Chào mừng bạn đến với Selfomy Hỏi Đáp, hãy Hỏi bài tập hoặc Tham gia ngay
0 phiếu
342 lượt xem
trong Ngữ văn lớp 10 bởi PTG Tiến sĩ (22.4k điểm)
Phân tích bài thơ Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão

2 Trả lời

0 phiếu
bởi nhthuyvy16 ● Cộng Tác Viên Tiến sĩ (16.5k điểm)
 
Hay nhất

Triều đại nhà Trần là một mốc son chói lọi trong 4000 năm dựng nước và giữ nước của lịch sử dân tộc Việt Nam. Khí thế hào hùng, oanh liệt của nhân dân ta không những được thể hiện qua những lần kháng chiến chống quân xâm lược mà còn ở thơ văn đời Trần – tiếng nói của những anh hùng, thi sĩ dào dạt cảm hứng yêu nước mãnh liệt với lòng mong muốn giữ vững sơn hà xã tắc và nêu cao truyền thống bất khuất của dân tộc Việt. Bởi thế, bài thơ “Tỏ lòng” là lời nói lên khát khao muốn đòi lại độc lập, chủ quyền dân tộc của Phạm Ngũ Lão ( 1255-1320) nói riêng trước cảnh quê hương chìm trong binh đao khói lửa với ý chí nam nhi quân tử “Nam nhi chí ở bốn phương” của những người thanh niên trẻ thời xưa nói chung 

Hoành sóc giang sơn kháp kỉ thu

Tam quân tì hổ khí thôn ngưu

Nam nhi vị liễu công danh trái

Tu thính nhân gian thuyết Vũ hầu

 

(Múa giáo non sông trải mấy thu,

Ba quân khí mạnh nuốt trôi trâu.

Công danh nam tử còn vương nợ,

Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ hầu.)

Bài thơ có nhan đề chữ Hán là "Thuật hoài" : "Thuật" là kể lại, là bày tỏ; "hoài" là nỗi lòng. Dịch thành "Tỏ lòng", nghĩa là bày tỏ khát vọng, hoài bão trong lòng và được ra đời trong hào khí Đông A ngùn ngụt giữa sự quyết chiến, quyết thắng của quân dân nhà Trần khi giặc Mông-Nguyên sang xâm lược. Và bài thơ Tỏ lòng là một minh chứng tiêu biểu cho quy luật sống còn của văn chương nghệ thuật xưa nay: “quý hồ tinh bất quý hồ đa” (quý tinh túy, không có nhiều)

Múa giáo non sông trải mấy thu

 (Hoành sóc giang sơn kháp kỉ thu )

Hình ảnh rõ nét về người tráng sĩ hiện lên trong tư thế múa giáo đầy ấn tượng, nhưng có lẽ đã vơi bớt phần hiên ngang, hùng vĩ so với bản gốc cầm ngang ngọn giáo “hoành sóc” sẵn sàng chiến đấu vô cùng dũng mãnh. Câu thơ như không phải ngẫu nhiên mà có sự sắp xếp để miêu tả sống động, chân thực nhất của hình tượng kỳ vĩ, tráng lệ, vừa mang tầm vóc về không gian lại vừa mang kích thước thời gian chiều dài lịch sử của người chiến sĩ thuở “bình Nguyên” ra trận hiên ngang, hào hùng, sẵn sàng tuyên chiến với kẻ thù để bảo vệ non sông, bất chấp thời gian trôi. "Kháp kỉ thu" – trải mấy thu, đã qua bao lần thu đến rồi đi, hình ảnh kia vẫn không một chút suy dời, vẫn vững vàng như vậy, vẫn oai vệ như thế, bởi nó đâu phải được gầy dựng trong một phút chốc để mà dễ dàng tan biến, hình ảnh người tráng sĩ thời Trần đã được hun đúc từ bao nhiêu cuộc chiến, bao nhiêu thử thách chông gai. Có thể nói đó là hình tượng chủ đạo ngời sáng lên ánh hào quang của chủ nghĩa yêu nước, tượng trưng cho dân tộc Việt quật cường, không một kẻ thù nào khuất phục được. Song dù có cam go đến mấy, hiểm nguy đến mấy, bóng người cầm ngang ngọn giáo ấy vẫn vững vàng tư thế, vẫn bền bỉ mãi chẳng chuyển dời:

Ba quân khí mạnh nuốt trôi trâu

( Tam quân tì hổ khí thôn ngưu )

Một lần nữa, Phạm Ngũ Lão lại khuấy lên không khí, ý chí chiến đấu dũng mãnh của cả dân tộc chỉ qua dòng thơ ngắn gọn, cô đúc. Bằng biện pháp nghệ thuật cường điệu hoá sáng tạo nên một hình tượng thơ mang tầm vóc hoành tráng, có tính sử thi với cái khí thế “phá cường địch, báo hoàng ân” như ngút trời, từng đoàn quân “phụ tử chi binh” ấy ào ào ra trận, không một thế lực nào, kẻ thù nào có thể ngăn cản nổi. Thủ pháp ẩn dụ so sánh “khí thôn Ngưu” rất độc đáo, mang ý nghĩa tráng chí, át đi và làm lu mờ sao Ngưu trên bầu trời hoặc được biết như hình ảnh nuốt trôi trâu – tượng trưng cho sức mạnh phi thường, không gì đánh bại được. Thật là một ẩn dụ so sánh nghệ thuật nêu bật sức mạnh vô địch của quân ta mà tạo nên một hình tượng thơ kì vĩ mang tầm vũ trụ. Tất cả như không chỉ có sức biểu hiện sâu sắc và cụ thể hóa sức mạnh của quân dân ta, mà còn phản ánh một thời kỳ lịch sử hào hùng của thời Trần. 

Với giọng điệu dứt khoát, không có thái độ lưỡng lự hay sợ sệt, lời thơ ở đây đã thể hiện sự anh hùng của người lính trên chiến trường, trong thời khắc sinh ly tử biệt cái chết có thể ập đến bất cứ lúc nào, những người nam nhi không hề đắn đo, do dự

Công danh nam tử còn vương nợ

( Nam nhi vị liễu công danh trái )

