Chào mừng bạn đến với Selfomy Hỏi Đáp, hãy Hỏi bài tập hoặc Tham gia ngay
0 phiếu
67 lượt xem
trong Ngữ văn lớp 12 bởi
Phân tích niềm khao khát trở về với nhân dân của Chế Lan Viên trong Tiếng hát con tàu

1 Câu trả lời

0 phiếu
bởi Xuhoa13 ● Cộng Tác Viên Thạc sĩ (7.4k điểm)
 
Hay nhất

Sự nổi bật nhất trong phong cách thơ của Chế Lan Viên là chất suy tưởng triết lí mang vẻ đẹp trí tuệ và có tính đa dạng, phong phú của hình ảnh thơ được sáng tạo bởi một ngòi bút thông minh, tài hoa. Ở giai đoạn những năm 1958 - 1960 đã có cuộc vận động nhân dân xây dựng vùng kinh tế mới ở Tây Bắc. Từ sự kiện chính trị đó, Tiếng hát con tàu là hành trình tác giả trở về tìm lại chính tình yêu và sự gắn bó với đất nước của một tâm hồn thơ đã tìm thấy con người bản thân mình. Đồng thời, bài thơ còn là khúc hát về lòng biết ơn, về ngọn nguồn nuôi dưỡng và chân trời nghệ thuật mới của mình.

Trong Tiếng hát con tàu, các hình ảnh con tàu và Tây Bắc là những hình ảnh có ý nghĩa biểu tượng. Con tàu là như một đại diện cho tâm hồn nhà thơ với niềm khao khát tiến ra khỏi cuộc sống chật hẹp, gò bó để đến với cuộc đời mới lạ, rộng lớn hơn. Tây Bắc, ngoài ý nghĩa cụ thể chỉ địa danh một vùng đất xa xôi của Tổ quốc, đây còn là một biểu tượng về cuộc sống mới của nhân dân và đất nước, là cội nguồn cảm hứng của văn học nghệ thuật.

Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, phong cách thơ của Chế Lan Viên mang hơi hướng kinh dị, thần bí, bế tắc của thời “Điêu tàn” với xương, máu, sọ người, với những cảnh đổ nát, với tháp Chàm. Những tháp Chàm “điêu tàn” trở thành một nguồn cảm hứng đặc biệt nhờ những phế tích đổ nát và không kém phần kinh dị trong thơ Chế Lan Viên, ta thấy ẩn hiện hình bóng của một vương quốc hùng mạnh thời vàng son cùng với nỗi niềm hoài cổ của nhà thơ. Sau thời điểm đó, thơ Chế Lan Viên đã có những thay đổi rõ rệt, tìm về cuộc sống và đất nước bởi sự thấm nhuần ánh sáng của cách mạng. Trong thời kì 1960 - 1975, thơ Chế Lan Viên mang khuynh hướng sử thi hào hùng, chất chính luận, thời sự đậm đà. Sau năm 1975, thơ của ông một lần nữa dần trở về đời sống thế sự và những trăn trở về cái phức tạp, đa diện, phong phú và vĩnh hằng của đời sống nhân dân. Lấy sự kiện chính trị, thời sự làm điểm xuất phát, khơi gợi cảm hứng nghệ thuật là một cách khai thác đề tài khá quen thuộc của Chế Lan Viên (những bài Giữa tết trồng cây, Tàu đến, tàu đi, v.v.. trong tập thơ ánh sáng và phù sa). Song, từ những điểm xuất phát đó, xu hướng chung của thơ Chế Lan Viên là vượt lên nhằm đạt tới sự khái quát sâu sắc về con người và cuộc sống. Tiếng hát con tàu cũng như những bài thơ trữ tình chính trị khác của Chế Lan Viên có một giọng điệu riêng không lẫn với những nhà thơ khác. Nếu như thơ trữ tình chính trị của Tố Hữu nhân danh Đảng, cộng đồng, dân tộc mà tuyên truyền chính trị, là sự thống nhất cao độ, nhiều khi là đồng nhất giữa chủ thể trữ tình cá nhân với Đảng, cộng đồng, dân tộc, thì Chế Lan Viên chủ yếu nhân danh cá nhân mà nói tới chính trị. Chế Lan Viên luôn tìm tòi và tạo cho thơ trữ tình chính trị của mình một màu sắc riêng: nói chính trị một cách văn hóa, sang trọng bằng một ngôn ngữ lấp lánh những hình ảnh tân kì, mới lạ, chói lọi.

