Chào mừng bạn đến với Selfomy Hỏi Đáp, hãy Hỏi bài tập hoặc Tham gia ngay
0 phiếu
138 lượt xem
trong Ngữ văn lớp 11 bởi phamthunhien2997388 Thần đồng (797 điểm)

1 Câu trả lời

0 phiếu
bởi nhthuyvy16 ● Cộng Tác Viên Tiến sĩ (16.5k điểm)
 
Hay nhất

Trong thi đàn văn học trung đại, đề tài về người vợ đã ít, mà viết về người vợ khi còn sống lại càng hiếm hoi hơn. Các thi nhân thường chỉ làm thơ khi người bạn trăm năm đã qua đời, đó cũng là điều nghiệt ngã khi người vợ đi vào cõi thiên thu mới được bước vào địa hạt thi ca. Nhưng với Trần Tế Xương – nhà thơ trào phúng nổi tiếng của nền thơ ca nước nhà thì ngược lại. Ông là một nhà thơ tài năng, hoạt động dưới bút danh Tú Xương. Thơ của ông có tính trào phúng, châm biếm những lại được nhiều người yêu thích vì đậm chất trữ tình. Ông luôn trân trọng, ca ngợi người vợ hiền của mình là bà Tú, điều đó được thể hiện qua mười tác phẩm về bà. Nổi bật trong số đó chính là thi phẩm tuyệt bút “Thương vợ” khắc họa lên hình ảnh người vợ với đầy vất vả bằng ngòi bút chân thực, giản dị, chứa đựng trong ý thơ là sự cảm thông sâu sắc, sự trách móc chính bản thân mình của nhà thơ:

 

“Quanh năm buôn bán ở mom sông,

Nuôi đủ năm con với một chồng.

Lặn lội thân cò khi quãng vắng,

Eo sèo mặt nước buổi đò đông.

Một duyên hai nợ âu đành phận,

Năm nắng mười mưa dám quản công.

Cha mẹ thói đời ăn ở bạc,

Có chồng hờ hững cũng như không.”

 

Bà Tú vốn là “con gái nhà dòng, lấy chồng kẻ chợ”, một người vợ giỏi làm ăn buôn bán, hiền lành. Hai câu đề đã khiến ta hình dung được dáng người phụ nữ với đức tính cần cù, luôn khao khát có được cuộc sống no đủ:

 

“Quanh năm buôn bán ở mom sông,

Nuôi đủ năm con với một chồng.”

 

Dẫn vào bài thơ, người đọc dễ dàng thấy được từ “quanh năm” chỉ sự tuần hoàn lặp đi lặp lại không hề ngừng của thời gian, từ năm này qua năm khác. Ngay từ đầu Tú Xương đã khái quát ý niệm thời gian cực kỳ tiêu biểu, thời gian luôn tuần hoàn như thế trôi đi, tuổi xuân của bà Tú cũng lặng thầm đếm bước. Bà chôn vùi thanh xuân vào những buổi buôn gánh bán bưng ở mom sông, nơi chẳng chút vững chãi mà còn đầy những cheo leo. Hai từ “mom sông” gợi lên không gian chật hẹp, không phải là nơi buôn bán tấp nập và sầm uất. Nhưng bà phải tần tảo mưu sinh đêm ngày ở đó để có thể chăm lo cho “năm con với một chồng”.          

 

