Chào mừng bạn đến với Selfomy Hỏi Đáp, hãy Hỏi bài tập hoặc Tham gia ngay
+2 phiếu
905 lượt xem
trong Hóa học lớp 8 bởi hoanghavy Cử nhân (2.3k điểm)
Các phương pháp cân bằng phương trình hóa học bằng oxi hóa khử
đã đóng
bởi Tí Vua Đệ Nhất Tiến sĩ (28.1k điểm)
Tick mình nha!
+1 cho bạn nà

3 Trả lời

+1 thích
bởi Tí Vua Đệ Nhất Tiến sĩ (28.1k điểm)
được bầu chọn là câu hỏi hay nhất bởi hoanghavy
 
Hay nhất

Dạng 1: Phản ứng oxi hóa-khử không có môi trường

Ví dụ 1: Cân bằng phương trình oxi hóa –khử bằng phương pháp thăng bằng electron

Phương pháp giải nhanh bài tập phương trình oxi hóa - khử - Ảnh 2

Ví dụ 2: Cân bằng phương trình oxi hóa –khử bằng phương pháp thăng bằng electron

Phương pháp giải nhanh bài tập phương trình oxi hóa - khử - Ảnh 3

Ví dụ 3: Cân bằng phương trình oxi hóa –khử bằng phương pháp thăng bằng electron

Phương pháp giải nhanh bài tập phương trình oxi hóa - khử - Ảnh 4

Dạng 2: Phản ứng oxi hóa-khử có môi trường

Ví dụ 1: Cân bằng phương trình oxi hóa –khử bằng phương pháp thăng bằng electron

Phương pháp giải nhanh bài tập phương trình oxi hóa - khử - Ảnh 5

Ví dụ 2: Cân bằng phương trình oxi hóa –khử bằng phương pháp thăng bằng electron

Phương pháp giải nhanh bài tập phương trình oxi hóa - khử - Ảnh 6

Ví dụ 3: Cân bằng phương trình oxi hóa –khử bằng phương pháp thăng bằng electron

Phương pháp giải nhanh bài tập phương trình oxi hóa - khử - Ảnh 7

Ví dụ 4: Cân bằng phương trình oxi hóa –khử bằng phương pháp thăng bằng electron

Phương pháp giải nhanh bài tập phương trình oxi hóa - khử - Ảnh 8

Dạng 3: Phản ứng tự oxi hóa-khử và phản ứng oxi hóa –khử nội phân tử

Phản ứng tự oxi hóa - khử:

Ví dụ 1: Cân bằng phương trình oxi hóa –khử bằng phương pháp thăng bằng electron

Phương pháp giải nhanh bài tập phương trình oxi hóa - khử - Ảnh 9

Phản ứng oxi hóa –khử nội phân tử:

Ví dụ 1: Cân bằng phương trình oxi hóa –khử bằng phương pháp thăng bằng electron

Phương pháp giải nhanh bài tập phương trình oxi hóa - khử - Ảnh 10

Dạng 4: Phản ứng oxi hóa - khử phức tạp

Chất khử (hai nguyên tố) và một chất oxi hóa:

Ví dụ 1: Cân bằng phương trình oxi hóa –khử bằng phương pháp thăng bằng electron

Phương pháp giải nhanh bài tập phương trình oxi hóa - khử - Ảnh 11

Ví dụ 2: Cân bằng phương trình oxi hóa –khử bằng phương pháp thăng bằng electron

Phương pháp giải nhanh bài tập phương trình oxi hóa - khử - Ảnh 12

Một chất khử và hai chất oxi hóa:

Ví dụ : Cân bằng phương trình oxi hóa –khử bằng phương pháp thăng bằng electron

Phương pháp giải nhanh bài tập phương trình oxi hóa - khử - Ảnh 13

Dạng 5: Phản ứng oxi hóa –khử có hệ số bằng chữ

Ví dụ 1 : Cân bằng phương trình oxi hóa –khử bằng phương pháp thăng bằng electron

