Chào mừng bạn đến với Selfomy Hỏi Đáp, hãy Hỏi bài tập hoặc Tham gia ngay
0 phiếu
282 lượt xem
trong Khác bởi Lưu An Tiến sĩ (10.8k điểm)
đã đóng bởi trannhat900 ● Ban Quản Trị
đã đóng lại với ghi chú: Câu hỏi đã được trả lời đầy đủ và chính xác.

3 Trả lời

+1 thích
bởi andanh99 Cử nhân (3.4k điểm)
được bầu chọn là câu hỏi hay nhất bởi Lưu An
 
Hay nhất

- Mặt Trời là ngôi sao ở trung tâm Hệ Mặt Trời, chiếm khoảng 99,86%khối lượng của Hệ Mặt Trời.

Trái Đất và các thiên thể khác như cáchành tinhtiểu hành tinhthiên thạchsao chổi, và bụi quay quanhMặt Trời. 

+1 thích
bởi Thuys sociu Thạc sĩ (9.8k điểm)

Trái Đất là hành tinh thứ ba tính từ Mặt Trời, đồng thời cũng là hành tinh lớn nhất trong các hành tinh đất đá của hệ Mặt Trời xét về bán kínhkhối lượng và mật độ vật chất. Trái Đất còn được biết tên với các tên Thế giới (World), "hành tinh xanh"[note 2] hay "Địa Cầu", là nhà của hàng triệu loài sinh vật,[13] trong đó có con người và cho đến nay đây là nơi duy nhất trong vũ trụ được biết đến là có sự sốngHành tinh này được hình thành cách đây 4,55 tỷ năm[14][15][16][17] và sự sống xuất hiện trên bề mặt của nó khoảng 1 tỷ năm trước. Kể từ đó, sinh quyển, bầu khí quyển của Trái Đất và các điều kiện vô cơ khác đã thay đổi đáng kể, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phổ biến của các vi sinh vật ưa khí cũng như sự hình thành của tầng ôzôn-lớp bảo vệ quan trọng, cùng với từ trường của Trái Đất, đã ngăn chặn các bức xạ có hại và chở che cho sự sống.[18] Các đặc điểm vật lý của Trái Đất cũng như lịch sử địa lý hay quỹ đạo, cho phép sự sống tồn tại trong thời gian qua. Người ta hy vọng rằng Trái Đất còn có thể hỗ trợ sự sống thêm 1,5 tỷ năm nữa, trước khi kích thước của Mặt Trời tăng lên và tiêu diệt hết sự sống.[19]Mặt Trời là ngôi sao ở trung tâm Hệ Mặt Trời, chiếm khoảng 99,86% khối lượng của Hệ Mặt Trời.[6] Trái Đất và các thiên thể khác như các hành tinhtiểu hành tinhthiên thạchsao chổi, và bụi quay quanh Mặt Trời. Khoảng cách trung bình giữa Mặt Trời và Trái Đất xấp xỉ 149,6 triệu kilômét (1 Đơn vị thiên văn AU) nên ánh sáng Mặt Trời cần 8 phút 19 giây mới đến được Trái Đất. Trong một năm, khoảng cách này thay đổi từ 147,1 triệu kilômét (0,9833 AU) ở điểm cận nhật (khoảng ngày 3 tháng 1), tới xa nhất là 152,1 triệu kilômét (1,017 AU) ở điểm viễn nhật (khoảng ngày 4 tháng 7).[7] Năng lượng Mặt Trời ở dạng ánh sáng hỗ trợ cho hầu hết sự sống trên Trái Đất thông qua quá trình quang hợp,[8] và điều khiển khí hậu cũng như thời tiết trên Trái Đất. Thành phần của Mặt Trời gồm hydro (khoảng 74% khối lượng, hay 92% thể tích), heli (khoảng 24% khối lượng, 7% thể tích), và một lượng nhỏ các nguyên tố khác, gồm sắtnickeloxysiliclưu huỳnhmagiêcarbonneoncanxi, và crom.[9] Mặt Trời có hạng quang phổ G2V. G2 có nghĩa nó có nhiệt độ bề mặt xấp xỉ 5.778 K (5.505 °C) khiến nó có màu trắng, và thường có màu vàng khi nhìn từ bề mặt Trái Đất bởi sự tán xạ khí quyển. Chính sự tán xạ này của ánh sáng ở giới hạn cuối màu xanh của quang phổ khiến bầu trời có màu xanh.[10] Quang phổ Mặt Trời có chứa các vạch ion hoá và kim loại trung tính cũng như các đường hydro rất yếu. V (số 5 La Mã) trong lớp quang phổ thể hiện rằng Mặt Trời, như hầu hết các ngôi sao khác, là một ngôi sao thuộc dãy chính. Điều này có nghĩa nó tạo ra năng lượng bằng tổng hợp hạt nhân của hạt nhân hydro thành heli. Có hơn 100 triệu ngôi sao lớp G2 trong Ngân Hà của chúng ta. Từng bị coi là một ngôi sao nhỏ và khá tầm thường nhưng thực tế theo hiểu biết hiện tại, Mặt Trời sáng hơn 85% các ngôi sao trong Ngân Hà với đa số là các sao lùn đỏ.[11][12]

