Chào mừng bạn đến với Selfomy Hỏi Đáp, hãy Hỏi bài tập hoặc Tham gia ngay
+1 thích
trong Ngữ văn lớp 11 bởi ngoclinhbui Thạc sĩ (7.0k điểm)
Dàn ý và phân tích tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam

2 Trả lời

0 phiếu
bởi Trần Nhật Dương Cử nhân (3.7k điểm)

Mở bài.

– Như một nhà nghiên cứu văn học nhận xét, đặc điểm chủ yếu trong các sáng tác của Thạch Lam là yếu tố hiện thực xen lẫn yếu tố lãng mạn toát lên tình cảm nhân ái sâu sắc. Tất cả thể hiện qua tiếng nói nội tâm của nhân vật trong truyện ngắn của ông.

– Dẫn đề và chuyển mạch.

Thân bài

A. THẠCH LAM VIẾT NHIỀU VỀ CUỘC SỐNG VẤT VẢ, CƠ CỰC, BẾ TẮC CỦA NGƯỜI DÂN NGHÈO KHỔ Ở PHỐ HUYỆN… VỚI MỘT NIỀM THƯƠNG CẢM THẤM THÍA

1. Cuộc sống vất vả, cơ cực, bế tắc của người dân nghèo ở phố huyện.

– Truyện mở đầu bằng những câu văn êm dịu, với những âm thanh và hình ảnh báo hiệu một ngày tàn: Tiếng trống thu không trên cái chòi của huyện nhỏ… theo gió nhẹ đưa vào. Thì ra, cái rực rỡ huy hoàng của một ngày đã qua rồi, buổi chiều tà đang xuống.

Giờ này chợ cũng đã tan, cái đông vui không còn nữa, chỉ còn lại sự trống vắng, quạnh hiu: Chợ họp giữa phố vãn từ lâu. Người về hết và tiếng ồn ào cùng mất. Cảnh ngày tàn gợi cho người đọc cái buồn của buổi chiều quê.

Bên cạnh cảnh ngày tàn và chợ tàn là những kiếp người tàn. Đó là cảnh đời tẻ nhạt ơ một phố huyện nhỏ vào lúc chiều tối. Nhân vật thì bé nhỏ, cử động lặng lẽ, nói năng ít lời, thấp giọng như hòa lẫn tiếng thở dài.

• Mẹ con chị Tí hàng nước chả kiếm được bao nhiêu nhưng chiều nào chị cũng dọn hàng, từ chập tối cho đến đêm.

• Vợ chồng bác xẩm ngồi bên manh chiếu, góp chuyện bằng mấy tiếng đàn bầu bần bật trong yên lặng.

• Thấp thoáng xa xa là những đứa trẻ nhặt nhạnh thanh nứa, thanh tre hay bất cứ một thứ gì đó có thể dùng được của các người bán hàng để lại…

• Riêng chị em Liên, An cũng âm thầm, lặng lẽ trông coi một cửa hàng tạp hóa nhỏ xíu, dù rằng ngày phiên mà bán hàng cũng chẳng ăn thua gì.

– Cảnh và người cứ chìm vào bóng tối lan rộng và đậm đặc: Đường phố và các ngõ con dần dần chứa đầy bóng tối. Chiếc chõng tre dưới gôc cây bàng với cái tối của quang cảnh phố chung quanh – Tối hết cả, con đường thăm thẳm ra sông, con đường qua chợ về nhà, các ngõ vào làng lại càng sẫm đen hơn nữa – Chừng ấy người trong bóng tối mong đợi một cái gì tươi sáng cho sự sống nghèo khổ hàng ngày của họ. Trong thế giới đầy bóng tối ấy, ánh sáng rất hiếm hoi và đơn độc. Các nhà đã đóng cửa im ỉm, trừ một vài cửa hàng còn thức, nhưng cửa chỉ để hé ra một khe ánh sáng về phía huyện một chấm lửa khác nhỏ và vàng lơ lửng đi trong đêm tối, mất đi rồi lại hiện ra – thưa thớt từng hột ánh sáng lọt qua phên nứa. Các từ ngữ “khe” ánh sáng, “chấm” lửa, “hột” ánh sáng đối lập với bóng đêm tràn lan, như thể hiện tình cảm yêu thương của tác giả, giúp ông lắng nghe được khát vọng bé nhỏ của những kiếp người nhỏ bé.