Phương pháp giải nhanh bài tập phương trình oxi hóa - khử - Ảnh 14

Ví dụ 2 : Cân bằng phương trình oxi hóa –khử bằng phương pháp thăng bằng electron

Phương pháp giải nhanh bài tập phương trình oxi hóa - khử - Ảnh 15

Dajg 6: Phản ứng oxi hóa - khử dạng ion thu gọn

Ví dụ 1 : Cân bằng phương trình oxi hóa –khử bằng phương pháp thăng bằng electron

Phương pháp giải nhanh bài tập phương trình oxi hóa - khử - Ảnh 16

Ví dụ 2 : Cân bằng phương trình oxi hóa –khử bằng phương pháp thăng bằng electron

Phương pháp giải nhanh bài tập phương trình oxi hóa - khử - Ảnh 17

Sưu Tầm!

0 phiếu
bởi Khách Thạc sĩ (5.1k điểm)

1. Cách cân bằng phản ứng oxi hóa khử nhanh nhất

Nội dung 1: Số oxi hoá, phương pháp tính số oxi hóa của nguyên tố trong các hợp chất hóa học

Số oxi hóa của một nguyên tố trong phân tử là số điện tích của nguyên tử đó trong công thức hóa học, tức hiểu rằng liên kết giữa các nguyên tử nguyên tố trong phân tử là liên kết ion.
Quy tắc xác định số oxi hóa của các chất:
• Trong đơn chất, số oxi hóa nguyên tố là 0.
• Tổng các số oxi hoá của các nguyên tử trong công thức phân tử (trung hoà điện) bằng 0.
• Tổng các số oxi hoá của các nguyên tử nguyên tố trong một ion phức tạp bằng điện tích của ion đó.
• Khi tham gia vào phân tử, số oxi hoá của 2 nguyên tố cơ bản có trị số không đổi: H là +1, O là -2 …
Lưu ý: Dấu của số oxi hoá đặt trước con số, và dấu của điện tích ion đặt sau con số (số oxi hóa Fe+3 ; Ion sắt (III) ghi: Fe3+. Đây là lưu ý quan trọng trong cân bằng phản ứng oxi hóa khử.

cach-can-bang-phan-ung-oxi-hoa-khu

Nội dung 2: Các phương pháp cân bằng phản ứng oxi hoá khử

Phương pháp 1: Phương pháp cân bằng đại số đơn giản
Nguyên tắc khi cân bằng:
Số nguyên tử của mỗi nguyên tố nằm ở hai vế luôn bằng nhau.
Quy trình cân bằng:
Đặt ẩn số là các hệ số hợp thức. Dùng định luật bảo toàn khối lượng để cân bằng nguyên tố và lập phương trình đại số.
Ví dụ: a FeS2 + b O2→ c Fe2O3 + d SO2
Ta có: Fe : a = 2c
S : 2a = d
O : 2b = 3c + 2d
Chọn c = 1 thì a=2, d=4, b = 11/2
Nhân tất cả hai vế với 2 ta được phương trình mới
4FeS2 + 11O2 → 2Fe2O3 + 8SO2
Phương pháp 2: Sử dụng theo phương pháp cân bằng electron
Nguyên tắc: dựa vào sự bảo toàn số electron nghĩa là tổng số electron của chất khử cho luôn luôn bằng tổng số electron chất oxi hóa nhận.

