Chào mừng bạn đến với Selfomy Hỏi Đáp, hãy Hỏi bài tập hoặc Tham gia ngay
+1 thích
2.2k lượt xem
trong GD Công dân lớp 7 bởi trannhat900 ● Ban Quản Trị Phó giáo sư (52.9k điểm)
đã đóng

3 Trả lời

0 phiếu
bởi ღA.R.M.Yღ Tiến sĩ (15.6k điểm)
Tác hại của rác thải sinh hoạt

Các vật dụng khó phân huỷ không dùng được nữa mà thải bừa bãi ra xung quanh thì môi trường ngày càng chứa nhiều loại vật gây chật chội, mất vệ sinh và mất mỹ quan, tạo cơ hội cho các loài nấm và vi khuẩn, côn trùng độc hại phát triển gây độc hại cho con người.
Tác động của rác thải đến sức khỏe cộng đồng: Trong thành phần rác thải sinh hoạt, thông thường hàm lượng hữu cơ chiếm tỷ lệ lớn. Các loại rác hữu cơ dễ phân huỷ gây hôi thối, phát triển vi khuẩn làm ô nhiễm môi trường không khí, nước, đất, làm mất vệ sinh môi trường và ảnh hưởng tới đời sống mọi người. Khu tập trung rác hữu cơ là nơi thu hút, phát sinh và phát triển chuột, ruồi, muỗi, gián và các loại vi trùng gây nhiều chứng bệnh truyền nhiễm cho con người, vật nuôi trong gia đình và lây lan gây thiệt hại lớn; nước thải từ bãi rác đôộ hại nếu thải ra nguồn nước gây ô nhiễm lây lan.
Rác thải không được thu gom, tồn đọng trong không khí, lâu ngày sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ con người sống xung quanh. Những người tiếp xúc thường xuyên với rác như những người làm công việc thu nhặt các phế liệu từ bãi rác dễ mắc các bệnh như viêm phổi, sốt rét, các bệnh về mắt, tai, mũi họng, ngoài da, phụ khoa. Hàng năm, theo tổ chức Y tế thế giới, trên thế giới có 5 triệu người chết và có gần 40 triệu trẻ em mắc các bệnh có liên quan tới rác thải. Nhiều tài liệu trong nước và quốc tế cho thấy, những xác động vật bị thối rữa trong hơi thối có chất amin và các chất dẫn xuất sufua hyđro hình thành từ sự phân huỷ rác thải kích thích sự hô hấp của con người, kích thích nhịp tim đập nhanh gây ảnh hưởng xấu đối với những người mắc bệnh tim mạch.
Các bãi rác công cộng là những nguồn mang dịch bệnh. Các kết quả nghiên cứu cho thấy rằng: Trong các bãi rác, vi khuẩn thương hàn có thể tồn tại trong 15 ngày, vi khuẩn lỵ là 40 ngày, trứng giun đũa là 300 ngày. Các loại vi trùng gây bệnh thực sự phát huy tác dụng khi có các vật chủ trung gian gây bệnh tồn tại trong các bãi rác như những ổ chứa chuột, ruồi, muỗi,…và nhiều loại ký sinh trùng gây bệnh cho người và gia súc, một số bệnh điển hình do các trung gian truyền bệnh như: chuột truyền bệnh dịch hạch, bệnh sốt vàng da do xoắn trùng, ruồi, gián truyền bệnh đường tiêu hoá, muỗi truyền bệnh sốt rét, sốt xuất huyết,…
Ảnh hưởng đến môi trường không khí: Khí hậu nhiệt đới nóng ẩm và mưa nhiều ở nước ta là điều kiện thuận lợi cho các thành phần hữu cơ trong rác thải phân huỷ, thúc đẩy nhanh quá trình lên men, thối rữa và tạo nên mùi khó chịu cho con người. Các chất thải khí phát ra từ các quá trình này thường là H2S, NH3, CH4, SO2, CO2.
Ảnh hưởng đến môi trường nước: Theo thói quen nhiều người thường đổ rác tại bờ sông, hồ, ao, cống rãnh. Lượng rác này sau khi bị phân huỷ sẽ tác động trực tiếp và gián tiếp đến chất lượng nước mặt, nước ngầm trong khu vực. Rác có thể bị cuốn trôi theo nước mưa xuống ao, hồ, sông, ngòi, kênh rạch, sẽ làm nguồn nước mặt ở đây bị nhiễm bẩn. Lâu dần những đống rác này sẽ làm giảm diện tích ao hồ, giảm khả năng tự làm sạch của nước gây cản trở các dòng chảy, tắc cống rãnh thoát nước. Hậu quả dẫn đến hệ sinh thái nước trong các ao hồ bị huỷ diệt.
Ảnh hưởng đến môi trường đất: Trong thành phần rác thải có chứa nhiều các chất độc, khi rác thải được đưa vào môi trường và không được xử lý khoa học thì những chất độc xâm nhập vào đất sẽ tiêu diệt nhiều loài sinh vật có ích cho đất như: giun, vi sinh vật, nhiều loài động vật không xương sống, ếch nhái,…làm cho môi trường đất bị giảm tính đa dạng sinh học và phát sinh nhiều sâu bọ phá hoại cây trồng. Đặc biệt hiện nay sử dụng tràn lan các loại túi nilon trong sinh hoạt và đời sống, chúng cần tới 50 – 60 năm mới phân hủy trong đất. Do đó chúng tạo thành các bức tường ngăn cách trong đất hạn chế mạnh quá trình phân hủy, tổng hợp các chất dinh dưỡng, làm cho đất giảm độ phì nhiêu, đất bị chua và năng suất cây trồng giảm sút.
Ảnh hưởng đến cảnh quan: Rác thải sinh hoạt vứt bừa bãi, chất động lộn xộn, không thu gom, vận chuyển đến nơi xử lý,…để lại những hình ảnh làm ảnh hưởng rất đến vẻ mỹ quan.
Tác hại của rác thải công nghiệp

