Chào mừng bạn đến với Selfomy Hỏi Đáp, hãy Hỏi bài tập hoặc Tham gia ngay
0 phiếu
1.1k lượt xem
trong Ngữ văn lớp 6 bởi <<*Snow White*>> Cử nhân (2.8k điểm)
đã sửa bởi selfomyhoidap ● Ban Quản Trị

Tả cụ già(có th63 là ông bà gì cũng đc)

cryingMk cần những ai lm nhanh!!!indecisionsad?

đã đóng
bởi <<*Snow White*>> Cử nhân (2.8k điểm)
đã sửa bởi <<*Snow White*>>

1 stick hay nhất cho bn này:Thỏ con


5 Trả lời

0 phiếu
bởi Thỏ con Học sinh (233 điểm)
được bầu chọn là câu hỏi hay nhất bởi <<*Snow White*>>
 
Hay nhất
Vào lúc rỗi rãi, bố em thường mời ông nội bạn An sang nhà uống trà và trò chuyện.

Ông nội bạn An năm nay đã bảy mươi chín tuổi. Trông ông thật hiền từ. Nước da ông đỏ au, điểm đôi vết đồi mồi. Chòm râu trắng như cước rủ dài xuống ngực áo. Tóc và lông mày của ông đều bạc cả. Tuổi già, chân ông đã bắt đầu yếu đi. Tuy không phải chống gậy nhưng ông cũng không thể đi nhanh được. Thế nhưng lưng ông vẫn thẳng chứ không bị còng. Ông nói đó là do ông thường xuyên tập thể dục. Ông kể: Hồi trẻ, ông từng là đô vật của thôn đi thi đấu tranh giải cho cả tỉnh. Nhà bạn An còn giữ tờ báo chụp ảnh buổi lễ trao giải đấu vật mùa xuâ năm xưa của ông. Trong ảnh, trông ông phông độ lắm. Bình thường , ông không đeo kính. Chỉ khi nào đọc báo hay xem ti vi ông mới dùng đến kính.

Ông thường ngồi nói chuyện với bố em vào lúc buổi chiều. Giọng ông vẫn khỏe và sang sảng. Những lúc có chuyện gì vui, ông thường qua nhà kể với bố em. Ông ngồi tựa ghế, chuyện trò. Đến lúc cao hứng, ông lại đưa tay vuốt vuốt chòm râu. Có lúc mải nói chuyện, ông cứ cầm mãi chén trà trong tay, quên cả uống. Thỉnh thoảng, ông rủ bố em đánh cờ. Em không biết ai thắng ai thua, chỉ thấy hai người đánh mãi chẳng hết một ván cờ.

Công việc yêu thích của ông là nuôi chim và chăm sóc mấy chậu cây cảnh. Em và bạn An quấn ông lắm. Khi ông choc him ăn, hai đứa cứ sán lại để được ông sai vặt. Khi ông thông dong đi dạo trước ngõ, hai đứa lại quanh quẩn bên ông để được nghe ông kể chuyện, nào là chuyện mấy quả đồi xa xa mấy chục năm trước còn um tùm những cây, nào là chuyện gốc tích của ngôi chùa đầu phố, chuyện cây cầu bắc qua sông Hồng … em có cảm tưởng như nghe suốt cả mùa hè cũng chẳng hết chuyện ông kể.

Mấy hôm liền không thấy ông sang chơi, cả nhà em ai cũng nhắc. Hỏi An, mới biết ông có việc về quê đi giỗ. Vắng ông, ngày nào đi học về em cũng chạy qua hỏi An: “Ông nội cậu đã lên chưa?”. Bạn An cũng mong ông lên lắm. An còn nói nhỏ: “Bảo nhỏ với cậu, đừng nói với bố mẹ tớ. Lần này vê quê, ông sẽ tìm mua một con sáo lên cho nó tập nói”. Hồi hộp thật! Hai đứa bàn hôm nào ông lên sẽ ra tận đầu bến xe buýt để đón ông

Stick nha!
0 phiếu
bởi cristiano ro7 Thần đồng (825 điểm)
Vào lúc rỗi rãi, bố em thường mời ông nội bạn An sang nhà uống trà và trò chuyện.

