Chào mừng bạn đến với Selfomy Hỏi Đáp, hãy Hỏi bài tập hoặc Tham gia ngay
0 phiếu
151 lượt xem
trong Lịch sử lớp 6 bởi Marasu Học sinh (10 điểm)
Nêu 1 số địa danh đà nẵng qua các thời kì lịch sử?

2 Trả lời

0 phiếu
bởi boboiboybv Cử nhân (2.8k điểm)

Giữa thế kỷ XVI, khi Hội An đã là trung tâm buôn bán sầm uất ở phía Nam thì Đà Nẵng mới là vị trí tiền cảng, trung chuyển hàng hóa, tu sửa tàu thuyền.

Đầu thế kỷ XVIII, vị trí tiền cảng của Đà Nẵng dần dần trở thành thương cảng thay thế cho Hội An, nhất là khi kỹ thuật đóng tàu ở châu Âu phát triển với những loại tàu thuyền lớn, đáy sâu, ra vào vịnh Đà Nẵng dễ dàng. 

Năm 1835, khi vua Minh Mạng có dụ: 'Tàu Tây chỉ được đậu tại cửa Hàn, còn các cửa biển khác không được tới buôn bán' thì Đà Nẵng trở thành một thương cảng lớn bậc nhất miền Trung. Tiểu thủ công nghiệp địa phương phát triển với những ngành sửa chữa tàu thuyền, sơ chế nông lâm hải sản; dịch vụ thương mại cũng phát đạt. 

 

Sau khi xâm chiếm toàn bộ đất nước ta vào năm 1889, thực dân Pháp tách Đà Nẵng khỏi Quảng Nam và đổi tên thành Tourane, chịu sự cai quản trực tiếp của Toàn quyền Đông Dương. 

Đầu thế kỷ XX, Tourane được Pháp xây dựng trở thành một đô thị theo kiểu Tây phương. Cơ sở hạ tầng xã hội, kỹ thuật sản xuất được đầu tư. Các ngành nghề sản xuất và kinh doanh được hình thành và phát triển: Sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, chế biến hàng xuất khẩu (chè, lương thực, thực phẩm, nước ngọt, nước đá, rượu, nước mắm, cá khô), sửa chữa tàu thuyền, kinh doanh dịch vụ. Cùng với Hải Phòng và Sài Gòn, Tourane trở thành trung tâm thương mại quan trọng của cả nước. 

 

Năm 1950, Pháp trao trả Đà Nẵng cho chính quyền Bảo Đại. 

 

Tháng 3/1965 các đơn vị thủy quân lục chiến Mỹ đổ bộ vào Đà Nẵng và thiết lập ở đây một căn cứ quân sự hỗn hợp lớn. Năm 1967, Đà Nẵng được Mỹ ngụy ấn định là thành phố trực thuộc Trung ương và xác định mục tiêu xây dựng Đà Nẵng thành trung tâm chính trị, quân sự, văn hóa cho vùng I và II chiến thuật. Mỹ cho xây dựng ở Đà Nẵng các căn cứ quân sự và kết cấu hạ tầng: sân bay, cảng, kho bãi, đường sá, công trình công cộng, cơ sở thông tin liên lạc, lập tín dụng ngân hàng. Khu kỹ nghệ Hòa Khánh sản xuất oxygen, acetylene, bột giặt, xay xát, dệt... ở thời kỳ này công nghiệp được phát triển ở mức độ cao hơn: các khu kỹ nghệ thay thế cho công trường thủ công. Tuy nhiên, chiến tranh đã để lại hậu quả nặng nề, hàng trăm nghìn dân quê phải chạy vào các trại tỵ nạn, các khu ổ chuột đô thị; tệ nạn xã hội tăng nhanh, sản xuất không phát triển. 

 

Năm 1975, hòa bình lập lại, Đà Nẵng (là thành phố trực thuộc tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng) bắt tay vào khôi phục những hậu quả nặng nề của cuộc chiến tranh. Mặc dù còn lắm khó khăn nhưng công cuộc phục hồi và phát triển thành phố đã đạt nhiều thành quả, nhất là thời kỳ đổi mới, sau 1986. 