Bà nuôi đủ sáu con người về cả số lượng lẫn chất lượng. Tú Xương tách riêng “năm con” với “một chồng” như tự hạ thấp bản thân mình, xem mình ngang hàng với con, không chỉ thế ông còn đứng cuối cùng. Nhịp thơ biến đổi 2/2/1/2 thể hiện sự ngập ngừng, ngắt quãng, cũng như đầy tủi hổ khi ông phải “ăn theo” con, “ăn bám” vợ. Người phụ nữ thời phong kiến nuôi con được xem như một trách nhiệm thường tình nhưng nuôi chồng thì lại không. “Năm con” là số nhiều, tưởng chừng như đầy vất vả nhưng dù sao chỉ cần lo đủ cho chúng cơm ăn, áo mặc. “Một chồng” tuy ít nhưng chi phí còn hơn với năm đứa con kia, chồng không những phải được ăn ngon mà còn phải mặc đẹp. Ta có thể thấy được bà Tú là một người vợ đảm đang, giỏi giang biết bao mới có thể “nuôi đủ” vật chất lẫn tinh thần cho con và chồng. Qua đó, ta cũng cảm nhận được nỗi lòng của ông Tú, sự ăn năn, hối hận và biết ơn vợ được thể hiện qua từng câu chữ. Thấm thía nỗi gian lao của vợ, ông mượn hình ảnh con cò trong ca dao để nói về bà Tú:

 

“Lặn lội thân cò khi quãng vắng,

Eo sèo mặt nước buổi đò đông.”

 

Trong ca dao dân gian, hình ảnh “con cò” đã trở thành một biểu tượng cho người mẹ, người phụ nữ. Chính cội nguồn dân tộc ấy lại tiếp tục chảy mạnh trong hai câu thơ trên của Tú Xương. Hình ảnh “con cò” đã đủ thương tâm bao phần nhưng Tú Xương lại còn đi xa hơn câu ca dao ấy khi sử dụng phép ẩn dụ đồng nhất “thân cò” với thân phận người vợ. Không còn là một con vật cụ thể mà là thân phận, số phận, một cái gì rất mỏng manh, nhỏ bé trước biết bao vần vũ của cuộc đời. Nhà thơ đã khéo léo sử dụng đảo ngữ “lặn lội thân cò”, “eo sèo mặt nước” để làm tăng nỗi cơ cực, vất vả của bà Tú. Bát cơm, manh áo mà bà kiếm được để “nuôi đủ năm con với một chồng” phải đánh đổi bằng cách “lặn lội” trong mưa nắng, giành giật “eo sèo” giữa chốn “đò đông”.

 

Người xưa vẫn thường răn dạy:


“Con ơi nhớ lấy câu này,

Sông sâu chớ lội, đò đầy chớ qua.”

 

bởi nhthuyvy16 ● Cộng Tác Viên Tiến sĩ (16.5k điểm)
Ấy thế mà bà Tú chẳng ngại “sông sâu” lẫn “đò đầy”, bà bôn ba kể cả “khi quãng vắng” lẫn những “buổi đò đông”. Nghệ thuật đối đặc sắc đã làm nổi bật cảnh kiếm ăn nhiều vất vả. Không gian lẫn thời gian đều chứa đầy lo âu, nguy hiểm, bất trắc thế nhưng bà chẳng bao giờ từ bỏ, cũng chưa một lần oán than. Ở bà hiện lên dáng vẻ lặng thầm chấp nhận những buồn đau trong cuộc sống như đã được an bài, bà chấp nhận nỗi cơ đơn, sống một kiếp đời dằn vặt những gian truân. Điều đó được thể hiện rõ rệt qua hai câu luận:

“Một duyên hai nợ âu đành phận,
Năm nắng mười mưa dám quản công.”