Ðộ độc hại của các chất thải độc hại rất khác nhau. Có chất gây nguy hiểm cho con người như các chất cháy có điểm cháy thấp, các chất diệt côn trùng, các vật liệu clo hoá phân huỷ chậm, có chất gây tác động nhỏ hơn nhưng khối lượng của nó lại là vấn đề lớn như các chất thải hầm mỏ, xỉ, thạch cao phốt phát cũ hoặc các sệt hydroxyt khác. Chính những ý thức bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp còn rất thấp, nên có thể nói việc xử lý chất thải công nghiệp độc hại ở nước ta còn rất hạn chế.
Theo các chuyên gia về môi trường, một số chất thải nguy hại như: chất phóng xạ, dầu nhờn, phốt pho, thuốc trừ sâu hay cả chất thải y tế,… nếu đem chôn lấp sẽ rất nguy hiểm cho con người. Chẳng hạn thuốc trừ sâu nếu đem chôn xuống đất sẽ lan trong đất, ngấm vào mạch nước ngầm. Người sử dụng nguồn nước này sẽ bị ung thư. Chất thải y tế, nhất là những bệnh phẩm có tính chất lây truyền, nếu đem chôn nó cũng sẽ gây tình trạng tương tự. Vì vậy yêu cầu bức thiết lúc này là cần phải có một quy trình, phương pháp xử lý chất thải nghiêm ngặt.
Những chất thải có chứa những hoá chất không tương hợp có thể gây nổ, bắt cháy. Tiếp xúc với axít hoặc kiềm mạnh gây bỏng da. Da hấp thụ một số thuốc trừ sâu có thể gây ngộ độc cấp tính. Những thùng, hòm chứa chất thải hoá chất nếu không được xử lý, để bừa bãi vào nơi không được bảo vệ tốt có thể gây các tai nạn ngộ độc nghiêm trọng.
0 phiếu
bởi Zzzzz Tiến sĩ (18.8k điểm)
~ Gây mùi hôi thối , mất vệ sinh

~ ảnh hưởng đến cuộc sống ng dân

~ Mất mĩ quan 

~ Lm tổ cho ruồi muỗi

~ ô nhiễm ko khí

 
0 phiếu
bởi Ling_Ami Thần đồng (944 điểm)

Đi cùng với sự phát triển mạnh mẽ của xã hội, tình trạng ô nhiễm môi trường do rác thải sinh hoạt càng trở nên phổ biến hơn, ô nhiễm không chỉ ở các khu đô thị, thành phố mà còn ở cả những vùng nông thôn.

