Chào mừng bạn đến với Selfomy Hỏi Đáp, hãy Hỏi bài tập hoặc Tham gia ngay
0 phiếu
340 lượt xem
trong Sinh học lớp 6 bởi
đã đóng

7 Trả lời

0 phiếu
bởi ▁▁❤๖ۣۜNhã๖ۣۜMinh✿▁▁ Tiến sĩ (11.0k điểm)
được bầu chọn là câu hỏi hay nhất bởi Teemo-
 
Hay nhất
1. Hiểu rõ nội dung vấn đề bạn cần học thuộc

Đây là vấn đề đầu tiên và tiên quyết giúp bạn thuộc bài nhanh hơn. Nếu bạn không hiểu vấn đề thì bạn thuộc bài cũng chỉ như “học vẹt” mà thôi, suốt ngày cứ ê a “rắn là một loại bò, sát không chân” thì không những không đạt hiệu quả mà còn mất thời gian. Chính vì vậy, khi ở trên lớp, hãy cố gắng tiếp thu kiến thức được thầy cô truyền đạt, nắm rõ, hiểu đúng bản chất, chỗ nào không hiểu phải hỏi lại ngay và ghi chép cẩn thận. Làm như thế là bạn đã tiết kiệm được 50% thời gian học thuộc bài rồi đấy.

2. Trước khi học, hãy đọc một lượt nội dung từ trên xuống dưới, gạch dưới những từ, những ý quan trọng, có thể soạn lại bài và trình bày theo sở thích của bạn sao cho dễ học, dễ nhớ

Nắm được nội dung bài học một cách toàn diện và khái quát như thế sẽ giúp bạn học bài nhanh thuộc hơn rất nhiều vì trong đầu bạn đã hình dung ra được kết cấu, những kiến thức trọng tâm cần nắm.

3. Chia nội dung bài học thành những mục nhỏ

Có một điều chắc chắn rằng việc bạn phân bài học thành những mục nhỏ tương ứng với nội dung cụ thể sẽ giúp bạn học thuộc bài nhanh hơn và tập trung được nhiều thời gian cho những phần khó thuộc, khó nhớ. Đây chính là phương pháp “chia nhỏ mục tiêu”, bạn sẽ thấy sau khi học thuộc được 1 mục, 1 ý bạn sẽ có thêm động lực, sự hào hứng để học tiếp những phần khác.

4. Vừa học vừa liên hệ thực tế để khắc sâu kiến thức

Đặc biệt là những sự kiện, ngày tháng năm trong các môn lịch sử hay những đặc trưng cơ bản của các vùng địa lý. Bạn có thể liên tưởng các sự kiện lịch sử gắn với những sự kiện mà bản thân bạn đã thuộc nằm lòng, hay nhớ về những chuyến du lịch, những ấn tượng mạnh mẽ của bạn về một vùng đất nào đó, nếu bạn ở Huế thì những đặc điểm về khí hậu, kinh tế, con người của vùng Bắc Trung Bộ là quá đơn giản với bạn rồi phải không nào, thêm vào đó những liên hệ thực tế còn cho bạn những ví dụ minh họa sinh động và sắc nét trong quá trình vận dụng làm bài nữa đấy.

5. Kết hợp vừa học vừa ghi

Đây là phương pháp giúp bạn nhớ bài vừa nhanh, vừa sâu, vừa có hệ thống, vừa tăng cường khả năng tập trung. Đối với những đoạn dài bạn vừa nhẩm bài vừa ghi ra nháp những chữ mang tính chất nội dung trọng tâm thôi nhé. Riêng những công thức, những định nghĩa bạn nên ghi lại từ 2-3 lần, có thể nhiều hơn để nhớ lâu, nhớ sâu hơn nhé.

6. Tưởng tượng lại toàn bộ nội dung bài học sau khi học xong

Một khi đã thuộc bài bạn sẽ nhớ được rất rõ những đặc điểm về thứ tự cách sắp xếp các ý, thậm chí cả dấu chấm, dấu phẩy, ngắt câu nữa đấy. Chính vì vậy, việc bạn tưởng tượng lại toàn bộ nội dung bài học chỉ lấy đi của bạn vài phút nhưng lại giúp bạn nhớ kiến thức một cách sâu sắc hơn, đây chính là cứu cánh rất hữu hiệu trong những trường hợp do bạn quá hồi hộp khi làm bài thi, bài kiểm tra mà quên mất đi những gì đã học. Một khi đã nhớ ra được hình ảnh bài học trong tưởng tượng ấy bạn sẽ lần lượt nhớ lại từng câu từng chữ trong bài rất hiệu quả.

