Chào mừng bạn đến với Selfomy Hỏi Đáp, hãy Hỏi bài tập hoặc Tham gia ngay
+1 thích
108 lượt xem
trong Ngữ văn lớp 8 bởi _NoProblems_ Cử nhân (2.1k điểm)

2 Trả lời

+1 thích
bởi minhtiendailqa4a3324 Thạc sĩ (5.5k điểm)
được bầu chọn là câu hỏi hay nhất bởi _NoProblems_
 
Hay nhất
Trong những vật dụng mà chúng ta thường dùng thì chiếc kính đeo mắt rất cần thiết đối với mọi người thuộc các lứa tuổi khác nhau.

   Cấu tạo của chiếc kính gồm hai bộ phận chính là gọng kính và mắt kính. Gọng kính được làm bằng nhựa cao cấp hoặc kim loại quý. Gọng kính chia làm hai phần: phần khung để lắp mắt kính và phần gọng để đeo vào tai, nối với nhau bởi các ốc vít nhỏ, có thể mở ra, gập lại dễ dàng. Chất liệu để làm mắt kính là nhựa hoặc thủy tinh trong suốt. Gọng kính và mắt kính có nhiều hình dáng, màu sắc khác nhau.

   Kính đeo mắt có nhiều loại. Loại thường như kính râm, kính trắng không số dùng che nắng, che bụi khi đi đường. Loại kính thuốc gồm kính cận, kính viễn, kính loạn thị, kính dùng sau khi mổ mắt... Muốn sử dụng, người có bệnh về mắt phải đi đo thị lực để kiểm tra, từ đó mới có thể chọn kính chính xác, không gây ra các tác dụng phụ như nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn... Không nên vì lí do thẩm mĩ mà ngại đeo kính thuốc khi bị bệnh. Nếu vậy sẽ làm độ cận hoặc độ viễn của mắt tăng rất nhanh. Lúc sử dụng kính, nên nhẹ nhàng mở bằng hai tay. Dùng xong nên lau sạch tròng kính bằng khăn lau mềm, mịn.

   Cất kính vào hộp để ở nơi cố định dễ tìm như trong ngăn tủ, ngăn bàn, mặt bàn... tránh các vật nặng đè vỡ hoặc làm trầy xước mặt kính. Thường xuyên rửa kính bằng nước, lau sạch tròng kính bằng khăn chuyên dùng. Để mặt kính không biến dạng, khi đeo và tháo kính nên dùng hai tay cầm hai gọng kính. Đối với gọng kính kim loại, nên thường xuyên kiểm tra, vặn chặt các ốc vít để giữ chặt tròng kính. Phải dùng kính đúng độ thì thị lực đỡ suy giảm.

   Kính đeo mắt ngoài tác dụng giúp cho chúng ta nhìn nhận sự vật chính xác, tăng cường hiệu quả học tập và lao động thì còn là vật trang sức làm tăng thêm vẻ duyên dáng, thanh lịch cho mỗi người.

   Con người có năm giác quan thì thị giác là giác quan hoàn hảo nhất và quan trọng nhất. Vì vậy, việc giữ gìn để có đôi mắt trong sáng và tinh tường đồng nghĩa với bảo vệ cuộc sống của chính mình.
0 phiếu
bởi Sarah_Zin_cutee Thạc sĩ (5.5k điểm)

Nếu nói rằng đôi mắt là cửa sổ tâm hồn của mỗi chúng ta thì ắt rằng những cặp kính chính là những người giúp việc tận tâm, những người bảo vệ vững chắc, những vật trang trí duyên dáng cho khung cửa mộng mơ ấy.

 

Quả không quá khi nói như vậy về cặp kính đeo mắt bởi kính, có rất nhiều loại và rất nhiều tác dụng, phù hợp với hầu hết nhu cầu của mọi người. Với những người bị bệnh về mắt như cận thị, viễn thị, loạn thị kính giúp họ khắc phục được điểm hạn chế của bản thân. Người cận thị có thể nhìn được những vật ở xa, người viễn thị thì nhờ kính mà nhìn được những vật ở gần...

 

Đối với người làm những công việc đặc thù như bơi, trượt tuyết, đi xe máy tốc độ cao,... kính lại giúp mắt họ tránh khỏi nước, tuyết, gió, bụi,... Những người không bị bệnh về mắt, không có những hoạt động trên, khi ra đường cũng nên mang theo một cặp kính: để tránh nắng chói và gió bụi. Thậm chí, có những người sử dụng kính như một vật trang trí đơn thuần. Giá trị thẩm mỹ của kính có được bởi sự đa dạng của kiểu dáng và màu sắc.

 

Dù chủng loại phong phú như vậy nhưng về cơ bản, cấu tạo của các cặp kính rất giống nhau. Một chiếc kính đeo mắt gồm có hai bộ phận: Tròng kính và gọng kính. Gọng kính làm khung cho kính và là bộ phận nâng đỡ tròng kính. Gọng kính cũng gồm hai phần được nối với nhau bởi một khớp sắt nhỏ. Phần sau giúp gá kính vào vành tai. Phần trước đỡ lấy tròng kính và giúp tròng kính nằm vững trước mắt.

