Chào mừng bạn đến với Selfomy Hỏi Đáp, hãy Hỏi bài tập hoặc Tham gia ngay
+1 thích
2.7k lượt xem
trong Ngữ văn lớp 9 bởi Mabelle Cử nhân (3.9k điểm)

Ở bài thơ Bếp lửa (Bằng Việt), trong dòng hồi tưởng, người cháu nhớ lại:

   … “Năm ấy là năm đói mòn mỏi”…

rồi trở về thực tại:

   “Giờ cháu đã đi xa. Có ngọn khói trăm tàu

   Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả

   Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở:

   – Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?…”

   (Trích ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015)

Câu 1: Nêu hoàn cảnh ra đời của bài thơ.

Câu 2: “Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi” được nhắc tới trong bài thơ gợi nhớ về thời điểm nào của đất nước? Việc nhà thơ tách từ “mòn mỏi” để ghép thành “đói mòn đói mỏi” có tác dụng gì?

Câu 3: Viết một đoạn văn theo cách lập luận diễn dịch (khoảng 12 câu) làm rõ tình cảm sâu nặng của cháu đối với bà ở khổ thơ trên trong đó có sử dụng phép nối để liên kết và một câu bị động (gạch dưới từ ngữ dùng làm phép nối và câu bị động)

Câu 4: Hãy nêu tên một tác phẩm khác trong chương trình môn Ngữ Văn cấp trung học cơ sở cũng viết về tình cảm bà cháu và ghi rõ tên tác giả.


2 Trả lời

0 phiếu
bởi Bendy Cử nhân (3.3k điểm)

1.

-Bài thơ được sáng tác vào năm 1963, khi tác giả đang học tập ở nước ngoài. Sống xa nhà, trong cái lạnh nơi đất khách quên người cùng với nỗi nhớ quê, nhớ bà, nhớ bếp lửa nồng đượm như một quy luật của tự nhiên, tâm lý đã thôi thúc nhà thơ viết nên bài thơ "Bếp lửa".

-Bài thơ được in trong tập "Hương cây- Bếp lửa" xuất bản năm 1968.

2.

-Trong câu thơ "Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi", "năm ấy" gợi nhớ đến thời điểm diễn ra nạn đói lịch sử năm 1945 ở miền Bắc với gần 2 triệu người chết.

-Việc nhà thơ tách từ “mòn mỏi” để góp thành “đói mòn đói mỏi” có tác dụng:

+Về mặt ngữ âm: tạo sự nhịp nhàng, hài hòa trong câu thơ.

+Về mặt cấu trúc: tạo nên sự cân xứng.

+Về ý nghĩa; nhấn mạnh sự nghèo đói khủng khiếp, gây ấn tượng cho người đọc về cảm giác nặng nề, u ám của nạn đói đối với nhân vật trữ tình khi hồi tưởng về thời điểm ấy của lịch sử, của kỉ niệm với người bà.

3.

