Chào mừng bạn đến với Selfomy Hỏi Đáp, hãy Hỏi bài tập hoặc Tham gia ngay
+2 phiếu
2.5k lượt xem
trong Sinh học lớp 7 bởi
Trình bày đặc điểm của trùng kiết lị- trùng sốt rét -sán lá máu -sán bã trầu -sán dây -giun kim- giun móc câu-giun rể lúa

1 Câu trả lời

0 phiếu
bởi dthanhcoder Cử nhân (4.6k điểm)
 
Hay nhất

 

Chào bạn Khánh vi

1.Trùng Kiết Lị

- Trùng kiết lị giống trùng biến hình, chí khác ở chồ chân giả rất ngắn. Bào xác trùng kiết lị theo thức ăn, nước uống vào ống tiêu hoá người. Đến ruột, trùng kiết lị chui ra khỏi bào xác, gây các vết loét ở niêm mạc ruột rồi nuốt hồng cầu ở đó để tiêu hoá chúng sinh sản rất nhanh. Bệnh nhân đau bụng, đi ngoài. phân có lẫn máu và chất nhày như nước mũi. Đó là triệu chứng bệnh kiết lị.

2.Trùng sốt rét

- Trùng sốt rét thích nghi với kí sinh trong máu người, trong thành ruột và tuyến nước bọt của muỗi Anôphen. Chúng có kích thước nhò. không có bộ phận di chuyên và các không bào, hoạt động dinh dưỡng đểu thực hiện qua màng tế bào.

3.Sán lá máu

- Hình dạng nhỏ như kim, kích thước khoảng 1,5mm, ruột phân nhánh dạng chữ X. Cơ quan sinh dục gồm có: buồng trứng hình chữ H, nối liền với ống dẫn trứng ra lỗ sinh dục cái ở mặt bụng. Tinh hoàn xếp thành 2 hàng nối liền với ống dẫn tinh đổ ra lỗ sinh dục ở mặt lưng. Sanguinicola sống và sinh sản trong máu cá.

4.Sán bã trầu

Sán bã trầu có tên khoa học là Fasiolopsis buski. Kích thước dài 2-7,5 cm, rộng 8-20mm, dày 0,5-3mm. Đối tượng là người và lợn (ký sinh ở tá tràng người và ruột non lợn). Lây nhiễm qua đường tiêu hóa. Vật chủ trung gian là ốc gạo, ốc mút. Cơ quan sinh dục phát triển.

5.Sán dây

Loài này dài từ 4 – 12 m, thân có trên 1.000 đốt, đốt trưởng thành dài khoảng 20 – 30 mm. Cùng với sán dây lợn (Taenia solium) nó là một trong những loài ký sinh ở gia súc và lây qua con người khi ăn phải thịt trâu, bò hoặc thịt lợn có nang ấu trùng sán mà không được đun nấu chín kỹ. Sán dây bò trưởng thành ký sinh ở ruột non. Trứng sán dây theo đốt già rụng ra khỏi cơ thể sán rồi ra ngoài theo phân. Khi trứng sán dây bò được trâu, bò ăn phải vào trong cơ thể, trứng sán phát triển thành nang ấu trùng sán. Để thực hiện được chu kỳ phát triển của ký sinh trùng, sán dây bò cần phải có vật chủ trung gian là trâu, bò, lợn. Con người gần như là vật chủ chính duy nhất của ký sinh trùng và cũng là nguồn lây nhiễm duy nhất. Ba tháng sau kể từ khi người ăn phải thịt trâu, bò, lợn có nang ấu trùng, ký sinh trùng sán dây trưởng thành về sinh dục và bắt đầu đứt các đốt già. Sán dây có thể sống trong cơ thể con người từ 50 - 70 năm. Bệnh nhân có các triệu chứng như bị đầy bụng, đau vùng rốn, dần dần thấy yếu mệt, chóng mặt, hoa mắt, đau đầu, hạ huyết áp và thiếu máu...

5.Giun kim

Là loại giun có kích thước cơ thể nhỏ, màu trắng đục. Đầu hơi phình. Hai bên thân có 2 mép hình lăng trụ do sự dày lên của lớp vỏ bọc bên ngoài. Giun kim đực đuôi cong và có 1 gai giao hợp cong như lưỡi câu. Con cái to hơn, dài hơn con đực đuôi nhọn và thẳng, tử cung chứa đầy trứng. Cơ thể có khía ngang sần sùi để ma sát tốt cho di chuyển. Cuối thực quản có ụ phình. Trứng giun kim có vỏ nhẵn hình bầu dục và thường vẹt một đầu như hình hạt gạo. Tính chất bắt màu của trứng giun kim phụ thuộc vào trứng có tiếp xúc với phân hay không.

