Chào mừng bạn đến với Selfomy Hỏi Đáp, hãy Hỏi bài tập hoặc Tham gia ngay
+2 phiếu
429 lượt xem
trong Ngữ văn lớp 7 bởi khaihoankks Học sinh (200 điểm)

Soan bai Tinh Than yeu cua nhan dan ta

Nhớ Bôi đen vô nha mailmailmailmailmailmailmailmail​​​​​​​mailmail​​​​​​​mailmail​​​​​​​mailmail​​​​​​​mailmail​​​​​​​mailmail​​​​​​​​​​​​​​

bởi ๖ۣۜMinh๖ۣۜ ๖ۣۜKhổng๖ۣۜ Tiến sĩ (10.6k điểm)

Chơi người à 

Trân trọng @khongtuanminh443166

bởi ๖ۣۜMinh๖ۣۜ ๖ۣۜKhổng๖ۣۜ Tiến sĩ (10.6k điểm)

Tick nhé +1 

Trân trọng @khongtuanminh443166


3 Trả lời

+1 thích
bởi David_Backham Thần đồng (565 điểm)
được bầu chọn là câu hỏi hay nhất bởi khaihoankks
 
Hay nhất

I. THỂ LOẠI

Văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta được viết dưới dạng văn nghị luận.

Văn chương nghị luận là một thể văn đặc biệt. Khác với các thể loại như truyện, kí, kịch, thơ,... tác động chủ yếu đến bạn đọc qua hệ thống hình tượng cảm xúc, văn nghị luận xây dựng một hệ thống luận điểm, luận cứ, luận chứng để luận bàn về một vấn đề nào đó nảy sinh trong thực tiễn đời sống và trong nghệ thuật.

Trong văn bản nghị luận, người viết nêu rõ vấn đề cần xem xét, trình bày để thể hiện những hiểu biết, suy nghĩ, quan điểm, thái độ,... của mình đối với vấn đề đó. Giá trị của một văn bản nghị luận trước hết nằm ở ý nghĩa của vấn đề được nêu ra, ở quan điểm xem xét và giải quyết vấn đề, nhất là ở sức thuyết phục của lập luận.

Sức thuyết phục của văn nghị luận là ở hệ thống luận điểm chặt chẽ, luận cứ chi tiết và luận chứng xác thực,... Qua đó, người đọc tin vào những điều người viết trình bày, tự xác định cho mình những tư tưởng, tình cảm và hành động đúng.

II. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Bài văn này nghị luận vấn đề tinh thần yêu nước của nhân dân ta. Câu văn thâu tóm nội dung nghị luận trong bài: "Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta".

2. Bài văn có bố cục ba phần:

– Mở bài (từ đầu đến "lũ bán nước và lũ cướp nước") nêu lên vấn đề nghị luận: Tinh thần yêu nước là một truyền thống quý báu của nhân dân ta.

– Thân bài (tiếp theo đến "lòng nồng nàn yêu nước"): Chứng minh tinh thần yêu nước trong lịch sử và trong cuộc kháng chiến hiện tại.

– Kết bài (phần còn lại): Nhiệm vụ phát huy tinh thần yêu nước trong công cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

3. Để chứng minh cho nhận định: "Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta", tác giả đã đưa ra các dẫn chứng:

– Tinh thần yêu nước trong lịch sử các thời đại.

– Tinh thần yêu nước trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, dẫn chứng lại chia ra các lứa tuổi; người trong vùng tạm bị chiếm và nước ngoài; miền ngược, miền xuôi; chiến sĩ ngoài mặt trận và công chức ở hậu phương; phụ nữ và các bà mẹ chiến sĩ; công nhân, nông dân thi đua sản xuất đến điền chủ quyên đất ruộng cho Chính phủ,... Các dẫn chứng tiêu biểu, toàn diện đã chứng minh dân ta có truyền thống nồng nàn yêu nước.