Ông nội bạn An năm nay đã bảy mươi chín tuổi. Trông ông thật hiền từ. Nước da ông đỏ au, điểm đôi vết đồi mồi. Chòm râu trắng như cước rủ dài xuống ngực áo. Tóc và lông mày của ông đều bạc cả. Tuổi già, chân ông đã bắt đầu yếu đi. Tuy không phải chống gậy nhưng ông cũng không thể đi nhanh được. Thế nhưng lưng ông vẫn thẳng chứ không bị còng. Ông nói đó là do ông thường xuyên tập thể dục. Ông kể: Hồi trẻ, ông từng là đô vật của thôn đi thi đấu tranh giải cho cả tỉnh. Nhà bạn An còn giữ tờ báo chụp ảnh buổi lễ trao giải đấu vật mùa xuâ năm xưa của ông. Trong ảnh, trông ông phông độ lắm. Bình thường , ông không đeo kính. Chỉ khi nào đọc báo hay xem ti vi ông mới dùng đến kính.

Ông thường ngồi nói chuyện với bố em vào lúc buổi chiều. Giọng ông vẫn khỏe và sang sảng. Những lúc có chuyện gì vui, ông thường qua nhà kể với bố em. Ông ngồi tựa ghế, chuyện trò. Đến lúc cao hứng, ông lại đưa tay vuốt vuốt chòm râu. Có lúc mải nói chuyện, ông cứ cầm mãi chén trà trong tay, quên cả uống. Thỉnh thoảng, ông rủ bố em đánh cờ. Em không biết ai thắng ai thua, chỉ thấy hai người đánh mãi chẳng hết một ván cờ.

Công việc yêu thích của ông là nuôi chim và chăm sóc mấy chậu cây cảnh. Em và bạn An quấn ông lắm. Khi ông choc him ăn, hai đứa cứ sán lại để được ông sai vặt. Khi ông thông dong đi dạo trước ngõ, hai đứa lại quanh quẩn bên ông để được nghe ông kể chuyện, nào là chuyện mấy quả đồi xa xa mấy chục năm trước còn um tùm những cây, nào là chuyện gốc tích của ngôi chùa đầu phố, chuyện cây cầu bắc qua sông Hồng … em có cảm tưởng như nghe suốt cả mùa hè cũng chẳng hết chuyện ông kể.

Mấy hôm liền không thấy ông sang chơi, cả nhà em ai cũng nhắc. Hỏi An, mới biết ông có việc về quê đi giỗ. Vắng ông, ngày nào đi học về em cũng chạy qua hỏi An: “Ông nội cậu đã lên chưa?”. Bạn An cũng mong ông lên lắm. An còn nói nhỏ: “Bảo nhỏ với cậu, đừng nói với bố mẹ tớ. Lần này vê quê, ông sẽ tìm mua một con sáo lên cho nó tập nói”. Hồi hộp thật! Hai đứa bàn hôm nào ông lên sẽ ra tận đầu bến xe buýt để đón ông. 
0 phiếu
bởi linh_2004 Học sinh (419 điểm)
Những lúc học bài và làm một số công việc ba mẹ giao cho xong, em thường sang thăm bà Năm Hợi ở cạnh nhà em. Em thương bà, quý bà không chỉ ở chỗ bà như Nội của em mà còn bởi tình cảm của bà đối với em, với lũ nhỏ trong xóm nữa.

Năm nay, bà đã ngoài bảy mươi tuổi, cái tuổi của một vầng trăng xế. Nghe Nội kể lại, cuộc đời của bà Năm là một chuỗi dài những thương đau và vất vả. “Chỉ có hơn hai năm nay bà mới được ở ngôi nhà tường, mái ngói như bây giờ là nhờ Đảng và Cụ Hồ đấy cháu ạ.” Ngôi nhà tình nghĩa do Ủy ban Nhân dân xã xây cất là niềm an ủi bà những năm cuối đời. Âu cũng là nguồn động viên cho tuổi già và cũng làm mát lòng, mát dạ hương hồn nơi chín suối cửa ba người con đã hi sinh vì dân vì nước. Hôm được phong danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam Anh hùng” một lượt với Nội, bà nghẹn ngào không nói được nên lời. Đôi dòng lệ tuôn dài trên hai gò má đã nhăn nheo. Nội còn nói: “Giá như thằng Hoàng, thằng Hợi ra đi, để lại một vài đứa cháu thì cũng an ủi cho bà. Ai dè, đứa nào mất đi cùng chưa vợ con gì cả. Bây giờ để bà thui thủi một mình, tội nghiệp quá!”

