Chào mừng bạn đến với Selfomy Hỏi Đáp, hãy Hỏi bài tập hoặc Tham gia ngay
0 phiếu
134 lượt xem
trong Ngữ văn lớp 12 bởi Haiilongg Học sinh (183 điểm)

1 Câu trả lời

0 phiếu
bởi namphuongpn18902 Thần đồng (609 điểm)
“Tây Bắc ư? Có riêng gì Tây Bắc

Khi lòng ta đã hóa những con tàu

Khi Tổ quốc bốn bề lên tiếng hát

Tâm hồn ta là Tây Bắc, chứ còn đâu.”

Hình tượng con tàu trong bốn câu thơ đề từ chính là biểu trưng cho tâm hồn ấy của nhà thơ, là nỗi khát khao được lên đường, vượt ra khỏi cuộc sống chật hẹp để đến với cuộc đời rộng lớn. Tác giả đã thể hiện tất cả khi tự hỏi lòng mình: “Tây Bắc ư?” rồi lại tự trả lời “Có riêng gì Tây Bắc”. Đúng vậy, Tây Bắc không còn là một địa danh cụ thể nữa, mà trở thành biểu tượng của bất cứ nơi nào trên mọi miền Tổ quốc. Chế Lan Viên đã trực tiếp khẳng định tấm lòng yêu nước của mình hướng về khắp mọi miền xa xôi của đất nước, chứ nào có riêng gì Tây Bắc.

Bởi thế mà bước vào bài thơ Tiếng hát con tàu, người đọc được chào đón bằng một lời mời gọi tha thiết:

“Chuyến tàu này lên Tây Bắc anh đi chăng?

Bạn bè đi xa, anh giữ trời Hà Nội

Anh có nghe gió ngàn đang rú gọi

Ngoài cửa ô? Tàu đói những vành trăng”

Tác giả liên lục phân thân để đối thoại với mình qua hàng loạt những câu hỏi dồn dập, như thúc giục, xoáy sâu vào khát vọng được tới những nơi xa xôi, cống hiến sức mình cho nhân dân, cho đất nước. Không chỉ là lời hối thúc bản thân nhà thơ, những câu thơ ấy còn là lời động viên, thuyết phục mọi người đi đến những miền đất xa xôi, hòa nhập vào cuộc đời rộng lớn của nhân dân.

Thực tế, khi ấy chưa hề có đường tàu lên Tây Bắc nên “con tàu” ở đây hoàn toàn mang ý nghĩa biểu trưng. chính là hình ảnh lãng mạn, tượng trưng cho ước nguyện được đi đến dựng xây Tây Bắc cùng mọi miền Tổ quốc. Đó là con tàu trong tâm tưởng, chở đầy khát vọng hòa hợp dân tộc và niềm tin vào tương lai tươi sáng.

Tác giả của Tiếng hát con tàu đã mượn hình ảnh thiên nhiên để khơi gợi khát vọng của mọi người được đi đến những nơi xa xôi để dựng xây đất nước:

“Anh có nghe gió ngàn đang rú gọi

Ngoài cửa ô? Tàu đói những vành trăng”

Biện pháp nhân hóa hình ảnh “Tàu đói những vành trăng” được nhà thơ sử dụng hết sức tinh tế. Ông đã thổi hồn vào con tàu – khối kim loại vô tri vô giác – trở thành một vật có sự sống, có cảm nhận, cũng biết “đói” như con người vậy. “Vầng trăng”, hình ảnh thiên nhiên trữ tình và thơ mộng đã hóa thành niềm tin và hi vọng tươi sáng của người viết về một đất nước thống nhất, phát triển trong một tương lai không xa. Động từ “đói” gợi cho người đọc biết bao suy ngẫm, đất nước đang rất cần sự đoàn kết, chung tay góp sức trong nhân dân để xây dựng một đất nước ngày càng vững mạnh.

“Đất nước mênh mông, đời anh nhỏ hẹp

Tàu gọi anh đi, sao chửa ra đi?

