng trong giao tiếp hàng ngày bằng cách hạn chế ăn nói thô tục, tiếng “lóng”, tôn trọng sự trong sáng của tiếng Việt.

Hai câu tục ngữ trên dù có trải qua bao nhiêu năm nữa vẫn còn nguyên giá trị với thời gian. Nó trở thành một bài học sâu sắc để con người phải suy ngẫm. Hãy thay đổi cách cư xử, lời nói hành động của mình để làm cho xã hội này ngày càng tốt đẹp văn minh hơn.
0 phiếu
bởi Mabelle Cử nhân (3.9k điểm)

Lời nói có giá trị trước hết là ở sự giao tiếp thông thường. Không có lời nói, thế giới của chúng ta sẽ chìm trong sự câm lặng. Chúng ta sẽ chẳng thể đọc cho nhau nghe những bài thơ hay, hát cho nhau nghe những bài nhạc hay. Một cuộc sống như vậy quả thực quá ư buồn tẻ.

Mỗi ngày chúng ta đến trường, chúng ta được nghe cô giáo giảng bài. Nhờ những lời nói của thầy cô mà chúng ta thu nạp được cho mình rất nhiều kiến thức bổ ích. Rồi khi chúng ta muốn bày tỏ quan điểm của mình, chúng ta cũng có thể nói. Trong kinh doanh, con người cũng phải dùng lời nói của mình để thu về những bản hợp đồng lớn.

Những lời nói hàm chứa những điều tốt đẹp luôn để lại trong lòng người khác những cảm xúc sâu đậm. Đơn cử như câu nói của Bác Hồ trước khi đọc Bản tuyên ngôn độc lập tại quảng trường Ba Đình vào ngày 2 tháng 9 năm 1945 rằng: “Tôi nói đồng bào nghe rõ không”. Một câu hỏi bình dị nhưng lại cho người ta thấy được con người của Bác. Bác bao giờ cũng nghĩ cho người khác trước tiên.

Như vậy, bằng cách lựa chọn ngôn ngữ hay, chúng ta có thể nói ra những lời vàng ý ngọc. Nhưng nếu nói một cách vô tội vạ, nói mà không có suy nghĩ thì chúng ta sẽ tự hại chính mình. Chẳng hạn như khi chúng ta nói với người lớn tuổi hơn mình, nếu chúng ta ăn nói cộc lốc, thiếu đi chủ ngữ thì chúng ta sẽ bị đánh giá là vô lễ. Nhưng nếu chúng ta nói có đầu có cuối thì sẽ được cho là người lễ phép. Hẳn ai cũng được bố mẹ, thầy cô dạy rằng phải uốn lưỡi 7 lần trước khi nói. Mục đích của lời răn này là muốn chúng ta phải suy nghĩ kĩ trước khi nói bất cứ điều gì. Lời nói là con dao hai lưỡi, chúng có thể nâng một người lên cao nhưng cũng có thể giết chết một con người.

Trên thực tế không phải lúc nào lời nói khó nghe cũng là những lời nói xấu. Có những lời nói tuy thô nhưng mà thật. Những lời góp ý chân thành nếu chúng ta biết lắng nghe thì sẽ giúp chúng ta tiến bộ hơn. Ngược lại, nên cẩn trọng trước những lời xu bợ, nịnh nọt bởi chúng không xuất phát từ sự chân thành.

Nói tóm lại, con người cần lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau. Không phải cứ lựa lợi là chỉ nói những lời hoa mĩ. Chúng ta chỉ cần sống với nhau chân thành, nói những lời từ trong đáy lòng mình thì tự khắc lời nói của chúng ta sẽ có giá trị như vàng.

Các câu hỏi liên quan

0 phiếu
1 trả lời 166 lượt xem
Lời nói gói vàng  nghĩa là gì
đã hỏi 26 tháng 12, 2016 trong Ngữ văn lớp 7 bởi hoanglong7122004 Học sinh (453 điểm)
0 phiếu
1 trả lời 221 lượt xem
+1 thích
3 câu trả lời 296 lượt xem
Vì sao trong thời gian từ 1885-1896 phong trào chống Pháp bùng nổ khắp cả nước, sôi động nhất là các tỉnh Bắc kì và Trung kì
đã hỏi 2 tháng 7, 2020 trong Lịch sử lớp 8 bởi Nqoc_baka ● Quản Trị Viên Phó giáo sư (34.6k điểm)
0 phiếu
1 trả lời 305 lượt xem
Hãy nêu thời gian thành lập, các nước thành viên và mục tiêu hoạt động của hiệp hội các nước Đông Nam Á?
đã hỏi 3 tháng 5, 2020 trong Địa lý lớp 8 bởi Nqoc_baka ● Quản Trị Viên Phó giáo sư (34.6k điểm)
+4 phiếu
1 trả lời 225 lượt xem
Tập làm văn : Dân gian ta có câu "Lời nói gói vàng", đồng thời lại có câu"Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau". Qua câu nói trên, em hãy cho biết dân gian đã hiểu như thế nào về giá trị và ý nghĩa của lời nói trong cuộc sống.
đã hỏi 23 tháng 6, 2020 trong Ngữ văn lớp 7 bởi NicT_NaRi ● Quản Trị Viên Thạc sĩ (5.8k điểm)
0 phiếu
1 trả lời 106 lượt xem
+2 phiếu
1 trả lời 197 lượt xem
Soạn văn bài Ôn tập truyện dân gian
đã hỏi 20 tháng 12, 2020 trong Ngữ văn lớp 6 bởi Nqoc_baka ● Quản Trị Viên Phó giáo sư (34.6k điểm)
0 phiếu
1 trả lời 226 lượt xem
Hạt nhân nguyên tử vàng có điện tích + 79e trong nguyên tử vàng có bao nhiêu electron bay xung quanh nhân? Vì sao em biết điều đó? nếu nguyên tử vàng nhận thêm electron nữa hoặc mất đi 2 electron thì điện tích của hạt nhân có thay đổi không
đã hỏi 2 tháng 5, 2020 trong Vật lý lớp 7 bởi Nqoc_baka ● Quản Trị Viên Phó giáo sư (34.6k điểm)
+3 phiếu
1 trả lời 120 lượt xem
Nơi có mật độ dân số cao trên 125/km² của Châu Âu tập trung ở vùng đồng bằng thuộc khu vực nào ? 
đã hỏi 30 tháng 6, 2020 trong Địa lý lớp 7 bởi Nqoc_baka ● Quản Trị Viên Phó giáo sư (34.6k điểm)

HOT 1 giờ qua

  1. monmon70023220

    455 Điểm

  2. Darling_274

    53 Điểm

  3. 333cuchillthoi302

    28 Điểm

  4. minhquanhhqt160

    20 Điểm

Phần thưởng hằng tháng
Hạng 1: 200.000 đồng
Hạng 2: 100.000 đồng
Hạng 3: 50.000 đồng
Hạng 4: 20.000 đồng
Phần thưởng bao gồm: mã giảm giá Shopee, Nhà Sách Phương Nam, thẻ cào cùng nhiều phần quà hấp dẫn khác sẽ dành cho những bạn tích cực nhất của tháng. Xem tại đây
Bảng xếp hạng cập nhật 30 phút một lần
...