7. Không gian học đóng vai trò rất quan trọng

Đối với những môn học bài, một không gian học tập trung, không có người ra vào, yên tĩnh, ánh sáng vừa đủ đóng một vai trò rất quan trọng. Để học bài nhanh thuộc bạn cần có sự tập trung cao độ, vừa nắm nội dung chính toàn bài, vừa nhẩm bài, vừa ghi chép, vừa khắc sâu những kiến thức quan trọng, nếu không gian học quá ồn ào, người ra vào liên tục, thiếu ánh sáng bạn sẽ mất tập trung và học mãi…nhưng chẳng thuộc chữ nào.

Rất nhiều bạn cứ than thở rằng “sao mình học mãi vẫn không thuộc bài” và đôi khi vào phòng thi hồi hộp quá nên “chẳng nhớ gì”, áp dụng 7 kỹ năng trên đây sẽ giúp bạn giải quyết được hiệu quả vấn đề, thuộc bài nhanh hơn và nắm kiến thức sâu sắc hơn. Chúc bạn áp dụng thành công nhé.
bởi I like Face.book Thạc sĩ (9.8k điểm)
cách học hay đấy bạn , mình xin phép được thử nha .
bởi ▁▁❤๖ۣۜNhã๖ۣۜMinh✿▁▁ Tiến sĩ (11.0k điểm)
ừ ~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
0 phiếu
bởi _004.mon Thần đồng (1.3k điểm)
  • Cách học bài nhanh thuộc nhất đó là phải hiểu bài

    Hiểu bài đã học là yêu cầu tiên quyết nếu như bạn muốn ghi nhớ được nội dung bài học đó. Khi đã hiểu bài học thì bạn sẽ nhớ dễ hơn và lâu hơn. Nhưng muốn hiểu bài thì phải làm gì? Điểm mấu chốt ở đây là bạn cần hiểu được bản chất của vấn đề, xem vấn đề đó nói gì.

     

    Thông thường, trong sách thường có đoạn tóm tắt ngắn gọn những kiến thức cần nhớ ở cuối bài, vừa ngắn gọn vừa dễ hiểu. Bạn chỉ cần đọc kỹ là sẽ hiểu được. Nếu có chỗ nào chưa hiểu thì phải ngẫm nghĩ thật kỹ cho hiểu bằng được thì mới thôi nhé, hoặc cũng có thể nhờ bạn bè, thầy cô giảng giải cho.

  • 2

    Cách học bài mau thuộc đó là tóm tắt các ý chính

    Sau khi đã hiểu được bản chất của vấn đề rồi, bạn cần tóm tắt những ý chính trong bài. Trước hết là cần nhớ được tên bài (tựa đề) vì đây chính là ý chính của cả bài. Tiếp sau đó, bạn cần nhớ thứ tự của bài trong sách (ở trước bài nào, sau bài nào) để hệ thống lại nội dung đã học và giúp bạn nắm được toàn bộ chương trình học. Đây được coi là dàn ý lớn của cả một năm học đấy.

    5 cách học thuộc bài nhanh nhất và nhớ lâu nhất 2

    Ghi lại các ý chính là một bí quyết học bài mau thuộc rất hay mà bạn nên áp dụng

    Sau đó, bạn cần gạch ra các ý chính. Thông thường, một bài học sẽ chia làm nhiều đoạn, mỗi đoạn sẽ có một dòng được in đậm gọi là heading, đây chính là nội dung chính của toàn đoạn, hoặc nếu không có thì bạn hãy tìm ra 3 từ ngắn gọn để mô tả đoạn đó.

    Không nhất thiết phải học hết cả một chương, một bài vì nó quá dài, sẽ khiến bạn bị rối trí và có cảm giác chán nản. Thay vào đó, hãy tập cách nhớ các từ khóa chính của đoạn là bạn đã học được một nửa bài rồi. Đây là cách học bài mau thuộc nhớ lâu đấy bạn ạ.

  • 3

    Luôn có giấy bút bên mình

    Đã học thì phải luôn có giấy bút bên mình rồi. Sử dụng giấy bút để ghi lại những ý chính. Hãy sử dụng những tờ giấy A4 rời, sau đó đóng lại thành một quyển để đến khi ôn bài thi hay ôn bài kiểm tra bạn có thể lấy ra ôn lại từng bài, từng chương một.