cach-can-bang-phan-ung-oxi-hoa-khu-hieu-qua
Các bước cân bằng:
Bước 1: hoàn thành sơ đồ phản ứng với các nguyên tố có sự thay đổi số oxi hóa.
Bước 2: Hoàn thiện các quá trình: khử (cho electron), oxi hóa (nhận electron).
Bước 3:Cân bằng electron: nhân hệ số để:
Tổng số electron cho = tổng số electron nhận.
(tổng số oxi hóa giảm = tổng số oxi hóa tăng).
Bước 4: Cân bằng nguyên tố không thay đổi số oxi hoá :
kim loại (ion dương):
gốc axit (ion âm).
môi trường (axit, bazơ).
nước (cân bằng H2O để cân bằng hiđro).
Bước 5: Kiểm soát số nguyên tử oxi ở 2 vế (phải bằng nhau).
Ví dụ:
Fe + H2SO4đặc nóng → Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O
Fe0 → Fe+3 + 3e
1 x 2Fe0 → 2Fe+3 + 6e
3 x S+6 + 2e → S+4
2Fe + 6H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 3SO2 + 6H20
Phương pháp số 3: phương pháp cân bằng phương trình oxi hóa khử theo ion – electron:
Đối tượng áp dụng: sử dụng trong các quá trình diễn ra trong các dung dịch, có sự xuất hiện của môi trường (H2O, dung dịch axit, bazơ tham gia).
Các nguyên tắc cơ bản áp dụng:
•Trường hợp phản ứng có axit tham gia: bên nào của phương trình thừa O phải thêm H+ để tạo H2O và ngược lại.
•Trường hợp phản ứng có bazơ tham gia: bên nào của phương trình thừa O phải thêm H2O để tạo ra OH-
Các bước tiến hành:
Bước 1: Tách các ion, tính số các nguyên tố có số oxi hóa thay đổi sau đó viết các nửa phản ứng oxi hóa – khử.
Bước 2: Cân bằng các bán phản ứng:
Cân bằng số nguyên tử của nguyên tố ở hai vế trong phương trình
Thêm H+ hoặc OH-
Thêm H2O để làm đảm bảo cân bằng số nguyên tử H
Tính toán sao cho số nguyên tử oxi ở 2 vế phải cân bằng.
Tiếp theo là cân bằng điện tích: thêm electron vào mỗi nửa phản ứng để cân bằng điện tích trong phương trình
Bước 3: Cân bằng electron: tiến hành nhân hệ số để:
Tổng số electron cho = tổng số electron nhận.
(tổng số oxi hóa giảm = tổng số oxi hóa tăng).
Bước 4: Cộng tổng các nửa phản ứng ta có phương trình ion thu gọn.
Bước 5: Để chuyển phương trình dạng ion thu gọn thành phương trình ion đầy đủ và phương trình phân tử cần cộng vào 2 vế những lượng bằng nhau các cation hoặc anion để bù trừ điện tích ta cân bằng được phản ứng oxi hóa khử.

2. Ví dụ cụ thể

Ví dụ: Cân bằng phương trình phản ứng:
Cu + HNO3 → Cu(NO3)2 + NO + H2O
Bước 1: Cu + H+ + NO3- → Cu2+ + 2NO3- + NO + H2O
Cu0 → Cu2+
NO3-→ NO
Bước 2: Cân bằng nguyên tố:
Cu → Cu2+
NO3- + 4H+ → NO + 2H2O
Cân bằng điện tích
Cu → Cu2+ + 2e
NO3- + 4H+ + 3e → NO + 2H2O
Bước 3: Cân bằng electron:
3 x Cu → Cu2+ + 2
2 x NO3- + 4H+ + 3e → NO + 2H2O
Bước 4: 3Cu + 2NO3- + 8H+ → 3Cu2+ + 2NO + 4H2O
Bước 5: 3Cu + 8HNO3 → 3Cu(NO3)2 + 2NO +4H2O

ST

Chúc bạn học tốt ~^^~

bởi hoanghavy Cử nhân (2.3k điểm)
Cảm ơn bạn mà dài quá, nhưng mà thôi kệ
0 phiếu
bởi manh7a1 ● Ban Quản Trị Tiến sĩ (18.9k điểm)

Nội dung 1: Số oxi hoá, cách tính số oxi hóa của nguyên tố trong một hợp chất hóa học

Số oxi hóa của nguyên tố trong phân tử là điện tích của nguyên tử nguyên tố đó trong phân tử, khi giả thiết rằng liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử là liên kết ion.

oQuy tắc tính số oxi hóa:

• Trong đơn chất, số oxi hóa nguyên tố bằng 0:.

• Tổng đại số số oxi hoá của các nguyên tử trong phân tử (trung hoà điện) bằng 0.

