Chào mừng bạn đến với Selfomy Hỏi Đáp, hãy Hỏi bài tập hoặc Tham gia ngay
0 phiếu
trong Ngữ văn lớp 9 bởi metraidauthaimoihet Học sinh (104 điểm)
Phân tích nhân vật ông Sáu để thấy được tình cảm cha con thiêng liêng giữa thời chiên.

2 Trả lời

0 phiếu
bởi nhthuyvy16 ● Cộng Tác Viên Tiến sĩ (16.5k điểm)
 
Hay nhất
Văn chương chỉ tìm được bến neo đậu nơi lòng người khi nó là những lời văn chân chất, mộc mạc nhưng lại gây ám ảnh vô cùng. Có những câu chuyện dù đọc nhiều lần ta vẫn không thể nhớ. Lại có những câu chuyện dù chỉ đọc một lần ta vẫn không thể quên. Có những hạnh phúc muộn màng và ngắn ngủi khiến ta phải trào nước mắt. Có những tình cảm nồng ấm và thiêng liêng mà ta chỉ cảm nhận được trong tổ ấm gia đình. Tất cả những ấn tượng ấy đều đến từ truyện ngắn "Chiếc lược ngà" của nhà văn Nguyễn Quang Sáng. Nhắc đến Nguyễn Quang Sáng là nhắc đến một ngòi bút được mài dũa sắc sảo trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, bởi thế mà ông rất am hiểu về cuộc đời của những người lính. Hạ bút viết "Chiếc lược ngà" vào năm 1966 khi đang ở chiến trường Nam bộ, nhà văn đã cho thấy thấu cảm sâu sắc dành cho hoàn cảnh éo le của người chiến sĩ cách mạng. Truyện ngắn chỉ xoay quanh tình cha con của một người lính nhưng lại vô cùng cảm động. Trong đó, nhân vật chính - ông Sáu là một nhân vật đã tạo nên mạch cảm xúc dạt dào xuyên suốt tác phẩm. Ông là một người lính vừa yêu nước lại vừa yêu gia đình, nhưng khi trở về thăm con gái nhỏ sau tám năm ròng xa cách lại không được con đón nhận. Tình huống tuy éo le nhưng lại mở ra sự gắn kết giữa hai con người vô cùng sâu sắc.

Truyện kể về tình cha con thắm thiết giữa bé Thu và ông Sáu. Ông Sáu xa nhà đi kháng chiến lúc bé Thu chưa đầy một tuổi. Một hôm, ông có dịp về thăm nhà nhưng bé Thu không nhận ra ba vì vết thẹo trên má không giống người ba chụp cùng má trong ảnh. Trong ba ngày phép, ông luôn muốn gần gũi con nhưng Thu lại đối xử với ba như người xa lạ. Sau khi được bà ngoại giải thích, em nhận ra ba thì cũng là lúc ba phải lên đường trở về quân trường. Ở khu căn cứ, ông Sáu dồn hết tình cảm yêu thương đứa con bé bỏng của mình vào việc làm chiếc lược ngà để tặng cho con. Nhưng đáng tiếc, trong một trận chiến, ông đã hi sinh. Phút lâm chung, ông kịp trao lại chiếc lược ngà cho người bạn chiến đấu, nhờ bạn thay mình làm tròn lời hứa với con. Cốt truyện tuy ngắn gọn nhưng lại chất chứa đầy nỗi niềm xúc động.