Bằng năng lực quan sát tinh tế, với niềm cảm thương thấm thía, Thạch Lam đã làm người đọc xúc động khi miêu tả cuộc sống vất vả, cơ cực, bế tắc của những người dân nghèo ở một phố huyện buồn hiu, tăm tối.

2. Niềm thương cảm thấm thía

Niềm cảm thương thấm thía thể hiện sâu sắc qua nhân vật trung tâm của truyện Hai đứa trẻ. Đó là Liên.

– Đối với mấy đứa trẻ nghèo ở phố huyện, Liên trông thấy động lòng thương, nhưng chính chị cũng không có tiền để mà cho chúng nó.

– Liên còn thương cảm chính mình. Liên buồn cho cảnh đời hiện tại. Đêm nào, hai chị em Liên cũng ngồi trên chiếc chõng tre dưới gốc cây bàng với cái tôi của quang cảnh phố chung quanh.

Nếu không hóa thân vào nhân vật, không có lòng thương cảm thấm thía, nhà văn khó có thể diễn đạt tâm tình nhân vật tinh tế như vậy. Cũng có thể đoạn truyện là một cảnh đời của chính nhà văn như trong hồi kí của chị ruột Thạch Lam: “… truyện em tôi tả hai chị em thức đợi chuyến tàu đêm qua rồi mới đi ngủ. Năm đó tôi mới chín tuổi, em tôi lên tám mà mẹ tôi đã giao cho chị em tôi coi hàng (…) Tối đến, hai chị em phải ngủ lại để trông hàng”. (Nguyễn Thị Thế).

– Càng buồn thấm thìa hơn khi Liên hồi tưởng quá khứ. Liên nhớ lại khi ở Hà Nội chỉ được hưởng những thức quà ngon, lạ (….) được đi chơi bờ Hồ uống những cốc nước lạnh xanh đó (…) Hà Nội nhiều đen quá.

B. TRUYỆN CỦA THẠCH LAM MỞ RA MỘT THẾ GIỚI THẦM KÍN… MƠ HỒ, MONG MANH, TINH TỂ.

1. Tiếng nói nội tâm của nhân vật

Vào truyện, nhân vật xuất hiện với những xúc cảm lãng mạn. Liên cảm thấy buồn man mác không chỉ do bức tranh nhân thế đầy cảm động, mà dường như còn có cảm giác mơ hồ về cảnh sắc thiên nhiên: “Chiều, chiều tối (…). Liên không hiểu sao, nhưng chị thấy lòng buồn man mác trước cái giờ khác của ngày tàn”.

Khi trời đã vào đêm, hai chị em như cảm nhận được cái vô biên của không gian: An và Liên lặng ngước mắt nhìn lên các vì sao vũ trụ thăm thẳm bao la đối với tâm hồn hai đứa trẻ như đầy bí mật và xa lạ…

2. Cảm xúc tinh tế của nhân vật thể hiện một tình yêu quê hương đằm thắm, thiết tha.

Đó là những rung cảm về một chiều êm ả như ru với bao âm thanh, đường nét, sắc màu thân quen của quê hương thôn dã. Tiếng trống thu không trên cái chòi của huyện nhỏ; từng tiếng một vang ra để gọi buổi chiều. Phương tây, đỏ rực như lửa cháy và những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn. Dãy tre làng trước mặt đen lại và cắt hình rõ rệt trên nền trời. Một buổi chiều quê văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào.

Đó là những ấn tượng khó phai mờ về cảnh quan ban đêm trên quê hương nước Việt: “Trời đã bắt đầu đêm, một đêm mùa hạ êm như nhung và thoáng qua gió mát (…). Vòm trời hàng ngàn ngôi sao ganh nhau lấp lánh, lẫn với vệt sáng của những con đom đóm bay là là trên mặt đất hay lên vào những cảnh cây”.

Một thứ tình quê lan tỏa trên cảnh phố chợ buồn. Phiên chợ đã vãn từ lâu, trên đất chỉ còn rác rưởi, vỏ bưởi, vỏ thị, lá nhãn và lá mía, nhưng nhà văn đã ghi lại những cảm nhận tinh tế, những liên tưởng sâu sắc, đầy cảm động: Một mùi âm ẩm bốc lên, hơi nóng của ban ngày lẫn mùi cát bụi quen thuộc quá, khiến chị em Liên tưởng là mùi riêng của đất, của quê hương này.

Đúng như lời nhận xét của Hoài Thanh, thế giới nội tâm của nhân vật đã tạo cho truyện “một thứ nhân văn sống cảm nhiều hơn là suy nghĩ”.

