Chào mừng bạn đến với Selfomy Hỏi Đáp, hãy Hỏi bài tập hoặc Tham gia ngay
0 phiếu
145 lượt xem
trong Ngữ văn lớp 6 bởi Mimicute64642883 Cử nhân (3.0k điểm)
 

Câu 1 : Ghi lại khổ thơ cuối trong bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” nêu ý nghĩa của khổ thơ đó?

Câu 2 : Qua 2 văn bản “Sông nước Cà Mau” và “ Vượt thác”. Em có cảm nhận gì về cảnh thiên nhiên và con người ở đó?
 
đã đóng

2 Trả lời

+1 thích
bởi Lưu An Tiến sĩ (10.8k điểm)

Câu 1 :

Trong đoạn kết bài thơ "Đêm nay Bác không ngủ", tác giả Minh Huệ viết:

 Đêm nay Bác ngồi đó

     Đêm nay Bác không ngủ

 Vì một lẽ thường tình

Bác là Hồ Chí Minh.

 Đoạn thơ khiến lòng ta gợn lên câu hỏi: Tại sao Bác không ngủ lại là "Vì... Bác là Hồ Chí Minh"? Có thể nói, trong suốt cuộc đời hoạt động Cách mạng của mình, Bác Hồ đã trải qua nhiều đêm không ngủ. Còn nhớ, thời kì bị giam cầm ở nhà lao của Tưởng Giới Thạch, Bác từng: "Một canh... hai canh... lại ba canh. Trằn trọc băn khoăn giấc chẳng thành..."; rồi giữa rừng Việt Bắc trong chiến dịch Thu - Đông 1947, Bác từng chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà". Việc "Đêm nay Bác không ngủ" là "một lẽ thường tình", vì "Bác là Hồ Chí Minh" bởi Bác đã trở thành một biểu tượng, một "định nghĩa" về đức hi sinh, lo lắng cho dân, cho nước. Câu hỏi: Tại sao "Đêm nay Bác không ngủ"? có một câu trả lời thật giản dị mà vĩ đại như vậy đó!

 



Xem thêm tại: http://loigiaihay.com/viet-doan-van-neu-cam-nhan-cua-em-ve-doan-tho-sau-c33a2161.html#ixzz4ZbhjZ3w3

bởi Mimicute64642883 Cử nhân (3.0k điểm)
Câu 2 đâu bạn
+1 thích
bởi Pyn Pyn Thần đồng (524 điểm)

Câu 1: 

 Đêm nay Bác ngồi đó

     Đêm nay Bác không ngủ

 Vì một lẽ thường tình

Bác là Hồ Chí Minh.

 Đoạn thơ khiến lòng ta gợn lên câu hỏi: Tại sao Bác không ngủ lại là "Vì... Bác là Hồ Chí Minh"? Có thể nói, trong suốt cuộc đời hoạt động Cách mạng của mình, Bác Hồ đã trải qua nhiều đêm không ngủ. Còn nhớ, thời kì bị giam cầm ở nhà lao của Tưởng Giới Thạch, Bác từng: "Một canh... hai canh... lại ba canh. Trằn trọc băn khoăn giấc chẳng thành..."; rồi giữa rừng Việt Bắc trong chiến dịch Thu - Đông 1947, Bác từng chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà". Việc "Đêm nay Bác không ngủ" là "một lẽ thường tình", vì "Bác là Hồ Chí Minh" bởi Bác đã trở thành một biểu tượng, một "định nghĩa" về đức hi sinh, lo lắng cho dân, cho nước. Câu hỏi: Tại sao "Đêm nay Bác không ngủ"? có một câu trả lời thật giản dị mà vĩ đại như vậy đó!


Câu 2: 

Sông nước Cà mau và Vượt thác đều miêu tả cảnh thiên nhiên sông nước. Nếu như trong Sông nước Cà mau, Đoàn Giỏi đã đưa người đọc tham quan cảnh sắc phong phú, tươi đẹp của vùng cực nam Tổ quốc thì với Vượt thác, Võ Quảng lại dẫn chúng ta ngược dòng sông Thu Bồn thuộc miền Trung bộ đến thượng nguồn lấy gỗ. Bức tranh phong cảnh sông nước và đôi bờ miền Trung này cũng không kém phần kì thú.