Thực trạng về sự ô nhiễm do rác thải sinh hoạt

Đi đến đâu chúng ta cũng có thể dễ dàng bắt gặp hình ảnh những bãi rác công cộng được tạo ra ngay bên lề đường không đúng nơi quy định, rác đang bị bốc mùi hôi thối mà không có một giải pháp nào để thu gom hay xử lý cả. Thậm chí có nơi đã phải đặt biển báo là cấm đổ rác tuy nhiên rác vẫn được người dân đem ra để đổ không cần quan tâm đến sự có mặt của biển cấm.


Trên các tuyến đường làng hay xã, huyện, thành thị có nhiều đoạn hai bên đường có vô số những đống rác thải do những người dân sinh sống gần đây đổ ra và tạo thành từng đống.Dọc các kênh mương cũng không nằm ngoại lệ, nhiều nơi rác thải được đổ trôi lềnh bềnh trên mặt nước với mật độ càng ngày càng nhiều. Những bãi rác như thế này chủ yếu là do người dân tự tạo ra vì do ý thức của người dân vẫn còn hạn chế, họ chưa ý thức rõ được tác hại của việc mình làm. Ở nhiều cùng nông thôn còn vẫn chưa có bãi rác tập trung và cũng không có người đi thu gom rác.
Rác thải được vứt ở mọi nơi thậm chí là ngay ở đầu nguồn nước . Đối với thành phố, đô thị thì lượng rác thải hàng ngày khá lớn, tuy nhiên là do đã có hệ thống thu gom và xử lý rác cho nên tình trạng ô nhiễm do rác thải có phần được cải thiện song vẫn còn gây ô nhiễm môi trường.
Về tình trạng ô nhiễm nước ở vùng nông thôn và các khu vực sản xuất nông nghiệp ngày càng cao. Điều đó là do cơ sở hạ tầng ở vùng nông thôn còn lạc hậu, phần đa chất thải của gia súc và con người đều không được xử lý làm cho tình trạng ô nhiễm nguồn nước ngày càng tái diễn.


Ảnh hưởng của rác thải đến nguồn nước

Rác thải ảnh hưởng rất lớn đến nguồn nước.
Rác thải là những chất thải liên quan đến những hoạt động của con người, nguồn tạo thành chủ yếu từ các khu dân cư, cơ quan, trường học, bệnh viện, các trung tâm dịch vụ và thương mại, . Các loại chất thải như kim loại, sành sứ, đất, gạch ngói vỡ, đá, cao su,nhựa, thực phẩm dư thừa hoặc hết hạn sử dụng, xương động vật, lông gà vịt, rơm, rạ, xác động vật, vỏ rau quả…được đổ trực tiếp xuống sông hồ không những gây ô nhiễm trên bề mặt mà còn ô nhiễm cả mạch nước ngầm.
Trong điều kiện thời tiết nắng nóng thì rác thải sẽ dễ phân hủy và tạo ra những mùi rất khó chịu gây ô nhiễm môi trường. Còn khi trời mưa thì rác thải sẽ theo dòng chảy chảy đi gây ô nhiễm bề mặt nước. Thông thường, rác thải sẽ mạng các loại vi sinh vật, chất hữu cơ, kim loại nặng đưa vào môi trường gây ô nhiễm môi trường. Một điều đáng chú ý là những chất này sẽ ngấm vào nước sinh hoạt hoặc nước canh tác, từ đó sẽ tích lũy dần và gây nhiều bênh nguy hiểm cho con người và động vật.
Hiện nay, có rất nhiều con sông bị ô nhiễm do chất thải mà con người vẫn đang phải sống chung với nó, vẫn phải dùng nước ô nhiễm để sinh hoạt và nấu nướng. Sử dụng nguồn nước đã bị ô nhiễm lâu dần sẽ rất có hại cho sức khỏe và từ đó những căn bệnh nguy hiểm sẽ tìm đến với con người, điều đó giải thích vì sao những làng ung thư xuất hiện ngày càng nhiều hơn, nguyên nhân cũng chủ yếu là do sử dụng nước không đảm bảo chất lượng.