Để vận động và thuyết phục mọi người đi đến với những miền đất lạ xa xôi, hòa nhập vào cuộc sống rộng lớn của nhân dân, bài thơ cần đến sự biện luận. Mở đầu bài thơ bằng lối tự vấn, nhà thơ bộc lộ sự trăn trở đầy triết lí trước một nhiệm vụ trọng đại của đất nước:

Tây Bắc ư? Có riêng gì Tây Bắc

Khi lòng ta đã hoá những con tàu 

Khi Tổ quốc bốn bề lên tiếng hát

Tâm hồn ta là Tây Bắc, chứ còn đâu

Con tàu ở đây là con tàu của mộng tưởng, vì khi ấy và ngay cả bây giờ vẫn chưa hề có đường tàu đi đến Tây Bắc. Nhưng con tàu ấy mang giá trị biểu tượng: gợi lên những chuyến đi xa, mở ra những ước mơ lãng mạn, hình ảnh thơ tràn ngập nhịp đi hiện ngang, say đắm. Chế Lan Viên đã lấy hình ảnh thiên nhiên để làm nảy sinh khát vọng lên đường của mọi người:

Anh có nghe gió ngàn đang rú gọi

Ngoài cửa ô, tàu đói những vành trăng

Chất trí tuệ không chỉ có trong giai điệu, hình ảnh mà còn xuất hiện cả ở những liên tưởng, so sánh giữa cuộc đời mênh mông với cảm xúc cá nhân nhỏ bé, giữa sự khép mình và sự trải rộng lòng mình ra với nhân dân, đất nước. Người đi khai hoang Tây Bắc chẳng những vì Tây Bắc mà còn vì việc mở rộng cánh cửa hẹp của đời sống, mở lối cho sáng tạo, cho ngọn nguồn thơ:

Đất nước mênh mông, đời anh nhỏ hẹp

Tàu gọi anh đi, sao chưa ra đi?

Chẳng có thơ đâu giữa lòng đóng khép

Tâm hồn anh chờ gặp anh trên kia.

Ý thơ nói với người khác mà cũng như là nhà thơ tự nhủ với lòng mình. Cuộc kháng chiến trường kì gian khổ đã kết thúc thắng lợi, đất nước bước vào công cuộc xây dựng cuộc sống mới đang rất cần sự đóng góp của mỗi con người. Cuộc sống lớn đó là ngọn nguồn của sáng tạo nghệ thuật. Song nghệ thuật cũng không thể nảy sinh khi người nghệ sĩ không mở rộng hồn mình đón nhận tất cả những vang động của cuộc đời. Từ sự chiêm nghiệm về cuộc đời thơ của chính mình, Chế Lan Viên đã đưa ra những lời khuyên đầy tâm huyết: “hãy đi ra khỏi cái chật hẹp của mình mà hòa nhập với mọi người, hãy vượt ra khỏi chân trời của cái tôi nhỏ bé để đến với “chân trời của tất cả”. 

