Chào mừng bạn đến với Selfomy Hỏi Đáp, hãy Hỏi bài tập hoặc Tham gia ngay
+2 phiếu
479 lượt xem
trong Ngữ văn lớp 7 bởi Trần Nhật Dương Cử nhân (3.7k điểm)

2 Trả lời

+1 thích
bởi dthanhcoder Cử nhân (4.6k điểm)
được bầu chọn là câu hỏi hay nhất bởi Trần Nhật Dương
 
Hay nhất

 

Chào bạn Trần Nhật Dương

Với câu tục ngữ này, ông cha ta đã mách bảo, khuyên dạy rằng, muốn nên người, muốn hiếu biết nhiều, có kiến thức rộng, am hiểu sự đời, phải lăn lộn với cuộc sống, phải đi nhiều, phải đi đây đó để thu lượm, học  hỏi những tri thức của cuộc sống để nâng cao, mở rộng tầm nhìn, tầm hiểu biết của bản thân mình.

 

Ở câu tục ngữ đi một ngày đàng, học một sàng khôn, xét về mặt chữ nghĩa, các từ đều khá rõ ràng. Ở đây chỉ có  từ đàng là hơi khó hiểu vì nó là từ địa phương miền Trung và miền Nam với nghĩa là đường. Cái khó của câu tục ngữ này là ở chỗ, các từ ngữ kết hợp với nhau tạo nên những đơn vị định danh vừa cụ thể lại vừa rất trừu tượng. Ngày đàng vừa có ý nghĩa không gian vừa có ý nghĩa thời gian. Khi ngày đàng kết hợp với từ chỉ số lượng một tạo thành chỉnh thể một ngày đàng vẫn không tạo nên một đại lượng cụ thể, dễ nắm bắt được. Dẫu vậy, cả vế thứ nhất đi một ngày đàng cũng toát lên cái ý “có sự ra đi trong một khoảng thời gian và không gian nhất định dù là ngắn”. Đây là tiền đề, là cơ  sở để tạo nên kết quả học một sàng khôn. Trong sự đối ứng với  vế thứ nhất, đi một ngày đàng thì vế thứ hai học một sàng khôn hàm chỉ kết quả học hỏi, thu nhận được rất lớn. Sàng khôn trong câu tục ngữ này có tính biểu trưng và tạo nên những liên tưởng rất lí thú. Dân gian hay dùng sàng với nghĩa đen chỉ một loại đồ đan bằng tre, hình tròn, nông và thưa có tác dụng làm sạch trấu và tấm cho gạo, để làm danh từ chỉ đơn vị. Đơn vị được đong, đo, đếm bằng sàng trong quan niệm dân gian là lớn và nhiều. Một miếng giữa làng bằng một sàng xó bếp là cách đối lập giữa số ít và số nhiều. Vậy, học một sàng khôn là học được nhau cái hay, cái tốt của thiên hạ để cho mình khôn lớn hơn, hiểu biết về cuộc sống xã hội. Nếu thả mình vào trong sự liên tưởng, thì ít nhiều chúng ta lại nghĩ tới một sự biểu trưng khác của từ sàng khôn này. Thông thường, nói đến sàng người ta nghĩ tới cái được giữ lại ở trên sàng là thứ to hơn, ngược lại cái lọt xuống, lọt qua sàng là thứ nhỏ. Lọt sàng xuống nia mà lại! Sàng khôn có lẽ vì thế mà gợi nên sự liên tưởng tới những điều khôn không chỉ có số lượng nhiều nói chung, mà còn là cái số luợng nhiều đã được chọn lọc. Không hiểu cha ông ta có gửi gắm điều này không, nhưng đứng về phía người thưởng thức và sử dụng ngôn ngữ, những liên tưởng như vậy là hoàn toàn có lý. Trở lại câu tục ngữ đi một ngày đàng học một sàng khôn, hai vế câu tục ngữ được hỗ trợ của phép đối và điệp dễ gây liên tưởng có tính khẳng định: hễ cứ đi ra là có thể học được điều hay lẽ phải và càng đi nhiều càng khôn lớn trưởng thành. Đó là thông điệp của cha ông gửi lại cho đời sau.

