Chào mừng bạn đến với Selfomy Hỏi Đáp, hãy Hỏi bài tập hoặc Tham gia ngay
0 phiếu
176 lượt xem
trong Lịch sử lớp 7 bởi hoanglinh2814 Tiến sĩ (12.8k điểm)

câu 1: vì sao xuất hiện thành thị trung đại? nền kinh tế trong các thành thị có gì khác với nền kinh tế lãnh địa?

câu 2: những thành tựu lớn về văn hóa, khoa học-kĩ thuật của nhân dân Trung Quốc thời phong kiến

câu 3: điều kiện tự nhiên của Đông Nam Á có những thuận lợi và khó khăn gì cho sự phát triển nông nghiệp.

đã đóng

4 Trả lời

0 phiếu
bởi bé Cún xù Cử nhân (4.6k điểm)

Cau 1.
- Nguyên nhân cơ bản dẫn tới sự ra đời của thành thị : do nhu cầu của sản xuất và trao đổi, buôn bán các sản phẩm thủ công.
- Sự khác nhau giữa nền kinh tế trong các thành thị với kinh tế lãnh địa là : trong lãnh địa, nông nô tự sản xuất ra mọi vật dụng và tiêu dùng, những thứ do mình làm ra. đó là nền kinh tế đóng kín, tự cung tự cấp, chủ yếu là nông nghiệp. Ờ các thành thị, hàng hoá được trao đổi buôn bán tự do, kinh tế chủ yếu là thủ công nghiệp và thương nghiệp.

Cau 2.


Trong lĩnh vực tư tưởng, Nho giáo giữ vai trò quan trọng. Người đầu tiên khởi xướng Nho học là Khổng Tử. Thời Hán Vũ Đế, Nho giáo trờ thành công cụ sắc bén phục vụ cho nhà nước phong kiến tập quyền, trở thành cơ sở lí luận và tư tưởng của chế độ phong kiến Trung Quốc.

Các quan niệm về quan hệ giữa vua - tôi, cha - con, chồng - vợ là giường mối, kỉ cương của đạo đức phong kiến. Nho giáo, mặc dù sau này có ít nhiều thay đổi qua các thời đại, nhưng vẫn là công cụ tinh thần để bảo vệ chế độ phong kiến. Nho giáo một mặt đề xướng con người phải tu thân, rèn luyện đạo đức phẩm chất ; mặt khác giáo dục con người phải thực hiện đúng bổn phận đối với quốc gia là tôn quân (trung thành với nhà vua); đối với gia đình, con phải giữ chữ hiếu và phục tùng cha. Nhưng về sau, cùng với sự suy đổi của giai cấp địa chủ phong kiến, Nho giáo càng tỏ ra bảo thủ, lỗi thời và kìm hãm sự phát triển của xã hội.

Phật giáo ở Trung Quốc cũng thịnh hành, nhất là vào thời Đường. Các nhà sư như Huyền Trang, Nghĩa Tĩnh đã tìm đường sang Ân Độ để tìm hiểu giáo lí của đạo Phật. Ngược lại, nhiều nhà sư của các nước Ân Độ, Phù Nam cũng đến Trung Quốc truyền đạo. Kinh Phật được dịch ra chữ Hán ngày một nhiều. Khi Bắc Tống mới thành lập, nhà vua cũng tôn sùng Phật giáo, cho xây chùa, tạc tượng, in kinh và tiếp tục cử các nhà sư đi tìm hiểu thêm về đạo Phật tại Ấn Độ.

Sử học bắt đầu từ thời Tây Hán đã trở thành lĩnh vực nghiên cứu độc lập, mọi người đặt nền móng là Tư Mã Thiên. Bộ Sử kí do ông soạn thảo là một tác phẩn nổi tiếng, có giá trị cao về mặt tư liệu và tư tưởng. Đến thời Đường, cơ quan biết soạn lịch sử của nhà nước, gọi là Sử quán, được thành lập.