Ông Sáu sau tám năm chiến đấu ở chiến trường được nghỉ phép về thăm nhà. Có lẽ sau ngần ấy thời gian xa cách đã nung nấu trong ông một nỗi nhớ nhung vô bờ dành cho con. Chính điều đó đã thúc đẩy ông nôn nóng chạy đến ôm con mình khi vừa nhìn thấy nó chơi đùa ở sân nhà. Thuyền chưa cập bến ông đã nhảy phăng vào bờ để dang hai tay chờ đợi cái ôm từ đứa con gái bé bỏng. Có lẽ tám năm trôi qua đi, cái ông thèm nhất là cái ôm ấm áp ấy từ đứa nhỏ, ông nhớ con, nhớ da diết, ngay khi đứa bé đã ở trước mắt mình nỗi nhớ ấy vẫn trào dâng. Sự xúc động, vui sướng ấy hoàn toàn dễ hiểu, đối với một người lính cách mạng không gì hạnh phúc hơn là sự đoàn viên bên gia đình. Tuy nhiên, đáp lại sự xúc động của ông là một thái độ vô cùng hoảng sợ của bé Thu. Đứa trẻ ngây thơ ấy vừa chạy vừa kêu thét: "Má! Má!" trong sự chưng hửng của ông Sáu. "Anh đứng sững lại đó, nhìn theo con, nỗi đau đớn khiến mặt anh sầm lại trông thật đáng thương và hai tay buông xuống như gãy." Thì ra, nó không ôm chầm lấy ông, không nhận ba là vì vết thẹo dài trên má của ông. Trong thâm tâm nó chỉ là người cha mang hình hài khuôn mặt lành lặn, nó không thể chấp nhận một người lạ mang một vết thẹo đáng sợ ấy trên mặt. Đó chẳng phải là nỗi đau đớn, tuyệt vọng nhất của một người cha hay sao? Nhưng đó chỉ là mở đầu cho những chuỗi ngày tiếp theo, bé Thu vẫn khăng khăng khước từ tình yêu thương mà ông Sáu dành cho mình.