bởi Xuhoa13 ● Cộng Tác Viên Thạc sĩ (7.4k điểm)
Bởi vì lẽ đó mà tâm hồn thi sĩ muốn hóa thân thành con tàu khao khát lên đường, háo hức trong hành trình khám phá cuộc đời rộng lớn, về với nhân dân. Khát vọng đến với cuộc sống lớn, đến với nhân dân ấy dường như đã trở thành cảm hứng, tình cảm chân thành của nhà thơ đối với Tổ Quốc...
Với Chế Lan Viên, hành trình đến với nhân dân, đến với cuộc đời rộng lớn cũng là sự trở về với chính tâm hồn minh, làm giàu có thêm tâm hồn thơ của mình. Chế Lan Viên diễn đạt một cách thông minh, sắc sảo và cũng không kém phần cầu kì - một kiểu tư duy nghệ thuật magn chất riêng biệt của Chế Lan Viên - để thể hiện sự hòa nhập tư tưởng, tình cảm, tâm hồn của người nghệ sĩ với cuộc đời rộng lớn của nhân dân, đất nước. Tâm tư của nhà thơ “Khi lòng ta đã hóa những con tàu” một khi đã hòa nhập với không khí náo nức, tưng bừng, với niềm vui chung của nhân dân trong công cuộc dựng xây đất nước “Khi Tổ quốc bốn bề lên tiếng hát thì cũng là lúc soi vào lòng mình, nhà thơ có thể thấy được cả cuộc đời rộng lớn “Tâm hồn ta là Tây Bắc chứ còn đâu”.
Tiếng hát con tàu bộc lộ niềm khao khát mãnh liệt và niềm hạnh phúc lớn lao của nhà thơ khi trở về với nhân dân: Sự ra đi (đến với Tây Bắc) đồng nghĩa với trở về (với nhân dân). Nhà thơ cụ thể hoá cảm xúc của mình khi trở về “nơi máu rỏ tâm hồn ta thấm đất” và đất đã trở thành nơi thiêng liêng đầy tình yêu thương.
Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ
Cỏ đón giêng hai, chim én gặp mùa,
Như đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa
Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa
Chế Lan Viên đã tiếp tục tạo ra những cặp hình ảnh liên kết khăn khít với nhau, không thể tách rời, cái này là sự sống của cái kia, cái kia là điều kiện sống của cái này để nói lên mối quan hệ giữa con - nhân dân. Đối với nhà thơ, được trở về với nhân dân không chỉ là niềm vui, niềm khao khát, mà còn là một lẽ tự nhiên, phù hợp với quy luật. Về với nhân dân là về với ngọn nguồn bất tận của sự sống, về với những gì thân thiết sâu nặng của lòng mình.
Khát vọng trở về với nhân dân được tác giả thể hiện thông qua những tình cảm chân thành, những kỉ niệm cụ thể với những con người đã khiến bài thơ như được chồng chất, ăm ắp những hoài niệm về những người có sự gắn bó thân mật với mình trong suốt thời gian qua. Qua đó có thể thấy được sự rung động sâu sắc tha thiết của một hồn thơ trong những giây phút giác ngộ ra chân lí đời sống và cũng là chân lí của nghệ thuật: phải trở về gắn bó với nhân dân vì Tổ quốc và nhân dân đã hồi sinh cho một hồn thơ đã từng có một thời tự cách ly bản thân trong cái tôi cô đơn, đóng khép.
Từ những cái ân tình, những hoài niệm sâu sắc về nhân dân, Chế Lan Viên đã chuyển đổi chúng thành sự suy ngẫm, chiêm nghiệm đầy tính chân lí được rút ra từ những trải nghiệm của chính mình:
Nhớ bản sương giăng, nhớ đèo mây phủ
Nơi nào qua, lòng lại chẳng yêu thương?
Khi ta ở, chỉ là nơi đất ở
Khi ta đi, đất đã hóa tâm hồn!
Anh bỗng nhớ em như đông về nhớ rét
Tình yêu ta như cánh kiến hoa vàng,
Như xuân đến chim rừng lông trở biếc
Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương
Sự vận động của mạch thơ trong từng khổ thơ trên là đều đi từ những chi tiết, những hình ảnh, những cảm xúc cụ thể dẫn tới những suy ngẫm triết luận. Những bản làng, những núi đèo ẩn hiện qua sương mờ và mây phủ (cũng là sương khói của hoài niệm) đã gợi lên trong mỗi chúng ta hình ảnh của biết bao miền đất trong đời chúng ta đã từng qua, làm sống dậy trong lòng ta vô vàn những kỉ niệm. Và chính những miền đất, những kỉ niệm ấy đã nuôi dưỡng, bồi đắp và làm phong phú thêm tâm hồn ta.
Nhắc tới tình yêu trong nỗi nhớ, câu thơ của Chế Lan Viên lại cang rực rỡ, lấp lánh những sắc màu của sự bồi hồi, xôn xao những xúc động. Nhưng ở đây không chỉ giới hạn trong tình yêu đôi lứa, mà còn là sự kết tinh của cái tình cảm sâu nặng đối với quê hương, đất nước. Mạch thơ tưởng như đột ngột chuyển sang một màu sắc khác, nhưng kì thực là lại khơi gợi sâu thêm cái mạch suy nghĩ, triết luận của khổ thơ trước đó. Nói về tình yêu nhưng lại hướng tới sự cắt nghĩa, lí giải, làm bừng sáng ý nghĩa của cả đoạn thơ. Chính tình yêu đã biến những miền đất xa lạ trở thành một vùng thân thiết như quê hương ta, hóa thành một phần máu thịt tâm hồn ta. “Khi ta ở, chỉ là nơi đất ở / Khi ta đi đất đã hóa tâm hồn!”, “Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương”, những câu thơ ấy được cô đúc như một châm ngôn về những phát hiện sâu sắc về quy luật của tình cảm này không xuất phát, không lấy điểm tựa từ trí tuệ sắc sảo mà chủ yếu được. Chuyện ở lại, chuyện ra đi của con người đã chứa đựng trong đó sự chuyển hoá âm thầm mà chính bản thân chúng ta cũng không hay biết. Khi ta ở, nghĩa là khi ta đang sống trong hiện tại và dường như chưa nhận ra được tình cảm thật sự của mình. Phải cho đến khi ta bắt buộc phải từ giã miền đất ấy, từ giã cuộc sống thường nhật nơi ấy, thì ta mới hiểu: chính ta đã gắn bó với miền đất kia từ lúc nào ta cũng không hay. Tình cảm cứ thế, cứ âm thầm hình thành, âm thầm bồi đắp mà ta không biết. Phải đến lúc này, mới nhìn rõ hơn bao giờ hết rằng tình cảm đã làm nên một điều kì diệu: nó khiến cho đất đã hoá tâm hồn. Thì ra, bất cứ lúc nào ta đi, mảnh đất từng che chở, từng nuôi nấng ta ngày ấy vẫn cứ luôn dõi theo ta từng bước, vẫn thầm nhắc ta trở về. Song, thật ra là mảnh đất ấy đã gắn bó với tâm hồn, nghĩa là miền đất ấy đã hoá thành tâm hồn của chính ta hay là miền đất ấy mang trong nó tâm hồn của một cố nhân. Đây là nét nghĩa thứ hai cũng không kém phần quan trọng của câu thơ này. Mảnh đất mà ta sinh sống từ bao giờ, đã trở thành một phần đời ta. Ta không thể hình dung được cuộc đời mình nếu mất đi những năm tháng sống trên mảnh đất ấy. Những kỉ niệm với mảnh đất kia là một phần cuộc đời, là hành trang tinh thần không thể thiếu... Có lẽ vì thế mà tác giả đã viết “Khi ta đi đất đã hoá tâm hồn” bởi vật chất đã hoá thành tinh thần. Điều này như có ý nghĩa rằng với dạng vật chất thô sơ biến thành cái tinh tuý nhất của tinh thần. Rõ ràng câu thơ của Chế Lan Viên là một chân lí có tính phổ biến quát, nó không chỉ đúng với một nơi, một thời, mà đúng với hết thảy con người trên thế gian này. Chế Lan Viên kiến tạo mọi thứ trên cái nền mang những xúc động của chính tâm hồn mình, lắng nghe tiếng lòng của chính bản thân mình. Từ đó mà chiêm nghiệm ra một chân lý phổ quát của đời sống tình cảm thường nhật. Chính vì triết lí được rút ra từ tình cảm, cảm xúc chân thành, cho nên nó mang tính triết lí mà vẫn không khô khan, vẫn tự nhiên, dung dị. Đó là những câu thơ thuộc loại hay nhất của đời thơ Chế Lan Viên.
