Chào mừng bạn đến với Selfomy Hỏi Đáp, hãy Hỏi bài tập hoặc Tham gia ngay
0 phiếu
242 lượt xem
trong Ngữ văn lớp 10 bởi hoangvy Cử nhân (3.7k điểm)

1 Câu trả lời

+1 thích
bởi nguyendavit123 ● Ban Quản Trị Tiến sĩ (12.5k điểm)
Văn học dân gian là một trong những bộ phận quan trọng trong nền văn học của dân tộc ta. Đây cũng là thể loại nhận được sự quan tâm của đông đảo độc giả ở nhiều lứa tuổi khác nhau. Về văn xuôi thì văn học dân gian bao gồm những thể loại như truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, truyền thuyết…Trong đó truyện An Dương Vương và Mỵ Châu Trọng Thủy là một câu chuyện vừa mang tính chất truyền thuyết lại vừa là câu chuyện lịch sử dân tộc.

 

     Truyện An Dương Vương và Mỵ Châu Trọng Thủy là câu chuyện nói về quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc ta thời xa xưa. Trong đó một nhân vật chúng ta không thể không nhắc tới chính là An Dương Vương. Đây là vị vua có thực trong lịch sử Việt Nam, vừa là nhân vật gắn với những truyền thuyết hư cấu, li kỳ. Trong tác phẩm ông là hiện thân của hai hình tượng: một là vị vua yêu nước thương dân và còn là một người cha hết lòng bao dung, che trở cho con cái.

 

     Trước hết, khi đứng trên cương vị của một vị vua, người đứng đầu cả nước thì An Dương Vương đã thể hiện là một người yêu nước, lo cho nhân dân, lo cho vận mệnh của đất nước. Khi nhận được ngôi báu, ông đã rời đô từ một vùng đồi núi về vùng đồng bằng Cổ Loa. Qua đó thể hiện ý chí và quyết sách sáng suốt, tầm nhìn xa trông rộng của An Dương Vương. Bởi chúng ta có thể dễ dàng thấy được muốn dân cư lạc nghiệp, phát triển hưng thịnh thì chọn đồng bằng màu mỡ là lựa chọn đúng đắn. Tuy nhiên bên cạnh đó cũng có những nguy cơ nhất định. Đứng đầu một đất nước nhỏ bé ngay cạnh một nước lớn nên những áp lực mà ông phải chịu đựng là rất lớn và chứa nhiều bất trắc về sự an nguy của đất nước về chủ quyền của dân tộc. Ông còn chứng tỏ là một người biết nhìn xa trông rộng khi trong quá trình dựng nước đã cho xây dựng thành Cổ Loa, xây thành đắp lũy để phòng trừ giặc ngoại xâm. Việc xây dựng thành không phải trong ngày một ngày hai mà còn gặp rất nhiều khó khăn. Thành “hễ cứ đắp tới đâu lại lở tới đấy”, tốn nhiều công sức mà không thành. Có lẽ người khác sẽ nản lòng trước nhiều lần thất bại nhưng An Dương Vương với một lòng yêu nước thương dân, một người có bản lĩnh vững vàng đã không quản ngại khó khăn gian khổ. Ngày cho lập đàn để cầu, hỏi kế sách của cụ già có tướng lạ, rồi đích thân ra tận cửa Đông xứ Thanh Giang để rước Rùa Vàng giúp đỡ.

 

     Trước hết, khi đứng trên cương vị của một vị vua, người đứng đầu cả nước thì An Dương Vương đã thể hiện là một người yêu nước, lo cho nhân dân, lo cho vận mệnh của đất nước. Khi nhận được ngôi báu, ông đã rời đô từ một vùng đồi núi về vùng đồng bằng Cổ Loa. Qua đó thể hiện ý chí và quyết sách sáng suốt, tầm nhìn xa trông rộng của An Dương Vương. Bởi chúng ta có thể dễ dàng thấy được muốn dân cư lạc nghiệp, phát triển hưng thịnh thì chọn đồng bằng màu mỡ là lựa chọn đúng đắn. Tuy nhiên bên cạnh đó cũng có những nguy cơ nhất định. Đứng đầu một đất nước nhỏ bé ngay cạnh một nước lớn nên những áp lực mà ông phải chịu đựng là rất lớn và chứa nhiều bất trắc về sự an nguy của đất nước về chủ quyền của dân tộc. Ông còn chứng tỏ là một người biết nhìn xa trông rộng khi trong quá trình dựng nước đã cho xây dựng thành Cổ Loa, xây thành đắp lũy để phòng trừ giặc ngoại xâm. Việc xây dựng thành không phải trong ngày một ngày hai mà còn gặp rất nhiều khó khăn. Thành “hễ cứ đắp tới đâu lại lở tới đấy”, tốn nhiều công sức mà không thành. Có lẽ người khác sẽ nản lòng trước nhiều lần thất bại nhưng An Dương Vương với một lòng yêu nước thương dân, một người có bản lĩnh vững vàng đã không quản ngại khó khăn gian khổ. Ngày cho lập đàn để cầu, hỏi kế sách của cụ già có tướng lạ, rồi đích thân ra tận cửa Đông xứ Thanh Giang để rước Rùa Vàng giúp đỡ.