4. Trong bài văn, tác giả đã sử dụng hình ảnh so sánh: tinh thần yêu nước kết thành (như) một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, vì thế nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn; nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước. So sánh tinh thần yêu nước với làn sóng mạnh mẽ và to lớn là cách so sánh cụ thể, độc đáo. Lối so sánh như vậy làm nổi bật sức mạnh cuồn cuộn, vô song của tinh thần yêu nước.

Hình ảnh so sánh khác là ví tinh thần yêu nước như các thứ của quý. Có khi được trưng bày, có khi được cất giấu. Khi được trưng bày, ai cũng nhìn thấy. Khi được cất giấu thì kín đáo. Như vậy tinh thần yêu nước khi tiềm tàng, khi lộ rõ, nhưng lúc nào cũng có. Cách so sánh này làm cho người đọc hình dung được giá trị của lòng yêu nước; mặt khác nêu trách nhiệm đưa tất cả của quý ấy ra trưng bày, nghĩa là khơi gợi, phát huy tất cả sức mạnh còn đang tiềm ẩn, đang được cất giấu ấy để cho cuộc kháng chiến thắng lợi.

5. a) Câu mở đoạn của đoạn văn này là:

“Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước”.

Câu kết đoạn của đoạn văn là:

"Những cử chỉ cao quý đó, tuy khác nhau nơi việc làm, nhưng đều giống nhau nơi lòng nồng nàn yêu nước".

b) Các dẫn chứng trong đoạn này được đưa ra theo mô hình "từ ... đến ..." và được sắp xếp theo các trình tự: tuổi tác, khu vực cư trú; tiền tuyến, hậu phương; tầng lớp, giai cấp.

c) Những sự việc và con người này có mối quan hệ theo các bình diện khác nhau, nhưng bao quát toàn bộ già trẻ, gái trai, miền xuôi, miền ngược, tiền tuyến, hậu phương, nông dân, công nhân, điền chủ,...; nghĩa là toàn thể nhân dân Việt Nam.

6. Nghệ thuật bài văn có những điểm nổi bật:

– Bố cục chặt chẽ.

– Dẫn chứng chọn lọc và trình bày theo trật tự thời gian (từ xưa đến nay). Nhấn mạnh các dẫn chứng thời nay, đưa các dẫn chứng này theo các bình diện để làm nổi bật tính chất toàn dân.

– Hình ảnh so sánh độc đáo, gợi cho người đọc thấy rõ sức mạnh to lớn và giá trị quý báu của tinh thần yêu nước vốn là một khái niệm trừu tượng.

III. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG

1. Tóm tắt

Bằng  những dẫn chứng cụ thể, phong phú, bài văn làm sáng tỏ chân lí: Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta.

2. Cách đọc

Để đọc tốt văn bản này, cần chú ý:

- Đối với một văn bản nghị luận, điều trước hết là phải đọc rành mạch, rõ ràng để làm nổi bật những luận điểm, thái độ, cách đánh giá,... của tác giả về vấn đề được nêu ra.

- Ngoài hệ thống luận điểm, luận cứ, lí lẽ,... để tạo nên một giọng điệu lôi cuốn, hấp dẫn, tác giả đã sử dụng thủ pháp trùng điệp với các câu, các thành phần câu được lặp đi lặp lại theo một nhịp độ tăng tiến. Biện pháp nghệ thuật này giúp cho tác giả đi đến những kết luận cần thiết một cách nhẹ nhàng, thoải mái và rất tự nhiên. Khi sử dụng biện pháp này, các câu văn được kéo dài ra hơn bình thường, do đó gây ít nhiều khó khăn cho việc đọc. Trước khi đọc thành tiếng, cần đọc thầm nhiều lần, ghi nhớ những câu dài để giữ hơi, giữ giọng cho phù hợp.

3. Tìm hiểu về cách liệt kê, đồng thời học cách lập luận trong bài để xây dựng đoạn văn.

+2 phiếu
bởi dat97tqt Tiến sĩ (12.7k điểm)

Bạn tham khảo cách soạn dưới đây nhé:

Bố cục:

   - Phần 1 (từ đầu đến "lũ bán nước và lũ cướp nước"): Khẳng định tinh thần yêu nước và truyền thống quý báu của dân tộc.