    Hãy chỉ ghi các ý chính ra giấy thôi nhé. Nếu muốn ôn bài kỹ hơn thì với mỗi ý chính bạn lại điền những ý nhỏ hơn ở dưới vào. Đừng quên sử dụng bút high light để đánh dấu lại những kiến thức quan trọng, đây cũng là một cách học thuộc bài nhanh và nhớ lâu nhất đấy.

    5 cách học thuộc bài nhanh nhất và nhớ lâu nhất 3

    Một trong những cách học thuộc bài nhanh nhất đó là luôn có giấy bút bên mình

  • 4

    Nhẩm bài cũng là một trong những cách học bài mau thuộc

    Chà chà, cho dù đây là cách học bài dễ thuộc vô cùng đơn giản và phổ biến thì bạn cũng đừng bỏ qua nhé bởi phương pháp này được đánh giá là khá hiệu quả mà lại còn giúp tiết kiệm thời gian đấy. Điều cần lưu ý khi áp dụng cách học thuộc bài nhanh nhất này là bạn phải thật sự tập trung vào việc học, tuyệt đối không nghĩ ngợi mông lung hay mơ mộng vẩn vơ nhé.

    5 cách học thuộc bài nhanh nhất và nhớ lâu nhất 4

    Thêm một cách học bài nhanh thuộc nhất đó là nhẩm bài

    Trong khi nhẩm bài, nếu có quên thì hãy cố nhớ chứ đừng vội mở sách ra xem. Lần lượt nhẩm từng đoạn một cho đến khi hết bài rồi ghép các đoạn lại với nhau.

  • 5

    Thế còn học theo nhóm thì sao nhỉ?

    Nếu cần thiết, bạn có thể huy động bố, mẹ, anh, chị, em để cùng giúp mình học thuộc bài. Nếu không bận việc gì thì ai cũng sẽ sẵn sàng giúp đỡ bạn thôi. Hãy nhờ họ giúp bạn soát lại bài học thuộc trong khi bạn đọc hoặc vấn đáp như lúc bạn lên bảng trả lời cô giáo vậy.

    5 cách học thuộc bài nhanh nhất và nhớ lâu nhất 5

    Học theo nhóm cũng là 1 cách học thuộc hiệu quả 

    Để việc học bài hiệu quả hơn nữa, bạn có thể nhờ mọi người chỉ định 1 phần bất kỳ trong bài để bạn trả lời. Điều này giúp bạn nhớ được bài lâu hơn và phản xạ tốt hơn

bởi I like Face.book Thạc sĩ (9.8k điểm)
hay đấy bạn ! hihihi
0 phiếu
bởi ๖ۣۜAngelica (-13,611 điểm)

Tóm tắt lại nà:

- Không gian và thời gian hợp lý
- Không nên quan trọng độ dài nội dung
- Hiểu, liên tưởng, kết hợp các giác quan

-Những điều cần nhớ: Đầu tiên là phải nhớ thật kỹ cái tựa bài cần học vì tựa bài là bao hàm cả một bài học, bạn cần nắm bắt tựa bài thì mới khái quát được bài mà mình cần học. Tiếp đến là những con số La Mã hoặc ý chính được gạch đầu dòng thể hiện ý chính của bài học. Khi nắm được khung sườn của bài thì bạn sẽ an tâm và dễ dàng đi vào bài học hơn. Điều quan trọng là học phần nào phải dứt điểm phần đó! Tránh tình trạng chưa học hết phần này đã tham lam nhảy qua phần kia. Khi đó bạn sẽ không chắc chắn được phần đầu mà phần sau cũng không đi vào đâu! Khi đã học thuộc bài học cần ôn lại hai ba lần để củng cố, tránh việc mới học xong một lần đã quẳng vở vào xó rồi đi ngủ hay đi xem phim thì ngày mai sẽ quên tất tần tật hết! Gạch dưới những ý chính cần thiết nhất để học cũng là một cách giúp bạn nắm ý nhanh hơn, cách này dùng cho các bạn thi trắc nghiệm và các bạn học Sử vì có các cột mốc ngày tháng chi chít khó nhớ! 