Ba ngày ở nhà, ông chẳng đi đâu xa, cứ quanh quẩn tìm mọi cách để được gần con tuy nhiên nó luôn né tránh, xem ông như người dưng xa lạ. Khi được má sai vào gọi ba xuống ăn cơm, nó nói trống không như gọi chỉ vì bắt buộc phải làm: "Cơm chín rồi!". Chưa dừng lại ở đó, nó còn nói quay lại nói với mẹ: "Con kêu rồi mà người ta không nghe". Hai chữ "người ta" thốt ra liệu có phải là lời nói không, hay là một lưỡi dao sắc cứa thẳng vào tâm can một người cha. Tới giờ phút này, bé Thu vẫn một mực nhất quyết không gọi cái "người ta" kia một tiếng "ba" thân thuộc, nó ngầm khẳng định với ông rằng trong lòng nó ông chỉ là một người dưng nước lả. Lúc ấy, ông Sáu chỉ biết "vừa khe khẽ lắc đầu vừa cười". Tuy là cười đấy nhưng nụ cười ấy lại chất chứa bao nhiêu nỗi buồn, sự bất lực của một người cha. Vì ông còn biết làm gì hơn khi phải chứng kiến cảnh con mình lạnh nhạt với mình như thế. Bao nhiêu chờ đợi, bao nhiêu nhớ nhung lúc trước ông đều cố gắng chịu đựng để ngày đoàn viên được ôm con gái nhỏ vào lòng. Ấy thế mà ông không nhận lại được gì ngoài đau đớn. Đứa con gái nhỏ gần ngay trước mắt vậy mà không thể với tới được. Mọi nỗ lực của ông như hóa thành mây khói, trái tim của người cha như đã vỡ ra rồi.
bởi nhthuyvy16 ● Cộng Tác Viên Tiến sĩ (16.5k điểm)
Tuy trong lòng biết bao đổ vỡ nhưng ông vẫn không ngừng hi vọng, không ngừng cố gắng. Trong bữa cơm gia đình, vì yêu thương con nên ông đã gắp cho con miếng trứng cá to và ngon nhất. Nhưng đáp lại cử chỉ ân cần ấy là sự chối bỏ quyết liệt của con bé, nó không những không đón nhận mà còn hất tung cái trứng ra ngoài. Vì quá tức giận, ông Sáu đã lỡ tay đánh con. Đánh con đau một nhưng ai nào biết lòng ông đau tận mười. Ai nào thấu được hết nỗi bất lực trong sâu thẳm trái tim của một người cha bị con mình làm ngơ như người xa lạ? Vì hành động nóng nảy nhất thời này mà đến lúc nhắm mắt ra đi, ông cứ mãi day dứt khôn nguôi. Người cha ấy đáng thương biết bao nhiêu, vì tiếng gọi của đất nước ông đã hi sinh cả đời trai trẻ, hi sinh cả hạnh phúc gia đình để làm tròn trách nhiệm với Tổ quốc, để rồi ông lại phải chịu cảnh éo le khi quay trở về.
Ngày ông Sáu phải trở về căn cứ, ông chào tạm biệt mọi người nhưng lại không dám gần con vì trong lòng ông đã chấp nhận một sự thật rằng nó sẽ không chịu gần gũi mình. Nhưng thật bất ngờ, vào giây phút cuối cùng, ông Sáu lại vỡ òa trong hạnh phúc vì tiếng gọi ba bất ngờ của bé Thu. "Tiếng kêu của nó như tiếng xé, xé sự im lặng và xé cả ruột gan mọi người, nghe thật xót xa". Ông hết sức sững sờ, một lần nữa không kìm được nỗi xúc động, người đàn ông ấy một tay ôm con, một tay lau nước mắt. Giọt nước mắt của ông chất chứa bao nhiêu nỗi niềm. Cuối cùng thì nó cũng chịu gọi mình một tiếng ba, một tiếng ba mà ông thèm khát đã lâu không nghe được, một tiếng ba như xoa dịu tất cả những đau đớn của những ngày trước, một tiếng ba khiến người đàn ông thường ngày mạnh mẽ phải rơi nước mắt vỡ òa. Còn gì khiến ông hạnh phúc hơn giờ phút này nữa, nhưng xen lẫn lại là những nỗi dằn vặt. Dằn vặt vì đến phút chia li, con bé mới công nhận ông là ba của mình. Dằn vặt vì khi mới được con đón nhận đã phải rời xa con gái nhỏ một lần nữa để trở về chiến trường xa xôi. Sự giao thoa giữa niềm vui và nỗi buồn, hai cảm xúc xen lẫn cùng xuất hiện trong lòng ông Sáu.
Khi ở chiến trường, ông vẫn không khỏi nhớ nhung cô con gái nhỏ. Ngoài ra, ông vẫn còn ân hận day dứt vì khi ở nhà đã lỡ tay đánh con. Chính vì thế, ông đã dồn hết tâm sức làm chiếc lược bằng ngà để tặng cho con, trên lược có khắc dòng chữ: "Yêu nhớ tặng Thu con của ba". Dòng chữ tuy ngắn gọn nhưng đã thể hiện hết tình thương cả nỗi nhớ nhung của ông Sáu. Nhưng không may, khi chưa kịp tận tay trao cho bé Thu chiếc lược ấy thì trong một trận chiến, ông đã hi sinh, để lại chiếc lược cho người bạn tri kỉ trao lại cho bé Thu. Có thể thấy, ngay cả đến khi nhắm mắt từ giã cuộc đời, điều khiến ông day dứt nhất vẫn là đứa con gái nhỏ ở nhà. Chiến tranh có thể cướp đi sinh mạng của một người lính nhưng mãi mãi không thể cướp đi tình yêu thiêng liêng, cao cả của một người cha dành cho gia đình. Thành công lớn nhất của tác giả đã làm bật lên chân lý ấy một cách rõ rệt.
Gấp lại trang sách, ta vẫn còn thổn thức, ám ảnh mãi về câu chuyện cảm động của tình cha con cao cả giữa bé Thu và ông Sáu. Đặc biệt là ở nhân vật ông Sáu. Bằng những phép miêu tả sinh động, cách phát triển tâm lý nhân vật qua từng tình tiết, nhà văn Nguyễn Quang Sáng đã xoáy sâu vào lòng người đọc một niềm đau khó tả, một sự day dứt như chính nhân vật trong tác phẩm. Câu chuyện phát triển theo trình tự thời gian, những lời thoại và các cuộc đối thoại chân thực, mộc mạc đã làm rõ nét tính cách tốt đẹp của một người cha như ông Sáu. Nhà văn đã khéo léo sử dụng độc thoại nội tâm khiến người đọc cảm thương sâu sắc cho hoàn cảnh nghiệt ngã của nhân vật. Qua đó, thông điệp cao cả mà nhà văn muốn truyền tải đã dễ dàng đi vào lòng người đọc: Người cha chỉ có thể nắm tay con mình một lúc, nhưng trái tim của người cha dành cho con mình là vĩnh viễn.
"Chiến tranh" – một danh từ tưởng chừng như bình thường nhưng sức công phá của nó lại không hề tầm thường tí nào. Chính nó đã cướp đi bao sinh mạng con người, cướp đi bao hạnh phúc gia đình. Nhưng nó mãi mãi không thể giết đi tình yêu thương vô bờ của đấng sinh thành dành cho con mình, nhà văn như đã bất tử hóa sự thiêng liêng của tình cha. Phải nói ngòi bút tài tình của nhà văn Nguyễn Quang Sáng đã góp phần khắc họa rõ nét hơn những mất mát đau thương mà chiến tranh gây ra. Mong sao cánh cửa đau thương ấy sẽ khép lại, sẽ không còn cảnh chia lìa như ông Sáu và bé Thu để mở ra một cánh cửa mới tươi sáng hơn, không còn những đau khổ. Hi vọng rằng lớp thế hệ trẻ như tôi khi đọc tác phẩm sẽ nhận ra một bài học đáng quý rằng, gia đình là tất cả đối với chúng ta, hãy trân trọng những phút giây bên gia đình vì có thể chúng ta sẽ chẳng bao giờ quay lại khoảng thời gian đó được nữa.
0 phiếu
bởi Zake Tiến sĩ (18.3k điểm)
Chiếc lược ngà là một trong những tác phẩm nổi tiếng, có độ phổ biến với công chúng bạn đọc rộng rãi của nhà văn Nguyễn Quang Sáng. Tác phẩm mang những giá trị hiện thực và nhân văn sâu sắc thông qua cảnh ngộ đặc biệt của hai cha con ông Sáu. Ông Sáu – người cha trong tác phẩm, chỉ vì hoàn cảnh chiến tranh phải rời xa đứa con bé bỏng thương yêu nhưng không ngờ rằng, sau 8 năm mới được một lần hội ngộ, lần đầu và cũng là lần cuối.

