Chào mừng bạn đến với Selfomy Hỏi Đáp, hãy Hỏi bài tập hoặc Tham gia ngay
0 phiếu
4.8k lượt xem
trong Lịch sử lớp 10 bởi anhthh_823 ● Cộng Tác Viên Tiến sĩ (15.4k điểm)

2 Trả lời

0 phiếu
bởi _Nguyễn Thu Hương_ Thạc sĩ (6.1k điểm)

Văn hóa cổ địa Hi Lạp và Rô – ma đã không ngừng phát triển và thu lại được những thành tựu lớn:

  • Lịch và chữ viết:
    • Người Hy Lạp có hiểu biết chính xác hơn về trái đất và hệ mặt trời, người Rô ma tính một năm là 365 ngày ¼, định ra một tháng lần lượt có 30 và 31 ngày, riêng tháng hai có 28 ngày, rất gần với hiểu biết ngày nay.
    • Sáng tạo ra chữ viết gồm ký hiệu đơn giản, có khả năng ghép chữ rất linh hoạt  thành từ để thể hiện ý nghĩa của con người.
    • Hệ thống chữ cái Rô ma tức A, B, C …. ra đời, ban đầu gồm 20 chữ, sau thêm 6 chữ. Đây là một phát minh và cống hiến lớn lao cho nhân loại.
  • Sự ra đời của khoa học: Đến thời cổ đại Hy lạp - Rô ma, những hiểu biết khoa học mới thực sự trở thành khoa học vì có độ chính xác của khoa học đạt tới trình độ khái quát thành định lý, lý thuyết và nó được thực hiện bởi các nhà khoa học có tên tuổi, đặt nền móng cho ngành khoa học đó.
    • Toán học: người Hi Lạp vượt lên trên như Thales, Py tha gor, Euclid..
    • Vật Lý: có Archimède.
    • Sử học: vượt qua sự ghi chép tản mạn, họ biết tập hợp tài liệu, phân tích và trình bày có hệ thống: Hê rô đốt, Tu si đi, Ta sít.
  • Văn học:
    • Ở Hy lạp, sau bản anh hùng ca nổi tiếng của Hô me  là I li át và Ô đi xê, đã xuất hiện những nhà văn có tên tuổi như Etxin, Sô phốc, Bripít.
    • Người Rô ma tự nhận là học trò và người thừa kế của văn học - nghệ thuật. Hy lạp, nhà thơ nổi tiếng như Lu cre xơ, Viếc gin..
  • Nghệ thuật:
    • Hy lạp để lại nhiều tượng và đền đài  đạt trình độ tuyệt mỹ, khiến đời sau  khâm phục: người lực sĩ ném đĩa, tượng nữ thần A tê na  đội mũ chiến binh, thần Vệ nữ Mi lô…
    • Kiến trúc: đền Pác tê nông ở A ten (Hi lạp), đấu trường Cô li dê ở Rô ma.

* Sở dĩ, người ta thường nói các hiểu biết khoa học đến đây mới trở thành khoa học là bởi vì:

Mặc dù, trước đó, các nền văn minh phương Đông như văn minh Ai cập, Trung Quốc hay Ấn Độ… đã tìm ra nhiều hiểu biết khoa học, nhưng họ không ghi chép cụ thể và áp dụng nó vào cuộc sống và chưa chứng mình được điều đó trong cuộc sống. Tuy nhiên, khi đến thời văn minh Hi Lạp và Rô – ma thì họ đã ghi chép cẩn thận những hiểu biết khoa học mà người Phương Đông tìm ra và họ cố gắng chứng minh giá trị thực tiễn của nó vào cuộc sống, sáng tạo ra nhiều giá trị thực tiễn khác phục vụ cuộc sống con người và xã hội dựa trên những hiểu biểu khoa học đó và nâng cao giá trị hiểu biết khoa học đó trở thành những tri thức khoa học mà nhiều tri thức đó đến ngày hôm nay vẫn còn giá trị khả dụng.

0 phiếu
bởi Phamthunhien Tiến sĩ (20.5k điểm)

* Văn hóa cổ đại Hi Lạp và Rô-ma đã phát triển cao, biểu hiện:

- Lịch và thiên văn học: Người Hi Lạp tính được một năm có 365 ngày và 1/4 ngày nên họ định một tháng lần lượt có 30 và 31 ngày, riêng tháng 2 có 28 ngày.