Chẳng có thơ đâu giữa lòng đóng khép

Tâm hồn anh chờ gặp anh trên kia”

“Đất nước mênh mông, đời anh nhỏ hẹp”. Hình ảnh đối lập tương phản ấy gợi sự trăn trở, day dứt trong lòng mỗi chúng ta. Chúng ta sống dưới sự che chở của thiên nhiên, sự bao bọc của Tổ quốc nhưng có khi nào chúng ta bất chợt nhìn lại và tự hỏi mình đã làm được gì cho đất nước hay chỉ sống một cuộc đời vô nghĩa với thế giới ngoài kia.

Chế Lan Viên nói với người khác và cũng là tự nhủ với chính mình: chiến tranh gian khổ đã qua đi, để xây dựng cuộc sống mới, đất nước cần lắm sự đóng góp của mỗi cá nhân chúng ta. Cuộc đời lớn ấy là nguồn cội của mọi sáng tạo nghệ thuật. Song nó không thể nảy sinh khi người nghệ sĩ không mở rộng lòng mình đón nhận những vang dội ngoài kia. Từ sự chiêm nghiệm đời mình, tác giả đã đưa cho chúng ta một lời khuyên đầy tâm huyết: hãy bước ra khỏi chân trời của cái tôi nhỏ bé để đến với bầu trời bao la ngoài kia. Cứ đi đi rồi chúng ta sẽ tìm được nghệ thuật chân chính và tâm hồn của chính mình trong cuộc đời rộng lớn:

“Chẳng có thơ đâu giữa lòng đóng khép

Tâm hồn anh chờ gặp anh trên kia”

Lúc này, dường như khát vọng đến với cuộc sống rộng lớn của Chế Lan Viên mỗi lúc càng được bộc lộ cụ thể, say mê và rạo rực hơn:

“Tàu hãy vỗ giùm ta đôi cánh vội

Mắt ta thèm mái ngói đỏ trăm ga”

“Mắt ta nhớ mặt người, tai ta nhớ tiếng”…

Ai đó từng nói: “Ra đi là để trở về”. Có lẽ lên Tây Bắc cũng chính là để Chế Lan Viên trở về với mảnh đất đã từng gắn bó máu thịt với cuộc đời ông. Niềm hạnh phúc, vui sướng trào dâng đã được ông tái hiện thật chân thành, mộc mạc trong những khổ thơ tiếp theo của Tiếng hát con tàu, gợi lại những kỷ niệm tươi đẹp, gắn bó thuở kháng chiến:

“Trên Tây Bắc! Ôi mười năm Tây Bắc

Xứ thiêng liêng rừng núi đã anh hùng

Nơi máu rỏ tâm hồn ta thấm đất

Nay dạt dào đã chín trái đầu xuân”

Máu rỏ xuống và cây mọc lên, đơm hoa kết trái. Hai ý thơ đối nghịch đã thể hiện sức sống vĩ đại của Tây Bắc: từ trong cái chết, sự sống vẫn vươn lên, tiếp tục nảy mầm xanh cho đời. Máu “rỏ” là nhỏ giọt chứ không phải máu tuôn, máu xối. Động từ “rỏ” giúp ta cảm nhận được sự hi sinh thầm lặng nhưng bền bỉ, lâu dài của người dân Tây Bắc nói riêng và của nhân dân Việt Nam nói chung. Cho dù mất mát, hi sinh có to lớn nhường nào, cũng không đủ sức thiêu rụi ý chí và khát vọng độc lập, vươn lên của mỗi chúng ta.

“Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ

Cỏ đón giêng hai, chim én gặp mùa

Như đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa

Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa”

Để thể hiện niềm hạnh phúc lớn lao khi được trở về với Tây Bắc, tác giả sử dụng liên tiếp những hình ảnh so sánh vừa có vẻ đẹp thơ mộng, mượt mà: “nai về suối cũ”, “cỏ đón giêng hai”, “chim én gặp mùa”, vừa có sự hòa hợp giữa nhu cầu và khát vọng của ông với hiện thực. Hai câu thơ “Như đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa, chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa” đã nhấn mạnh niềm hạnh phúc tột độ của nhà thơ. Với Chế Lan Viên, được trở về với nhân dân không chỉ là niềm vui, là khát khao mà dường như là điều tất yếu phải đến.