Lại một lần nữa ta bắt gặp yếu tố dân gian trong thơ Tú Xương, đó là hai thành ngữ “một duyên hai nợ” và “năm nắng mười mưa”.  Ta có thể thấy được sự tương phản giữa các từ: “một duyên” tương phản với “hai phận”, “năm nắng” với “mười mưa”. Các từ là bội số của nhau qua từng cặp một, thể hiện sự vất vả, dãi dầu của bà Tú ngày càng tăng dần theo thời gian. “Duyên” chính là tình yêu, hạnh phúc, là sự kết hợp đẹp đẽ mà bà Tú từng có khi may mắn được cái “duyên” sánh bước cùng người thông minh, hay chữ, nghĩa tình như ông Tú. Thế nhưng, một cái “duyên” ấy phải đánh đổi lại bằng cả “hai nợ” ở phía sau, đó là cái “nợ” đời, cái trách nhiệm đau khổ mà bà Tú phải cam phận, chịu đựng. Cái “nợ” đó đẩy bà vào hoàn cảnh phải trải qua “năm nắng mười mưa”, tượng trưng cho mọi vất vả, khổ cực trong cuộc đời.
Tuy vậy, không vì thế mà bà chấp nhận từ bỏ. Những khó khăn chồng chất càng làm nổi bật sức lực phi thường của người vợ đã gánh vác tất cả. Hai cụm từ “âu đành phận”, “dám quản công” cho thấy bà vẫn luôn cam chịu số phận cực nhọc, không ngại công sức, bà gánh hết phần khó về mình. Ở bà Tú là thái độ chính chắn trước duyên phận, độ lượng trước hoàn cảnh. Tưởng như đã nhập thân vào nhân vật, Tú Xương nói hộ những nỗi thiệt thòi của vợ, thể hiện tấm lòng thương vợ đồng thời cũng thấm thía rõ đức hi sinh của người bạn đời. Bởi lẽ đó, ở hai câu kết ông cất lên tiếng oán trách đầy tự nhiên, bình dị:

“Cha mẹ thói đời ăn ở bạc,
Có chồng hờ hững cũng như không.”

Nhà thơ tự trách mình “ăn lương vợ” mà “ăn ở bạc”, vai trò người chồng, người cha đáng lẽ phải làm trụ cột gia đình nhưng chẳng giúp ích được gì thì cũng như “hờ hững” với vợ con. Ở cái thời mà xã hội đã có luật bất thành văn đối với người phụ nữ: "xuất giá tòng phu”, “phu xướng, phụ tùy”  thế mà có một nhà nho dám sòng phẳng với bản thân, với cuộc đời, dám tự thừa nhận mình là quan ăn lương vợ, không những đã biết nhận ra thiếu sót, mà còn dám tự nhận khuyết điểm. Một người như thế hẳn phải đáng thương hơn là đáng trách. Ông chua xót phê phán cái “thói đời” là xã hội đương thời thối nát. Chính cái xã hội phong kiến chứa đầy những tập tục cổ hủ cùng miệng đời thị phị, đàm tiếu không cho phép ông đường đường chính chính gánh giúp vợ một phần khó khăn. Chính cái xã hội thuộc địa đầy bạc bẽo, đểu cáng khiến bà Tú tần tảo sớm tối mà vẫn nghèo đói. Dẫu là cái bóng mờ nhạt trong gia đình nhưng nhà thơ vẫn không hề mang thái độ thản nhiên với nhọc nhằn của vợ. Tú Xương tuy không phải người chồng hoàn hảo nhưng cũng là người chồng có nhân cách đáng quý hơn ai hết.

Gấp lại trang thơ như gấp lại chuỗi ngày truân chuyên của bà Tú, thế nhưng ta vẫn còn xót xa cho hoàn cảnh đầy vất vả của bà. Sự tần tảo cực nhọc khi phải bươn chải khắp chốn để “nuôi đủ năm con với một chồng” như được tăng gấp bội qua tài năng dụng từ hết sức thâm sâu, kết hợp với các hình ảnh giàu sức gợi cảm, tinh tế của Tú Xương. Ông đã sử dụng các biện pháp nghệ thuật đặc sắc như ẩn dụ, phép đối, đảo ngữ,… đầy chua xót làm người đọc không thể không rung cảm trước hoàn cảnh khó khăn của bà Tú. Các chi tiết nghệ thuật chọn lọc vừa cá thể (bà Tú) vừa khái quát sâu sắc (chân dung người phụ nữ ngày xưa). Tú Xương đã vừa ca ngợi công lao, tính cách của bà Tú vừa bày tỏ ân tình sâu nặng của ông đối với bà.

