Chào mừng bạn đến với Selfomy Hỏi Đáp, hãy Hỏi bài tập hoặc Tham gia ngay
0 phiếu
315 lượt xem
trong Tiếng Việt tiểu học bởi umenihon713 Thạc sĩ (6.8k điểm)

1 Câu trả lời

0 phiếu
bởi phingoclinh.vn1011 Cử nhân (2.2k điểm)
“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng”

Đất nước ta có một kho tàng ca dao, tục ngữ vô cùng phong phú và đa dạng. Hơn thế nữa, những câu tục ngữ, ca dao này do ông bà xưa để lại, hàm chứa những ý nghĩa vô cùng sâu sắc. Đó là một sự nhắc nhở, một lời khuyên hướng con người chúng ta phải luôn sống và làm theo những điều tốt đẹp. Mỗi câu ca dao, tục ngữ lan truyền những giá trị tích cực riêng, vô cùng chân thực và dễ hiểu, lắng đọng lòng người. Câu tục ngữ trên nói về lòng biết ơn của con người đối với những người đã giúp đỡ chúng ta trong cuộc sống. Và câu “Uống nước nhớ nguồn” cũng mang một ý nghĩa như vậy.

Theo nghĩa đen, từ “nguồn” ở đây chính là nơi bắt nguồn của dòng nước. Còn nếu hiểu theo nghĩa bóng, thì nguồn chính là sự ẩn dụ cho những công lao, thành tựu của những người đi trước dành cho người sau, thế hệ đi sau. Nước thì phải có nguồn, nên “Uống nước” ở đây được hiểu theo nghĩa bóng chính là sự thừa hưởng thành quả của những người đi trước. Câu tục ngữ này luôn mượn mối quan hệ gắn bó giữa “nguồn”  và “nước” trong tự nhiên để dạy cho chúng ta một triết lý trong cuộc sống là: Khi bạn hưởng thụ một thành quả nào đó, bạn phải luôn nhớ ơn và đền đáp xứng đáng công lao của những người đem lại thành quả mình đang hưởngthụ

“Uống nước nhớ nguồn” là một triết lý sống hoàn toàn đúng. Bởi trong lẽ thường của cuộc sống, khi hưởng thụ được một thành quả tốt đẹp nào đó, người ta thường quên đi sự khó nhọc, khổ cực của người làm nên thành quả ấy. Chính vì vậy, người xưa đã chọn thời điểm của sự hưởng thụ “Bưng bát cơm đầy”, để cất lên tiếng lòng, sự nhắn nhủ vô cùng thấm thía:

“Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần”

Chính cái “dẻo thơm” của những giây phút hưởng thụ thành quả xây dựng trong cả thời gian dài lại bắt nguồn từ những giọt mồ hôi:

“Cày đồng đang buổi ban trưa

Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày”.

Hiểu mở rộng ra, thành quả mà chúng ta có được ngày hôm nay chính là nhớ vào công sức, sự khổ cực, chịu đựng của biết bao người. Có được đất nước Việt Nam ngày hôm nay là nhờ vào công sức dựng nước và giữ nước của cha ông ông chúng ta từ ngàn đời xưa. Ta lớn lên qua bao lịch sử trải dài, từ những thời bắt đầu khai thiên lập địa đến nay. Mọi thứ hiện hữu xung quanh chúng ta từ trang sách, ngòi bút, con đường, cây đa giếng nước hay những bài giảng của thầy cô, lời dạy của cha mẹ,…đều chứa đựng biết bao nguồn gốc sâu xa. Chúng là những kết tinh từ công sức của biết bao con người, biết bao thế hệ. 

 

Từ thuở còn lọt lòng, ta đã nghe những lời ru của các bà, các mẹ vô cùng thấm thía, theo ta đến mãi khi ta trưởng thành. Những lời ru ấy, dạy cho ta biết thế nào là đạo lý làm người:

“Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”

Hay:

“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”

Hoặc:

“Không thầy đố mày làm nên”.

 

Triết lý “Uống nước nhớ nguồn” đã trở thành một nhân cách sống đẹp đẽ trong mỗi con người Việt Nam ta. Truyền thống này không chỉ thể hiện trong đời sống hằng ngày, mà nó còn luôn hiện hữu trong các tác phẩm văn học. Nhà thơ Trần Đăng Khoa biết ơn những khó nhọc của cha mẹ và từ đó nhìn nhận lại trách nhiệm làm con của mình:

“Áo mẹ mưa bạc màu

Đầu mẹ nắng cháy tóc

Mẹ ngày đêm khó nhọc

Con chưa ngoan chưa ngoan”

Thế nhưng, trong thực tế, lại luôn có những kẻ vô ơn, không những không biết ơn mà còn quay lưng lại phản bội, giở thói “Ăn cháo đá bát” với những người giúp đỡ mình. Đó là những kẻ xảo trá, ích kỷ và toan tính như nhân vật Lý Thông trong truyện cổ tích “Thạch Sanh”. Những kẻ đó sẽ bị xã hội khinh ghé, ruồng bỏ, thậm chí là phải trả giá cho việc làm của chính mình. Cuộc đời là chuỗi luân hồi có vay, có trả.

Câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn” dạy cho con người chúng ta phải có lòng biết ơn, sống với một giá trị nhân văn đẹp đẽ cho đời. Chính lòng biết ơn ấy khiến cho con người biết ân nghĩa, thủy chung trong cuộc sống. Nhờ lòng biết ơn ấy, các thế hệ được gắn bó với nhau bằng hai chữ “Tình người”. Lòng biết ơn khi trở thành những hành động đẹp đẽ là động lực để ta giữ gìn, xây dựng một cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn.

Nhớ lấy lời Bác Hồ nói: “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải có công giữ lấy nước”. Đó chính là câu nói thể hiện sự “nhớ nguồn” cao nhất. “Nhớ nguồn” không đơn giản là chỉ là ghi nhớ công ơn mà còn cần phải gìn giữ, bảo vệ và lan tỏa những giá trị tích cực , tốt đẹp đến với mọi người, khiến nó đẹp hơn, sâu sắc hơn mỗi ngày. 

 

Để đền đáp được công lao dạy dỗ của ông bà, cha mẹ, thầy cô, chúng ta phải đi xa hơn đến những chân trời mới. Phải cố gắng phát huy hết tất cả những gì mình có để xây dựng bản thân, xây dựng đất nước. Như thế mới không phụ công ơn dưỡng dục, sinh thành của họ dành cho chúng ta. “Nhớ nguồn” ở đây còn là lối sống có trách nhiệm, vị tha trong cuộc sống. Hãy tự tạo cho mình những thành quả tốt đẹp, để lại cho thế hệ sau tiếp tục noi gương, tiếp tục kế thừa và phát huy như chúng ta đã từng.

“Uống nước nhớ nguồn” là một câu tục ngữ, một đạo lý làm người vô cùng nhân văn và ý nghĩa được đúc kết bao đời. Đó chính là những giọt nước mát tinh khiết, được cha ông ta lắng đọng lại, dành cho ta sau này. Chính vì vậy, chúng ta phải biết kế thừa và phát huy, lan tỏa những giá trị sống tốt đẹp ấy đến mọi người. Biến nó thành lý tưởng sống hàng đầu trong mỗi cá nhân, dân tộc.

Đứng ở cương vị là những người trẻ đang trong giai đoạn phát triển, hãy không ngừng tiếp thu giá trị tốt đẹp ấy để làm tiền đề sống vững chắc. Không một phút giây nào được quên đi công lao to lớn của thế hệ đi trước. Hãy trở thành một người có ích cho xã hội, đưa đất nước phát triển ngày một toàn diện hơn.

 

Các câu hỏi liên quan

+1 thích
4 câu trả lời 2.1k lượt xem
đã hỏi 2 tháng 4, 2018 trong Ngữ văn lớp 6 bởi voquocdung2005 Học sinh (74 điểm)
0 phiếu
5 câu trả lời 900 lượt xem
hãy giải thích câu tục ngữ uống nước nhớ nguồn
đã hỏi 17 tháng 5, 2017 trong Ngữ văn lớp 6 bởi NGUYỄN HOÀNG KIM THY Học sinh (207 điểm)
  • ngữ_văn_6
0 phiếu
2 câu trả lời 372 lượt xem
đã hỏi 20 tháng 5, 2022 trong Ngữ văn lớp 7 bởi idog480430 Thần đồng (1.0k điểm)
0 phiếu
2 câu trả lời 423 lượt xem
chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ :"Uông nước nhớ nguồn '    
đã hỏi 1 tháng 5, 2020 trong Ngữ văn lớp 7 bởi GENOS Thạc sĩ (5.8k điểm)
0 phiếu
2 câu trả lời 4.0k lượt xem
Giúp mình nha. Bài nào độc, lạ, hay mình tick cho nhé. Thanks all.
đã hỏi 1 tháng 5, 2017 trong Ngữ văn lớp 7 bởi ๖ۣۜAngelica (-13,611 điểm)
0 phiếu
3 câu trả lời 5.7k lượt xem
Hãy chứng minh câu tục ngữ "Uống nước nhớ nguồn"
đã hỏi 12 tháng 4, 2017 trong Ngữ văn lớp 7 bởi SONGOKU LIGHT Cử nhân (1.9k điểm)
0 phiếu
1 trả lời 429 lượt xem

HOT 1 giờ qua

  1. nguyenmanh04102009212

    166 Điểm

  2. tnk11022006452

    160 Điểm

  3. hoconghung031007464

    80 Điểm

Phần thưởng hằng tháng
Hạng 1: 200.000 đồng
Hạng 2: 100.000 đồng
Hạng 3: 50.000 đồng
Hạng 4-10: 20.000 đồng
Bảng xếp hạng cập nhật 30 phút một lần
...