Miêu tả cảnh thiên nhiên ở hai vùng đất khác nhau, nhưng đều giống nhau ở nơi sông nước. Không biết “vô tình” hay “hữu ý” mà hai nhà văn đều chọn vị trí quan sát, từ điểm nhìn trên con thuyền theo cuộc hành trình để tả cảnh và tả người. Có lẽ không còn vị trí nào “tối ưu” hơn nữa. Cũng nhờ vị trí này mà các nhà văn đã hoàn chỉnh được bức tranh phong cảnh thiên nhiên mang những nét đặc sắc riêng của mình.

Cảnh Sông nước Cà mau lần lượt hiện lên theo con thuyền xuôi trên sông. Nhà văn đã nhập vai người kể chuyện, xưng “tôi” là chú bé An trong Đất rừng phương Nam miêu tả cảnh quan một vùng rộng lớn theo một trình tự tự nhiên, hợp lí. Chính vì vậy những hình ảnh trong bài văn được hiện lên trong khuôn hình một cuốn phim, lúc lướt nhanh, lúc chậm lại, có đoạn đặc tả cận cảnh, có chỗ lùi xa bao quát toàn cảnh.

Bức tranh đến với người đọc bằng ấn tượng về một vùng không gian rộng lớn mênh mang với sông, ngòi, kênh, rạch bủa giăng chi chít như mạng nhện, và tất cả đều được bao trùm trong màu xanh của trời của nước và tiếng rì rào bất tận của rừng cây, của sóng và của gió Trên trời thì xanh... không ngớt vọng về trong hơi gió muối.... Màu xanh đã là màu chủ đạo của bức tranh rất ấn tượng. Và để cho cảnh thêm sống động, in dấu riêng về vùng cực nam Tố quốc hoang dã, phong phú này, tác giả đã đưa vào bài những đoạn thuyết minh, giải thích thật thú vị về địa danh, về cách đặt tên các dòng sông, dòng kênh: rạch Mái Giầm, kênh Bọ Mắt, kênh Ba khía... Tên gọi không phải bằng những danh từ hoa mĩ, mà cứ theo đặc điểm riêng biệt của nó mà gọi thành tên. Điều này đã đẹm đến cho người đọc nhiều hiểu biết mới lạ và nhiều hứng thú.

Bức tranh còn được rạng rỡ và sống động hơn bởi sự ồn ào đông vui tấp nập, muôn màu muôn vẻ của chợ Năm Căn. Chợ mang nét đẹp riêng: vừa trù phú vừa độc đáo. Biện pháp liệt kê sử dụng rất hiệu quả, 12 chữ “những” trong đoạn văn đã gây ấn tượng về sự trù phú. Độc đáo hơn là chợ họp cả ban đêm ngay trên sông nước với những nhà bè như những phố nổi và những con thuyển bán hàng len lỏi mọi nơi, có thế mua mọi thứ mà không cần bước ra khỏi thuyền. Rồi sự đa dạng về màu sắc, trang phục, tiếng nói của người bán hàng thuộc nhiều dân tộc: người Hoa, Miên, người Chà Châu Giang... Rồi đến các món ăn đặc biệt trên thuyền mang hương vị cổ truyền của dân tộc xen với hương vị nước ngoài. Thật đậm đà và thú vị.!

Thiên nhiên trong Vượt thác có thể coi như là một cucín phim quay chậm vởi sự đổi thay của nó qua từng vùng khi con thuyền đi qua. Bức tranh thiên nhiên được thể hiện trong Vượt thác có những đường nét, âm thanh có phần mạnh mẽ, khẩn trương hơn bức tranh thiên nhiên trong Sông nước Cà mau bởi đây là cuộc vượt sông Thu Bồn với nhiều thác dữ chứ không phải cuộc du ngoạn xuôi dòng đến với chợ Năm Căn.

Cảnh thiên nhiên sông nước đã thay đổi theo con mắt nhìn cửa tác giả qua ba chặng. Con thuyền đi đến đâu thì cảnh hiện ra đến đấy. Đoạn ở vùng đồng bằng thì êm đềm, hiền hoà thơ mộng, thuyền bè tấp nập. Quang cảnh hai bên bờ thật rộng rãi, trù phú với những bãi dâu bạt ngàn, sắp đến đoạn có nhiều ghềnh thác thì cảnh vật hai bên bờ sông cũng thay đổi: vườn tược càng um tùm, những chòm cổ thụ đứng trầm ngâm lặng lẽ nhìn xuống nước, rồi núi cao đột ngột hiện ra như chắn ngay trước mặt. ở đoạn sông có nhiều thác dữ, tác giả chỉ tả một hình ảnh về dòng nước: Nước từ trên cao phóng giữa hai vách đá dựng đứng chảy đứt đuôi rắn, nhưng sự hiểm trở và dữ dội của dòng sông vẫn hiện lên khá rõ qua việc miêu tả những động tác dũng mãnh của dượng Hương Thư và mọi người khi chống thuyền vượt thác, ở đoạn cuối dòng sông vẫn chảy quanh co giữa những núi cao, nhưng dường như đã bớt hiểm trở, và đột ngột mở ra một vùng ruộng đồng khá bằng phẳng như để chào đón con người sau cuộc vượt thác trở về với chiến thắng.