Qua bài thơ “Thương vợ”, ta thêm phần yêu mến bà Tú cũng như quý trọng những người phụ nữ trong xã hội cũ. Người phụ nữ Việt Nam là vậy, bà Tú là vậy, họ coi “giang sơn nhà chồng” là việc của mình, họ tự nguyện gánh vác không so đo, oán than. Từ đó, nhà thơ cũng thể hiện cảm xúc của chính bản thân mình, ông cảm thông, xót xa cho từng khía cạnh tinh tế nhất của tâm can người phụ nữ. Chính sự thấu hiểu sâu sắc ấy cùng với nghệ thuật dùng từ điêu luyện đã khiến tác phẩm “Thương vợ” tồn tại như một giá trị vĩnh cửu vượt qua tất cả thử thách khắt khe của thời gian, để lại ấn tượng mạnh mẽ trong lòng đối tượng tiếp nhận, khiến cho triệu vạn người phải rơi nước mắt khóc than cho số phận người phụ nữ thời phong kiến. Bản thân tôi cũng thêm phần trân trọng tài năng của Tú Xương, cảm thương cho những kiếp đời lắm truân chuyên, cực nhọc như bà Tú.

Các câu hỏi liên quan

0 phiếu
1 trả lời 510 lượt xem
+1 thích
2 câu trả lời 404 lượt xem
Soạn bài: Thương vợ (Trần Tế Xương)
đã hỏi 28 tháng 8, 2019 trong Ngữ văn lớp 11 bởi ngoclinhbui Thạc sĩ (7.0k điểm)
  • ngữ-văn-11
0 phiếu
1 trả lời 697 lượt xem
Đôi nét về tác giả Trần Tế Xương và tác phẩm Thương vợ
đã hỏi 29 tháng 8, 2019 trong Ngữ văn lớp 11 bởi ngoclinhbui Thạc sĩ (7.0k điểm)
0 phiếu
1 trả lời 112 lượt xem
A. Giới thiệu nhà thơ Tú Xương, bài thơ Thương vợ và hình tượng bà Tú. B. Những vẻ đẹp của hình tượng bà Tú. C. Nghệ thuật xây dựng hình tượng bà Tú. D. Khẳng định vẻ đẹp của hình tượng bà Tú và liên hệ, bày tỏ cảm nghĩ của bản thân. E. Tất cả các đáp án trên
đã hỏi 2 tháng 2, 2022 trong Khác bởi Zake Tiến sĩ (18.3k điểm)
+2 phiếu
2 câu trả lời 1.0k lượt xem
+2 phiếu
1 trả lời 430 lượt xem
+1 thích
2 câu trả lời 327 lượt xem
Soạn bài Thương vợ của Tú Xương
đã hỏi 23 tháng 8, 2019 trong Ngữ văn lớp 11 bởi ngoclinhbui Thạc sĩ (7.0k điểm)
+1 thích
1 trả lời 706 lượt xem
Soạn bài Thương vợ trang 29 SGK Ngữ Văn 11
đã hỏi 2 tháng 12, 2017 trong Ngữ văn lớp 11 bởi khoiclip Học sinh (252 điểm)
0 phiếu
1 trả lời 124 lượt xem
Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Thương vợ
đã hỏi 29 tháng 8, 2019 trong Ngữ văn lớp 11 bởi ngoclinhbui Thạc sĩ (7.0k điểm)
+1 thích
2 câu trả lời 668 lượt xem
  1. Darling_274

    20 Điểm

  2. minhquanhhqt160

    15 Điểm

  3. lueyuri009730

    15 Điểm

  4. lenguyenducminh05102011227

    5 Điểm

Phần thưởng hằng tháng
Hạng 1: 200.000 đồng
Hạng 2: 100.000 đồng
Hạng 3: 50.000 đồng
Hạng 4: 20.000 đồng
Phần thưởng bao gồm: mã giảm giá Shopee, Nhà Sách Phương Nam, thẻ cào cùng nhiều phần quà hấp dẫn khác sẽ dành cho những bạn tích cực nhất của tháng. Xem tại đây
Bảng xếp hạng cập nhật 30 phút một lần
...