Chào mừng bạn đến với Selfomy Hỏi Đáp, hãy Hỏi bài tập hoặc Tham gia ngay
0 phiếu
334 lượt xem
trong Khác bởi Teemo- Tiến sĩ (19.6k điểm)

4 Trả lời

0 phiếu
bởi YasuoVN Thạc sĩ (7.1k điểm)
được bầu chọn là câu hỏi hay nhất bởi Teemo-
 
Hay nhất

1.1 Khái niệm

Ẩn dụ là biện pháp tu từ mà người viết dùng tên của sự vật, hiện tượng này để gọi tên sự vật, hiện tượng khác giữa hai đối tượng có nét tương đồng về đặc điểm nào đó (tính chất, trạng thái, màu sắc...), nhằm làm tăng khả năng gợi cảm, gợi hình cho sự diễn đạt. Hoặc các bạn có thể hiểu khái quát rằng ẩn dụ là hình thức thay đổi tên gọi của sự vật hiện tượng có tên là A với sự vật hiện tượng có tên là B, trong đó A với B tương đồng với nhau.

1.2. Các hình thức ẩn dụ

- Ẩn dụ hình thức: Với phép ẩn dụ này hai sự vật, sự việc, hiện tượng trong phép ẩn dụ có nét tương đồng về hình thức.

Ví dụ minh họa:

 “Vân xem trang trọng khác vời

Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang”

“Khuôn trăng” là chỉ mặt trăng, mặt trăng tròn trịa đầy đặn, ở đây tác giả lấy đặc điểm đó của mặt trăng để ẩn dụ cho khuôn mặt tròn trịa, đầy đặn của Thúy Vân

- Ẩn dụ cách thức: là phép ẩn dụ các sự vật, hiện tượng có tương đồng về cách thức.

Ví dụ minh họa:

“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng”

Quả, cây, khoai là thành quả của lao động, còn hành động trồng cây là hành động lao động, các sự vật hiện tượng này có tương đồng về cách thức đều thuộc  về hành động lao động.

- Ẩn dụ phẩm chất: Các sự vật, hiện tượng có nét tương đồng về phẩm chất

Ví dụ minh hoạ:

“Người cha mái tóc bạc,

Đốt lửa cho anh nằm.”

Hình ảnh ẩn dụ “Người cha” trong câu thơ chính là chỉ Bác Hồ, ý nói Bác Hồ chăm sóc cho các chiến sĩ tận tình, chu đáo như đang chăm lo cho chính con cái của mình.

- Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: Hình thức ẩn dụ này là việc cảm nhận bằng một giác quan khác, chuyển đổi từ cảm giác này sang cảm giác khác.

Ví dụ minh họa:

 “Tiếng hát của cô ấy thật ngọt ngào”

Từ việc nghe bằng tai nhưng lại thể hiện cảm giác bằng miệng “ngọt ngào”, chuyển từ thính giác sang vị giác.


 

+1 thích
bởi yeu_anh07 Thạc sĩ (9.5k điểm)

 tổng cộng 4 kiểu ẩn dụ mà các bạn thường gặp đó là:

  • Ẩn dụ hình thức (tức là tương đồng về hình thức) ...
  • Ẩn dụ cách thức (tức là tương đồng về cách thức) ...
  • Ẩn dụ phẩm chất (tức là tương đồng về phẩm chất) ...
  • Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác (tức là chuyển từ cảm giác này sang cảm giác khác hoặc cảm nhận bằng giác quan khác).
0 phiếu
bởi Nqoc_baka ● Quản Trị Viên Phó giáo sư (34.6k điểm)
 tổng cộng 4 kiểu ẩn dụ mà các bạn thường gặp đó là:
  • Ẩn dụ hình thức (tức là tương đồng về hình thức) ...
  • Ẩn dụ cách thức (tức là tương đồng về cách thức) ...
  • Ẩn dụ phẩm chất (tức là tương đồng về phẩm chất) ...
  • Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác (tức là chuyển từ cảm giác này sang cảm giác khác hoặc cảm nhận bằng giác quan khác).
0 phiếu
bởi Mabelle Cử nhân (3.9k điểm)

Trong biện pháp ẩn dụ có thể chia ra làm 4 hình thức khác nhau:

– Ẩn dụ hình thức: người nói hoặc viết giấu đi một phần ý nghĩa.

Ví dụ:

Về thăm nhà Bác Làng Sen

Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng.

=> Thắp: ẩn dụ ám chỉ hoa râm bụt đang nở hoa.