Khát khao ấy được nhà thơ thể hiện bằng những cảm xúc rõ ràng, những kỉ niệm sâu sắc gắn liền với những con người đại biểu cho sự hi sinh, cưu mang đùm bọc của nhân dân trong kháng chiến. Giờ đây, nhân dân không còn là khái niệm trừu tượng nữa, mà hiện lên rõ ràng qua dáng hình những con người quá đỗi gần gũi, yêu thương. Đó là “anh con, người anh du kích” với “chiếc áo nâu suốt một đời vá rách”, để rồi “đêm cuối cùng anh cởi lại” cho tác giả; là “em con thằng em liên lạc”, đưa tác giả vượt núi, băng rừng chẳng quản hiểm nguy; là mế – mẹ – thân thương, “năm con đau”, dù chẳng phải “hòn máu cắt”, nhưng mế vẫn “thức một mùa dài” chăm sóc như con mình. Với điệp ngữ “nhớ”, bài thơ Tiếng hát con tàu bỗng đầy ắp những hoài niệm sâu lắng về nhân dân của nhà thơ. Cách xưng hô của ông bộc lộ tình cảm ruột thịt chân thành với những con người đã từng gắn bó mật thiết với mình trong những năm tháng kháng chiến gian lao.

Tấm lòng ấy của Chế Lan Viên trải dài theo nỗi nhớ, day dứt trong tâm trí của ông, những câu chữ trong Tiếng hát con tàu đã nói lên tất cả điều đó

“Nhớ bản sương giăng, nhớ đèo mây phủ

Nơi nào qua, lòng lại chẳng yêu thương?

Khi ta ở, chỉ là nơi đất ở

Khi ta đi, đất đã hóa tâm hồn!

Anh bỗng nhớ em như đông về nhớ rét

Tình yêu ta như cánh kiến hoa vàng

Như xuân đến chim rừng lông trở biếc

Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương”

Bằng tâm hồn nhạy cảm của mình, Chế Lan Viên đã khám phá ra một quy luật rất đặc biệt. Thuở đầu đặt chân đến vùng đất mới, mọi thứ trong ta hoàn toàn xa lạ, “nơi đất ở” chỉ đơn giản là nơi ta “ở”, ta sinh sống. Nhưng rồi thời gian qua đi, lâu dần mảnh đất ấy “đã hóa tâm hồn”, từng ngọn cây, bóng dáng con người thân thương bỗng hằn sâu trái tim ta, trở thành một phần trong tim những người con xa quê. Sự chuyển hóa ấy không phải tự nhiên mà có. Nó xuất phát từ tình yêu thương, gắn bó, sự đồng cảm trong tâm hồn, biến vùng đất xa lạ trở thành quê hương thứ hai của con người.

Nỗi nhớ ấy có cả của tình yêu đôi lứa dạt dào và da diết “như đông về nhớ rét”, gắn bó keo sơn và thơ mộng “như cánh kiến hoa vàng”. Bằng ngòi bút tài hoa lãng mạn của mình, cha đẻ của Tiếng hát con tàu đã diễn tả thật hóm hỉnh sâu lắng, sự gắn bó khăng khít giữa những người đang yêu. Nhưng tình yêu trong thơ của Chế Lan Viên không dừng lại ở tình cảm lứa đôi riêng lẻ, mà nó còn là sự kết tinh của tình yêu quê hương, đất nước. Chính tình yêu đã biến những miền đất lạ trở nên thân thương như quê hương ta, hóa thành máu thịt tâm hồn ta. Lời thơ ấy được khơi nguồn từ tình cảm chân thành nên tuy mang đậm chất triết lí nhưng vẫn tự nhiên, dung dị chẳng hề khô khan.