Điều nên tránh Điều tuyệt đối nên tránh khi học bài là đang học môn này thì nhảy qua môn khác học liền vì như thế sẽ chẳng ăn thua vào đâu cả. Môn nào thì học dứt điểm môn đó! Nếu như bạn quá ôm đồm thì hậu quả là bạn sẽ chẳng thuộc được gì mà nhiều khi còn lấy "râu ông nọ cắm cằm bà kia" thì nguy! Không nên vừa ăn nhóp nhép vừa học vì việc này vừa mất lịch sự vừa làm mất tập trung! Gia đình bạn nào có có ông bà lớn tuổi  thì càng nên tránh việc này kẻo không bị rầy thì chẳng còn tâm trí đâu mà học nữa! Không nên học bài khi bạn đang có cuộc hẹn vì khi đó bạn chắc chắn sẽ lo ra và chỉ học qua quít cho xong, kết quả chẳng khả quan là mấy!

Chúc bạn học tốt!

~ MẾN ~ Nhớ tick nha.

Những cái in đậm thì cần lưu ý nha.

0 phiếu
bởi ❤️~Minh_Thư~❤️ Thạc sĩ (6.4k điểm)
Không gian và thời gian hợp lý

Việc thuộc bài nhanh hay chậm còn phụ thuộc rất nhiều vào địa điểm bạn chọn để học và thời điểm bắt đầu học.

Không gian: Tốt nhất nên chọn một nơi rộng, thoáng, tĩnh lặng, nhưng đừng quá im lặng vì có thể tạo sự căng thẳng và dễ gây buồn ngủ. Có thể là công viên, vườn cây, phòng riêng… Nơi học gọn gàng và trong lành cũng sẽ giúp bạn mau thuộc bài hơn. Có thể học thuộc trong khi đứng, ngồi, nằm, đi qua đi lại…, miễn là cách đó khiến bạn cảm thấy dễ chịu, nhưng tránh đổi tư thế liên tục (ví dụ đang ngồi thì lại nằm), việc này gây cảm giác mất tập trung và mệt mỏi, dễ mất hứng khi học và bị gián đoạn suy nghĩ.

Thời gian: Nhiều bạn cho rằng buổi sáng là thời điểm thích hợp nhất để học nên thường để “nước tới chân mới nhảy”, tức là nếu sáng mai có bài kiểm tra thì tối hôm nay ngủ sớm để sáng dậy sớm học bài… Đúng là đầu óc sẽ rất minh mẫn vào sáng sớm, thuộc bài rất dễ nhưng quên cũng rất mau. Có thể bạn thuộc ngay nhưng đến trưa hoặc chiều sẽ rất khó khăn khi nhớ lại. Còn học buổi tối mất thời gian hơn một chút nhưng sáng dậy bạn sẽ nhớ rất kĩ và thời gian nhớ kéo dài. Thời điểm thích hợp nhất để học là buổi tối (7h - 12h). Nên lưu ý chọn thời gian thoải mái (bạn không bị kẹt công việc hoặc lịch học khác), như thế mới dễ tập trung học hơn.

Tinh thần thoải mái:

Cái quan trọng nhất khi bắt tay vào học bài là tinh thần của bạn được thoải mái tuyệt đối, không lo âu và phiền muộn về bất cứ một vấn đề gì. Khi đó bạn sẽ dành toàn bộ tâm trí cho việc học và hiệu quả sẽ được nhân lên rất nhiều đấy! Còn nếu như khi học mà bạn cứ mãi lo nghĩ về một vấn đề gì đó thì sẽ không thể nào thuộc bài nổi đâu, mà nếu như có thuộc thì cũng "ba chữ bên Tây, ba chữ bên Tàu" mà thôi! Khi học bài bạn cũng không nên xem TV hoặc nghe nhạc nhé! Nếu không các bạn sẽ bị "tẩu hỏa nhập ma" và việc học cứ kéo dài lê thê mà chẳng vô được chữ nào. Một chút gì đó tẩm bổ cho cơ thể trước khi bắt tay vào học bài cũng là cách nâng cao khả năng tiếp thu đấy bạn. Thử dành cho mình một ly sữa hay một ly nước mát xem sao. Hiệu quả lắm đấy! Khi đã đặt mục tiêu thì các bạn phải nhất quyết làm cho được và khi đó bài vở cứ việc đi sâu vào trí nhớ của bạn một cách dễ dàng, yên tâm được chút rồi nhé! Không nên quan trọng độ dài nội dung Nhiều bạn thường nhìn vào số lượng trang phải học, rồi lắc đầu ngán ngẩm: “Nhiều như thế thì làm sao mình có thể học hết được cơ chứ”, thế rồi nản… Hoặc chỉ học được một vài trang rồi buông…

Đừng nhìn vào số trang mình phải học, hãy nhìn vào số trang mình đã học được.