Khổ thơ cuối của bài "Bếp lửa", nhà thơ đã thể hiện tình cảm sâu nặng của cháu đối với bà (1).Hình ảnh bếp lửa gắn liền với hình ảnh người bà chịu khó, tần tảo, hết lòng yêu thương cháu đã trở thành sợi chỉ kết nối cảm xúc, khơi gợi những kỉ niệm ấu thơ ở đầu bài thơ và kết lại trong những suy ngẫm, tỏ bày những cảm xúc của cháu đối với bà (2). Những năm tháng tuổi thơ gian khổ cháu được bên cạch bà, được bà yêu thương, chăm sóc, dạy dỗ, bảo ban (3). Bây giờ, cháu đã lớn, đã trưởng thành và được đi đến những nơi xa, nhìn thấy nhiều điều mới lạ, đón nhân những niềm vui mới (4). Nhưng khoảng cách về không gian, khoảng cách về thời gian và sự khác biệt về hoàn cảnh sống vẫn không thể thay thế được hình ảnh bà, hơi ấm bếp lửa, hơi ấm tình thương của bà ở trong trái tim cháu (5). Nơi phương trời xa xôi, cháu vẫn luôn nhớ về bà, nhớ những kỉ niệm tuổi thơ nhọc nhằn nhưng ấm áp tình bà, hai bà cháu quây quần bên nhau, cháu được đón nhận tình yêu và sự dạy dỗ của bà mà khôn lớn (6). Bếp lửa khói hun nhèm mắt và đôi bàn tay bà chi chút ngọn lửa, nhóm yêu thương, nhóm tâm tình tuổi nhỏ đã trở thành hành trang cho cháu trên những nẻo đường (7).  Cháu "vẫn chẳng lúc nào quên" bà, quên kỉ niệm bên bà, quên bếp lửa ấp iu nồng đượm (8). Phó từ "vẫn" cùng ý nghĩa phủ định "chẳng lúc nào quên" bộc lộ nỗi nhớ da diết và khẳng định tình cảm sâu nặng của cháu đối với bà (9). Câu thơ cuối là câu hỏi tu từ thể hiện tình cả mãnh liệt của cháu đới với bà (10). Bằng giọng thơ tâm tình sâu lắng, dạt dào cảm xúc, khổ thơ đã bộc lộ chân thành mà tha thiết nỗi nhớ, tình yêu và nỗi nhớ của đứa cháu ở nơi xa dành cho bà; cũng là biểu hiện của tình cảm đối với gia đình, quê hương, đất nước (11). Những điều bình dị, yêu thương, nồng ấm của tuổi thơ ấy mãi mãi sưởi ấm cuộc đời cháu, nâng đỡ bước chân cháu, là hành trang cháu mang theo trên hành trình dài rộng của cuộc đời (12).

4.

Trong chương trình môn Ngữ Văn cấp THCS, bài thở "Tiếng gà trưa" của Xuân Quỳnh cũng viết về tình cảm bà cháu thắm thiết. Bài thơ là dòng hồi tưởng tuổi thơ trong sáng bên bà, bộc lộ lòng kính yêu, biết ơn bà của đứa cháu và từ đó cháu suy ngẫm về mục đích chiến đấu của mình.

0 phiếu
bởi Nqoc_baka ● Quản Trị Viên Phó giáo sư (34.6k điểm)
Câu 1:
Bài thơ "bếp lửa " được sáng tác vào năm 1963, khi Bằng Việt đang là sinh viên khoa pháp lí trường Đại học tổng hợp Ki-ép (Liên Xô cũ) và được in trong tập thơ "Hương cây-Bếp lửa".
Câu 2:
   "Năm ấy” trong câu thơ “Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi” là năm 1945, năm đất nước Việt Nam đã phải trải qua một nạn đói lịch sử với gần 2 triệu người chết, tập trung từ Quảng Trị đến Bắc Kì.
   Việc nhà thơ tách từ “mòn mỏi” để ghép thành “đói mòn đói mỏi” có nhiều tác dụng. Về ngữ âm, nó tạo sự nhịp nhàng cho câu thơ; về cấu trúc, nó tạo nên sự cân xứng cho từ ngữ; về nội dung ý nghĩa, nó tạo nên sự nhấn mạnh là để ấn gây ấn tượng cho người đọc về cảm giác nặng nề, u ám và lê thê của nạn đói đối với nhân vật trữ tình khi hồi tưởng về thời điểm ấy của lịch sử, của kỉ niệm với người bà.
Câu 3:
    Khổ thơ trên đã thể hiện tình cảm sâu nặng của cháu đối với bà . Ngày xưa, cháu sống gần gũi với bà trong khó khăn, gian khổ, thiếu thốn . Nhưng nay hoàn cảnh đã thay đổi . Cháu đã đến một nơi hoàn toàn khác trước . Không chỉ khác trong khoảng cách không gian: “cháu đã đi xa”. Nó còn khác trong tính chất của hiện thực . Đó không còn là quê nghèo với bắp, ngô, khoai, sắn mà đó là nơi ấm no, hạnh phúc và tươi sáng: “có khói trăm tàu”, “có lửa trăm nhà”, “có niềm vui trăm ngả”. Thông thường, con người ta hay “xa mặt cách lòng”, “giàu đổi bạn sang đổi vợ”. Tuy nhiên, người cháu trong khổ thơ này lại khác . Rất khác! Dù sống trong hoàn cảnh mới, cháu vẫn luôn luôn nhớ thiết tha:

                                              …“chẳng lúc nào quên nhắc nhở:

                                           -Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?...” 