 

   - Phần 2 (tiếp theo đến "lòng nống nàn yêu nước"): Tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong quá khứ và hiện tại.

   - Phần 3 (đoạn còn lại): Phát huy tinh thần yêu nước của dân tộc trong thực tế là nhiệm vụ quan trọng.

Hướng dẫn soạn bài

Câu 1:

- Bài văn này nghị luận vấn đề tinh thần yêu nước của nhân dân ta.

- Câu văn thâu tóm nội dung nghị luận trong bài: "Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta".

Câu 2: Bài văn có bố cục ba phần:

- Mở bài (từ đầu đến "lũ bán nước và lũ cướp nước") nêu lên vấn đề nghị luận: Tinh thần yêu nước là một truyền thống quý báu của nhân dân ta.

- Thân bài (tiếp theo đến "lòng nồng nàn yêu nước"): Chứng minh tinh thần yêu nước trong lịch sử và trong cuộc kháng chiến hiện tại.

- Kết bài (phần còn lại): Nhiệm vụ phát huy tinh thần yêu nước trong công cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

Câu 3: Để chứng minh cho nhận định: "Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta", tác giả đã đưa ra các dẫn chứng:

- Tinh thần yêu nước trong lịch sử chống giặc ngoại xâm các thời đại.

- Tinh thần yêu nước ở hiện tại, trong cuộc kháng chiến chống Pháp.

Các dẫn chứng tiêu biểu, toàn diện đã chứng minh dân ta có truyền thống nồng nàn yêu nước.

Các dẫn chứng được sắp xếp theo trình tự:

    + Thời gian: quá khứ - hiện tại

    + Không gian: miền xuôi - miền ngược, nước ngoài - trong nước.

    + Lứa tuổi: già - trẻ, gái - trai.

    + Lĩnh vực: mặt trận, hậu phương.

 

Câu 4:

Trong bài văn, tác giả đã sử dụng hình ảnh so sánh: tinh thần yêu nước kết thành (như) một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, vì thế nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn; nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước. So sánh tinh thần yêu nước với làn sóng mạnh mẽ và to lớn là cách so sánh cụ thể, độc đáo. Lối so sánh như vậy làm nổi bật sức mạnh cuồn cuộn, vô song của tinh thần yêu nước.

Hình ảnh so sánh khác là ví tinh thần yêu nước như các thứ của quý. Có khi được trưng bày, có khi được cất giấu. Khi được trưng bày, ai cũng nhìn thấy. Khi được cất giấu thì kín đáo. Như vậy tinh thần yêu nước khi tiềm tàng, khi lộ rõ, nhưng lúc nào cũng có. Cách so sánh này làm cho người đọc hình dung được giá trị của lòng yêu nước; mặt khác nêu trách nhiệm đưa tất cả của quý ấy ra trưng bày, nghĩa là khơi gợi, phát huy tất cả sức mạnh còn đang tiềm ẩn, đang được cất giấu ấy để cho cuộc kháng chiến thắng lợi.

Câu 5:

a. Câu mở đoạn của đoạn văn này là: "Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước".

Câu kết đoạn của đoạn văn này là: "Những cử chỉ cao quý đó, tuy khác nhau nơi việc làm, nhưng đều giống nhau nơi lòng nồng nàn yêu nước".

b. Các dẫn chứng trong đoạn này được sắp xếp theo các trình tự: tuổi tác, khu vực cư trú; tiền tuyến, hậu phương; tầng lớp, giai cấp.

c. Các sự việc và con người được liên kết theo mô hình " từ ... đến ..." làm cho sự việc và con người thống nhất với nhau. Những sự việc và con người này có mối quan hệ theo các bình diện khác nhau, nhưng bao quát toàn bộ già trẻ, gái trai, miền xuôi, miền ngược, tiền tuyến, hậu phương, nông dân, công nhân, điền chủ,...; nghĩa là toàn thể nhân dân Việt Nam.