bởi nhthuyvy16 ● Cộng Tác Viên Tiến sĩ (16.5k điểm)
Cảm xúc hào sảng ban đầu dần chuyển sang trữ tình, sâu lắng khiến âm hưởng trở nên thâm trầm, da diết. Dường như vẻ đẹp của người trai thời Trần không chỉ thể hiện ở cái tư thế, khí phách hay cái tầm vóc, sức mạnh, mà còn thể hiện ở cái chí, cái tâm của người tráng sĩ. Trong con người Phạm Ngũ Lão luôn sôi sục khát vọng công danh của đấng nam nhi thời loạn. Từ đó mà khát vọng công danh ấy gắn liền với ý muốn được chiến đấu, được cống hiến đời mình cho vua, cho nước. Câu thơ như bày tỏ sự tôn thờ lí tưởng trung quân, ái quốc, và đặc biệt hơn hết là quan niệm: Làm trai đứng ở trong trời đất, phải có danh gì với núi sông.  Đó không chỉ riêng là quan niệm của Phạm Ngũ Lão, mà còn là của biết bao kẻ làm trai cũng mơ ước về những chiến tích có thể sánh ngang tầm sự nghiệp anh hùng của các bậc đi để mà lập công - để lại sự nghiệp, và lập danh - để lại tiếng thơm cho đời. Song Phạm Ngũ Lão lại viết “vị liễu / vương nợ” tức chưa trả xong, có lẽ đó chính là món nợ công danh - gánh nặng mà kẻ làm trai nguyện trả, nguyện đền bằng xương máu và lòng trung thành cũng là vì nước, vì sự nghiệp lớn lao "cùng trời đất muôn đời bất hủ".. Dù là một vị tướng trung thành, kể cả như cánh tay phải của Trần Hưng Đạo, trải qua biết bao trận đánh vào sinh ra tử nhưng đối với ông, vẫn chưa đủ tầm được liệt kê vào những công danh của đất nước. Đây quả là một quan niệm nhân sinh cao đẹp, tích cực của những con người chân chính dù trong thời đại chiến tranh, loạn lạc nhưng vẫn đang hừng hực mưu cầu được đóng góp cho non sông đất nước
Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ hầu
( Tu thính nhân gian thuyết Vũ Hầu )
Phạm Ngũ Lão cũng từ cái chí, cái nợ nam nhi, nam tử đó mà cùng dân tộc chiến đấu chống xâm lược bền bĩ, ròng rã bao năm. Nhưng vì vậy mà ông nảy sinh trong tâm trạng một nỗi thẹn. Phạm Ngũ Lão “thẹn” chưa có tài mưu lược lớn như Vũ Hầu Gia Cát Lượng đời Hán để trừ giặc, cứu nước. Thẹn bởi vì so với cha ông mình chưa có gì đáng nói. So sánh mình với Vũ Hầu để thấy những cái chưa được của mình, đây không phải là sự ngộ nhận thân phận của mình giống như Vũ Hầu mà đó là cả một tinh thần học hỏi của nhà thơ đối với người tài giỏi. Xưa nay, những người có nhân cách vẫn thường mang trong mình nỗi thẹn... Với Phạm Ngũ Lão, tuy là một nhà thao lựơc kiệt xuất, có công rất lớn trong hai cuộc kháng chiến chống Mông - Nguyên lần hai, ba nhưng ông vẫn tự thấy hổ thẹn vì chưa khôi phục được giang sơn, vì kém cỏi chưa được như Vũ hầu, chưa báo được Hoàng ân. Nỗi thẹn ấy không làm cho ta trở nên nhỏ bé mà trái lại nâng cao phẩm giá con người. Đó là cái thẹn của một con người có lý tưởng, hoài bão vừa lớn lao, vừa khiêm nhường.. Ẩn sau nỗi thẹn cao cả, làm nên nhân cách là cả một nỗi niềm khao khát được cống hiến hơn nữa cho Tổ quốc, cho dân tộc. Như vậy, Phạm Ngũ Lão vừa đề cao cái chí, vừa đề cao cái tâm của con người Việt Nam đời Trần. Đó chính là con người hữu tâm trong thơ ca trung đại Việt Nam.
Thuật hoài là một bài thơ chịu ảnh hưởng ý thức hệ phong kiến và mang rõ tính chất “thi dĩ ngôn chí”, đồng thời mang tính thời sự: Khi đất nước lâm nguy, vai trò của người anh hùng vô cùng quan trọng. Với thể thơ Đường luật thất ngôn tứ tuyệt cùng niêm luật chặt chẽ kết hợp những phép tu từ so sánh phóng đại, đặt con người trong mối tương quan không gian với thời gian, thêm âm hưởng hào hùng, nhịp điệu chắc khỏe, ngôn ngữ hàm xúc, cô đọng, Phạm Ngũ Lão đã đạt được tới sự hàm súc cao độ khi tái hiện lại một cách hoàn mĩ nhất hình ảnh sức mạnh và khí thế của quân đội nhà Trần, ngân lên một nốt thăng của hào khí Đông A mà cho đến ngày nay vẫn còn vang vọng mãi.  
Bài thơ kết thúc trong tư thế cao vời, mà khí thế cũng vút tận mây trong hình ảnh của đấng nam nhi thời đại Bình Nguyên. Với khát vọng có thể phá được cường địch để báo đáp hoàng ân, để non sông được vững vàng, hào khí Đông A càng hiện lên như một thời đại đầy rực rỡ của phong kiến Việt Nam. Qua đó có thể thấy, người anh hùng chính là những người góp phần làm nên lịch sử luôn trọng danh dự và bảo toàn danh tiết với non sông đất nước, với xã tắc, sơn hà. Vì vậy mà khí chất của Phạm Ngũ Lão sẽ sống mãi với lịch sử dân tộc và vang vọng giữa đất trời cho đến nghìn thu.
0 phiếu
bởi thanhtrong ● Ban Quản Trị Thạc sĩ (6.2k điểm)

I. Mở bài:

- Giới thiệu về tác giả Phạm Ngũ Lão: Phạm Ngũ Lão là người văn võ song toàn, ông có nhiều sáng tác nói về chí làm trai và lòng yêu nước, song hiện chỉ còn lại hai bài thơ chữ Hán là Tỏ lòng (Thuật hoài) và Viếng Thượng tướng quốc công Hưng Đạo Đại Vương (Văn Thượng tướng quốc công Hưng Đạo Đại Vương)

- Giới thiệu khái quát nội dung và nghệ thuật bài thơ Tỏ lòng: Tỏ lòng là bài thơ Đường luật ngắn gọn, súc tích, khắc họa vẻ đẹp của con người có sức mạnh, có lí tưởng, nhân cách cao cả cùng khí thế hào hùng của thời đại.