Nét đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả thiên nhiên đó lả sự thống nhất cao độ giữa tả và kể với hai biện pháp nghệ thuật - so sánh và nhân hoá. Nổi bật nhất, đặc sắc nhất là hình ảnh miêu tả về các chòm cổ thụ ở đoạn đầu và đoạn cuối của bài văn. Ở đoạn đầu, khi con thuyền đã qua đoạn sông êm ả, sắp đến khúc sông có nhiều ghềnh thác thì phong cảnh hai bên bờ cũng đổi khác: Những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước, vừa như báo trước một khúc sông dữ hiểm, vừa như mách bảo con người dồn nén sức mạnh chuẩn bị vượt thác. Còn ở đoạn cuối, hình ảnh những chòm cổ thụ lại hiện ra trên bờ khi con thuyền đã vượt qua nhiều thác dữ, thì lại mọc giữa những bụi lúp xúp nom xa như những cụ già vẫy tay hô đám con cháu tiến về phía trước. Hình ảnh so sánh ở đây vừa thích hợp với tương quan giữa những cây to với những bụi cây lúp xúp xung quanh lại vừa biểu hiện được tâm trạng hào hứng, phấn chấn và mạnh mẽ của con người vừa vượt qua được nhiều thác ghềnh nguy hiểm, tiếp tục đưa con thuyền tiến lên phía trước. Cùng là những chòm cây cố thụ, cùng là so sánh với con người nhưng ở mỗi cách ví đã biểu hiện thêm những tầng nghĩa mới, góp phần tô đậm cho bức tranh phong cảnh sông nước và đôi bờ miền Trung rất thú vị.

Văn chương hay thật! Càng học, càng đọc thì vốn hiếu biết về đất nước và con người càng phong phú. Chỉ có hai bài văn tả về cảnh sông nước đã có hai “bức tranh” thiên nhiên với vẻ đẹp đặc sắc riêng: một vùng miền Trung vừa thơ mộng vừa dữ dội, khác nhiều so với thiên nhiên vùng mũi Cà Mau rộng lớn, hùng vĩ đầy sức sống hoang dã. Và mỗi vùng đất, mỗi con sông trên lãnh thố nước ta đều là những bức tranh “tuyệt đẹp” đang vẫy gọi chúng ta.

 