 

Câu 6: Nghệ thuật bài văn có những điểm nổi bật:

- Bố cục chặt chẽ: đầy đủ ba phần rõ ràng, mạch lạc, cân đối.

- Dẫn chứng chọn lọc và trình bày theo trật tự thời gian (từ xưa đến nay). Nhấn mạnh các dẫn chứng thời nay, đưa các dẫn chứng này theo các bình diện để làm nổi bật tính chất toàn dân.

- Lời văn chặt chẽ, logic, hình ảnh so sánh độc đáo, gợi cho người đọc thấy rõ sức mạnh to lớn và giá trị quý báu của tinh thần yêu nước vốn là một khái niệm trừu tượng.

bởi khaihoankks Học sinh (200 điểm)
Ahihi cám ơn nha
+1 thích
bởi ๖ۣۜMinh๖ۣۜ ๖ۣۜKhổng๖ۣۜ Tiến sĩ (10.6k điểm)

Câu 1 (trang 26 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):

   Vấn đề : tinh thần yêu nước của nhân dân ta. Câu văn thâu tóm : "Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta".

 

Câu 2 (trang 26 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):

   Bố cục và dàn ý theo trật tự trong bài :

   - Mở bài (Từ đầu … lũ bán nước và lũ cướp nước) : Nêu vấn đề nghị luận.

   - Thân bài (tiếp … lòng nồng nàn yêu nước) : Chứng minh tinh thần yêu nước trong lịch sử và trong kháng chiến hiện tại.

   - Kết bài (còn lại) : Nhiệm vụ tất cả mọi người.

Câu 3 (trang 26 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):

   - Tinh thần yêu nước trong lịch sử các triều đại.

   - Tinh thần yêu nước trong kháng chiến chống Pháp.

   Các dẫn chứng trên được đưa ra theo trình tự thời gian (quá khứ – hiện tại), không gian (miền ngược – miền xuôi, trong nước – nước ngoài), …

 

Câu 4 (trang 26 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):

   Hình ảnh so sánh được tác giả sử dụng :

   - Tinh thần yêu nước kết thành (như) một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn …

   - Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý.

   Tác dụng : Giúp sự hình dung được sức mạnh, giá trị của lòng yêu nước được rõ ràng, cụ thể. Mở ra trách nhiệm cần phát huy sức mạnh lòng yêu nước còn tiềm ẩn.

Câu 5 (trang 26 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2): Đồng bào ta ngày nay … nơi lòng nồng nàn yêu nước :

   a. Câu mở đầu : Đồng bào ta ngày nay rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước.

   Câu kết đoạn : Những cử chỉ cao quý đó, tuy khác nhau nơi việc làm, nhưng đều giống nhau nơi lòng nồng nàn yêu nước.

   b. Cách sắp xếp dẫn chứng : theo mô hình “từ … đến” và theo trình tự : tuổi tác, khu vực, tiền tuyến, hậu phương, tầng lớp, giai cấp, …

 

   c. Các sự việc và con người được sắp xếp theo mô hình “từ…đến” có mối quan hệ hợp lí trên các bình diện khác nhau nhưng bao quát toàn thể nhân dân Việt Nam.

Câu 6 (trang 26 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):

   Nghệ thuật nghị luận của bài có những điểm nổi bật :

   - Bố cục chặt chẽ.

   - Dẫn chứng chọn lọc, trình bày hợp lí, giàu sức thuyết phục.

   - Cách diễn đạt trong sáng, hình ảnh so sánh độc đáo.

Luyện tập

Câu 2 (trang 27 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2): Đoạn văn tham khảo :

   Hè đến, những cơn mưa rào cũng vô tình đến. Dọc phố, từ những hàng cây rung rinh đón gió đến những âm thanh rộn rã đàn ve, từ bầu trời quang mây nắng chiếu đến từng hơi thở nặng trĩu nóng nực. Tất cả như đè lên không khí một mùi nắng nóng. Hè đến thật rồi.