 

Ngày 6/11/1996 tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa IX đã thông qua Nghị quyết cho phép tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng tách thành tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng trực thuộc Trung ương. Về địa giới hành chính, thành phố Đà Nẵng mới bao gồm thành phố Đà Nẵng trước đây, huyện Hòa Vang và huyện đảo Hoàng Sa.

0 phiếu
bởi duongthuhoai Học sinh (201 điểm)
- hiện nay, trong thời kì hiện đại, Đà Nẵng có một diện mạo mới tươi đẹp hơn với các địa danh nổi tiếng là:

+ khu du lịch núi Bà Nà - Núi Chùa

+ Bãi Bụt 

+ Ghềnh Bàng

+ thắng cảnh Ngũ Sơn

+ đèo Hải Vân

+ bán đảo Sơn Trà 

Các câu hỏi liên quan

+3 phiếu
8 câu trả lời 531 lượt xem
Các giai cấp nào mới ra đời do hậu quả của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp ở Việt Nam? A. Công nhân, nông dân, tư sản dân tộc B. Công nhân, tiểu tư sản, tư sản dân tộc C. Công nhân, tư sản dân tộc, địa chủ phong kiến D. Công nhân, nông dân, tư sản dân tộc, tiểu tư sản, địa chủ phong kiến
đã hỏi 16 tháng 5, 2018 trong Lịch sử lớp 8 bởi trannhat900 ● Ban Quản Trị Phó giáo sư (52.9k điểm)
+1 thích
5 câu trả lời 395 lượt xem
Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai, thực dân Pháp đầu tư vốn nhiều nhất vào các ngành nào? A. Công nghiệp chế biến. B. Nông nghiệp và khai thác mỏ. C. Nông nghiệp và thương nghiệp. D. Giao thông vận tải.
đã hỏi 16 tháng 5, 2018 trong Lịch sử lớp 8 bởi trannhat900 ● Ban Quản Trị Phó giáo sư (52.9k điểm)
+3 phiếu
6 câu trả lời 385 lượt xem
Mục đích khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp ở Việt Nam là gì? a) Bù vào những thiệt hại trong cuộc khai thác lần thứ nhất. b) Để bù đắp những thiệt hại do Chiến tranh thế giới lần thứ nhất gây ra. c) Để thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội ở Việt Nam. d) Để tăng cường sức mạnh về kinh tế của Pháp đối với các nước tư bản chủ nghĩa.
đã hỏi 16 tháng 5, 2018 trong Lịch sử lớp 8 bởi trannhat900 ● Ban Quản Trị Phó giáo sư (52.9k điểm)
0 phiếu
2 câu trả lời 236 lượt xem
Cách mạng tháng 10 Nga có ý nghĩa như thế nào? Tại sao lại thực hiện cách mạng tháng 10 trong khi trước đó đã nổ ra cách mạng thánh 2 rồi?
đã hỏi 18 tháng 4, 2020 trong Lịch sử lớp 9 bởi vina2003 Thần đồng (1.1k điểm)
+1 thích
1 trả lời 73 lượt xem
Công cuộc xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội ( từ năm 1945 đến đầu những năm 70 của thế kỷ XX)
đã hỏi 21 tháng 12, 2019 trong Lịch sử lớp 9 bởi 0984394737 Học sinh (31 điểm)
+1 thích
1 trả lời 102 lượt xem