Xem thêm: Những chú chim cánh cụt ở Bắc Cực

Các giải pháp bảo vệ nguồn nước:

Giữ sạch nguồn nước: Cần nâng cao ý thức cộng đồng để giữ sạch nguồn nước bằng cách như không vứt rác bừa bãi, không thải trực tiếp vào nguồn nước sạch và sử dụng thuốc trừ sâu đúng cách. Cần hạn chế một cách tối đa việc sử dụng các loại hóa chất gây ô nhiễm môi trường và đặc biệt là môi trường nước .
Cần phải tiết kiệm nước sạch, sử dụng hợp lý nguồn nước để không lãng phí nước sạch vào những sinh hoạt không cần thiết. Kiểm tra, cải tạo đường ống, bể chứa nước để chống thoát nước ra ngoài gây lãng phí nước.
Xử lý rác thải sinh hoạt và chất thải khác: Cần phải có phương tiện chứa rác và phải có nắp đậy kín để rác không bị bốc mùi ra ngoài gây ô nhiễm môi trường, thùng rác phải đủ sức chứa cả rác hữu cơ ở gia đình, khu tập thể cũng như công cộng, đồng thời cũng cần có biện pháp xử lý hợp vệ sinh, không gây ô nhiễm nguồn nước.
Xử lý nước thải: Nước thải công nghiệp và y tế cần phải xử lý theo quy định của môi trường trước khi thải ra cộng đồng.

Nguồn: https://moitruongviet.edu.vn/anh-huong-cua-rac-thai-den-moi-truong/

Các câu hỏi liên quan

+2 phiếu
3 câu trả lời 630 lượt xem
+1 thích
1 trả lời 521 lượt xem
0 phiếu
0 câu trả lời 131 lượt xem
Thực trạng, nguyên nhân, hậu quả, giải pháp ô nhiễm môi trường ở xã Dương Liễu 
đã hỏi 14 tháng 9, 2022 trong Toán tiểu học bởi Khách
0 phiếu
1 trả lời 155 lượt xem
0 phiếu
1 trả lời 330 lượt xem
Trình bày ô nhiễm nước, ô nhiễm không khí (Thực trạng, nguyên nhân, hậu quả, giải pháp)
đã hỏi 21 tháng 10, 2020 trong Địa lý lớp 7 bởi quin Cử nhân (3.6k điểm)
0 phiếu
3 câu trả lời 12.9k lượt xem
0 phiếu
2 câu trả lời 723 lượt xem
Giới trẻ nói tục chửi thề đã đến mức báo động?!!! Hãy bỏ ra một ít thời gian để đọc hết bài viết này! TTO - Khi nghe một người nói "định mệnh", "đậu xanh" mà bạn biết ngay nghĩa chính xác của từ đó và ý người đó muốn diễn đạt - tức là chửi thề đã thành " ... muốn sửa thì chẳng cách nào có thể cứu vãn được. Theo HƯƠNG GIANG/Báo Tuổi trẻ Online Còn bạn, bạn nghĩ sao về thói quen này của giới trẻ?
đã hỏi 23 tháng 1, 2018 trong GD Công dân lớp 7 bởi trannhat900 ● Ban Quản Trị Phó giáo sư (52.9k điểm)
+1 thích
2 câu trả lời 250 lượt xem
  1. monmon70023220

    560 Điểm

  2. minhquanhhqt160

    68 Điểm

  3. Darling_274

    63 Điểm

  4. 333cuchillthoi302

    37 Điểm

Phần thưởng hằng tháng
Hạng 1: 200.000 đồng
Hạng 2: 100.000 đồng
Hạng 3: 50.000 đồng
Hạng 4: 20.000 đồng
Phần thưởng bao gồm: mã giảm giá Shopee, Nhà Sách Phương Nam, thẻ cào cùng nhiều phần quà hấp dẫn khác sẽ dành cho những bạn tích cực nhất của tháng. Xem tại đây
Bảng xếp hạng cập nhật 30 phút một lần
...