Bà già cả như vậy nhưng lúc nào nhà cửa cũng sạch sẽ, tươm tất. Cả xóm em, từ già đến trẻ, ai cũng kính yêu bà. Những lúc rỗi rãi, bà thường chống gậy đi thăm bà con lối xóm. Những đợt tuyển quân hàng năm, bà vắng nhà luôn. Khi thì đến thăm nhà này, lúc thì đến động viên nhà kia. Chiếc lưng còng với cái gậy trúc tất tả khắp nẻo đường lối xóm đã góp phần không nhỏ động viên con em lên đường làm nghĩa vụ quân sự.

Những đêm trăng sáng, lũ trẻ chúng em thường tụ tập ở sân nhà bà, để được nghe bà kể chuyện: nào là chuyện thần thoại, cổ tích… chuyện những năm đánh Mĩ, chuyện chú Hoàng, chú Hợi….Bao nhiêu là chuyện hay. Chuyện nào cũng hấp dẫn và đầy ý nghĩa không kém gì những mẩu chuyện trong sách. Giọng kể của bà êm như một làn gió nhẹ thổi qua, đưa chúng em về với cội nguồn của cha ông, về với những phong tục tập quán, giúp chúng em hiểu cặn kẽ hơn những năm đánh Mĩ, hiểu được những gì sự mất mát thương đau mà nhân dân ta phải chịu đựng trong cuộc chiến tranh. Những năm ác liệt ấy, không chỉ có chồng, con tham gia đánh Mĩ mà bản thân bà cũng đã từng là một chiến sĩ của đội quân tóc dài trong những ngày Đồng Khởi oanh liệt năm xưa.

Bà là hiện thân của đức hi sinh và chịu đựng của người mẹ Việt Nam anh hùng đáng kính, đáng yêu. Trước lúc chia tay với bà, chúng em thường tặng bà bài hát: “Bà ơi bà! Cháu yêu bà lắm, tóc bà trắng màu trắng như mây. Cháu yêu bà, cháu nắm bàn tay, khi cháu vâng lời, cháu biết bà vui”.

 
0 phiếu
bởi Dalia Mộc Ly Tiến sĩ (13.6k điểm)

Thật ra, ông Tám không có họ hàng ruột thịt gì với em, ông chỉ là người hàng xóm. Khi em chào đời, nội ngoại đã mất từ lâu. Chính vì vậy, em coi ông Tám như người thân của mình.

Ông Tám đã ngoài sáu mươi, dáng người ốm yếu, dong dỏng cao. Ông thường mặc bộ đồ bà ba màu xám, có vết úa trên vai. Dù tuổi đã cao nhưng ông lấy làm hãnh diện vì hàm răng đều tăm tắp chưa rụng cái nào. Ông Tám xước mía, nhai xương khoẻ khoắn như người đang tuổi đôi mươi. Duy có đôi mắt của ông Tám hơi yếu. Ông thường mang kính khi đọc báo, hoặc làm việc gì đó có tính cách tỉ mỉ.

Ông Tám sống một mình. Bà Tám đã mất cách đây mười năm và không để lại cho ông mụn con nào. Vì vậy, ông Tám rất yêu trẻ con. Một trong những đứa trẻ mà ông Tám thưong nhứt chính là em.

Tả hình dáng và tính tình của một cụ già mà em rất mến yêu

Vườn ông Tám trồng nhiều cây trái. Mùa nào quả nấy. Em tha hồ hái quả mà không hề sợ ông Tám la rầy. Chính vì biết ông Tám thương mình nên nhiều lúc em thường làm nũng với ông, đến nỗi má em phải nói:

– Con không được làm phiền ông Tám!