tick cho mk nha bn!!

bởi Lưu An Tiến sĩ (10.8k điểm)
Dài quá bạn ạ 
bởi Thuys sociu Thạc sĩ (9.8k điểm)
Dài nhung ma dung hihi
bởi Fennik Cử nhân (3.6k điểm)
Bn chép trên Wikipedia đúng ko.
bởi Thuys sociu Thạc sĩ (9.8k điểm)
hihihihihihihihih....
bởi Fennik Cử nhân (3.6k điểm)
Ukm, mk hay lên đấy mà. Kết bạn ko.
bởi Thuys sociu Thạc sĩ (9.8k điểm)
umk cu tu nhien
+1 thích
bởi trucanhnguyen Tiến sĩ (26.1k điểm)

Thế này mới đúng nè bạn : 

+) Mặt Trời là ngôi sao ở trung tâm Hệ Mặt Trời, chiếm khoảng 99,86% khối lượng của Hệ Mặt Trời. ... Mặt Trời có hạng quang phổ G2V. G2 có nghĩa nó có nhiệt độ bề mặt xấp xỉ 5.778 K (5.505 °C) khiến nó có màu trắng, và thường có màu vàng khi nhìn từ bề mặt Trái Đất bởi sự tán xạ khí quyển.

+) Trái Đất là hành tinh thứ ba tính từ Mặt Trời, đồng thời cũng là hành tinh lớn nhất trong các hành tinh đất đá của hệ Mặt Trời xét về bán kính, khối lượng và mật độ vật chất.

Các câu hỏi liên quan

0 phiếu
1 trả lời 263 lượt xem
0 phiếu
2 câu trả lời 388 lượt xem
đã hỏi 13 tháng 2, 2022 trong Địa lý lớp 6 bởi phamngoctienpy1987844 Phó giáo sư (50.6k điểm)
  • phamngoctienpy1987844
0 phiếu
2 câu trả lời 584 lượt xem
đã hỏi 18 tháng 1, 2022 trong Khác bởi vxh2k9850 Phó giáo sư (35.9k điểm)
0 phiếu
2 câu trả lời 269 lượt xem
0 phiếu
1 trả lời 227 lượt xem
đã hỏi 7 tháng 1, 2022 trong Địa lý lớp 9 bởi hoangktr8991011 Thạc sĩ (5.8k điểm)
0 phiếu
4 câu trả lời 103 lượt xem
đã hỏi 3 tháng 1, 2022 trong Khác bởi hoangktr8991011 Thạc sĩ (5.8k điểm)
0 phiếu
1 trả lời 249 lượt xem
0 phiếu
1 trả lời 301 lượt xem
0 phiếu
1 trả lời 86 lượt xem
vì sao măt trời quay quanh trái đất không bị rơi mà vệ tinh nhân tạo lại bị rơi ?
đã hỏi 19 tháng 10, 2021 trong Khác bởi Đức lượng♥ NGTT Tiến sĩ (11.1k điểm)

HOT 1 giờ qua

  1. luckyyhappyy07687

    315 Điểm

  2. PTG

    294 Điểm

  3. tnk11022006452

    169 Điểm

  4. minhquanhhqt160

    138 Điểm

Phần thưởng hằng tháng
Hạng 1: 200.000 đồng
Hạng 2: 100.000 đồng
Hạng 3: 50.000 đồng
Hạng 4: 20.000 đồng
Phần thưởng bao gồm: mã giảm giá Shopee, Nhà Sách Phương Nam, thẻ cào cùng nhiều phần quà hấp dẫn khác sẽ dành cho những bạn tích cực nhất của tháng. Xem tại đây
Bảng xếp hạng cập nhật 30 phút một lần
...