Hãy bắt đầu học với một tâm trạng thoải mái nhất có thể, và tự nhủ: “Mình sẽ thuộc ngay thôi ấy mà”. Tâm lý có ảnh hưởng rất nhiều đấy nhé, do vậy, nếu bạn nghĩ rằng bạn sẽ học thuộc, thì thời gian sẽ rút ngắn hơn và bạn sẽ tập trung hơn. Ngoài ra, phải biết cách lược bỏ những nội dung không cần thiết, chỉ nắm các ý chính theo các kiểu câu đơn giản, bỏ đi những từ không ảnh hưởng đến nội dung bài học, tô đậm các ý quan trọng. Và học theo kiểu liệt kê thành từng ý chính, tránh học theo kiểu cả đoạn văn, dễ gây nản và khó nuốt. Hiểu, liên tưởng, kết hợp các giác quan Nên nắm vững 5 quy tắc này. Chỉ cần nắm vững, bạn sẽ học thuộc bài một cách dễ dàng.

* Bạn chỉ có thể học thuộc khi bạn hiểu. Nếu không hiểu, bạn học thuộc đấy, nhưng rồi cũng quên ngay.

* Khi học phải biết liên tưởng và hình dung trong đầu.

* Suy nghĩ đến thứ khác thì chẳng bao giờ bạn thuộc bài được.

* Trước khi học phải có động lực (điểm cao, được giải trí sau khi học…)

* Sẽ rất tốt nếu bạn kết hợp nghe, đọc, ghi chép… Hiệu quả sẽ tăng lên gấp 3 lần. Cách học thuộc sẽ theo trình tự sau:

* Bố trí không gian và thời gian thích hợp, đảm bảo rằng tư tưởng của bạn không vướng bận hoặc có cảm xúc mạnh. Bạn phải ở trong tâm trạng bình thường và đầu óc không suy nghĩ, không mệt mỏi. * Đọc đi đọc lại 3 lần nội dung cần học, liên tưởng và bắt đầu thâu tóm nội dung quan trọng để nhớ. Việc này không mất quá nhiều thời gian.

* Bắt đầu học sơ sơ. Việc học lướt sẽ tạo cho bạn cảm giác rằng bạn đã nắm vững một số nội dung, nên sẽ kích thích bạn tập trung hơn, hăng hái hơn.

* Liên tưởng, lược bỏ, liệt kê… Bạn bắt đầu học kĩ và kết hợp ghi chép nếu muốn. Hãy diễn đạt theo cách của bạn, không nên thuộc từng chữ một trong sách.

* Nếu cảm thấy đau đầu hoặc “nhét” chữ không vào nữa thì bạn có thể dành thời gian để…đọc lại nội dung bài học. Việc đọc như thế cũng rất ích lợi.

* Nên dò lại 3 lần sau khi đã học xong.

Lưu ý, có thể không cần học theo thứ tự cũng được. Meo hoc cac mon thuoc long Những điều cần nhớ Đầu tiên là phải nhớ thật kỹ cái tựa bài cần học vì tựa bài là bao hàm cả một bài học, bạn cần nắm bắt tựa bài thì mới khái quát được bài mà mình cần học. Tiếp đến là những con số La Mã hoặc ý chính được gạch đầu dòng thể hiện ý chính của bài học. Khi nắm được khung sườn của bài thì bạn sẽ an tâm và dễ dàng đi vào bài học hơn. Điều quan trọng là học phần nào phải dứt điểm phần đó! Tránh tình trạng chưa học hết phần này đã tham lam nhảy qua phần kia. Khi đó bạn sẽ không chắc chắn được phần đầu mà phần sau cũng không đi vào đâu! Khi đã học thuộc bài học cần ôn lại hai ba lần để củng cố, tránh việc mới học xong một lần đã quẳng vở vào xó rồi đi ngủ hay đi xem phim thì ngày mai sẽ quên tất tần tật hết! Gạch dưới những ý chính cần thiết nhất để học cũng là một cách giúp bạn nắm ý nhanh hơn, cách này dùng cho các bạn thi trắc nghiệm và các bạn học Sử vì có các cột mốc ngày tháng chi chít khó nhớ! Điều nên tránh Điều tuyệt đối nên tránh khi học bài là đang học môn này thì nhảy qua môn khác học liền vì như thế sẽ chẳng ăn thua vào đâu cả. Môn nào thì học dứt điểm môn đó! Nếu như bạn quá ôm đồm thì hậu quả là bạn sẽ chẳng thuộc được gì mà nhiều khi còn lấy "râu ông nọ cắm cằm bà kia" thì nguy! Không nên vừa ăn nhóp nhép vừa học vì việc này vừa mất lịch sự vừa làm mất tập trung! Gia đình bạn nào có có ông bà lớn tuổi thì càng nên tránh việc này kẻo không bị rầy thì chẳng còn tâm trí đâu mà học nữa! Không nên học bài khi bạn đang có cuộc hẹn vì khi đó bạn chắc chắn sẽ lo ra và chỉ học qua quít cho xong, kết quả chẳng khả quan là mấy! Chúc bạn học tốt!
------------
 