Nghe như vậy. ông Tám cười:

– Tao coi nó như cháu nội. Con nít thì phải vậy, chớ sao.

Nghe ông Tám nói, em thương ông quá chừng. Em sà vào lòng ông Tám. Ông vuốt đầu em và cười hiền lành.

 

0 phiếu
bởi Nguyễn Phương Linh Cử nhân (2.9k điểm)
Đối với em, tình bà cháu là không thể thiếu được. “Bà”, một tiếng đơn sơ ấy thôi nhưng thật thân thương, gần gũi với em từ khi mới bi bô tập nói. Hình ảnh bà luôn in sâu trong trí nhớ em. Một người bà hiền từ, nhân hậu cả cuộc đời vì con, vì cháu.

Bà năm nay đã ngoài sáu mươi, dáng người nhỏ, gầy với mái tóc pha sương nay đã bạc màu mây trắng. Lưng bà đã bắt đầu còng xuống, nước da bị nắng cháy sạm, có chỗ đã xuất hiện những chấm đồi mồi. Vì bà đã phải bươn chải, tần tảo buôn bán để nuôi mẹ, các cậu và các dì. Mắt bà không còn tinh tường như xưa nữa, con ngươi đã hơi đùng đục nhưng cái nhìn của bà thì vẫn như thưở nào: hiền hậu, yêu thương. Hai gò má của bà nhô lên, rám nắng, đôi môi khô và thâm lại theo năm tháng của cuộc đời., Trên khuôn mặt xuất hiện nhiều nếp nhăn ở đuôi mắt, khóe môi. Mỗi khi bà cười, những nếp nhăn ấy lại hằn sâu hơn. Những lúc buồn, đôi mắt bà đăm chiêu như phản chiếu những ngày lặn lội vất vả vì những miếng cơm manh áo cho con cái.

Những ngày thơ ấu, em được sống trong vòng tay yêu thương của bà. Bao giờ bà cũng quý mến, yêu thương và hết lòng chăm sóc cho em. Những bài hát ru êm dịu của bà đã đưa em vào giấc ngủ say nồng. Bằng chất giọng trầm ấm và lối kể chuyện hấp dẫn, bà đưa em lạc vào thế giới thần tiên của người xưa. Những lúc em dỗi hờn, khóc lóc, bà kiên nhẫn dỗ dành, cưng nựng cháu. Đến lúc lớn, bà đã cho em những lời khuyên qua những câu thành ngữ, tục ngữ, ca dao…

Hình ảnh của bà thân thiết. Bà tuổi cao sức yếu nhưng tình cảm thì lại bao la, nhân hậu. Em rất hạnh phúc khi có được một người bà như thế. Suốt đời em sẽ nhớ mãi những tháng năm được sống bên bà, được bà yêu thương và chiều chuộng. Bà ơi! Cháu sẽ khắc ghi những lời bà dạy, khắc ghi mãi hình bóng bà trong tim. Cháu sẽ luôn cố gắng phấn đấu để thành đứa con ngoan, trò giỏi như điều bà mong ước.