Hệ thống hình ảnh sáng tạo đa dạng, phong phú có lẽ là nét nghệ thuật đặc sắc của bài thơ này. Có những hình ảnh tả thực nhưng lại giàu sự khơi gợi cảm xúc “Con nhớ mế! Lửa hồng soi tóc bạc”. Có những hình ảnh quan sát được trong đời sống thường ngày tại Tây Bắc “bản sương giăng”, “đèo mây phủ”, “chim rừng lông trở biếc”. Có những hình ảnh được xây dựng thành biểu tượng thơ: “con tàu”, “vầng trăng”, “trái đầu xuân”. Có những hình ảnh được miêu tả cụ thể đến chi tiết “Chiếc áo nâu suốt một đời vá rách”. Qua đó có thể thấy, Chế Lan Viên là nhà thơ đã huy động hầu hết mọi thủ pháp nghệ thuật để tạo dựng nên những hình ảnh thơ ẩn dụ, so sánh đầy nét mới lạ, độc đáo được xâu chuỗi hoặc xếp tầng tầng lớp lớp, liên kết với nhau bằng những liên tưởng bất ngờ, có chiều sâu trí tuệ. Bởi thế mà chất thơ của Chế Lan Viên không thể nào được đánh giá là mộc mạc được, ông là nhà thơ dùng “văn chương” tới mức tối đa với quan niệm về văn chương: “Có những cách cày bừa tăng năng suất cho cây trồng. Có những cách dùng chữ, viết văn tăng năng suất cho ý”. Chính vì lẽ đó mà Chế Lan Viên luôn chủ động tìm tòi, đổi mới hình thức, phong cách thơ của mình. Và khi nào những mặt hình thức ấy hòa hợp được với tư tưởng sâu sắc, với cảm xúc phong phú, chân thành thì Chế Lan Viên có được cho mình những bài thơ giá trị.
Một nét thú vị là: cả cánh kiến hoa vàng, lẫn chim rừng đều là những hình ảnh quen thuộc của chốn núi rừng, của Tây Bắc. Mùa đông luôn đi kèm giá rét, mùa xuân lấp lánh “hoa vàng” với “chim rừng lông trở biếc”. Vạn vật hồi sinh một khi có tình yêu, và tình yêu đó đã khiến điều xa lạ trở nên gần gũi: “Tình yêu làm đất lạ hoá quê hương”.
Tình yêu phải biến thành hành động, nhà thơ giục giã lên đường xây dựng quê hương Tây Bắc:
Đất nước gọi hay lòng ta gọi?
Tình em đang mong tình mẹ đang chờ
Tàu hãy vỗ giùm ta đôi cánh vội
Mắt ta thèm mái ngói đỏ trăm ga
Trở về với Tây Bắc cũng có nghĩa trở về với cội nguồn thơ, với lẽ sống cao quý của một tâm hồn nghệ sĩ. Nhà thơ một lần nữa được tái sinh. Ý nghĩa thơ ca, cuộc sống là ở chính cuộc đời:
... Ai bảo con tàu không mộng tưởng?
Mỗi đêm khuya không uống một vầng trăng
Lòng ta cũng như tàu, ta cũng uống
Mặt hồng em trong suối lớn mùa xuân
Chất trí tuệ giàu cảm xúc của Chế Lan Viên được bồi đắp trong bể rộng tình cảm cách mạng đã mang đến cho “Tiếng hát con tàu” sức ngân vang làm say đắm trái tim của độc giả bao đời. Đối với bài thơ, “con tàu” được khắc hoạ thành biểu tượng của sự “đi tới”, đến với miền đất Tây Bắc tươi đẹp của Tổ quốc đang vẫy gọi sự dựng xây, kiến thiết sau chiến tranh. Tiếng hát ấy còn là tiếng hát ngợi ca của một tâm hồn mong mỏi được bắt nhịp đồng điệu với cuộc sống mới, nơi ý nghĩa sống của con người được thiết lập dựa trên sự gắn kết toàn dân.
Thi sĩ, chính xác hơn là tâm hồn thi sĩ đã hoá thành con tàu mộng tưởng, dệt những ước mơ tươi đẹp lên vùng đất nhiều đau thương nhưng nặng nghĩa tình về với Tây Bắc là trở về với nhân dân mà cũng là trở về với chính lòng mình.