Nhân vật ông Sáu được Nguyễn Quang Sáng dụng công xây dựng rất nhiều. Số phận của ông cũng được nhìn nhận như số phận chung của rất nhiều chiến sĩ tham gia công cuộc đấu tranh bảo vệ nền độc lập, tự do của Tổ quốc. Ông Sáu là một người con rất đáng tự hào của miền Nam thân yêu. Ông là người lính cụ Hồ có tham gia cả hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Cuộc đời ông dành nhiều thời gian ở chiến khu, chiến trường còn nhiều hơn với gia đình mình. Câu chuyện về ông bắt đầu từ chuyến nghỉ phép 3 ngày mà ông vô cùng háo hức để được về thăm nhà, về thăm đứa con gái thân yêu mà ông phải rời xa từ khi nó còn đỏ hỏn, 8 năm nay ngày nào ông cũng mong chờ được hội ngộ cùng con gái.

Hoàn cảnh chia ly thời chiến này không phải là hiếm trong thời kỳ chiến tranh và ông Sáu và bé Thu cũng chỉ là một trong những trường hợp tiêu biểu mà thôi. Chiến tranh khiến con người ta phải sinh li tử biệt với gia đình và chiến tranh cũng gây nên bao nghịch cảnh, trong đó có cả trường hợp của cha con ông Sáu. Ông Sáu là người có tấm lòng yêu nước nồng nàn và sâu sắc. Yêu quê hương, Tổ quốc, ông sẵn sàng theo tiếng gọi thiêng liêng của dân tộc mà ra đi, mà rời xa gia đình để chiến đấu bảo vệ quê hương, bảo vệ sự bình yên cho những người thân yêu của ông. Và tình nghĩa đó đã giúp ông vượt lên số phận, trải qua bao nhiêu năm tháng khổ sở, nhọc nhằn nơi chiến trường gian khổ, ác liệt, không chỉ bị đe dọa bởi sự sống, mà còn là sự thiếu thốn cả về vật chất lẫn tinh thần.