Cau 3. - Thuận lợi : khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, đất đai phì nhiêu, màu mỡ ; mưa nhiều là nguồn cung cấp nước để tưới tiêu cho đồng ruộng, nên thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp, đặc biệt là cây lúa nước.
- Khó khăn : thường xuyên xảy ra lũ lụt, hạn hán, thiên tai, gây thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp.

bởi hoanglinh2814 Tiến sĩ (12.8k điểm)
cảm ơn bạn nhiều nha!!
0 phiếu
bởi phươngbayby Thần đồng (522 điểm)
tui trả lời nha
0 phiếu
bởi minhanh_19112004 Tiến sĩ (13.4k điểm)
đã sửa bởi minhanh_19112004
* Câu 1:
- Nguyên nhân cơ bản dẫn tới sự ra đời của thành thị : do nhu cầu của sản xuất và trao đổi, buôn bán các sản phẩm thủ công.
- Sự khác nhau giữa nền kinh tế trong các thành thị với kinh tế lãnh địa là : trong lãnh địa, nông nô tự sản xuất ra mọi vật dụng và tiêu dùng, những thứ do mình làm ra. đó là nền kinh tế đóng kín, tự cung tự cấp, chủ yếu là nông nghiệp. Ờ các thành thị, hàng hoá được trao đổi buôn bán tự do, kinh tế chủ yếu là thủ công nghiệp và thương nghiệp.

* Câu 2:
 *Về văn hoá :
+ Tư tưởng : Nho giáo
+ Văn học , Sử kí : có nhiều bài thơ , nhà thơ văn nổi tiếng như Lý Bạch , Đỗ Phủ , La Quán Trung với Tam quốc diễn nghĩa...cùng với các bộ sử kí Trung Quốc nổi tiếng.
+ Nghệ thuật : phong cách độc đáo , hội hoá , điêu khắc ... rất nổi tiếng 
* Về khoa học : 
- Nhiều phát minh quan trọng như giấy viết , nghề in , la bàn, thốc súng...
* Về kĩ thuật:
- Kĩ thuật : đóng thuyền , nghề luyện sắt , khai thác dầu...

* Câu 3:
-Thuận lợi:
+ Điều kiện tự nhiên: Chịu ảnh hưởng chủ yếu của gió mùa, tạo nên hai mùa tương đối rõ rệt : mùa khô lạnh mát và mùa mưa tương đối nóng và ẩm, đất đai phì nhiêu và màu mỡ, mưa nhiều là nguồn cung cấp nước để tưới tiêu cho đồng ruộng, nên thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp, đặc biệt là cây lúa nước. 
+ Điều kiện tự nhiên thuận lợi cho bước đi đầu tiên của con người: địa bàn sinh tụ nhỏ nhưng lại phong phú về nguồn thức ăn, đã tạo ra không gian thuận lợi cho cuộc sống của con người thời cổ. Vì vậy, từ rất xa xưa con người đã có mặt tại khu vực này,

- Khó khăn: 
+ Đây là khu vực phân tán do nhiều đảo, bán đảo nhỏ, kinh tế không đồng đều. 
+ Do địa bàn phân tán bởi nhiều đảo nhỏ nên mối quan hệ giữa các nước Đông Nam Á còn khó khăn đễ xảy ra xung đột và chiến tranh. 
 + Thường xuyên xảy ra lũ lụt, hạn hán, thiên tai, gây thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp.
0 phiếu
bởi Phạm Ngọc Hà My Học sinh (247 điểm)

* Sự xuất hiện của các thành thị trung đại:

- Nguyên nhân: Thợ thủ công đem hàng hóa tập trung tại 1 nơi buôn bán, lập xưởng sản xuất-> các thành thị trung đại ra đời.

* -Kinh tế lãnh địa: tự sản xuất, tư liệu thủ công nghiệp gắn chặt với nông nghiệp nhưng chủ yếu là nông nghiệp.