Trân trọng @khongtuanminh443166

Các câu hỏi liên quan

0 phiếu
1 trả lời 216 lượt xem
Tim vi du thuc te de chung to neu chung ta biet chu y den viec sap xep cac y cho ranh mach thi bai viet cua chung ta se co hieu qua thuyet phuc cao .Nguoc lai , neu khong sap xep cac y cho phu hop thi bai viet cua chung ta se khong hieu duoc ,khong duoc tiep nhan . Giup toi tim vi du de dua vao
đã hỏi 15 tháng 9, 2017 trong Ngữ văn lớp 7 bởi Khách
0 phiếu
2 câu trả lời 216 lượt xem
cm câu tục ngữ ăn quả nhớ kẻ trồng cây
đã hỏi 21 tháng 3, 2017 trong Ngữ văn lớp 7 bởi serina16 Thần đồng (504 điểm)
  • văn-7-chứng-minh
+1 thích
1 trả lời 244 lượt xem
Viết một đoạn ngắn {khoảng 5-7 câu} tả cảnh quê hương em, trong đó có một vài câu đăc biệt.
đã hỏi 14 tháng 2, 2017 trong Ngữ văn lớp 7 bởi huyen2004tienmy Học sinh (137 điểm)
0 phiếu
3 câu trả lời 744 lượt xem
viết 1 đoạn văn ngắn nói về lòng say mê văn học của em hoặc về ảnh hưởng của tác phẩm văn học đối với em. Trong đó có dùng ít nhất 1 câu bị động. hãy chỉ ra.
đã hỏi 31 tháng 1, 2017 trong Ngữ văn lớp 7 bởi hoanglinh2814 Tiến sĩ (12.8k điểm)
+1 thích
4 câu trả lời 321 lượt xem
Giải thích ý nghĩa các câu tục ngữ: a. Ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau b. Lao động là vàng c. Cái nết đánh chết cái đẹp
đã hỏi 27 tháng 1, 2017 trong Ngữ văn lớp 7 bởi daothioanh Học sinh (125 điểm)
+1 thích
4 câu trả lời 342 lượt xem
Tìm luận điểm , luận cứ , chỉ ra cách lập luận cho đề bài sau: " Sách là người bạn lớn của con người"
đã hỏi 27 tháng 1, 2017 trong Ngữ văn lớp 7 bởi daothioanh Học sinh (125 điểm)
0 phiếu
3 câu trả lời 271 lượt xem
Phân tích bài ca dao 1 trong những câu hát về tình cảm gia đình
đã hỏi 27 tháng 1, 2017 trong Ngữ văn lớp 7 bởi daothioanh Học sinh (125 điểm)
0 phiếu
1 trả lời 259 lượt xem
viết 1 đoạn văn ngắn khoảng 8-10 câu nêu cảm nghĩ của em về tình bà cháu qua văn bản " Tiếng gà trưa". gạch chân dưới 1 điệp ngữ.
đã hỏi 8 tháng 12, 2016 trong Ngữ văn lớp 7 bởi hoanglinh2814 Tiến sĩ (12.8k điểm)
0 phiếu
1 trả lời 239 lượt xem
viet bai tho tu nghi 5 chu noi ve thien nhien  
đã hỏi 18 tháng 3, 2017 trong Toán tiểu học bởi duclinh1977 Học sinh (108 điểm)
0 phiếu
9 câu trả lời 278 lượt xem
  1. monmon70023220

    455 Điểm

  2. Darling_274

    63 Điểm

  3. minhquanhhqt160

    58 Điểm

  4. 333cuchillthoi302

    37 Điểm

Phần thưởng hằng tháng
Hạng 1: 200.000 đồng
Hạng 2: 100.000 đồng
Hạng 3: 50.000 đồng
Hạng 4: 20.000 đồng
Phần thưởng bao gồm: mã giảm giá Shopee, Nhà Sách Phương Nam, thẻ cào cùng nhiều phần quà hấp dẫn khác sẽ dành cho những bạn tích cực nhất của tháng. Xem tại đây
Bảng xếp hạng cập nhật 30 phút một lần
...