Các câu hỏi liên quan

0 phiếu
1 trả lời 115 lượt xem
câu 1 : Thế nào là từ mượn ? Nêu 5 ví dụ về từ Hán Việt  câu 2 : Rút ra bài học từ truyện " Ếch ngồi đáy giếng "  câu 3 : Hãy kể lại một kỉ niệm sâu sắc của em với người bạn thân
đã hỏi 20 tháng 12, 2016 trong Ngữ văn lớp 6 bởi さくら Thạc sĩ (6.6k điểm)
+1 thích
1 trả lời 145 lượt xem
Câu 1 : Đọc đoạn văn sau: " Tôi đem xác Dế Choắt đến chôn ở một vùng cỏ bùm tum . Tôi đắp thành nấm mộ to. Tôi đứng lặng giờ lâu, nghĩ về bài học đường đời đầu tiên" a. Xác định các thành phần chính trong câu văn được in đậm và cho biết đó là kiểu câu gì xét về cấu ... hãy viết tiếp 1 đoạn văn ngắn từ 5 -7 câu trong giây phút đứng lặng giờ lâu đó. Câu 2 : hãy miêu hình ảnh 1 người bạn thân của em
đã hỏi 20 tháng 7, 2018 trong Ngữ văn lớp 6 bởi thanhyouhh Học sinh (72 điểm)
0 phiếu
1 trả lời 90 lượt xem
Vai Trò của Giáp Xác nhỏ (có kích thước hiển vi) Trong Ao, Hồ, Sông, Biển? Mình chỉ trả lời câu hỏi để có  lợi cho các bạn về kiến thức thui nhá,còn các bạn mà ai trả lời mik vẫn tick hay nhất nhé!  
đã hỏi 2 tháng 1, 2020 trong Sinh học lớp 7 bởi Katouzuki-H2o- Thạc sĩ (6.0k điểm)
  • richkid-h2o-
+3 phiếu
2 câu trả lời 93 lượt xem
Ý Nghĩa Của Lớp Vỏ Kitin Giàu Canxi Và Sắc Tố Của Tôm? Mình chỉ trả lời câu hỏi để có  lợi cho các bạn về kiến thức thui nhá,còn các bạn mà ai trả lời mik vẫn tick hay nhất nhé!
đã hỏi 31 tháng 12, 2019 trong Sinh học lớp 7 bởi Katouzuki-H2o- Thạc sĩ (6.0k điểm)
0 phiếu
5 câu trả lời 267 lượt xem
BẠN NÀO THI XONG MÔN CÔNG NGHỆ RỒI CHO MÌNH PHẦN TỰ LUẬN NHANH TAY MIK TICK CHO
đã hỏi 9 tháng 5, 2017 trong Công nghệ lớp 6 bởi KIMANH2005 Thần đồng (1.2k điểm)
0 phiếu
1 trả lời 117 lượt xem
0 phiếu
2 câu trả lời 139 lượt xem
0 phiếu
3 câu trả lời 1.7k lượt xem
Đề bài: Ở đoạn cuối truyện, sau khi chôn cất Dế Choắt, Dế Mèn đứng lặng hổi lâu trước nấm mổ của người bạn xâu số. Em thử hình dung tâm trạng của Dế Mèn và viết một đoạn văn diễn tả lại tâm trạng ấy theo lời của Dế Mèn. (Các bạn có thể viết gợi ý sau: - Tả đôi nét quang ... ăn năn của Dế Mèn về lỗi lầm của mình. - Lời hứa với người đã khuất. Lưu ý sử dụng các động từ, tính từ mêu tả tâm trạng.)
đã hỏi 4 tháng 1, 2017 trong Ngữ văn lớp 6 bởi ༻✰ღ Arya "Arry" Stark ღ✰༻ Tiến sĩ (13.3k điểm)
+1 thích
12 câu trả lời 875 lượt xem
1. Truyện nào sau đây là truyện cổ tích?             A. Sơn Tinh, Thuỷ Tinh                  B. Sọ Dừa             C. Ếch ngồi đáy giếng                     D. Sự tích Hồ Gươm 2. Phương thức biểu đạt chính của truyện Cây bút thần là gì?     ... vật mà từ biểu thị C. Đưa ra từ đồng nghĩa với từ cần giải thích D. Đưa ra từ trái nghĩa với từ cần giải thích   Mọi người học rồi trả lời cho mik nhé!
đã hỏi 14 tháng 12, 2016 trong Ngữ văn lớp 6 bởi Mimicute64642883 Cử nhân (3.0k điểm)
0 phiếu
2 câu trả lời 188 lượt xem
1-Tìm lỗi sai và sửa lại cho đúng : VD:Anh ấy là tay cờ vua loại nhất. -Lỗi sai:dùng từ ko đúng nghĩa. -Sửa:loại nhất->hạng nhất a) Phải biết linh động trong các tình huống. b)Khi chứng kiến sự việc ấy,tôi cảm thấy rất chấn động. 2-Nghĩa chuyển là j?Nghĩa gốc là j? 3-Phân ... các từ sau có phải từ nhiều nghĩa ko? a)Lá cây,lá gan,lá tim. b)Ô vuông,ngựa ô. c)Con mắt ,mắt tre. d)Mùa thu,thu hoạch.
đã hỏi 26 tháng 10, 2016 trong Ngữ văn lớp 6 bởi yabish Cử nhân (3.9k điểm)

HOT 1 giờ qua

  1. phamngoctienpy1987844

    50628 Điểm

  2. vxh2k9850

    35940 Điểm

  3. Khang1000

    29693 Điểm

  4. Tí Vua Đệ Nhất

    28073 Điểm

Phần thưởng hằng tháng
Hạng 1: 200.000 đồng
Hạng 2: 100.000 đồng
Hạng 3: 50.000 đồng
Hạng 4: 20.000 đồng
Phần thưởng bao gồm: mã giảm giá Shopee, Nhà Sách Phương Nam, thẻ cào cùng nhiều phần quà hấp dẫn khác sẽ dành cho những bạn tích cực nhất của tháng. Xem tại đây
Bảng xếp hạng cập nhật 30 phút một lần
...