 

Gọng kính có thể được làm bằng kim loại nhưng phổ biến nhất vẫn là gọng nhựa bền, nhẹ. Bộ phận quan trọng nhất của kính – tròng kính – thì không thể thay đổi cấu tạo gốc và có một tiêu chuẩn quốc tế riêng. Hình dáng tròng kính rất phong phú, nó phụ thuộc vào hình dáng gọng kính: tròn, vuông, chữ nhật...

 

Tròng kính có thể làm bằng nhựa chống trầy hay thủy tinh nhưng đều cần tuân theo quy tắc chống tia uv và tia cực tím (hai loại tia được phát ra bởi mặt trời, rất có hại cho mắt). Ngoài ra, một chiếc kính đeo mắt còn có một số bộ phận phụ như ốc, vít... Chúng có kích thước rất nhỏ nhưng lại khá quan trọng, dùng để giữ các bộ phận của chiếc kính.

 

Bên cạnh loại kính gọng còn có loại kính áp tròng. Đó là một loại kính đặc biệt, nhỏ, mỏng, được đặt sát vào tròng mắt. Riêng với loại kính này phải có sự hướng dẫn sử dụng tỉ mỉ của bác sĩ chuyên ngành. Việc sử dụng kính tác động rất lớn đến sức khỏe của mắt bởi vậy cần sử dụng kính đúng cách. Để lựa chọn 1 chiếc kính phù hợp với đôi mắt, cần phải theo tư vấn của bác sĩ.

 

Không nên đeo loại kính có độ làm sần vì loại kính này được lắp hàng loạt theo những số đo nhất định nên chưa chắc đã phù hợp với từng người. Mỗi loại kính cũng cần có cách bảo quản riêng để tăng tuổi thọ cho kính. Khi lấy và đeo kính cần dùng cả hai tay, sau khi dùng xong cần lau chùi cẩn thận và bỏ vào hộp đậy kín. Kính dùng lâu cần lau chùi bằng dung dịch chuyên dụng.

 

Đối với loại kính tiếp xúc trực tiếp với mắt như kính áp tròng, cần phải nhỏ mắt từ sáu lần đến tám lần trong vòng từ mười đến mười hai tiếng để bảo vệ mắt. Kính áp tròng đưa thẳng vào mắt nên phải luôn luôn ngâm trong dung dịch, nếu không sẽ rất dễ bám bụi gây đau mắt, nhiễm trùng các vết xước... Trong quá trình học tập, làm việc, đeo kính phù hợp sẽ giúp chúng ta tránh khỏi nhức mỏi mắt, đau đầu, mỏi gáy, mỏi cổ...

 

Đeo một chiếc kính trên mắt hẳn ai cũng tò mò muốn biết sự ra đời của kính? Đó là cả một câu chuyện dài. Vào năm 1266 ông Rodger Becon người Italia đã bắt đầu biết dùng chiếc kính lúp để có thể nhìn rõ hơn các chữ cái trên trang sách. Năm 1352, trên một bức chân dung người ta nhìn thấy một vị hồng y giáo chủ đeo một đôi kính có hai mắt kính được buộc vào một cái gọng.

 

Như vậy chúng ta chỉ có thể biết được rằng đôi kính được làm ra trong khoảng thời gian giữa năm 1266 và 1352. Sự ra đời của những cuốn sách in trở thành động lực của việc nghiên cứu, sản xuất kính. Vào thế kỷ XV những căp kính chủ yếu được sản xuất tại miền bắc nước Ý và miền nam nước Đức – là những nơi tập trung nhiều người thợ giỏi. Năm 1629 vua Charles I của nước Anh đã ký sắc lệnh thành lập hiệp hội của các thợ làm kính mắt. Đến năm 1784, ông Bedzamin Franklin người Đức đã sáng tạo ra những đôi kính có hai tiêu điểm.

 

Chiếc mắt kính đeo mắt là một vật dụng quen thuộc với đời sống hằng ngày. Nếu biết cách sử dụng và bảo quản tốt, kính sẽ phát huy tối đa công dụng của mình. Hãy cùng tìm hiểu về kính để có thể biến "lăng kính" của "cửa sổ tâm hồn" trở nên phong phú và hoàn thiện hơn.