 

     Thành Cổ Loa kiên cố hoàn thành như để minh chứng cho sự tài trí cũng như tầm nhìn của mình An Dương Vương tiếp tục nhìn nhận đến những khía cạnh khác đó là thành cao hào sâu chưa chắc đã có thể ngăn được kẻ thù mà còn cần vũ khí lợi hại, quân đội tinh nhuệ. Đứng trước những băn khoăn của nhà vua, Rùa Vàng đã cảm động và giúp đỡ chế tạo nên nỏ thần nhờ móng vuốt của mình. Mặc dù dã có sự chuẩn bị về nhiều mặt nhưng bi kịch nước mất nhà tan vẫn xảy ra. Mặc dù có công lớn trong việc xây dựng đất nước nhưng bi kịch này vua An Dương Vương không tránh khỏi trách nhiệm. Chính An Dương Vương đã mắc sai lầm nghiêm trọng khiến cảnh nước mất nhà tan. Nhiều người cho rằng sai lầm của An Dương Vương ngay từ khi chấp nhận lời cầu hôn của Triệu Đà, gả Mỵ Châu cho hắn rồi còn cho ở rể. Đó là sự chủ quan, không phán đoán được âm mưu của kẻ thù. Việc liên minh bằng hôn nhân chính trị trong lịch sử cũng không hề xa lạ, mặc dù xuất phát điểm của ông là tốt đẹp khi mong muốn hòa bình, giảm bớt chiến tranh nhưng lại quá nhẹ dạ cả tin.

 

     Cũng không ít người nó hành vi cho Trọng Thủy ở rể là “nuôi ong tay áo, nuôi cáo trong nhà”. Đây chẳng khác nào đặt một gián điệp bên cạnh mình, nhất là khi không có sự giám sát chặt chẽ. Nhưng có lẽ sai lầm nghiêm trọng nhất đó là không giữ bí mật quốc gia. Việc cho con gái biết bí mật quân sự lẫn việc quá khinh địch, không biết bảo vệ những cơ mật. Thậm chí còn quá ỷ lại vào sức mạnh của nỏ thần. Khi hay tin Triệu Đà phát binh đánh thì An Dương Vương còn điềm nhiên, tự mãn, ngồi đánh cờ. Tất cả đã tạo nên sai lầm nghiêm trọng dẫn tới bi kịch của chính bản thân và cả quốc gia phải gánh chịu.

 

      Đứng trên cương vị của một người cha thì Trước khi xảy ra việc mất nước thì An Dương Vương là một người rất yêu quý con gái. Điều này thể hiện bằng việc nghe lời con, cho biết cả những bí mật quân sự mặc dù Mỵ Châu là con gái. Nhưng bên cạnh đó cũng là một người cha tuyệt tình, dứt khoát khi trên đường trốn chạy, lúc biết con mình chính là kẻ gây ra cơ sự thì đã không ngần ngại rút đao chém con. Qua đó cho thấy ông là một người dứt khoát, đề cao việc nước lên trên việc nhà.

Qua tác phẩm chúng ta giúp cho chúng ta có cái nhìn mới về lịch sử về vị vua trong truyền thuyết. Bên cạnh đó còn đêm lại cho chúng ta bài học đó là không nên coi thường, ỷ lại với lợi thế của mình mà khinh địch mà cần phải cận trọng xem xét, đánh giá nghiêm túc đối thủ của mình.

 

 

Các câu hỏi liên quan

0 phiếu
1 trả lời 512 lượt xem
0 phiếu
1 trả lời 543 lượt xem
0 phiếu
1 trả lời 291 lượt xem
Đôi nét về tác phẩm Truyện An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy
đã hỏi 2 tháng 9, 2019 trong Ngữ văn lớp 10 bởi ngoclinhbui Thạc sĩ (7.0k điểm)
  • ngữ-văn-10
+1 thích
2 câu trả lời 2.9k lượt xem
0 phiếu
1 trả lời 387 lượt xem
Dàn ý phân tích Truyện An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy
đã hỏi 2 tháng 9, 2019 trong Ngữ văn lớp 10 bởi ngoclinhbui Thạc sĩ (7.0k điểm)
+1 thích
0 câu trả lời 55 lượt xem
Hãy tưởng tượng và kể lại phần kết câu chuyện.
đã hỏi 8 tháng 2, 2020 trong Ngữ văn lớp 10 bởi Phamthunhien Tiến sĩ (20.5k điểm)
0 phiếu
2 câu trả lời 142 lượt xem
đã hỏi 14 tháng 11, 2020 trong Ngữ văn lớp 10 bởi hoangvy Cử nhân (3.7k điểm)
0 phiếu
1 trả lời 353 lượt xem
mn hướng dẫn mình cách làm dạng bài hóa thân vào AN DƯƠNG VƯƠNG kể lại câu chuyện với!
đã hỏi 13 tháng 10, 2020 trong Ngữ văn lớp 10 bởi vianhle203830 Học sinh (21 điểm)
+2 phiếu
2 câu trả lời 1.8k lượt xem
0 phiếu
2 câu trả lời 916 lượt xem
em có nhận xét gi về sự thất bại của An dương vương
đã hỏi 10 tháng 12, 2017 trong Lịch sử lớp 6 bởi Ánh Nguyễn

HOT 1 giờ qua

  1. nguyenmanh04102009212

    166 Điểm

  2. tnk11022006452

    160 Điểm

  3. hoconghung031007464

    80 Điểm

Phần thưởng hằng tháng
Hạng 1: 200.000 đồng
Hạng 2: 100.000 đồng
Hạng 3: 50.000 đồng
Hạng 4-10: 20.000 đồng
Bảng xếp hạng cập nhật 30 phút một lần
...