Để rồi một lần nữa, khát vọng được lên đường càng trở nên mãnh liệt hơn bao giờ hết khi tiếng gọi của Tổ quốc lại vang lên mạnh mẽ: “Đất nước gọi ta hay lòng ta gọi?”. Tiếng gọi lớn đó đã thực sự trở thành sự thôi thúc bên trong chính nhà thơ. Dường như có một cuộc lột xác từ một cái tôi còn chần chừ, do dự trở thành cái tôi tự nguyện, một cái tôi sôi nổi, náo nức muốn tìm đến Tây Bắc.

“ Tiếng hát con tàu ” là tiếng hát mê say của nhà thơ Chế Lan Viên về lòng khát khao được lên đường xây dựng quê hương, đất nước. Bằng các thủ pháp nghệ thuật tả thực, ẩn dụ, so sánh…nhà thơ đã sáng tạo thành công nhiều hình ảnh đặc sắc, gợi được những rung động của người đọc trước tình cảm gắn bó với nhân dân, với đất nước của nhà thơ. Từ đó, mỗi người sẽ có nhận thức riêng cho mình một con đường để hòa mình vào cuộc sống mới, được sống trong những cảm xúc chân thành như của chính nhà thơ.

Nguồn "Loca"

Các câu hỏi liên quan

0 phiếu
1 trả lời 67 lượt xem
Phân tích niềm khao khát trở về với nhân dân của Chế Lan Viên trong Tiếng hát con tàu
đã hỏi 25 tháng 12, 2022 trong Ngữ văn lớp 12 bởi Khách
0 phiếu
3 câu trả lời 17.1k lượt xem
đã hỏi 24 tháng 4, 2016 trong Công nghệ lớp 6 bởi tranlinh123345 Học sinh (281 điểm)
  • đề-cương
–1 thích
0 câu trả lời 206 lượt xem
"Thơ Chế Lan Viên có phong cách rõ nét và độc đáo, nổi bật nhất là chất suy tưởng triết lí mang vẻ đẹp trí tuệ và sự đa dạng, phong phú của thế giới hình ảnh". Hãy làm rõ nhận định trên qua bài thơ "Tiếng hát con tàu".
đã hỏi 14 tháng 4, 2020 trong Ngữ văn lớp 11 bởi Phamthunhien Tiến sĩ (20.5k điểm)
0 phiếu
2 câu trả lời 48 lượt xem
đã hỏi 16 tháng 8, 2023 trong Ngữ văn lớp 12 bởi vongochuy Cử nhân (2.2k điểm)
0 phiếu
1 trả lời 45 lượt xem
đã hỏi 1 tháng 10, 2021 trong Khác bởi Kira_Kirito Thần đồng (594 điểm)
+1 thích
1 trả lời 1.7k lượt xem
Viết một đoạn văn ngắn tóm tắt truyện “Cuộc chia tay của những con búp bê” của tác giả Khánh Hoài. Qua câu chuyện này, theo em, tác giả muốn gửi gắm đến mọi người điều gì ?
đã hỏi 7 tháng 6, 2017 trong Ngữ văn lớp 7 bởi trannhat900 ● Ban Quản Trị Phó giáo sư (52.9k điểm)
0 phiếu
2 câu trả lời 107 lượt xem
  Giải thích vì sao Chế Lan Viên viết: "Tất cả Tố Hữu, thi pháp, tuyên ngôn, những yếu tố làm ra anh có thể tìm thấy trong tế bào này, anh là nhà thơ của vạn nhà, buộc lòng mình cùng nhân loại..." (Lời tựa tập Trăm bài thơ của Tố Hữu, NXB Văn học, Hà Nội, 1987)  
đã hỏi 23 tháng 6, 2020 trong Ngữ văn lớp 11 bởi linhchi2002 Thần đồng (1.3k điểm)

HOT 1 giờ qua

  1. nguyenmanh04102009212

    166 Điểm

  2. tnk11022006452

    160 Điểm

  3. hoconghung031007464

    80 Điểm

Phần thưởng hằng tháng
Hạng 1: 200.000 đồng
Hạng 2: 100.000 đồng
Hạng 3: 50.000 đồng
Hạng 4-10: 20.000 đồng
Bảng xếp hạng cập nhật 30 phút một lần
...