Chào mừng bạn đến với Selfomy Hỏi Đáp, hãy Hỏi bài tập hoặc Tham gia ngay
0 phiếu
543 lượt xem
trong Ngữ văn lớp 10 bởi hoangvy Cử nhân (3.7k điểm)

1 Câu trả lời

+1 thích
bởi duongthithulvc11120 Cử nhân (2.5k điểm)
được bầu chọn là câu hỏi hay nhất bởi hoangvy
 
Hay nhất
 

Truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy là một câu chuyện dã sử hư cấu, nhằm giả thích cho việc An Dường Vương vì sao làm mất nước Âu Lạc vào tay Triệu Đà phương Bắc. Tuy câu chuyện chỉ nói rất ngắn gọn về ba nhân vật chính, nhưng tinh ý ta có thể nhận ra đây là một câu chuyện đầy bi kịch, đó là bi kịch về tình cha con, bi  kịch về tình yêu vợ chồng, cuối cùng là bi kịch nước mất, nhà tan. Mà cả ba nhân vật chính đều có kết cục bi thảm, phần là để đền tội, phần âu cũng là sự giải thoát khỏi số phận và những sai lầm đã mắc phải.

Trước hết, ta nói về An Dương Vương, ông là một người tài giỏi, mưu lược, lại anh dũng, có tấm lòng yêu nước thương dân. Chính vì thế nên đã được vua Hùng thứ 18 truyền lại ngôi vua. Trong 50 năm trị vì, quốc thái dân an, ông là một vị vua tốt, nên được sự giúp đỡ của sứ Thanh Giang là Rùa Vàng, ban cho điềm lành, ban cho nỏ thần. Nhưng có lẽ đây cũng là sự khởi đầu của việc mất nước sau này, bởi Rùa Vàng đã từng nói một câu: “Vận nước suy thịnh, xã tắc an nguy đều do mệnh trời, con người có thể tu đức mà kéo dài thời vận”. Âý là lời khuyên răn đầy sâu xa mà sứ Thanh Giang dành cho nhà vua. Tuy nhiên An Dương Vương, lại quên mất, chỉ biết đến nỏ thần kỳ diệu, đánh đuổi muôn giặc thù. Từ đó nhà vua trở nên chủ quan, không có cái lòng mưu tính, ngờ vực của một quân vương, dễ dàng gả con gái yêu của mình cho con trai kẻ thù cũ, thậm chí còn cho ở rể. Thật sự chưa có cái dại nào hơn thế, nghĩ sâu xa hơn có lẽ cậy có nỏ thần nhà vua cũng chẳng chăm rèn luyện quân đội, để thế nước trở nên suy kiệt. Chẳng vậy mà quân Triệu Đà mới tiến đánh một trận, nhà vua đã phải bỏ chạy thoát thân về phía nam, lúc này đây điềm lành hay nỏ thần cũng thành vô nghĩa, bởi vốn dĩ đất nước đã đến hồi kết. Chi tiết nhà vua chém chết Mị Châu, có lẽ một phần là để bắt kẻ có tội đền nợ nước, phần là do nỗi xấu hổ vì để mất nước mình nên đành trút hết tức giận lên đứa con gái khờ dại của mình. Sau đó nhà vua theo Rùa Vàng về biển Đông, có nhiều thuyết khác cho rằng nhà vua cũng đã trầm mình xuống biển để đền nợ nước, chứ không phải là cầu cứu Rùa Vàng. Thiết nghĩ chi tiết này phù hợp hơn cả, bởi thật sự nhà vua có trách nhiệm rất lớn trong việc làm mất nước.

Còn về Mị Châu, nàng bị xem là tội đồ, là nguyên nhân chính dẫn tới bi kịch mất nước. Quả thực đúng vậy, nếu như nàng không cả tin, cho Trọng Thủy mượn nỏ thần, để Trọng Thủy đánh cắp thì có lẽ cũng không thành cớ sự như vậy. Sai lầm lớn nhất của của Mị Châu là nàng chỉ làm đúng vai trò của người vợ tốt, hết lòng tin tưởng chồng, yêu thương chồng, nhưng nàng lại quên mất nàng còn là một công chúa, trên vai nàng còn có trách nhiệm với dân tộc, với đất nước. Một người phụ nữ thường sống trong cảnh lầu son gác tía, nên ngây thơ, không trải đời, đứng trước bi kịch mất nước, bị cha toan giết, bị chồng phản bội, rơi vào cảnh mất nước nhà tan. Chắc phải đau đớn và hối hận lắm, nếu không bị cha giết có lẽ nàng cũng tự quyên sinh để rửa mối nhục thù. Chi tiết ngọc trai giếng nước, âu cũng là niềm an ủi cho vong hồn, cho tấm lòng trong sáng, oan khuất của Mị Châu, người con gái vừa đáng thương lại cũng đáng trách.