3. Ước mơ thầm kín của nhân vật

– Cảnh chuyến tàu đêm qua phố huyện, hoạt động cuối cùng của đêm khuya, mang lại một thoáng rộn rã, làm cảnh phố huyện thay đổi. Bóng tối tạm nhường chỗ cho ánh đen sáng trưng. Ánh sáng, vẻ tươi vui, giàu sang, những hoạt động ồn ào vụt qua, chỉ để lại cho người dân phố huyện một chút dư âm, dư vị buồn.

– Khi hình ảnh đoàn tàu chỉ còn lại cái chấm nhỏ của chiếc đèn xanh treo trên toa sau cùng thì ước mơ của Liên vẫn kéo dài, chập chờn chưa định hình hẳn. Ước mơ đó của hai chị em cũng như những người dân phố huyện là được thay đổi cuộc đời, được sống trong một cảnh đời khác tốt đẹp hơn.

Kết bài

– Những sáng tác của Thạch Lam, đặc biệt là truyện ngắn Hai đứa trẻ không hấp dẫn người đọc bằng những tính cách sắc nét của nhân vật, những tình huống li kì. Truyện đã lôi cuốn tả bằng những cảm xúc tinh tế của một tâm hồn dễ rung động, nhất là với tình cảm nhân ái thấm vào từng trang truyện.

– Thạch Lam từng quan niệm văn chương phải lành mạnh, nhân ái. Hai đứa trẻ qua đã đạt được mục đích cao đẹp đó của văn chương.

 

0 phiếu
bởi Nqoc_baka ● Quản Trị Viên Phó giáo sư (34.6k điểm)

I. Mở bài: giới thiệu về tác phẩm Hai đứa trẻ

  • Ví dụ: Hai đứa trẻ là tác phẩm được in trong tập “Nắng trong vườn”, là một tác phẩm được coi là nổi bật nhất của ông. Hai đứa trẻ là tác phẩm nói lên cuộc sống khó khăn tại một huyện nghèo với bao con người và cuộc sống khổ cực. Nơi ấy là quê ngoại của tác giả vào năm 1945, chính vì thế mà tác phẩm được thể hiện hết sức đặc biệt và thấm đượm tình cảm. Chúng ta cùng đi tìm hiểu tác phẩm để hiểu rõ hơn về hoàn cảnh sống của con người lúc bấy giờ.

II. Thân bài: Phân tích truyện ngắn Hai đứa trẻ

1. Bức tranh đời sống nơi phố huyện nghèo

a. Bức tranh thiên nhiên

  • Một làng quê yên ả, thanh bình nhưng gợi buồn
  • Cảnh vật lúc chiều tối buông xuống hết sức thân thiết và gần gũi

b. Bức tranh sinh hoạt của con người

  • Cảnh chợ nghèo nàn, xơ xác, tiêu điều
  • Cuộc sống của con người khốn khó và vô cùng cơ cực
  • Cuộc sống của con người nơi đây nghèo nàn, không lối thoát

2. Cảnh đợi tàu:

a. Lí do đợi tàu:

  • Đợi tàu trở thành một công việc, một nhu cầu của con người nơi phố huyện nghèo
  • Đợi tàu thể hiện sự khát vọng có một cuộc sống tốt đẹp hơn, có một cuộc sống ấm no hơn

b. Hình ảnh đoàn tàu:

  • Đoàn tàu như biểu tượng của cuộc sống tươi đẹp, cuộc sống đẹp đẽ hơn
  • Đoàn tàu mang một tia hi vọng, một chút mơ ước của con người nơi phố huyện nghèo

III. Kết bài: Nêu cảm nhận của em về truyện ngắn Hai đứa trẻ

  • Ví dụ: Truyện ngắn Hai đứa trẻ thể hiện một khung cảnh vùng quê nghèo khó, khổ cực và có cuộc sống hết sức khó khăn. Những niềm mơ ước và hi vọng của những con người có niềm tin và niềm hi vọng được gửi gắm qua hình ảnh đoàn tàu.