0 phiếu
bởi ღ A little love ღ Thạc sĩ (7.6k điểm)
1. Hiểu rõ nội dung vấn đề bạn cần học thuộc

Đây là vấn đề đầu tiên và tiên quyết giúp bạn thuộc bài nhanh hơn. Nếu bạn không hiểu vấn đề thì bạn thuộc bài cũng chỉ như “học vẹt” mà thôi, suốt ngày cứ ê a “rắn là một loại bò, sát không chân” thì không những không đạt hiệu quả mà còn mất thời gian. Chính vì vậy, khi ở trên lớp, hãy cố gắng tiếp thu kiến thức được thầy cô truyền đạt, nắm rõ, hiểu đúng bản chất, chỗ nào không hiểu phải hỏi lại ngay và ghi chép cẩn thận. Làm như thế là bạn đã tiết kiệm được 50% thời gian học thuộc bài rồi đấy.

2. Trước khi học, hãy đọc một lượt nội dung từ trên xuống dưới, gạch dưới những từ, những ý quan trọng, có thể soạn lại bài và trình bày theo sở thích của bạn sao cho dễ học, dễ nhớ

Nắm được nội dung bài học một cách toàn diện và khái quát như thế sẽ giúp bạn học bài nhanh thuộc hơn rất nhiều vì trong đầu bạn đã hình dung ra được kết cấu, những kiến thức trọng tâm cần nắm.
0 phiếu
bởi Whiteflower Cử nhân (3.0k điểm)
Việc thuộc bài nhanh hay chậm còn phụ thuộc rất nhiều vào địa điểm bạn chọn để học và thời điểm bắt đầu học.

Không gian: Tốt nhất nên chọn một nơi rộng, thoáng, tĩnh lặng, nhưng đừng quá im lặng vì có thể tạo sự căng thẳng và dễ gây buồn ngủ. Có thể là công viên, vườn cây, phòng riêng… Nơi học gọn gàng và trong lành cũng sẽ giúp bạn mau thuộc bài hơn. Có thể học thuộc trong khi đứng, ngồi, nằm, đi qua đi lại…, miễn là cách đó khiến bạn cảm thấy dễ chịu, nhưng tránh đổi tư thế liên tục (ví dụ đang ngồi thì lại nằm), việc này gây cảm giác mất tập trung và mệt mỏi, dễ mất hứng khi học và bị gián đoạn suy nghĩ.

Thời gian: Nhiều bạn cho rằng buổi sáng là thời điểm thích hợp nhất để học nên thường để “nước tới chân mới nhảy”, tức là nếu sáng mai có bài kiểm tra thì tối hôm nay ngủ sớm để sáng dậy sớm học bài… Đúng là đầu óc sẽ rất minh mẫn vào sáng sớm, thuộc bài rất dễ nhưng quên cũng rất mau. Có thể bạn thuộc ngay nhưng đến trưa hoặc chiều sẽ rất khó khăn khi nhớ lại. Còn học buổi tối mất thời gian hơn một chút nhưng sáng dậy bạn sẽ nhớ rất kĩ và thời gian nhớ kéo dài. Thời điểm thích hợp nhất để học là buổi tối (7h - 12h). Nên lưu ý chọn thời gian thoải mái (bạn không bị kẹt công việc hoặc lịch học khác), như thế mới dễ tập trung học hơn.