=> Thắp và nở đều có điểm chung về cách thức.

– Ẩn dụ cách thức: thể hiện một vấn đề bằng nhiều cách, việc ẩn dụ này giúp người diễn đạt đưa hàm ý vào câu nói.

Ví dụ:

Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.

=> Kẻ trồng cây đó là những con người lao động, ám chỉ những người tạo ra thành quả lao động.

– Ẩn dụ phẩm chất: có thể thay thế phẩm chất của sự vật hoặc hiện tượng này bằng phẩm chất của sự vật, hiện tượng khác cả hai phải có nét tương đồng.

Ví dụ:

Người Cha mái tóc bạc

Đốt lửa cho anh nằm

=> Người cha: ẩn dụ nói đến Bác Hồ

=> Người cha và Bác Hồ đều có điểm chung về phẩm chất

– Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: phép tu từ miêu tả tính chất, đặc điểm của sự vật được nhận biết bằng giác quan này nhưng lại được miêu tả bằng từ ngữ sử dụng cho giác quan khác .

Ví dụ: Trời nắng giòn tan. => Câu trên nói đến cảm giác nắng to, nắng khô mọi vật.

Các câu hỏi liên quan

+1 thích
1 trả lời 214 lượt xem
đã hỏi 20 tháng 5, 2020 trong Khác bởi YasuoVN Thạc sĩ (7.1k điểm)
0 phiếu
1 trả lời 8.7k lượt xem
đã hỏi 3 tháng 3, 2017 trong Toán lớp 7 bởi Khách
  • giúp-nhé-cảm-ơn-nhiều
0 phiếu
1 trả lời 21.1k lượt xem
Đặt 8 câu với 4 loại ẩn dụ
đã hỏi 6 tháng 3, 2017 trong Ngữ văn lớp 6 bởi Nakamura Yukiko Học sinh (357 điểm)
0 phiếu
2 câu trả lời 6.8k lượt xem
+1 thích
1 trả lời 593 lượt xem
0 phiếu
0 câu trả lời 101 lượt xem
Tìm các ẩn dụ trong những câu sau. Cho biết mỗi câu thuộc kiểu ẩn dụ nào và và nêu tác dụng của những ẩn dụ đó trong việc miêu tả sự vật, hiện tượng. a) Uống nước nhớ nguồn. b) Bầu ơi thương lấy bí cùng Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn. c) Cha lại dắt con đi trên cát mịn Ánh nắng chảy đầy vai. d) Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng          
đã hỏi 27 tháng 4, 2020 trong Ngữ văn lớp 6 bởi Khách
+1 thích
2 câu trả lời 1.6k lượt xem
Không xem trong Sách Giáo Khoa nhé - cũng không nên tra mạng luôn nhe các bạn!!
đã hỏi 8 tháng 5, 2019 trong Ngữ văn lớp 6 bởi Naruto_Uzumaki Học sinh (312 điểm)
+1 thích
4 câu trả lời 3.9k lượt xem
0 phiếu
2 câu trả lời 25.2k lượt xem
Nêu khái niệm về phép so sánh, tu từ, nhân hóa, ẩn dụ, liên kết, dấu gạch ngang và gạch nối !
đã hỏi 23 tháng 4, 2017 trong Ngữ văn lớp 7 bởi ღƸ̴⊰ ๖ۣۜTooru ⊱Ʒღ Thạc sĩ (7.2k điểm)
0 phiếu
1 trả lời 6.7k lượt xem
Hãy nêu sơ đồ tư duy của so sánh ,nhân hóa,ẩn dụ,hoán dụ?
đã hỏi 22 tháng 1, 2017 trong Ngữ văn lớp 6 bởi Charlie Puth Thần đồng (1.2k điểm)

HOT 1 giờ qua

  1. phamngoctienpy1987844

    50628 Điểm

  2. vxh2k9850

    35940 Điểm

  3. Khang1000

    29693 Điểm

  4. Tí Vua Đệ Nhất

    28073 Điểm

Phần thưởng hằng tháng
Hạng 1: 200.000 đồng
Hạng 2: 100.000 đồng
Hạng 3: 50.000 đồng
Hạng 4: 20.000 đồng
Phần thưởng bao gồm: mã giảm giá Shopee, Nhà Sách Phương Nam, thẻ cào cùng nhiều phần quà hấp dẫn khác sẽ dành cho những bạn tích cực nhất của tháng. Xem tại đây
Bảng xếp hạng cập nhật 30 phút một lần
...