- Kinh tế thành thị: chủ yếu là thủ công nghiệp và thương nghiệp( giao lưu buôn bán )

Các câu hỏi liên quan

+1 thích
1 trả lời 64 lượt xem
nêu nguyên nhân vá kế quả cửa cuộc khởi nghĩa lam sơn
đã hỏi 24 tháng 4, 2020 trong Lịch sử lớp 7 bởi GENOS Thạc sĩ (5.8k điểm)
0 phiếu
1 trả lời 108 lượt xem
Tình hình kinh tế của thời Lê sơ có gì giống và khác nhau với thời Lý - Trần?
đã hỏi 8 tháng 2, 2018 trong Lịch sử lớp 7 bởi Letram Cử nhân (5.0k điểm)
0 phiếu
1 trả lời 133 lượt xem
Ý nghĩa của câu lá cờ thêu sáu chữ vàng phá cường địch, báo hoàng ân!  Giúp mình nha!!! Mình đang cần cực kì gấp lun á!!!!
đã hỏi 29 tháng 12, 2017 trong Lịch sử lớp 7 bởi Letram Cử nhân (5.0k điểm)
+1 thích
1 trả lời 110 lượt xem
Quốc kì thêu 6 chữ vàng:"Phá cường địch, báo hoàng ân", ý nghĩa của câu nói đó.
đã hỏi 20 tháng 1, 2018 trong Lịch sử lớp 7 bởi Letram Cử nhân (5.0k điểm)
0 phiếu
2 câu trả lời 1.5k lượt xem
Trong lịch sử văn học lớp 7 , em thích nhất là nhân vật nào ? Em hãy trình bày công lao ?
đã hỏi 3 tháng 12, 2017 trong Lịch sử lớp 7 bởi haminhhuy
+1 thích
1 trả lời 160 lượt xem
Tại sao nhân dân Trung Quốc nhiều lần nổi dậy chống ách thống trị của Mông - Nguyên.Hãy viết tiếp vào các nguyên nhân sau đây: - Ách thống trị, bóc lột: - Sự phân biệt đối xử: - Mẫu thuẫn dân tộc:
đã hỏi 27 tháng 9, 2017 trong Lịch sử lớp 7 bởi Đinh Tiến Luân Cử nhân (2.9k điểm)
+1 thích
0 câu trả lời 114 lượt xem
Nêu đặc điểm chung và riêng giữa phong kiến Trung Quốc và phong kiến Việt Nam.
đã hỏi 8 tháng 9, 2017 trong Lịch sử lớp 7 bởi Ryan Amy Thần đồng (1.0k điểm)
0 phiếu
1 trả lời 76 lượt xem
Nhà Nguyễn lập lại chế độ phong kiến tập quyền ra sao?
đã hỏi 2 tháng 5, 2017 trong Lịch sử lớp 7 bởi Nguyễn Thị Nhật Linh Tiến sĩ (12.3k điểm)
0 phiếu
3 câu trả lời 118 lượt xem
Khi tràn vào lãnh thổ của đế quốc Rô-ma, người Giecs-man đã làm gì? Những việc làm ấy có tác động như thế nào đến sự hình thành xã hội phong kiến châu Âu?
đã hỏi 2 tháng 5, 2017 trong Lịch sử lớp 7 bởi Nguyễn Thị Nhật Linh Tiến sĩ (12.3k điểm)
0 phiếu
1 trả lời 212 lượt xem
Câu 1: Quang Trung có câu: "Xây dựng đất nước lấy việc dạy học làm đầu, tìm lễ trị bình lấy việc tuyển nhân tài làm gốc". Em hiểu như thế nào về câu nói trên của vua Quang Trung? Hãy liên hệ về chính sách của nhà nước ta hiện nay, liên hệ với bản thân! Câu 2: Hãy nêu ... thành tựu chính về kĩ thuật của nước ta thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX? Qua đó em có nhận xét gì? (Các bn cô giúp mình nhé!)
đã hỏi 19 tháng 4, 2017 trong Lịch sử lớp 7 bởi Rubik's cube Thần đồng (1.4k điểm)

HOT 1 giờ qua

  1. nguyenmanh04102009212

    166 Điểm

  2. tnk11022006452

    120 Điểm

  3. hoconghung031007464

    80 Điểm

Phần thưởng hằng tháng
Hạng 1: 200.000 đồng
Hạng 2: 100.000 đồng
Hạng 3: 50.000 đồng
Hạng 4-10: 20.000 đồng
Bảng xếp hạng cập nhật 30 phút một lần
...