II. Thân bài:

1. Hình tượng con người và sức mạnh quân đội nhà Trần

a. Hình tượng con người thời Trần

- Hành động: hoành sóc – cầm ngang ngọn giáo → Tư thế hùng dũng, oai nghiêm, hiên ngang sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc

- Không gian kì vĩ: giang sơn – non sông → Không gian rộng lớn, mênh mông, nó không đơn thuần là sông, là núi mà là giang sơn, đất nước, Tổ quốc

- Thời gian kì vĩ: kháp kỉ thu – đã mấy thu → Thời gian dài đằng đẵng, không biết đã bao nhiêu mùa thu, bao nhiêu năm đi qua, thể hiện quá trình đấu tranh bền bỉ, lâu dài.

⇒ Như vậy:

+ Hình ảnh người tráng sĩ cho thấy một tư thế hiên ngang, mạnh mẽ, hào hùng, sẵn sàng lập nên những chiến công vang dội

+ Hình ảnh, tầm vó những người tráng sĩ ấy sánh với núi sông, đất nước, với tầm vóc hùng vĩ của vũ trụ.

+ Người tráng sĩ ấy ra đi bảo vệ Tổ quốc ròng rã mấy năm trời mà chưa từng một giây phút nào cảm thấy mệt mỏi mà trái lại vẫn bừng bừng khí thế hiên ngang, bất khuất, hùng dũng

b. Hình tượng quân đội thời Trần

- “Tam quân” (ba quân): tiền quân, trung quân, hậu quân – quân đội của cả đất nước, cả dân tộc cùng nhau đứng lên để chiến đấu

- Sức mạnh của quân đội nhà Trần:

+ Hình ảnh quân đội nhà Trần được so sánh với “tì hổ” (hổ báo) qua đó thể hiện sức mạnh hùng dũng, dũng mãnh của đội quân

+ “Khí thôn ngưu”: khí thế hào hùng, mạnh mẽ lấn át cả trời cao, cả không gian vũ trụ bao la, rộng lớn → Với các hình ảnh so sánh, phóng đại độc đáo, sự kết hợp giữa hiện thực và lãng mạn, giữa hình ảnh khách quan với cảm nhận chủ quan đã cho thấy sức mạnh và tầm vóc của quân đội nhà Trần

⇒ Như vậy, hai câu thơ đầu đã cho thấy hình ảnh người tráng sĩ hùng dũng, oai phong cùng tầm vóc mạnh mẽ và sức mạnh của quân đội nhà Trần. Nghệ thuật so sánh phong đại cùng giọng điệu hào hùng mang lại hiệu quả cao.

2. Nỗi lòng muốn bày tỏ của tác giả

- Giọng điệu: trầm lắng, suy tư, qua đó bộc lộ tâm trạng băn khoăn, trăn trở

- Nợ công danh: Theo quan niệm nhà Nho, đây là món nợ lớn mà một trang nam nhi khi sinh ra đã phải mang trong mình. Nó gồm 2 phương diện: Lập công (để lại chiến công, sự nghiệp), lập danh (để lại danh thơm cho hậu thế). Kẻ làm trai phải làm xong hai nhiệm vụ này mới được coi là hoàn trả món nợ.

- Theo quan niệm của Phạm Ngũ Lão, làm trai mà chưa trả được nợ công danh “thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu”:

+ Thẹn: cảm thấy xấu hổ, thua kém với người khác

+ Chuyện Vũ Hầu: tác giả sử dụng tích về Khổng Minh - tấm gương về tinh thần tận tâm tận lực báo đáp chủ tướng. Hết lòng trả món nợ công danh đến hơi thở cuối cùng, để lại sự nghiệp vẻ vang và tiếng thơm cho hậu thế → Nỗi thẹn của Phạm Ngũ Lão hết sức cao cả của một nhân cách lớn. Thể hiện khát khao, hoài bão hướng về phía trước để thực hiện lí tưởng, nó đánh thức ý chí làm trai, chí hướng lập công cho các trang nam tử

⇒ Với âm hưởng trầm lắng, suy tư và việc sử dụng điển cố điển tích, hai câu thơ cuối đã thể hiện tâm tư và khát vọng lập công của Phạm Ngũ Lão cùng quan điểm về chí làm trai rất tiến bộ của ông

III. Kết bài

- Khái quát lại giá trị nội dung và nghệ thuật

- Bài học đối với thế hệ thanh niên ngày nay: Sống phải có ước mơ, hoài bão, biết vượt qua khó khăn, thử thách để biến ước mơ thành hiện thực, có ý thức trách nhiệm với cá nhân và cộng đồng.