• Tổng đại số số oxi hoá của các nguyên tử trong một ion phức tạp bằng điện tích của ion đó.

•Khi tham gia hợp chất, số oxi hoá của một số nguyên tố có trị số không đổi: H là +1, O là -2 …

Chú ý: Dấu của số oxi hoá đặt trước con số, còn dấu của điện tích ion đặt sau con số (số oxi hóa Fe+3 ; Ion sắt (III) ghi: Fe3+

Nội dung 2: Các phương pháp cân bằng phản ứng oxi hoá khử

Phương pháp 1: Phương pháp đại số

Nguyên tắc:

Số nguyên tử của mỗi nguyên tố ở hai vế phải bằng nhau.

Các bước cân bằng:

Đặt ẩn số là các hệ số hợp thức. Dùng định luật bảo toàn khối lượng để cân bằng nguyên tố và lập phương trình đại số.

Chọn nghiệm tùy ý cho 1 ẩn, rồi dùng hệ phương trình đại số để suy ra các ẩn số còn lại.

Ví dụ: a FeS2 + b O2→ c Fe2O3 + d SO2

Ta có: Fe : a = 2c

S : 2a = d

O : 2b = 3c + 2d

Chọn c = 1 thì a=2, d=4, b = 11/2

Nhân hai vế với 2 ta được phương trình:

4FeS2 + 11O2 → 2Fe2O3 + 8SO2

Phương pháp 2: phương pháp cân bằng electron

Nguyên tắc: dựa vào sự bảo toàn electron nghĩa là tổng số electron của chất khử cho phải bằng tổng số electron chất oxi hóa nhận.

Các bước cân bằng:

Bước 1: Viết sơ đồ phản ứng với các nguyên tố có sự thay đổi số oxi hóa.

Bước 2: Viết các quá trình: khử (cho electron), oxi hóa (nhận electron).

Bước 3:Cân bằng electron: nhân hệ số để:

Tổng số electron cho = tổng số electron nhận.

(tổng số oxi hóa giảm = tổng số oxi hóa tăng).

Bước 4: Cân bằng nguyên tố không thay đổi số oxi hoá (thường theo thứ tự:

kim loại (ion dương):

gốc axit (ion âm).

môi trường (axit, bazơ).

nước (cân bằng H2O để cân bằng hiđro).

Bước 5: Kiểm soát số nguyên tử oxi ở 2 vế (phải bằng nhau).

Lưu ý:

Khi viết các quá trình oxi hoá và quá trình khử của từng nguyên tố, cần theo đúng chỉ số qui định của nguyên tố đó.

Ví dụ:

Fe + H2SO4đặc nóng → Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O

Fe0 → Fe+3 + 3e

1 x 2Fe0 → 2Fe+3 + 6e

3 x S+6 + 2e → S+4

2Fe + 6H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 3SO2 + 6H20

§Phương pháp 3: phương pháp cân bằng ion – electron:

Phạm vi áp dụng: đối với các quá trình xảy ra trong dung dịch, có sự tham gia của môi trường (H2O, dung dịch axit hoặc bazơ tham gia).

Các nguyên tắc:

•Nếu phản ứng có axit tham gia: vế nào thừa O phải thêm H+ để tạo H2O và ngược lại.

•Nếu phản ứng có bazơ tham gia: vế nào thừa O phải thêm H2O để tạo ra OH-

Các bước tiến hành:

Bước 1: Tách ion, xác định các nguyên tố có số oxi hóa thay đổi và viết các nửa phản ứng oxi hóa – khử.

Bước 2: Cân bằng các bán phản ứng:

Cân bằng số nguyên tử mỗi nguyên tố ở hai vế:

Thêm H+ hay OH-

Thêm H2O để cân bằng số nguyên tử hiđro

Kiểm soát số nguyên tử oxi ở 2 vế (phải bằng nhau).

Cân bằng điện tích: thêm electron vào mỗi nửa phản ứng để cân bằng điện tích

Bước 3: Cân bằng electron: nhân hệ số để:

Tổng số electron cho = tổng số electron nhận.