Các câu hỏi liên quan

+1 thích
2 câu trả lời 216 lượt xem
Lập dàn ý đó đề văn thuyết minh chiếc kính đeo mắt
đã hỏi 8 tháng 12, 2017 trong Ngữ văn lớp 8 bởi hoanghavy Cử nhân (2.3k điểm)
0 phiếu
1 trả lời 67 lượt xem
*Ko sao chép nhé các bạn
đã hỏi 28 tháng 4, 2020 trong Ngữ văn lớp 7 bởi KhanhKhanhh Cử nhân (4.7k điểm)
  • khanhkhanhh
0 phiếu
1 trả lời 1.9k lượt xem
Một người đeo kính có độ tụ điôp có thể nhìn rõ các vật cách mắt từ 100/7cm đến 25cm. a) Mắt bị tật gì? Để sửa tật này thì người đó phải đeo kính có độ tụ bằng bao nhiêu? b) Khi đeo kính có độ tụ , người ấy thấy rõ các vật gần nhất cách mắt bao nhiêu? biết kính đeo sát mắt    
đã hỏi 3 tháng 2, 2020 trong Vật lý lớp 11 bởi phuongnga ● Cộng Tác Viên Thần đồng (748 điểm)
0 phiếu
1 trả lời 416 lượt xem
Trong lớp, bạn Nam phải đeo sát mắt một thấu kính phân kì có tiêu cự 40 cm để có thể nhìn rõ được vật ở xa mà không phải điều tiết. a) Mắt bạn Nam bị tật gì ? Khoảng cực viễn của mắt bạn Nam là bao nhiêu ?   b) Nêu bạn Nam đeo sát mắt một thấu kính phân kì có tiêu cự 50 cm, bạn có thể nhìn rõ vật ở xa nhất cách mắt bao nhiêu ?
đã hỏi 9 tháng 8, 2019 trong Vật lý lớp 9 bởi thinhdeeptry ● Cộng Tác Viên Thần đồng (1.2k điểm)
0 phiếu
1 trả lời 613 lượt xem
Trong lớp, bạn Khoa phải đeo sát mắt một thấu kính phân kì có tiêu cự 100 cm để có thể nhìn rõ được vật ở xa mà không phải điểu tiết (hình minh họa H29.5) a) Mắt bạn Khoa bị tật gì ? b) Khi không đeo kính, bạn Khoa có thể nhìn rõ vật ở xa nhấ cách mắt bao nhiêu ?  
đã hỏi 9 tháng 8, 2019 trong Vật lý lớp 9 bởi thinhdeeptry ● Cộng Tác Viên Thần đồng (1.2k điểm)
0 phiếu
1 trả lời 114 lượt xem
Để đọc được bức thư đặt cách mắt 30cm, bà ngoại của bạn Lan phải đeo kính lão có tiêu cự 50 cm (hình minh họa H27.51). Hỏi khi này bà ngoại nhìn thấy ảnh của bức thư qua kính ở cách mắt boa nhiêu ? Cho rằng kính được đeo sát mắt.    
đã hỏi 8 tháng 8, 2019 trong Vật lý lớp 9 bởi thinhdeeptry ● Cộng Tác Viên Thần đồng (1.2k điểm)
+1 thích
2 câu trả lời 723 lượt xem
0 phiếu
2 câu trả lời 228 lượt xem
đã hỏi 14 tháng 11, 2020 trong Khác bởi Zake Tiến sĩ (18.3k điểm)
0 phiếu
1 trả lời 1.1k lượt xem
Khi người lão thị đeo kính lão, phát biểu nào sau đây là sai ? A. Người này vẫn có thể nhìn được những vật ở xa. B. Kính lão có tác dụng tạo ảnh của những vật ở gần là ảnh ảo nằm xa mắt hơn vật. C. Kính lão là loại thấu kính hội tụ D. Mắt có thể nhìn rõ được những vật ở gần mắt.
đã hỏi 8 tháng 8, 2019 trong Vật lý lớp 9 bởi thinhdeeptry ● Cộng Tác Viên Thần đồng (1.2k điểm)
0 phiếu
1 trả lời 1.0k lượt xem
Khi người cận thị đeo kính cận, phát biểu nào sau đây sai ? A. Người này có thể nhìn rõ vật ở xa. B. Kính cận có tác dụng tạo ảnh của vật quan sát là ảnh ảo ở gần mắt nhất. C. Người cận thị thường phải chọn kính cận có tiêu cự bằng khoảng cực viễn của mắt. D. Mắt có thể nhìn rõ được vật ở điểm cực cận của mắt.
đã hỏi 8 tháng 8, 2019 trong Vật lý lớp 9 bởi thinhdeeptry ● Cộng Tác Viên Thần đồng (1.2k điểm)
  1. phamngoctienpy1987844

    50628 Điểm

  2. vxh2k9850

    35940 Điểm

  3. Khang1000

    29748 Điểm

  4. Tí Vua Đệ Nhất

    28073 Điểm

Phần thưởng hằng tháng
Hạng 1: 200.000 đồng
Hạng 2: 100.000 đồng
Hạng 3: 50.000 đồng
Hạng 4: 20.000 đồng
Phần thưởng bao gồm: mã giảm giá Shopee, Nhà Sách Phương Nam, thẻ cào cùng nhiều phần quà hấp dẫn khác sẽ dành cho những bạn tích cực nhất của tháng. Xem tại đây
Bảng xếp hạng cập nhật 30 phút một lần
...