- Chữ viết:

+ Phát minh ra hệ thống chữ cái A, B, C,... lúc đầu có 20 chữ, sau thêm 6 chữ trở thành hệ thống chữ cái hoàn chỉnh như ngày nay.

+ Có hệ thống chữ số gọi là “số La Mã”.

- Sự ra đời của khoa học: Những hiểu biết khoa học đã có từ thời cổ đại phương Đông, nhưng phải đến thời cổ đại Hi Lạp và Rô-ma những hiểu biết đó mới thực sự trở thành khoa học. Đặc biệt trong lĩnh vực Toán học.

- Văn học: Xuất hiện những nhà văn có tên tuổi mà những tác phẩm của họ để lại còn nguyên giá trị đến ngày nay. Chủ yếu là kịch với các nhà viết kịch nổi tiếng Ê-sin, Sô-phốc,...

- Nghệ thuật: Nghệ thuật tạc tượng thần và xây dựng đền thờ thần đạt đến đỉnh cao như tượng thần vệ nữ Mi-lô, lực sĩ ném đá, đền thờ Pac-tê-nông,...

* Nói các hiểu biết khoa học đến đây mới trở thành khoa học, vì:

- Độ chính xác của khoa học đặc biệt là Toán học không chỉ ghi chép và giải các bài riêng biệt mà thể hiện trình độ khái quát thành định lí, tiên đề, lí thuyết có giá trị khái quát hóa cao.

- Có các nhà khoa học tên tuổi đặt nền móng cho các ngành khoa học sau này như: tiên đề Ơ-cơ-lit, định lý Pi-ta-go, định lý Ta-let,...

- Những vấn đề mà thời đại này nghiên cứu vẫn còn có giá trị sử dụng đến ngày nay.

Các câu hỏi liên quan

+3 phiếu
3 câu trả lời 1.8k lượt xem
"Phải đến thời cổ đại Hi Lạp và Rô-ma, những hiểu biết khoa học mới thực sự trở thành khoa học" và giữ nguyên giá trị đến ngày nay vì ? A. vì đã ghi chép và giải được các bài toán khó B. vì đã có những hiểu biết về Toán học, Thiên văn học, Lịch Pháp... C. vì đã rút ra được những quy luật, định lý, định đề,.. D. vì đã xuất hiện các lĩnh vực như Toán học, Vật lý, Lịch sử...
đã hỏi 28 tháng 11, 2017 trong Lịch sử lớp 10 bởi hoanghabaotram81 Học sinh (139 điểm)
0 phiếu
1 trả lời 171 lượt xem
Văn hóa cổ đại Hi Lạp và Rô – ma đã phát triển như thế nào? 
đã hỏi 23 tháng 3, 2020 trong Lịch sử lớp 10 bởi manh7a1 ● Ban Quản Trị Tiến sĩ (18.9k điểm)
0 phiếu
1 trả lời 2.4k lượt xem
0 phiếu
3 câu trả lời 481 lượt xem
+1 thích
1 trả lời 137 lượt xem
Tại sao nói thời Gup-ta là thời kì định hình và phát triển văn hóa truyền thống Ấn Độ?
đã hỏi 21 tháng 6, 2019 trong Lịch sử lớp 10 bởi Xuhoa13 ● Cộng Tác Viên Thạc sĩ (7.4k điểm)
+2 phiếu
1 trả lời 347 lượt xem
Nhà khoa học A Nô-ben nói:" Tôi hi vọng rằng nhân loại sẽ rút ra được từ những phát minh khoa học, nhiều điều tốt đẹp hơn điều xấu." Em hiểu câu nói đó như thế nào?
đã hỏi 16 tháng 12, 2018 trong Lịch sử lớp 8 bởi ♬๖ۣۜVy ๖ۣۜRubi♬ Học sinh (185 điểm)
0 phiếu
1 trả lời 233 lượt xem
  1. Darling_274

    20 Điểm

  2. minhquanhhqt160

    15 Điểm

  3. lueyuri009730

    15 Điểm

  4. lenguyenducminh05102011227

    5 Điểm

Phần thưởng hằng tháng
Hạng 1: 200.000 đồng
Hạng 2: 100.000 đồng
Hạng 3: 50.000 đồng
Hạng 4: 20.000 đồng
Phần thưởng bao gồm: mã giảm giá Shopee, Nhà Sách Phương Nam, thẻ cào cùng nhiều phần quà hấp dẫn khác sẽ dành cho những bạn tích cực nhất của tháng. Xem tại đây
Bảng xếp hạng cập nhật 30 phút một lần
...