(tổng số oxi hóa giảm = tổng số oxi hóa tăng).

Bước 4: Cộng các nửa phản ứng ta có phương trình ion thu gọn.

Bước 5: Để chuyển phương trình dạng ion thu gọn thành phương trình ion đầy đủ và phương trình phân tử cần cộng vào 2 vế những lượng bằng nhau các cation hoặc anion để bù trừ điện tích.

Ví dụ: Cân bằng phương trình phản ứng:

Cu + HNO3 → Cu(NO3)2 + NO + H2O

Bước 1: Cu + H+ + NO3- → Cu2+ + 2NO3- + NO + H2O

Cu0 → Cu2+

NO3-→ NO

Bước 2: Cân bằng nguyên tố:

Cu → Cu2+

NO3- + 4H+ → NO + 2H2O

Cân bằng điện tích

Cu → Cu2+ + 2e

NO3- + 4H+ + 3e → NO + 2H2O

Bước 3: Cân bằng electron:

3 x Cu → Cu2+ + 2e

2 x NO3- + 4H+ + 3e → NO + 2H2O

Bước 4: 3Cu + 2NO3- + 8H+ → 3Cu2+ + 2NO + 4H2O

Bước 5: 3Cu + 8HNO3 → 3Cu(NO3)2 + 2NO +4H2O

Nội dung 3: Các dạng phản ứng oxi hóa khử phức tạp

1. Phản ứng oxi hoá khử có hệ số bằng chữ

Nguyên tắc:

Cần xác định đúng sự tăng giảm số oxi hoá của các nguyên tố

Ví dụ:

Fe3O4 + HNO3→ Fe(NO3)3 + NxOy + H20

(5x – 2y) x 3Fe+8/3 → 3Fe+9/3 + e

1 x xN+5 + (5x – 2y)e → xN+2y/x

(5x-2y)Fe3O4+ (46x-18y)HNO3 → (15x-6y)Fe(NO3)3+NxOy+(23x-9y)H2O

2. Phản ứng có chất hóa học là tổ hợp của 2 chất khử

Nguyên tắc :

Cách 1 : Viết mọi phương trình biểu diễn sự thay đổi số oxi hoá, chú ý sự ràng buộc hệ số ở hai vế của phản ứng và ràng buộc hệ số trong cùng phân tử.

Cách 2 : Nếu một phân tử có nhiều nguyên tố thay đổi số oxi hoá có thể xét chuyển nhóm hoặc toàn bộ phân tử, đồng thời chú ý sự ràng buộc ở vế sau.

Luyện tập: Cân bằng phản ứng sau :

FeS2 + O2 → Fe2O3 + SO2

Fe+2 → Fe+3 + 1e

2S-1 → 2S+4 + 2.5e

4 x FeS2 → Fe+3 +2S+4 + 11e

11 x 2O0 + 4e → 2O

4FeS2 + 11O2 → 2Fe2O3 + 8SO2

3. Phản ứng có nguyên tố tăng hay giảm số oxi hoá ở nhiều nấc

oNguyên tắc :

• Cách 1 : Viết mọi phương trình thay đổi số oxi hoá, đặt ẩn số cho từng nấc tăng, giảm số oxi hoá.

•Cách 2 : Tách ra thành hai hay nhiều phương trình ứng với từng nấc số oxi hóa tăng hay giảm.

Ví dụ: Cân bằng phản ứng sau:

Al + HNO3→ Al(NO3)3 + NO + N2O + H2O

Cách 1: (3x + 8y) x Al0→ Al+3 + 3e

3 x xN+5 + 3xe → xN+5

3 x 2yN+5 + 8ye → 2yN+1

(3x+8y)Al +(12x+30y)HNO3→(3x+8y)Al(NO3)3+3xNO+3yNO2+(6x+15 y)H2O

Cách 2: Tách thành 2 phương trình :

a x Al + 4HNO3 → Al(NO3)3 + NO + 2H2O

b x 8Al + 30 HNO3 → 8Al(NO3)3 +3N2O + 15H2O

(a+8b)Al + (4a+30b)HNO3 → (a+8b)Al(NO3)3 + a NO + 3b N2O+(2a+15b)H2O

4. Phản ứng không xác định rõ môi trường

oNguyên tắc:

•Có thể cân bằng nguyên tố bằng phương pháp đại số hoặc qua trung gian phương trình ion thu gọn.