Câu 1 Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam diễn ra tại: A. Ma Cao (Trung Quốc) B. Hương Cảng (Trung Quốc) C. Thượng Hải (Trung Quốc) D. Đài Bắc (Trung Quốc)   Câu 2 Sự kiện tiếng bom Sa Điện ( Quảng Châu, Trung Quốc ) vào 6/1924 gắn liền với tên tuổi của A. Lê ... bãi công của thợ máy xưởng Ba Sơn B. Cuộc bãi công của nhà máy dệtNam Định C. Đấu trang của công nhân ở Hà Nội D. Tất cả đều đúng
đã hỏi 27 tháng 6, 2019 trong Lịch sử lớp 9 bởi Teemo- Tiến sĩ (19.6k điểm)
+3 phiếu
5 câu trả lời 294 lượt xem
Trần Dân Tiên viết: “việc đó tuy nhỏ nhưng nó báo hiệu bắt đầu thời đại đấu tranh dân tộc như chim én nhỏ báo hiệu mùa xuân”. Sự kiện nào sau đây phản ánh điều đó? a, Cuộc bãi công của công nhân Ba Son. b, Cuộc đấu tranh đòi nhà cầm quyền Pháp thả Phan Bội Châu (1925). c, Phong trào để tang Phan Châu Trinh (1926) d, Tiếng bom Phạm Hồng Thái tại Sa Diện- Quảng Châu (6/1924)
đã hỏi 21 tháng 5, 2018 trong Vật lý lớp 6 bởi trannhat900 ● Ban Quản Trị Phó giáo sư (52.9k điểm)
+3 phiếu
8 câu trả lời 489 lượt xem
Những tờ báo tiến bộ của tầng lớp tiểu tư sản trí thức xuất bản trong phong trào yêu nước dân chủ công khai (1919-1926) là: a, “Chuông rè”, “An Nam trẻ”, “Nhành lúa”... b, “Tin tức”, “Thời mới”, “Tiếng dân” ... c, “Chuông rè”, “Tin tức”, “Nhành lúa”, ... d, “Chuông rè”, “An Nam trẻ”, “Người nhà quê” ...
đã hỏi 18 tháng 5, 2018 trong Lịch sử lớp 8 bởi trannhat900 ● Ban Quản Trị Phó giáo sư (52.9k điểm)
+3 phiếu
6 câu trả lời 255 lượt xem
Những tổ chức chính trị như: Việt Nam Nghĩa đoàn, Hội Phục Việt, Hội Hưng Nam, Đảng Thanh Niên là tiền thân của tổ chức nào? a. Hội Việt Nam cách mạng thanh niên. b. Việt Nam quốc dân đảng. c. Tân Việt cách mạng đảng d. Đông Dương Cộng sản đảng
đã hỏi 18 tháng 5, 2018 trong Lịch sử lớp 8 bởi trannhat900 ● Ban Quản Trị Phó giáo sư (52.9k điểm)
+3 phiếu
4 câu trả lời 218 lượt xem
Quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô (từ 1950 đến nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX), số liệu nào sau đây có ý nghĩa nhất? A, Nếu năm 1950, Liên Xô sản xuất được 27,3 triệu tấn thép thì đến năm 1970 sản xuất được 115,9 triệu tấn B, Năm 1950, tổng sản ... năm đạt 9,6% D, Từ giữa thập kỉ 70 của thế kỉ XX, sản xuất công nghiệp của Liên Xô đạt khoảng 20% sản lượng công nghiệp của thế giới.
đã hỏi 18 tháng 5, 2018 trong Lịch sử lớp 8 bởi trannhat900 ● Ban Quản Trị Phó giáo sư (52.9k điểm)

HOT 1 giờ qua

  1. luckyyhappyy07687

    315 Điểm

  2. PTG

    294 Điểm

  3. tnk11022006452

    174 Điểm

  4. minhquanhhqt160

    138 Điểm

Phần thưởng hằng tháng
Hạng 1: 200.000 đồng
Hạng 2: 100.000 đồng
Hạng 3: 50.000 đồng
Hạng 4: 20.000 đồng
Phần thưởng bao gồm: mã giảm giá Shopee, Nhà Sách Phương Nam, thẻ cào cùng nhiều phần quà hấp dẫn khác sẽ dành cho những bạn tích cực nhất của tháng. Xem tại đây
Bảng xếp hạng cập nhật 30 phút một lần
...