Chào mừng bạn đến với Selfomy Hỏi Đáp, hãy Hỏi bài tập hoặc Tham gia ngay
+1 thích
435 lượt xem
trong Ngữ văn lớp 8 bởi phatnguyen25 Thần đồng (1.4k điểm)
Hãy diễn đạt lại những cảm nhận của em về cảnh người dân chài bơi thuyền ra khơi đánh cá bằng 1 đoạn văn khoảng 8 câu. Trong đoạn văn có sử dụng 1 câu phủ định.(Cảnh trong "Quê hương"-Tế Hanh, Ngữ văn 8, tập 2)
bởi phatnguyen25 Thần đồng (1.4k điểm)
Cảm ơn các bạn nhiều lắm vì đã trả lời câu hỏi của mình. Nhưng cái mình muốn là 1 đoạn văn, chứ không phải 1 bài văn. Các bạn có thể tóm lược ý và làm thành 1 đoạn văn được không ?

2 Trả lời

+1 thích
bởi manh.s116973557 Cử nhân (4.3k điểm)

Sau hai câu thơ mở đầu rất bình dị, tự nhiên, tác giả giới thiệu chung về làng quê của mình, nội dung hầu như chỉ có ý nghĩa thông tin, tiếp đến 6 câu miêu tả cảnh “trai tráng bơi thuyền đi đánh cá” một buổi “sớm mai hồng” rộng rãi, khoáng đạt.

Đó là những câu thơ đẹp, đã mở ra cảnh tượng bầu trời cao rộng, trong trẻo, nhuốm nắng hồng bình minh: trên đó, nổi bật lên hình ảnh đoàn thuyền băng mình ra khơi: "Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng      

Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá         

Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuần mã  

Phăng mái chèo vỗi vã vượt trường giang"

Hình ảnh so sánh (con tuấn mã) và một loạt từ ngữ: hăng, phăng, vượt… diễn tả đầy ấn tượng khí thế bang tới dũng mãnh của con thuyền ra khơi, toát lên một sức sống mạnh mẽ, một vẻ đẹp hùng tráng bất ngờ. Bốn câu thơ vừa là phong cảnh thiên nhiên tươi sáng, vừa là bức tranh lao động đầy hứng khởi và dào dạt sức sống của người làng chài chinh phục sông nước.

Hình ảnh cánh buồm trắng căng gió biển khơi quen thuộc bỗng trở nên lớn lao, thiêng liêng, vừa thơ mộng vừa hùng tráng. 

"Cánh buồm trương to như mảnh hồn làng

Rướm thân trắng bao ba thâu góp gió"    

Khổ 3 là cảnh dân làng chài đón thuyền cá trở về, một bức tranh lao động náo nhiệt, đầy ắp niềm vui và sự sống: toát ra từ không khí ồn ào, tấp nập đông vui, từ những chiếc ghe đầy cá, từ những con cá tươi ngon thân bạc trắng thật thích mắt, cả từ lời cảm tạ chân thành đất trời đã sóng yên “biển lặng” che chở người đi chài trở về an toàn với “cá đầy ghe”…

Hình ảnh người dân làng chài và cuộc sống làng chài hiện lên trong hai cảnh này: đó là những hình ảnh tươi vui, khỏe khoắn của người dân làng chài. Cảnh sum họp đông vui đầm ấm, hừng hực khí thế lại vô cùng lãng mạn

+1 thích
bởi Sarah_Zin_cutee Thạc sĩ (5.5k điểm)

Hình ảnh nổi bật trong bài thơ của Tế Hanh là hình ảnh làng chài với những sinh hoạt vô cùng thân thuộc, những người dân chài mạnh khoẻ, cường tráng và đương nhiên không thể thiếu hình ảnh những người dân chài bơi thuyền ra khơi và cảnh đón thuyền cá về bến - những hoạt động vốn được coi là biểu tượng của làng chài.

Đoàn thuyền ra khơi trong một ngày thật đẹp:

Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng.

Thời tiết đẹp không chỉ thiết thực với người dân chài (thời tiết có đẹp thì mới ra khơi được) mà còn làm nổi bật vẻ đẹp của làng chài trong tình yêu và nỗi nhớ của nhà thơ. Sức lực tràn trề của những người trai làng như truyền vào con thuyền, tạo nên khung cảnh ấn tượng, rất mạnh mẽ và hoành tráng:

Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã

Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang.

Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng

Rướn thân trắng bao la thâu góp gió...

Những con thuyền rẽ sóng băng băng và lời thơ cũng theo đó mà bay bổng trong không gian vô cùng rộng rãi, khoáng đạt. Mọi hình ảnh đều được nâng lên đến mức biểu tượng. Chiếc thuyền thì "hăng như con tấu mã", một từ "phăng" thật mạnh mẽ, dứt khoát đã đưa con thuyền "mạnh mẽ vượt trường giang”.

Sau cảnh "khắp dân làng tấp nập đón ghe về" (gợi tả không khí sinh hoạt vô cùng thân thuộc của làng chài), những câu thơ đột ngột chùng xuống:

Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng,

Cả thân hình nồng thở vị xa xăm;

Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm

Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.

Từ tả thực, những câu thơ lại dần nghiêng về sắc thái biểu tượng lắng sâu. Điều đó góp phần tạo cho bài thơ một cấu trúc hài hoà, cân đối. Bên trên là cảnh rẽ sóng vượt trùng dương thì đến đây là cảnh nghỉ ngơi. Cái tĩnh đi liền ngay sau cái động nhưng không tách biệt hoàn toàn. Có một sợi dây liên kết, một sự gắn bó rất mật thiết phía sau hình ành "làn da ngăm rám nắng" và "thân hình nồng thở vị xa xăm" của những người trai làng chài, bên cạnh đó còn phải kể đến chi tiết rất gợi cảm: chiếc thuyền đã trở về nghỉ ngơi trên bến nhưng vẫn "nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ . Từ "chất muối" cho đến hơi thở "vị xa xăm" đều gợi đến biển cả, đến những chuyển động vượt qua muôn ngàn sóng gió. Đó chính là khát vọng chinh phục đại dương rất mãnh liệt, đã ngấm sâu trong huyết quản của những người dân làng chài, được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Ai sinh ra ở vùng duyên hải hẳn chẳng lạ gì những cánh buồm. Thế nhưng những câu thơ của Tế Hanh vẫn có một cái gì đó là lạ và cuốn hút:

Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng

Rướn thân trắng bao la thâu góp gió...

Cánh buồm vô tri đã được người thi sĩ thổi vào một tâm hồn. Đó chính là cái hồn thiêng liêng (trong tâm khảm nhà thơ) của ngôi làng ấy. Nhà thơ đã lấy cái đặc trưng nhất (những cánh buồm) để mà gợi ra bao ước mơ khao khát về một cuốc sống no ấm, đủ đầy. Câu thơ sau thậm chí còn “có hồn” hơn. Thuyền không phải tự ra khơi mà đang “rướn” mình ra biển cả. Hình ảnh thơ đẹp và thi vị biết bao.

Hai câu thơ dưới đây lại mang một hương vị khác - hương vị nồng mặn của biển khơi:

Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng,

Cả thân hình nồng thở vị xa xăm.

Hai câu thơ là một bức tranh vẽ phác về hình ảnh dân chài. Đó là những con người dường như được sinh ra từ biển. Cuộc sống biển khơi dãi dầu mưa nắng làm cho làn da “ngăm rám” lại, trong cả “hơi thở” của thân hình cũng là hương vị xa xăm của biển. Hai câu thơ không phải chỉ là sự miêu tả đơn thuần mà nó là sự cảm nhận bằng cả một tâm hồn sâu sắc với quê hương.

Trên đây là những hình ảnh sâu đậm, rõ nét nhất được tái hiện từ kí ức. Đến bốn câu thơ cuối, nhà thơ đã giãi bày trực tiếp tình cảm của mình với quê hương:

Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ.

Trong nỗi nhớ lại thấp thoáng màu nước xanh, cát bạc, cánh buồm .. và hẳn không thể thiếu con thuyền "rẽ sóng chạy ra khơi". Có thể thấy những hình ảnh ấy cứ trở đi trở lại, day dứt mãi trong tầm trí nhà thơ để rồi cuối cùng lại làm bật lên cảm xúc:

Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!

Câu thơ được viết thật giản dị nhưng cũng thật gợi cảm, đủ nôn nao lòng người. Bởi nó có sức nặng ngay từ nỗi nhớ da diết và chân thành của tác giả đối với quê hương.