 

Câu tục ngữ đi một ngày đàng học một sàng khôn còn có một dạng thức nữa là đi một quãng đàng, học một sàng khôn. Dạng thức này hình thành trên cơ sở cụ thể hóa việc đi lại bằng đơn vị không gian (quãng đường) chứ không phải là đơn vị thời gian (ngày đàng) như dạng đang xét. Sự thay đổi này không làm phuơng hại gì đến ý nghĩa của câu tục ngữ.

 

Gần với câu tục ngữ đi một ngày đàng học một sàng khôn về cả ba phương diện cấu tạo và ý nghĩa là câu tục ngữ đi một buổi chợ, học một mớ khôn. Câu tục ngữ này khuyên bảo người đời cần phải tiếp xúc nhiều người, càng tiếp xúc rộng rãi, càng học hỏi được nhiều, và do đó càng hiểu biết, khôn lớn trong cuộc sống.

Chúc bạn học tốt ^^

-Yasou-(QTV)

 

0 phiếu
bởi daoquynhnhu200601017 Học sinh (36 điểm)
Ý nghĩ là chúng ta nên đi đây đi đó để học hỏi, hiểu biết thêm nhiều thứ. Cho dù một người có học giỏi cách mấy mà không đi xa để học hỏi thì chả bao giờ thành công được. Vậy nên câu nói đi một ngày đàng học một sàng khôn là khuyên chúng ta nên đi đây đi đó để học hỏi nhiều hơn

Các câu hỏi liên quan

0 phiếu
1 trả lời 515 lượt xem
hãy lập dàn ý về giải thích câu tục ngữ : " đi một ngày đàng , học một sàng khôn "
đã hỏi 6 tháng 4, 2021 trong Ngữ văn lớp 7 bởi tngnhatganh117 Cử nhân (3.3k điểm)
0 phiếu
3 câu trả lời 439 lượt xem
Câu 5: Câu tục ngữ : Đi một ngày đàng học một sàng khôn nói về truyền thống nào ? A. Truyền thống yêu nước. B. Truy&#7873 ... ; trọng đạo. D. Truyền thống đoàn kết chống giặc ngoại xâm.
đã hỏi 9 tháng 11, 2021 trong GD Công dân lớp 7 bởi Khang1000 Tiến sĩ (29.7k điểm)
  • khang1000
0 phiếu
2 câu trả lời 279 lượt xem
đã hỏi 14 tháng 5, 2020 trong Khác bởi Zake Tiến sĩ (18.3k điểm)
0 phiếu
1 trả lời 347 lượt xem
Tục ngữ có câu: Đi một ngày đàng học một sàng khôn. Nhưng có bạn nói: Nếu không có ý thức học tập thì chắc gì đã có “sàng khôn” nào! Hãy nêu ý kiến riêng của em và chứng minh ý kiến đó là đúng.  
đã hỏi 26 tháng 3, 2020 trong Ngữ văn lớp 10 bởi manh7a1 ● Ban Quản Trị Tiến sĩ (18.9k điểm)
+1 thích
1 trả lời 203 lượt xem
0 phiếu
4 câu trả lời 162 lượt xem
Viết kết bài cho bài văn giải thích câu tục ngữ Đi một ngày đàng học một sàn khôn!
đã hỏi 19 tháng 5, 2020 trong Toán tiểu học bởi Niii_cutee Cử nhân (4.0k điểm)
+1 thích
0 câu trả lời 250 lượt xem
0 phiếu
1 trả lời 80 lượt xem
đã hỏi 16 tháng 4, 2022 trong Ngữ văn lớp 8 bởi manhta280220061003 Thần đồng (1.3k điểm)
0 phiếu
5 câu trả lời 3.2k lượt xem
giải thích câu tục ngữ Lòng mẹ như bát nước đầy,  Mai này khôn lớn, ơn này  tính sao.
đã hỏi 10 tháng 11, 2016 trong Ngữ văn lớp 7 bởi hoihoi Học sinh (220 điểm)

HOT 1 giờ qua

  1. nguyenmanh04102009212

    166 Điểm

  2. tnk11022006452

    120 Điểm

  3. hoconghung031007464

    80 Điểm

Phần thưởng hằng tháng
Hạng 1: 200.000 đồng
Hạng 2: 100.000 đồng
Hạng 3: 50.000 đồng
Hạng 4-10: 20.000 đồng
Bảng xếp hạng cập nhật 30 phút một lần
...