Chào mừng bạn đến với Selfomy Hỏi Đáp, hãy Hỏi bài tập hoặc Tham gia ngay
+1 thích
89 lượt xem
trong Lịch sử lớp 7 bởi

Tường thuật trận Bạch Đằng năm 1288

 

đã đóng

2 Trả lời

0 phiếu
bởi Lưu An Tiến sĩ (10.8k điểm)
0 phiếu
bởi Thuys sociu Thạc sĩ (9.8k điểm)

Trận Bạch Đằng năm 1288 hoàn thành vẻ vang nhiệm vụ tiêu diệt đạo quân rút lui đường thủy do Ô Mã Nhi và Phàn Tiếp chỉ huy, là trận quyết chiến lớn nhất trong kháng chiến chống quân Nguyên lần 3. Một đạo quân lớn trên 6 vạn người, giàu kinh nghiệm viễn chinh xâm lược, những tên tướng quý tộc, cao cấp thân cận của vua Nguyên Hốt Tất Liệt, sừng sỏ và độc ác như Ô Mã Nhi, Phàn tiếp, Tích Lệ Cơ, Lưu Khuê… sau mấy lần giày xéo đất nước ta, đã phải đền tội.

Trong cuộc kháng chiến lần này, Trần Quốc Tuấn và triều đình rất chú trọng đến chiến trường ven biển đông bắc. Đó là đường tiến của thủy quân và đoàn thuyền lương của giặc. Phó tướng Trần Khánh Dư được tin tưởng giao cho mọi công việc biên thùy ven biển, có nhiệm vụ chặn thủy, tiêu diệt đoàn thuyền lương, làm thất bại ngay từ đầu kế hoạch hậu cần của chúng. Chính vì thế, khi được tin Trương Văn Hổ cùng đoàn thuyền lương bị tiêu diệt thì quân giặc rất hoang mang, gặp nhiều khó khăn, lúng túng và buộc phải bàn kế rút lui. Và như vậy đã trúng vào kế sách của trần Quốc Tuấn.

Tuy nhiên trên thực tế, từ 2 cuộc kháng chiến trước chứng minh : bị thua thảm bại, tướng chết quân tàn, phải chạy về nước, nhưng quân Mông – Nguyên vẫn còn quay trở lại nước ta, âm mưu xâm lược của chúng vẫn ngoan cố, dai dẳng. Vì giặc Mông – Nguyên là 1 đề chế lớn, tiềm lực quân sự và kinh tế rất mạnh, ý đồ mở rộng phạm vi thống trị rất xảo quyệt. Chưa nếm đòn thật đau thật hiểm thì chúng chưa chịu từ bỏ tham vọng quay trở lại xâm lược nước ta.

Bởi vậy Trần Quốc Tuấn và Bộ tham mưu kháng chiến đã nhằm đúng thời cơ, lúc địch mệt mỏi, buộc địch phải tháo chạy, để tập trung sức lực đánh đòn quyết định tiêu diệt toàn bộ đạo quân thủy của Ô Mã Nhi và Phàn Tiếp. Rõ ràng, chiến thắng Bạch Đằng cũng như tác động của nó là 1 thành công tiêu biểu của tư tưởng tiến công, tư tưởng chủ động chiến lược của Trần Quốc Tuấn.

Quân Nguyên tuy phải rút lui, nhưng lực lượng của chúng còn đông tới hàng chục vạn người và rút lui cả 2 đường thủy và bộ. Trong so sánh lực lượng lúc bấy giờ, ta chưa đủ sức để đồng thời tiêu diệt cả 2 cánh quân. Trần Quốc Tuấn đã tổng kết và nêu thành 1 phương châm chỉ đạo chiến lược :

“Đại khái, giặc cậy trường trận, ta dựa vào đoản binh, dùng đoản chế trường là sự thường của binh pháp”.

Vấn đề đặt ra là phải chọn đối tượng quyết chiến chính xác để có thể đạt hiệu quả tiêu diệt chiến lược cao nhất, buộc nhà Nguyên phải từ bỏ ý đồ tiếp tục xâm lược nước ta.

Trên cơ sở phán đoán đúng mưu đồ của Thoát Hoan và đánh giá đúng tương quan lực lượng, Trần Quốc Tuấn và Bộ tham mưu đã có chủ trương trước hết tập trung lực lượng tiêu diệt cánh quân rút lui đường thủy, rồi sau đó thừa thắng tiêu diệt 1 bộ phận cánh quân bộ. Đó cũng là sự lựa chọn đúng đắn và là quyết tâm chiến lược sáng suốt, chính xác của 1 nhà chiến lược lớn có tầm nhìn bao quát rộng, có trí tuệ phân tích và phán đoán sắc sảo minh mẫn.