 

Và hơn hết, ông cũng là người có tình yêu thương con sâu sắc và mãnh liệt, được về thăm nhà điều ông nôn nao nhất là niềm mong muốn được gặp con gái. Khi vừa về gần đến nhà, xuồng còn chưa cập bến nhưng ông Sáu đã quá hồi hộp mà vội và bước mau lên thuyền, xô cả chiếc xuồng ra xa, rồi ông lại vội vã bước chân nhanh chóng đến gặp con gái. Nhìn thấy con, giọng ông run run: “Ba đây con”. Ông Sáu quả thực là một người cha hết lòng với tình yêu thương con cái, hẳn có lẽ những ngày ở chiến khu ông đã nghĩ về con gái của mình rất nhiều.

Trong 3 ngày nghỉ phép, ông chẳng dám đi đâu xa, chỉ tìm cách gần gũi để được nghe một tiếng gọi “ba” của con gái nhưng chỉ nhận lại sự tổn thương và đau lòng. Ông thương con, ân hận vì mình đã đánh con. Ông dồn tình thương yêu ấy vào việc làm cho con một chiếc lược ngà – lời hứa với con trước lúc chia tay.

Chiếc lược ngà gỡ rối được phần nào tâm trạng của người cha, chiếc lược ấy là tình cảm, tấm lòng, là yêu thương mà ông gửi gắm – thỉnh thoảng những lúc rảnh rỗi ông lại lấy cây lược ra ngắm nghía rồi mài lên tóc cho thêm bóng, thêm mượt.

Bé Thu, một cô bé bướng bỉnh, cứng đầu và gan lì. Khi gặp ông Sáu ở bến xuồng, nghe tiếng gọi tên mình, Thu “giật mình tròn mắt nhìn”. Nó ngơ ngác, lạ lùng, mặt nó bỗng tái đi, rồi vụt chạy và kêu thét lên: “má, má”. Ba ngày nghỉ phép, Thu xa lánh ông Sáu trong lúc ông tìm cách vỗ về, gần gũi. Thu nhất quyết không chịu gọi tiếng ba, má dọa đánh, Thu bộc phải gọi ông Sáu vô ăn cơm, gọi chắt nước cơm nhưng lại nổi trổng. Bác Ba nói mẫu nhưng Thu vẫn không gọi. Bị dồn vào thế bí, nó nhăn nhó muốn khóc nhưng tự lấy rá chắt nước chứ không chịu gọi “ba”.Thu đã hất tung cái trứng cá ra mâm, cơm văng tung toé – bị đòn, không khóc, chạy sang nhà bà ngoại, cố ý khua cho dây xuồng kêu thật to. Bé Thu thật là bướng bỉnh, cứng đầu và gan lì. Đến bác Ba cũng phải nghĩ “con bé đáo để thật”, còn ông Sáu thì không nén được: “Sao mày cứng đầu quá vậy?”. Chính thái độ ương ngạnh, ngang bướng đó lại là biểu hiện tuyệt vời của tình cha con. Ông run rẩy, mất bình tĩnh vì con không chịu nhận cha, đau đớn vì hy vọng bao nhiêu thì lại chuốc lấy đau khổ bấy nhiêu, đứa con mà mình yêu thương nhất, là những nghĩ suy trong lòng lại lạnh lùng với mình như vậy, trong thâm tâm ông Sáu chỉ biết thảng thốt những sự xót xa.

 

Trải qua bao nhiêu gian khó của chiến tranh nhưng ông Sáu – người chiến sĩ cách mạng cũng không cảm thấy gian lao và khổ cực bằng việc thuyết phục tình cảm của đứa con gái mà ông yêu thương nhất đời. Cuộc hội ngộ của hai cha con thấm đẫm nước mắt có sức mạnh tố cáo những điều tồi tệ được gây ra bởi chiến tranh.