Như vậyhình ảnh người bà với bếp lửa thân thương vẫn luôn được in đậm trong tâm hồn của người cháu bất chấp sự thay đổi của không gian, thời gian và hoàn cảnh.

 Câu 4 :

  Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh 

  

Các câu hỏi liên quan

0 phiếu
0 câu trả lời 77 lượt xem
Đóng vai người cháu để kể lại bài thơ Bếp Lửa của Bằng Việt ( kết hợp yếu tố độc thoại nội tâm + yếu tố nghị luận)  Giúp em với ạ Em cảm ơnn ạ 
đã hỏi 4 tháng 1, 2022 trong Ngữ văn lớp 9 bởi hthu29018702 Học sinh (5 điểm)
0 phiếu
1 trả lời 435 lượt xem
Viết dàn ý bài hóa thân thành người cháu trong bài thơ “Bếp lửa” (Bằng Việt) hồi tưởng kỉ niệm về bà.
đã hỏi 14 tháng 5, 2022 trong Ngữ văn lớp 9 bởi Khách
0 phiếu
1 trả lời 26 lượt xem
0 phiếu
1 trả lời 3.3k lượt xem
+1 thích
1 trả lời 5.3k lượt xem
Từ “nhóm” trong bài thơ “Bếp lửa” có những ý nghĩa nào?
đã hỏi 12 tháng 8, 2020 trong Ngữ văn lớp 9 bởi PTG Tiến sĩ (22.4k điểm)
0 phiếu
1 trả lời 32 lượt xem
đã hỏi 20 tháng 8, 2023 trong Ngữ văn lớp 9 bởi vuan12345678910945 Thần đồng (1.2k điểm)
+1 thích
1 trả lời 40 lượt xem
đã hỏi 10 tháng 8, 2023 trong Ngữ văn lớp 9 bởi vuan12345678910945 Thần đồng (1.2k điểm)
0 phiếu
1 trả lời 90 lượt xem
đã hỏi 7 tháng 5, 2022 trong Ngữ văn lớp 9 bởi Silent Cử nhân (3.9k điểm)
0 phiếu
1 trả lời 318 lượt xem
Bài thơ “Bếp lửa” là lời của nhân vật nào nói với nhân vật nào, nói với ai và nói về việc gì? Nêu mạch cảm xúc của bài thơ?
đã hỏi 12 tháng 8, 2020 trong Ngữ văn lớp 9 bởi PTG Tiến sĩ (22.4k điểm)
0 phiếu
2 câu trả lời 781 lượt xem
đã hỏi 6 tháng 5, 2020 trong Ngữ văn lớp 9 bởi Teemo- Tiến sĩ (19.6k điểm)

HOT 1 giờ qua

  1. monmon70023220

    455 Điểm

  2. Darling_274

    53 Điểm

  3. 333cuchillthoi302

    28 Điểm

  4. minhquanhhqt160

    20 Điểm

Phần thưởng hằng tháng
Hạng 1: 200.000 đồng
Hạng 2: 100.000 đồng
Hạng 3: 50.000 đồng
Hạng 4: 20.000 đồng
Phần thưởng bao gồm: mã giảm giá Shopee, Nhà Sách Phương Nam, thẻ cào cùng nhiều phần quà hấp dẫn khác sẽ dành cho những bạn tích cực nhất của tháng. Xem tại đây
Bảng xếp hạng cập nhật 30 phút một lần
...