Chọn cánh quân rút lui theo đường thủy làm đối tượng tiêu diệt chủ yếu và trước hết là quyết định chính xác, vì cánh quân này rút trước và chiến đấu trên sông vốn là thế mạnh truyền thống của ta, là chỗ yếu của giặc. Cánh quân thủy khi đã bị tiêu diệt gọn thì cánh quân bộ sẽ phải rút lui trong cảnh hoảng loạn và sẽ là đối tượng chặn đánh, truy kích dễ dàng của quân ta để giáng thêm những đòn tổn thất nặng nề cho giặc.

Như vậy, Trần Quốc Tuấn đã biết nhằm đúng chỗ yếu nhất của địch để tập trung sức tiến công, đã biết phát huy cái sở trường của ta để đánh vào cái sở đoản của địch.

Với những chủ trương và quyết tâm chiến lược như trên, khúc sông Bạch Đằng, ở vùng thượng lưu đã được Trần Quốc Tuấn chọn làm điểm quyết chiến chiến lược. Việc xác định không gian và thời gian quyết chiến đều nhằm triệt để lợi dụng địa hình thiên nhiên, phát huy cao độ ưubthế thủy chiến trong điều kiện thiên thời, địa lợi, nhân hòa thuộc về ta. Trần Quốc tuấn đã nghiên cứu rất tường tận địa hình, sông nước, chế độ thủy triều của sông Bạch Đằng và sử dụng thành công trong việc xây dựng trận địa quyết chiến và bài binh bố trận.

Quãng sông Bạch Đằng, nơi được chọn làm điểm quyết chiến, là 1 khu vực hiểm yếu, có đủ những điều kiện cần thiết đáp ứng được yêu cầu bố trí 1 trận địa mai phục trên sông với quy mô lớn. Địa hình sông Bạch Đằng vốn có thế thiên hiểm với sông sâu và rộng, rừng núi sát ven bờ, nhiều lạnh thoát triều và bãi triều, nhiều nhánh sông đổ vào, nước triều lên xuống rất mạnh.

Để tăng thêm lợi thế của trận địa mai phục, Trần Quốc tuấn đã kế thừa truyền thống của Ngô Quyền và Lê Hoàn trong kháng chiến chống quân Nam hán (938) và quân Tống (981), đã cho đóng cọc gỗ nhằm cản phá đội hình, chặn đường tháo chạy của thuyền chiến địch, bao vây và tiêu diệt triệt để quân xâm lược.

Trận địa quyết chiến với bãi cọc ngầm chỉ phát huy được tác dụng khi nước triều xuống, nên nó đòi hỏi ngtười chỉ huy điều hành trận chiến đấu phải biết lợi dụng chế độ thủy triều với cả 1 nghệ thuật dẫn dắt thuyền giặc vào trận địa đúng lúc, đúng chỗ. Ở đây, yếu tố không gian và thời gian kết hợp chặt chẽ với nhau. Trận đánh phải bắt đầu và kết thúc 1 cách chính xác vào thời điểm có lợi nhất để tận dụng chế độ thủy triều và phát huy được hết tác dụng của bãi cọc.

Tài năng tuyệt vời của Trần Quốc Tuấn và Bộ tham mưu là đã hoàn toàn cô lập được đạo quân thủy của Ô Mã Nhi với đạo quân bộ, rồi dần d62n điều động nó từng bước vào đúng điểm quyết chiến đã định và đúng thời gian đã xác định (từ sáng đến trưa ngày 9-4 lúc nước triều rút mạnh). Nhờ vậy mà hiệu suất chiến đấu càng cao.

Trận Bạch Đằng 1288 là trận đánh mai phục kết hợp với vận động tiến công quy mô lớn nhằm bao vây, tiêu diệt gọn đoàn binh thuyền đông đế hàng trăm chiếc với hàng vạn quân địch. Trong trận chiến đấu này, dĩ nhiên thủy binh giữ vai trò chủ yếu.

Đặc biệt trận thủy chiến trên sông Bạch Đằng có sự phối hợp chặt chẽ giữa quân thủy và quân bộ, giữa quân chủ lực với quân địa phương và dân binh, giữa đánh thủy và đánh bộ. Trần Quốc Tuấn đã vận dụng cách đánh tiến công kiên quyết, kết hợp nhiều lối đánh phong phú, đa dạng nhằm phát huy tổng hợp tất cả thế mạnh của chiến tranh nhân dân, của truyền thống thủy chiến, của điều kiện thiên nhiên để giành thắng lợi trọn vẹn và triệt để nhất.

Các lực lượng tham chiến đã hiệp đồng chặt chẽ với nhau cả về không gian và thời gian, đã sử dụng những lối đánh truyền thống 1 cách sáng tạo, đó là chiến thuật tiến công địch trên sông và trên bộ, nghi binh kiềm chế, giữ vững điểm cao, từng bước dẫn dắr=t quân địch, kết hợp đánh chặn phía trước, phía sau với các mũi bên sườn, đánh dồn địch vào cửa sông nhỏ bên tả ngạn, đúng chỗ bố trí các trận địa cọc, hiểm hóc, dùng đòn hỏa công thiêu cháy đoàn thuyền giặc khi chúng vướng cọc… Tất cả các hình thức chiến thuật, các lối đánh đó đều phát huy được tác dụng lợi hại của nó.