•Nếu do gom nhiều phản ứng vào, cần phân tích để xác định giai đoạn nào là oxi hóa khử.

Ví dụ: Al + H2O + NaOH → NaAlO2 + H2

Al + H20 → Al(OH)3 + H2

2 x Al0 → Al+3 + 3e

3 x 2H+ + 2e → H2

2Al + 6H20 → 2Al(OH)3 + H2 (1)

2Al(OH)3 + 2NaOH → 2NaAlO2 + 4H20 (2)

Tổng hợp 2 phương trình trên:

2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2

Các câu hỏi liên quan

0 phiếu
1 trả lời 159 lượt xem
Ở 10 độ C có 500gam dung dịch bão hoà CuSO4. Đun nóng dung dịch lên đến 50 độ C.Hỏi phải thêm vào dung dịch bao nhiêu gam CuSO4.5H2O nữa để được dung dịch bão hoà ở nhiệt độ này.Biết độ tan CuSO4 ở 10 độ C và 50 độ  lần lượt là 20g và 30g
đã hỏi 14 tháng 7, 2021 trong Hóa học lớp 8 bởi Trung
+4 phiếu
3 câu trả lời 166 lượt xem
mọi người nhanh nha đây là câu hỏi kiêm rtra 15 phút hóa của tụi mình vừa rồi
đã hỏi 3 tháng 2, 2018 trong Hóa học lớp 8 bởi danghuyentrang Học sinh (145 điểm)
0 phiếu
2 câu trả lời 332 lượt xem
Cân bằng phương trình hóa học: CxHyOz+Ox ---> CO2+H2O
đã hỏi 3 tháng 11, 2019 trong Hóa học lớp 8 bởi ForLearning123 Học sinh (245 điểm)
0 phiếu
1 trả lời 74 lượt xem
đã hỏi 27 tháng 8, 2019 trong Hóa học lớp 8 bởi Trần Nhật Dương Cử nhân (3.7k điểm)
+1 thích
1 trả lời 137 lượt xem
+1 thích
1 trả lời 145 lượt xem
+1 thích
1 trả lời 131 lượt xem
FexOy + HNO3 -> Fe(NO3)3 + NO + H2O Fe(OH)2 + HNO3 -> Fe(NO3)3 + NxOy + H2O
đã hỏi 6 tháng 1, 2019 trong Hóa học lớp 8 bởi Mai Thảo Ngân Học sinh (259 điểm)
+1 thích
3 câu trả lời 472 lượt xem
? + ? -> H3PO4 CaO + H3PO4 -> ? C4H10 + O2 -> ? Al + CuSO4 -> ?
đã hỏi 6 tháng 1, 2019 trong Hóa học lớp 8 bởi Mai Thảo Ngân Học sinh (259 điểm)
+2 phiếu
1 trả lời 483 lượt xem
Cân bằng các phương trình sau:
đã hỏi 24 tháng 7, 2018 trong Hóa học lớp 8 bởi dat97tqt Tiến sĩ (12.7k điểm)

HOT 1 giờ qua

  1. PTG

    288 Điểm

  2. luckyyhappyy07687

    151 Điểm

  3. tnk11022006452

    85 Điểm

  4. minhquanhhqt160

    70 Điểm

Phần thưởng hằng tháng
Hạng 1: 200.000 đồng
Hạng 2: 100.000 đồng
Hạng 3: 50.000 đồng
Hạng 4: 20.000 đồng
Phần thưởng bao gồm: mã giảm giá Shopee, Nhà Sách Phương Nam, thẻ cào cùng nhiều phần quà hấp dẫn khác sẽ dành cho những bạn tích cực nhất của tháng. Xem tại đây
Bảng xếp hạng cập nhật 30 phút một lần
...