6.Giun kim

Giun kim có màu trắng sữa, hình dáng mảnh như sợi chỉ, giun đực dài chừng 2-5mm, giun cái 8-13mm, ký sinh ở manh tràng, đại tràng, trực tràng. Giun đực, giun cái khác nhau, sau khi giao phối, giun đực nhanh chóng chết, theo phân ra ngoài, còn giun cái có chửa liền di chuyển xuống phía dưới, đêm đến khi con người ngủ thì di chuyển ra ngoài hậu môn, đẻ hàng loạt trứng ở chỗ da nhăn quanh hậu môn và hội âm, sau đó chết hàng loạt. Trong vòng 6 giờ, trứng giun phát triển thành trứng lây nhiễm, qua miệng hoặc mũi con người, xâm nhập vào đường ruột, nở ra trong dạ dày và ruột non. Ấu trùng nở ra di chuyển đến ruột non rồi xuống đại tràng phát triển thành giun trưởng thành. Từ trứng giun xâm nhập cơ thể mà phát triển thành giun trưởng thành khoảng 2-4 tuần. Tuổi thọ của giun cái chừng 4-8 tuần.

Chúc bạn học tốt

-Yasou-(QTV)

 

Các câu hỏi liên quan

0 phiếu
5 câu trả lời 357 lượt xem
+1 thích
2 câu trả lời 798 lượt xem
Câu 10: Trong những đặc điểm sau, những đặc điểm nào có ở trùng kiết lị? 1. Đơn bào, dị dưỡng. 2. Di chuyển bằng lông hoặc ... ;n tích cực. Số phương án đúng là A. 3. B. 4. C. 5. D. 6
đã hỏi 8 tháng 5, 2021 trong Sinh học lớp 7 bởi Khách Thần đồng (548 điểm)
+1 thích
2 câu trả lời 1.2k lượt xem
Câu 9: Trùng kiết lị giống với trùng biến hình ở điểm nào trong số các đặc điểm dưới đây A. Có chân giả ... thiên nhiên C. Có di chuyển tích cực D. Có hình thành bào xác
đã hỏi 8 tháng 5, 2021 trong Sinh học lớp 7 bởi Khách Thần đồng (548 điểm)
0 phiếu
1 trả lời 3.7k lượt xem
0 phiếu
2 câu trả lời 1.8k lượt xem
so sánh đặc điểm cấu tạo của trùng kiết lị và trùng giày ?  nêu các đặc điểm giống và khác của trùng giày và trùng kiết lị  
đã hỏi 18 tháng 12, 2016 trong Sinh học lớp 7 bởi yennhibaby99 Học sinh (201 điểm)
  • đề-cương
  • sinh-học
+2 phiếu
3 câu trả lời 3.8k lượt xem
0 phiếu
1 trả lời 175 lượt xem
đã hỏi 10 tháng 1, 2022 trong Sinh học lớp 7 bởi vxh2k9850 Phó giáo sư (35.9k điểm)
0 phiếu
1 trả lời 451 lượt xem
đã hỏi 25 tháng 3, 2021 trong Sinh học lớp 7 bởi tngnhatganh117 Cử nhân (3.4k điểm)
+1 thích
3 câu trả lời 1.4k lượt xem
trùng kiết lị và trung sốt rét có lợi và có hại gì hãy nêu vd
đã hỏi 11 tháng 9, 2018 trong Sinh học lớp 7 bởi yeu5love147 Học sinh (338 điểm)
  1. phamngoctienpy1987844

    50628 Điểm

  2. vxh2k9850

    35940 Điểm

  3. Khang1000

    29693 Điểm

  4. Tí Vua Đệ Nhất

    28073 Điểm

Phần thưởng hằng tháng
Hạng 1: 200.000 đồng
Hạng 2: 100.000 đồng
Hạng 3: 50.000 đồng
Hạng 4: 20.000 đồng
Phần thưởng bao gồm: mã giảm giá Shopee, Nhà Sách Phương Nam, thẻ cào cùng nhiều phần quà hấp dẫn khác sẽ dành cho những bạn tích cực nhất của tháng. Xem tại đây
Bảng xếp hạng cập nhật 30 phút một lần
...