Các câu hỏi liên quan

0 phiếu
0 câu trả lời
nhân vật liên  và an mấy tuổi trong tác phẩm 2 đứa trẻ thạch lam , chi tiết nào chứng minh điều đó. giúp mk với , mk cần gấp
đã hỏi 4 tháng 11, 2017 trong Ngữ văn lớp 11 bởi Khách
0 phiếu
0 câu trả lời
Giữa một vùng sỏi đá khô cằn, cây hoa dại vẫn mọc lên và nở những chùm hoa thật đẹp. Trong khoảng một trang giấy thi hãy phát biểu những suy tưởng của Anh(chị) được gợi ra từ hiện tượng nêu trên. Câu 2(6 điểm) Trong truyện ngắn "Hai đứa trẻ" khi chuyến tàu đêm đã rời ga ... và yên ắng," =>Phân tích đoạn văn trên từ đó nhận xét về giọng văn của Thạch Lam và rút ra chủ đề của tác phẩm"Hai đứa trẻ".
đã hỏi 29 tháng 4, 2020 trong Ngữ văn lớp 11 bởi Phamthunhien Tiến sĩ (20.5k điểm)
0 phiếu
1 trả lời
Phân tích bức tranh phố huyện lúc về đêm cho đến khi đoàn tàu đi qua trong tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam.
đã hỏi 26 tháng 2, 2020 trong Ngữ văn lớp 11 bởi Phamthunhien Tiến sĩ (20.5k điểm)
  • hai-đứa-trẻ
  • phân-tích-truyện
  • trung-bình
  • viết-văn
0 phiếu
1 trả lời
đã hỏi 11 tháng 1, 2022 trong Ngữ văn lớp 11 bởi PTG Tiến sĩ (22.4k điểm)
0 phiếu
2 câu trả lời
Nêu giá trị sống sau khi học tác phẩm Hai Đứa Trẻ của Thạch Lam
đã hỏi 13 tháng 11, 2021 trong Ngữ văn lớp 11 bởi Tí Vua Đệ Nhất Tiến sĩ (28.1k điểm)
0 phiếu
1 trả lời
Đôi nét về tác giả Thạch Lam và tác phẩm Hai đứa trẻ
đã hỏi 31 tháng 8, 2019 trong Ngữ văn lớp 11 bởi ngoclinhbui Thạc sĩ (7.0k điểm)
0 phiếu
1 trả lời
Cảm nhận của anh (chị) trong đoạn văn dưới đây được trích trong truyện ngắn "Hai đứa trẻ" của Thạch Lam " Chuyến tàu đêm nay không đông như mọi khi, thưa vắng người và hình như kém sáng hơn. Nhưng họ ở Hà Nội về! Liên lặng theo mơ tưởng. Hà Nội xa xăm, Hà Nội sáng ... chị Tí và ánh lửa của bác Siêu. Đêm tối vẫn bao bọc chung quanh, đêm của đất quê, và ngoài kia, đồng ruộng mênh mang và yên lặng"
đã hỏi 14 tháng 4, 2020 trong Ngữ văn lớp 11 bởi Phamthunhien Tiến sĩ (20.5k điểm)
+2 phiếu
1 trả lời
Dàn ý chi tiết và phân tích tác phẩm Vào phủ chúa Trịnh ( trích Thượng kinh kí sự )
đã hỏi 18 tháng 8, 2019 trong Ngữ văn lớp 11 bởi ngoclinhbui Thạc sĩ (7.0k điểm)
+2 phiếu
1 trả lời
Dàn ý chi tiết và phân tích tác phẩm Tình yêu và thù hận ( trích Romeo and Juliet )
đã hỏi 18 tháng 8, 2019 trong Ngữ văn lớp 11 bởi ngoclinhbui Thạc sĩ (7.0k điểm)
+2 phiếu
1 trả lời
Dàn ý chi tiết và phân tích tác phẩm Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài của Vũ Như Tô
đã hỏi 18 tháng 8, 2019 trong Ngữ văn lớp 11 bởi ngoclinhbui Thạc sĩ (7.0k điểm)
  1. monmon70023220

    631 Điểm

  2. Darling_274

    160 Điểm

  3. minhquanhhqt160

    113 Điểm

  4. tngnhatganh117

    94 Điểm

Phần thưởng hằng tháng
Hạng 1: 200.000 đồng
Hạng 2: 100.000 đồng
Hạng 3: 50.000 đồng
Hạng 4: 20.000 đồng
Phần thưởng bao gồm: mã giảm giá Shopee, Nhà Sách Phương Nam, thẻ cào cùng nhiều phần quà hấp dẫn khác sẽ dành cho những bạn tích cực nhất của tháng. Xem tại đây
Bảng xếp hạng cập nhật 30 phút một lần
...