Cuối cùng là nhân vật Trọng Thủy, truyện không đề cập nhiều về hắn, nhưng Trọng Thủy quả là người không từ thủ đoạn, sẵn sàng kết hôn vì mục đích chính trị, ăn cắp nỏ thần. Hành động của Trọng Thủy đối với nước hắn đó là hy sinh vì việc lớn, đối với với nhân dân Âu Lạc, đối với Mị Châu là sự vô sỉ, tàn nhẫn cùng cực, không đáng mặt đấng nam nhi. Thử hỏi có hay ho gì khi đi lừa một người phụ nữ yếu đuối, lại tin yêu mình hết mực? Chi tiết cuối truyện, Trọng Thủy tự tử ở giếng Mị Châu thường tắm, đó là biểu hiện của sự ân hận, của sự hổ thẹn khôn nguôi về những chuyện trái lương tâm mà hắn làm, hắn phải đền tội. Có người thắc mắc, Trọng Thủy có tình cảm với Mị Châu hay không, câu trả lời chắc là có, nhưng so với người con gái ấy, hắn lại càng yêu quyền lực hơn cả. Khi Mị Châu chết, Trọng Thủy có hối hận cũng muộn, hắn mãi mãi bị ám ảnh bởi hình bóng Mị Châu, chỉ cái chết mới làm hắn được giải thoát khỏi đau khổ ấy. Trọng Thủy chết, nước giếng đem rửa ngọc trai mò ở biển nơi Mị Châu chết, thì ngọc sáng và đẹp hơn. Đây là một chi tiết thể hiện việc Trọng Thủy đang ngàn năm phải rửa nỗi oan khuất cho Mị Châu.

Truyền thuyết đem lại cho người đọc một câu chuyện lịch sử, lại xen vào những chi tiết hư cấu nhằm tăng sức hấp dẫn cho truyện, đồng thời là lời giải thích cho những bi kịch xảy ra. Các nhân vật trong truyện đều có chỗ đáng trách lại cũng có chỗ đáng thương, âu thì đây cũng là số mệnh cả. Bài học rút ra từ câu chuyện này là lời cảnh tỉnh đến từng người, trong lối ứng xử với người thân, gia đình, chồng vợ, trách nhiệm với đất nước. Chúng ta phải biết cân nhắc đến những lợi hại trong hành vi của mình, bởi mỗi một thay đổi đều đem đến những kết cục khác nhau. Người ta thường cảm thán nếu như An Dương Vương không cậy vào nỏ thần, không gả Mị Châu cho Trọng Thủy, nếu như Mị Châu không cả tin cho Trọng Thủy xem nỏ,… Thế nhưng nếu như mãi chỉ là nếu như, bởi sai một li đi một dặm, không bao giờ còn có thể cứu vãn được nữa.

Các câu hỏi liên quan

0 phiếu
1 trả lời 512 lượt xem
0 phiếu
1 trả lời 242 lượt xem
0 phiếu
1 trả lời 290 lượt xem
Đôi nét về tác phẩm Truyện An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy
đã hỏi 2 tháng 9, 2019 trong Ngữ văn lớp 10 bởi ngoclinhbui Thạc sĩ (7.0k điểm)
  • ngữ-văn-10
+1 thích
2 câu trả lời 2.9k lượt xem
0 phiếu
1 trả lời 387 lượt xem
Dàn ý phân tích Truyện An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy
đã hỏi 2 tháng 9, 2019 trong Ngữ văn lớp 10 bởi ngoclinhbui Thạc sĩ (7.0k điểm)
+1 thích
0 câu trả lời 55 lượt xem
Hãy tưởng tượng và kể lại phần kết câu chuyện.
đã hỏi 8 tháng 2, 2020 trong Ngữ văn lớp 10 bởi Phamthunhien Tiến sĩ (20.5k điểm)
0 phiếu
1 trả lời 352 lượt xem
mn hướng dẫn mình cách làm dạng bài hóa thân vào AN DƯƠNG VƯƠNG kể lại câu chuyện với!
đã hỏi 13 tháng 10, 2020 trong Ngữ văn lớp 10 bởi vianhle203830 Học sinh (21 điểm)
+2 phiếu
2 câu trả lời 1.8k lượt xem
0 phiếu
2 câu trả lời 916 lượt xem
em có nhận xét gi về sự thất bại của An dương vương
đã hỏi 10 tháng 12, 2017 trong Lịch sử lớp 6 bởi Ánh Nguyễn
0 phiếu
2 câu trả lời 142 lượt xem
đã hỏi 14 tháng 11, 2020 trong Ngữ văn lớp 10 bởi hoangvy Cử nhân (3.7k điểm)

HOT 1 giờ qua

  1. nguyenmanh04102009212

    166 Điểm

  2. tnk11022006452

    120 Điểm

  3. hoconghung031007464

    80 Điểm

Phần thưởng hằng tháng
Hạng 1: 200.000 đồng
Hạng 2: 100.000 đồng
Hạng 3: 50.000 đồng
Hạng 4-10: 20.000 đồng
Bảng xếp hạng cập nhật 30 phút một lần
...