Các câu hỏi liên quan

0 phiếu
2 câu trả lời 2.1k lượt xem
Phân tích ý nghĩa của nỗi " thẹn " trong bài thơ tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão ?
đã hỏi 12 tháng 12, 2020 trong Ngữ văn lớp 10 bởi PTG Tiến sĩ (22.4k điểm)
+1 thích
1 trả lời 151 lượt xem
Viết bài văn nêu cảm nhận của anh/chị về bài thơ Tỏ lòng (Thuật hoài) của Phạm Ngũ Lão
đã hỏi 9 tháng 2, 2020 trong Ngữ văn lớp 10 bởi Phamthunhien Tiến sĩ (20.5k điểm)
  • nghị-luận-văn-học
  • tỏ-lòng
  • trung-bình
+1 thích
2 câu trả lời 6.1k lượt xem
Đôi nét về tác giả Phạm Ngũ Lão và tác phẩm Tỏ Lòng (Thuật hoài)
đã hỏi 3 tháng 9, 2019 trong Ngữ văn lớp 10 bởi ngoclinhbui Thạc sĩ (7.0k điểm)
+1 thích
2 câu trả lời 405 lượt xem
Lập dàn ý chi tiết phân tích bài thơ Tỏ lòng (Thuật hoài)
đã hỏi 3 tháng 9, 2019 trong Ngữ văn lớp 10 bởi ngoclinhbui Thạc sĩ (7.0k điểm)
+2 phiếu
3 câu trả lời 17.3k lượt xem
Qua ba văn bản truyện ký Việt Nam: “Trong lòng mẹ”, “Tức nước vỡ bờ” và “Lão Hạc”, em thấy có những đặc điểm gì giống và khác nhau ? Hãy phân tích để làm sáng tỏ.
đã hỏi 1 tháng 10, 2016 trong Ngữ văn lớp 8 bởi Cô nàng cá tính Học sinh (480 điểm)
0 phiếu
1 trả lời 234 lượt xem
Qua việc phân tích bài thơ Tỏ lòng (Thuật hoài) của Phạm Ngũ Lão, Anh/ Chị hãy cho biết suy nghĩ của mình về nhiệm vụ học tập, mục tiêu của bản thân trong bối cảnh ngày nay. 
đã hỏi 14 tháng 12, 2021 trong Ngữ văn lớp 10 bởi Khách
–1 thích
1 trả lời 49 lượt xem
đã hỏi 20 tháng 2, 2022 trong Khác bởi phamngoctienpy1987844 Phó giáo sư (50.6k điểm)
–1 thích
1 trả lời 64 lượt xem
đã hỏi 20 tháng 2, 2022 trong Khác bởi phamngoctienpy1987844 Phó giáo sư (50.6k điểm)
+2 phiếu
3 câu trả lời 232 lượt xem
Phạm Ngũ Lão là ai ?
đã hỏi 29 tháng 11, 2017 trong Lịch sử lớp 7 bởi dangthanhnam123 Cử nhân (1.8k điểm)
+2 phiếu
1 trả lời 1.2k lượt xem
Hãy viết một lá thư để bày tỏ lòng biết ơn đối với các Thầy, Cô giáo nhân ngày 20/11
đã hỏi 7 tháng 11, 2019 trong Ngữ văn lớp 10 bởi Jimin Mochi Thần đồng (1.4k điểm)

HOT 1 giờ qua

  1. monmon70023220

    560 Điểm

  2. minhquanhhqt160

    68 Điểm

  3. Darling_274

    63 Điểm

  4. 333cuchillthoi302

    37 Điểm

Phần thưởng hằng tháng
Hạng 1: 200.000 đồng
Hạng 2: 100.000 đồng
Hạng 3: 50.000 đồng
Hạng 4: 20.000 đồng
Phần thưởng bao gồm: mã giảm giá Shopee, Nhà Sách Phương Nam, thẻ cào cùng nhiều phần quà hấp dẫn khác sẽ dành cho những bạn tích cực nhất của tháng. Xem tại đây
Bảng xếp hạng cập nhật 30 phút một lần
...