Nét đặc sắc nghệ thuật nổi bật nhất của bài thơ này là sự sáng tạo các hình ảnh thơ. Bài thơ cho thấy một sự quan sát tinh tế, một sự cảm nhận và miêu tả sắc sảo. Hình ảnh thơ phong phú, vừa chân thực lại vừa bay bổng và lãng mạn khiến cho cả bài thơ rất có hồn và tràn đầy thi vị.

Bài thơ sử dụng kết hợp phương thức miêu tả và biểu cảm. Nhưng yếu tố miêu tả chủ yếu nhằm phục vụ cho biểu cảm, trữ tình. Nhờ sự kết hợp này mà hình ảnh thơ vừa lột tả được chân thực, tinh tế cảnh vật và con người của cuộc sống miền biển vừa thể hiện sâu sắc những rung động của tâm hồn nhà thơ.

Các câu hỏi liên quan

+1 thích
2 câu trả lời 248 lượt xem
0 phiếu
1 trả lời 198 lượt xem
SGK8 tập 2 có nhận xét: "Bài thơ "Nhớ rừng"(Thế Lữ) tràn đầy cảm xúc lãng mạn".Em hiểu thế nào là lãng mạn? Cảm xúc lãng mạn được thể hiện trong bài thơ như thế nào?
đã hỏi 21 tháng 6, 2020 trong Ngữ văn lớp 8 bởi phatnguyen25 Thần đồng (1.4k điểm)
0 phiếu
1 trả lời 188 lượt xem
Cảm nhận của anh chị về hình tượng người đàn bà hàng chài trong tác phẩm chiếc thuyền ngoài xa? Qua cuộc đời số phận của người phụ nữ này hãy trình bày suy nghĩ của mình về vấn đề hiện thực đời sống mà nhà văn muốn gửi gắm.
đã hỏi 18 tháng 5, 2020 trong Ngữ văn lớp 12 bởi Khách
0 phiếu
1 trả lời 634 lượt xem
Viết 1 đoạn văn nêu suy nghĩ của em về lũ lụt miền Trung
đã hỏi 21 tháng 10, 2020 trong Ngữ văn lớp 8 bởi Mai
+1 thích
1 trả lời 563 lượt xem
Cảm nghĩ của em về lũ lụt miền trung
đã hỏi 8 tháng 11, 2020 trong Ngữ văn lớp 7 bởi manh.s116973557 Cử nhân (4.3k điểm)
0 phiếu
3 câu trả lời 343 lượt xem
+1 thích
5 câu trả lời 1.6k lượt xem
Em có nhận xét gì về việc xây dựng công trình thành Cổ Loa vào thế kỉ III - II TCN ở nước Âu Lạc ?
đã hỏi 28 tháng 12, 2016 trong Lịch sử lớp 6 bởi nhat6pthvodich Học sinh (230 điểm)
+4 phiếu
3 câu trả lời 419 lượt xem
thuyết minh về 1 loài hoa
đã hỏi 5 tháng 2, 2018 trong Ngữ văn lớp 8 bởi mincin Thần đồng (1.1k điểm)
0 phiếu
1 trả lời 264 lượt xem
Bác Hồ đã từng nói:"Một năm bắt đầu từ mùa xuân.Một đời bắt đầu từ tuổi trẻ .Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội".Suy nghĩ của em về câu nói trên
đã hỏi 25 tháng 6, 2020 trong Ngữ văn lớp 8 bởi phatnguyen25 Thần đồng (1.4k điểm)
+1 thích
1 trả lời 159 lượt xem
"Thi trung hữu họa", Thế Lữ bằng chất liệu ngôn ngữ đã vẽ nên bộ tranh tứ bình về chúa sơn lâm khá hoàn hảo trong bài thơ nhớ rừng.Hãy chỉ rõ đoạn thơ đó và phân tích ngôn ngữ để làm rõ bức tranh tứ bình
đã hỏi 17 tháng 5, 2020 trong Ngữ văn lớp 8 bởi phatnguyen25 Thần đồng (1.4k điểm)

HOT 1 giờ qua

  1. nguyenmanh04102009212

    166 Điểm

  2. tnk11022006452

    120 Điểm

  3. hoconghung031007464

    80 Điểm

Phần thưởng hằng tháng
Hạng 1: 200.000 đồng
Hạng 2: 100.000 đồng
Hạng 3: 50.000 đồng
Hạng 4-10: 20.000 đồng
Bảng xếp hạng cập nhật 30 phút một lần
...