Các câu hỏi liên quan

0 phiếu
2 câu trả lời
Phân tích nhân vật bà cụ Tứ trong truyện ngắn "Vợ nhặt" để thấy rõ tình yêu thương thiêng liêng của người mẹ.
đã hỏi 1 tháng 12, 2021 trong Ngữ văn lớp 12 bởi daudaihocueh Học sinh (103 điểm)
+1 thích
2 câu trả lời
Phân tích nhân vật Phương Định trong truyện ngắn "Những ngôi sao xa xôi "của Lê Minh Khuê ?
đã hỏi 26 tháng 5, 2020 trong Ngữ văn lớp 9 bởi PTG Tiến sĩ (22.4k điểm)
0 phiếu
2 câu trả lời
Phân tích bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu để thấy bài thơ đã diễn tả sâu sắc tình đồng chí gắn bó thiêng liêng của anh bộ đội thời kháng chiến.
đã hỏi 30 tháng 11, 2021 trong Ngữ văn lớp 9 bởi metraidauthaimoihet Học sinh (104 điểm)
0 phiếu
1 trả lời
Trong bài thơ "Đồng chí", Chính Hữu viết: "Đêm nay rừng hoang sương muối  Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới  Đầu súng trăng treo." Viết một đoạn văn Tổng - phân - hợp có độ dài 15 câu phân tích 3 câu thơ trên.  P/S: Có cả dàn ý càng tốt ạ.    
đã hỏi 16 tháng 4, 2019 trong Ngữ văn lớp 9 bởi DoMinh Thần đồng (582 điểm)
0 phiếu
2 câu trả lời
0 phiếu
3 câu trả lời
Phân tích khổ thơ 4,5 bài thơ Mùa xuân nho nhỏ để thấy được khát vọng cống hiến của nhà thơ dành cho cuộc đời.
đã hỏi 25 tháng 4, 2022 trong Ngữ văn lớp 9 bởi Khách
0 phiếu
2 câu trả lời
Phân tích khổ thơ 2,3 bài thơ Mùa xuân nho nhỏ để thấy được mùa xuân của sản xuất và lao động.  
đã hỏi 25 tháng 4, 2022 trong Ngữ văn lớp 9 bởi Khách
0 phiếu
0 câu trả lời
a)Em hãy kể tóm tắt cốt truyện của đoạn trích. Tình huống nào đã bộc lộ sâu sắc và cảm động tình cha con của ông Sáu và bé Thu? b) Tìm hiểu và phân tích diễn biến tâm lí, hành động của bé Thu trong lần gặp cha, khi ông Sáu được về phép. Qua đó hãy nhận ... trần thuật của nhân vật nào? Cách chọn ngôi kể như vậy có tác dụng gì trong việc xây dựng nhân vật và thể hiện nội dung tư tưởng của truyện?
đã hỏi 19 tháng 12, 2020 trong Ngữ văn lớp 9 bởi thanhtrong ● Ban Quản Trị Thạc sĩ (6.2k điểm)
0 phiếu
1 trả lời
Em có nhận xét gì về nhân vật người lái đò trong tác phẩm Người lái đò sông Đà? Viết bài văn nghị luận về nhân vật ông lái đò.
đã hỏi 21 tháng 12, 2021 trong Ngữ văn lớp 12 bởi daudaihocueh Học sinh (103 điểm)
+1 thích
1 trả lời
Trong bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ" Thanh Hải viết: "Ta làm con chim hót Ta làm một cành hoa Ta nhập vào hòa ca Một nốt trầm xao xuyến M&#7897 ... lẽ dâng cho đời Dù là tuổi hai mươi Dù là khi tóc bạc"
đã hỏi 16 tháng 10, 2019 trong Ngữ văn lớp 9 bởi Phamthunhien Tiến sĩ (20.5k điểm)

HOT 1 giờ qua

  1. monmon70023220

    696 Điểm

  2. Darling_274

    215 Điểm

  3. minhquanhhqt160

    173 Điểm

  4. tngnhatganh117

    94 Điểm

Phần thưởng hằng tháng
Hạng 1: 200.000 đồng
Hạng 2: 100.000 đồng
Hạng 3: 50.000 đồng
Hạng 4: 20.000 đồng
Phần thưởng bao gồm: mã giảm giá Shopee, Nhà Sách Phương Nam, thẻ cào cùng nhiều phần quà hấp dẫn khác sẽ dành cho những bạn tích cực nhất của tháng. Xem tại đây
Bảng xếp hạng cập nhật 30 phút một lần
...