Các câu hỏi liên quan

0 phiếu
1 trả lời 134 lượt xem
đã hỏi 12 tháng 6, 2022 trong Ngữ văn lớp 12 bởi Haiilongg Học sinh (183 điểm)
0 phiếu
2 câu trả lời 110 lượt xem
đã hỏi 16 tháng 3, 2022 trong Lịch sử lớp 10 bởi vxh2k9850 Phó giáo sư (35.9k điểm)
  • vxh2k9850
–1 thích
0 câu trả lời 206 lượt xem
"Thơ Chế Lan Viên có phong cách rõ nét và độc đáo, nổi bật nhất là chất suy tưởng triết lí mang vẻ đẹp trí tuệ và sự đa dạng, phong phú của thế giới hình ảnh". Hãy làm rõ nhận định trên qua bài thơ "Tiếng hát con tàu".
đã hỏi 14 tháng 4, 2020 trong Ngữ văn lớp 11 bởi Phamthunhien Tiến sĩ (20.5k điểm)
0 phiếu
1 trả lời 272 lượt xem
Tại Lễ khai mạc Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia (TECHFEST) được chức vào tối 29/1/2018 ở thành phố Đà ... về khát vọng sáng tạo của tuổi trẻ trong thời đại ngày nay?
đã hỏi 18 tháng 4, 2020 trong Ngữ văn lớp 12 bởi Phamthunhien Tiến sĩ (20.5k điểm)
+2 phiếu
1 trả lời 195 lượt xem
Từ lời của bài hát “Khát vọng” trong phần Đọc hiểu hãy trình bày suy nghĩ về khát vọng hoá thân, cống hiến để xây dựng cuộc đời của thế hệ trẻ hôm nay.
đã hỏi 2 tháng 5, 2020 trong Ngữ văn lớp 12 bởi Nqoc_baka ● Quản Trị Viên Phó giáo sư (34.6k điểm)
0 phiếu
1 trả lời 1.4k lượt xem
a.Lời bài hát thể hiện điều gì? b.Theo em,hình ảnh "Mặt Trời thức dậy" và "Mặt Trời đi ngủ",em thích hình ảnh nào hơn?Vì sao?
đã hỏi 18 tháng 1, 2017 trong Mỹ thuật-Âm nhạc THCS bởi kaitokidaothuatgia Học sinh (105 điểm)
+1 thích
1 trả lời 235 lượt xem
0 phiếu
1 trả lời 875 lượt xem
theo em, ước mơ niềm tin của nhân dân ta về công lý xã hội được thể hiện qua các chi tiết nào trong truyện Thạch Sanh  
đã hỏi 3 tháng 12, 2017 trong Ngữ văn lớp 6 bởi Khách
0 phiếu
2 câu trả lời 107 lượt xem
  Giải thích vì sao Chế Lan Viên viết: "Tất cả Tố Hữu, thi pháp, tuyên ngôn, những yếu tố làm ra anh có thể tìm thấy trong tế bào này, anh là nhà thơ của vạn nhà, buộc lòng mình cùng nhân loại..." (Lời tựa tập Trăm bài thơ của Tố Hữu, NXB Văn học, Hà Nội, 1987)  
đã hỏi 23 tháng 6, 2020 trong Ngữ văn lớp 11 bởi linhchi2002 Thần đồng (1.3k điểm)
0 phiếu
1 trả lời 465 lượt xem
Trong tác phẩm Thơ về thơ, Chế Lan Viên viết: Người diễn viên ấy đóng trăm vai vai nào cũng giỏi Chỉ một vai không đóng nổi Vai mình! Anh (chị) hiểu như thế nào về ý kiến trên? Hãy làm sáng tỏ vấn đề mà Chế Lan Viên đề cao qua bài thơ Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi và Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm.
đã hỏi 6 tháng 3, 2020 trong Ngữ văn lớp 10 bởi xavia2k5 Cử nhân (4.5k điểm)

HOT 1 giờ qua

  1. nguyenmanh04102009212

    166 Điểm

  2. tnk11022006452

    120 Điểm

  3. hoconghung031007464

    80 Điểm

Phần thưởng hằng tháng
Hạng 1: 200.000 đồng
Hạng 2: 100.000 đồng
Hạng 3: 50.000 đồng
Hạng 4-10: 20.000 đồng
Bảng xếp hạng cập nhật 30 phút một lần
...