Chiến thắng Bạch Đằng 1288 đã thể hiện tập trung nghệ thuật quân sự của quân dân Đại Việt thế kỷ 13 và tài thao lược của Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn, vị anh hùng kiệt xuất, nhà chiến lược lỗi lạc của dân tộc.

Hòa trong vũ công hiển hách 3 lần đánh bại quân Nguyên – Mông của dân tộc ta, trận Bạch Đằng nổi lên như 1 kiểu mẫu của nghệ thuật “dùng đoản binh đánh trường trận” và là đỉnh cao của sức mạnh và nghệ thuật quân sự Việt nam thời đó.

Chúc bạn học tốt!! 

Các câu hỏi liên quan

+1 thích
3 câu trả lời 262 lượt xem
Nêu tính cách và ngoại hình của dượng Hương Thư( Vượt Thác-Võ Quãng) Viết một đoạn văn(5->7 dòng) về cảm nghĩ cảm em về nhân vật PHĂNG  nhanh lên nhé giúp mình đi
đã hỏi 11 tháng 3, 2018 trong Ngữ văn lớp 6 bởi nhân đăng
  • dht-bhcc
0 phiếu
1 trả lời 147 lượt xem
đã hỏi 31 tháng 10, 2021 trong Toán tiểu học bởi Khách
0 phiếu
3 câu trả lời 149 lượt xem
nêu mối quan hệ giữa dòng điện và cường độ dòng điện giúp mik nha mng thứ 3 mik thi r Mng nhìu ạ
đã hỏi 5 tháng 5, 2017 trong Vật lý lớp 7 bởi Ánh Dương Học sinh (256 điểm)
0 phiếu
3 câu trả lời 117 lượt xem
đã hỏi 20 tháng 3, 2017 trong Địa lý lớp 6 bởi QUANG PHU TRAN Học sinh (110 điểm)
0 phiếu
1 trả lời 129 lượt xem
C1 : Cho biết rừng có vai trò gì trong sản xuất và đời sống xã hội ? C2 : Bảo vệ rừng nhằm mục đích gì ? Cho biết các biện pháp bảo vệ rừng C3 : Vai trò của giống chăn nuôi ? Điều kiện để được công nhận là giống vật nuôi  C4 : Cho biết mục đích của việc chế biến và dự trữ thức ăn vật nuôi ?
đã hỏi 11 tháng 4, 2018 trong Công nghệ lớp 7 bởi boboiboybv Cử nhân (2.8k điểm)
0 phiếu
1 trả lời 68 lượt xem
Ý ngĩa của sự xuất hiện cơ hoành với sự hô hấp của thỏ?
đã hỏi 13 tháng 6, 2020 trong Sinh học lớp 7 bởi Khách
+2 phiếu
6 câu trả lời 468 lượt xem
có thể làm vật nhiễm điện bằng cách nào? Vật nhiễm điện có tính chất j? ví dụ
đã hỏi 28 tháng 4, 2018 trong Vật lý lớp 7 bởi duonganhquan Học sinh (63 điểm)
0 phiếu
1 trả lời 427 lượt xem
cho f(x)=a.x+b chứng minh rằng không thể đồng thời có 2 th sau f(17)=71 và f(12)=35 Giúp bài này hậu tạ đàng hoàng
đã hỏi 19 tháng 3, 2017 trong Toán lớp 7 bởi khakhoatanbro1579 Thần đồng (505 điểm)
+2 phiếu
1 trả lời 208 lượt xem
  chứng minh  Dấu . là nhân nhà các bạn  
đã hỏi 26 tháng 11, 2018 trong Toán lớp 7 bởi _Doraemon_ Học sinh (64 điểm)
+2 phiếu
3 câu trả lời 558 lượt xem
Câu 1:Thế nào là ca dao,dân ca ? Câu 2:Cảm thụ  về chum ca dao,dan ca bài 1  hoặc bài 4 trong bài những câu hát về tình cảm gia đình   Câu 3:Sưu tầm những câu ca dao,dân ca về chủ đề những câu hát về  tình cảm gia đình
đã hỏi 30 tháng 8, 2017 trong Ngữ văn lớp 7 bởi Nhoc 's Candy
  1. luckyyhappyy07687

    305 Điểm

  2. PTG

    294 Điểm

  3. tnk11022006452

    165 Điểm

  4. minhquanhhqt160

    128 Điểm

Phần thưởng hằng tháng
Hạng 1: 200.000 đồng
Hạng 2: 100.000 đồng
Hạng 3: 50.000 đồng
Hạng 4: 20.000 đồng
Phần thưởng bao gồm: mã giảm giá Shopee, Nhà Sách Phương Nam, thẻ cào cùng nhiều phần quà hấp dẫn khác sẽ dành cho những bạn tích cực nhất của tháng. Xem tại đây
Bảng xếp hạng cập nhật 30 phút một lần
...