Các câu hỏi liên quan

+6 phiếu
4 câu trả lời 2.2k lượt xem
Trong truyện hai nhân vật Thạch Sanh và Lí Thông luôn đối lập nhau về tính cách và hành động. Hãy chỉ ra sự đối lập ấy.
đã hỏi 27 tháng 12, 2018 trong Ngữ văn lớp 6 bởi Alevis Học sinh (14 điểm)
0 phiếu
4 câu trả lời 171 lượt xem
cho minh de cuong van lop 6 nhe 
đã hỏi 18 tháng 12, 2016 trong Ngữ văn lớp 6 bởi Zamas Thần đồng (947 điểm)
0 phiếu
1 trả lời 4.4k lượt xem
Thạch sanh là kiểu nhân  vật nào? Truyện có kết cục như thế nào? Qua kết cục ấy người xưa gửi gắm điều j?
đã hỏi 24 tháng 6, 2017 trong Ngữ văn lớp 6 bởi Khách
+1 thích
0 câu trả lời 93 lượt xem
1)  Giới hạn của môi trường nhiệt đới, môi trường xích đạo ẩm, khí hậu nhiệt đới gói mùa ?  2) Khu vực nhiệt đới gió mùa ổn định có mấy khu vực tất cả ? 3)  Sự phân bố các chủng tộc trên thế giới ? 
đã hỏi 11 tháng 10, 2017 trong Địa lý lớp 7 bởi Sharks Cử nhân (2.2k điểm)
+1 thích
5 câu trả lời 1.5k lượt xem
Các anh chị, các bạn cho em hỏi là em có một bài kiểm tra toán 45 phút 2 điểm và 1 bài 45 phút với 15 phút toán chưa kiểm tra, các môn khác của e trung bình đều trên 9,0 vậy trong đợt điểm tháng ba tới em có thể làm gì để gỡ điểm và em có bị học sinh khá ko? ... khoảng mấy phết ạ? Cho em hỏi là nếu như hai bài kia em được điểm cao vậy nó có kéo con 2 điểm của em lên thành học sinh giỏi được ko ạ?
đã hỏi 6 tháng 4, 2017 trong Tư vấn điểm thi - tuyển sinh bởi Khỉ Con
+1 thích
1 trả lời 275 lượt xem
Thành phần của đất trồng là gì? Vai trò của đất trồng? Định nghĩa?
đã hỏi 10 tháng 9, 2019 trong Công nghệ lớp 7 bởi xmak1208 Cử nhân (3.2k điểm)
0 phiếu
1 trả lời 458 lượt xem
Câu 1. Xác định vị trí khu vực có môi trường nhiệt đới gió mùa.Nêu đặc điểm khí hậu. Câu 2. Xác định giới hạn môi trường đới nóng, trong đới nóng có mấy kiểu môi trường. Câu 3. Cho biết những nguyên nhân dẫn đến sự di dân ở đới nóng. Câu 4. Bùng nổ dân số ở đới nóng đã gây ra những hậu quả gì đối với tài nguyên môi trường?
đã hỏi 13 tháng 10, 2017 trong Địa lý lớp 7 bởi jessica_hoang Học sinh (133 điểm)
0 phiếu
4 câu trả lời 784 lượt xem
Có ng cho rằng bài thơ BẠN ĐẾN CHƠI NHÀ còn 1 ý khác đó là nói về sự nghèo mả thanh bạch của tác giả .Ý kiến của e về nhận định này ntn?
đã hỏi 12 tháng 10, 2017 trong Ngữ văn lớp 7 bởi Khách
0 phiếu
1 trả lời 690 lượt xem
bùng nổ dân số xảy ra khi nào?  lượng mưa trung bình năm của môi trường xích đạo ẩm và môi trường nhiệt đới
đã hỏi 11 tháng 10, 2017 trong Địa lý lớp 7 bởi Sharks Cử nhân (2.2k điểm)
+2 phiếu
0 câu trả lời 102 lượt xem
Cho hai đa thức:                                 a) Thực hiện phép chia M cho N. b) Tìm a để M chia hết cho N.(Trong đó a là hằng số, x là biến số)
đã hỏi 28 tháng 7, 2017 trong Toán lớp 8 bởi ❤️~Minh_Thư~❤️ Thạc sĩ (6.4k điểm)
  1. phamngoctienpy1987844

    50628 Điểm

  2. vxh2k9850

    35940 Điểm

  3. Khang1000

    29693 Điểm

  4. Tí Vua Đệ Nhất

    28073 Điểm

Phần thưởng hằng tháng
Hạng 1: 200.000 đồng
Hạng 2: 100.000 đồng
Hạng 3: 50.000 đồng
Hạng 4: 20.000 đồng
Phần thưởng bao gồm: mã giảm giá Shopee, Nhà Sách Phương Nam, thẻ cào cùng nhiều phần quà hấp dẫn khác sẽ dành cho những bạn tích cực nhất của tháng. Xem tại đây
Bảng xếp hạng cập nhật 30 phút một lần
...