 

Tinh thần thoải mái:

Cái quan trọng nhất khi bắt tay vào học bài là tinh thần của bạn được thoải mái tuyệt đối, không lo âu và phiền muộn về bất cứ một vấn đề gì. Khi đó bạn sẽ dành toàn bộ tâm trí cho việc học và hiệu quả sẽ được nhân lên rất nhiều đấy! Còn nếu như khi học mà bạn cứ mãi lo nghĩ về một vấn đề gì đó thì sẽ không thể nào thuộc bài nổi đâu, mà nếu như có thuộc thì cũng "ba chữ bên Tây, ba chữ bên Tàu" mà thôi!

Khi học bài bạn cũng không nên xem TV hoặc nghe nhạc nhé! Nếu không các bạn sẽ bị "tẩu hỏa nhập ma" và việc học cứ kéo dài lê thê mà chẳng vô được chữ nào.

Một chút gì đó tẩm bổ cho cơ thể trước khi bắt tay vào học bài cũng là cách nâng cao khả năng tiếp thu đấy bạn. Thử dành cho mình một ly sữa hay một ly nước mát xem sao. Hiệu quả lắm đấy!

Khi đã đặt mục tiêu thì các bạn phải nhất quyết làm cho được và khi đó bài vở cứ việc đi sâu vào trí nhớ của bạn một cách dễ dàng, yên tâm được chút rồi nhé!

Không nên quan trọng độ dài nội dung

Nhiều bạn thường nhìn vào số lượng trang phải học, rồi lắc đầu ngán ngẩm: “Nhiều như thế thì làm sao mình có thể học hết được cơ chứ”, thế rồi nản… Hoặc chỉ học được một vài trang rồi buông…

Đừng nhìn vào số trang mình phải học, hãy nhìn vào số trang mình đã học được. Hãy bắt đầu học với một tâm trạng thoải mái nhất có thể, và tự nhủ: “Mình sẽ thuộc ngay thôi ấy mà”. Tâm lý có ảnh hưởng rất nhiều đấy nhé, do vậy, nếu bạn nghĩ rằng bạn sẽ học thuộc, thì thời gian sẽ rút ngắn hơn và bạn sẽ tập trung hơn.

Ngoài ra, phải biết cách lược bỏ những nội dung không cần thiết, chỉ nắm các ý chính theo các kiểu câu đơn giản, bỏ đi những từ không ảnh hưởng đến nội dung bài học, tô đậm các ý quan trọng. Và học theo kiểu liệt kê thành từng ý chính, tránh học theo kiểu cả đoạn văn, dễ gây nản và khó nuốt.

Hiểu, liên tưởng, kết hợp các giác quan

Nên nắm vững 5 quy tắc này. Chỉ cần nắm vững, bạn sẽ học thuộc bài một cách dễ dàng.

* Bạn chỉ có thể học thuộc khi bạn hiểu. Nếu không hiểu, bạn học thuộc đấy, nhưng rồi cũng quên ngay.

* Khi học phải biết liên tưởng và hình dung trong đầu.

* Suy nghĩ đến thứ khác thì chẳng bao giờ bạn thuộc bài được.

* Trước khi học phải có động lực (điểm cao, được giải trí sau khi học…)

* Sẽ rất tốt nếu bạn kết hợp nghe, đọc, ghi chép… Hiệu quả sẽ tăng lên gấp 3 lần.

Cách học thuộc sẽ theo trình tự sau:

* Bố trí không gian và thời gian thích hợp, đảm bảo rằng tư tưởng của bạn không vướng bận hoặc có cảm xúc mạnh. Bạn phải ở trong tâm trạng bình thường và đầu óc không suy nghĩ, không mệt mỏi.

* Đọc đi đọc lại 3 lần nội dung cần học, liên tưởng và bắt đầu thâu tóm nội dung quan trọng để nhớ. Việc này không mất quá nhiều thời gian.

* Bắt đầu học sơ sơ. Việc học lướt sẽ tạo cho bạn cảm giác rằng bạn đã nắm vững một số nội dung, nên sẽ kích thích bạn tập trung hơn, hăng hái hơn.

* Liên tưởng, lược bỏ, liệt kê… Bạn bắt đầu học kĩ và kết hợp ghi chép nếu muốn. Hãy diễn đạt theo cách của bạn, không nên thuộc từng chữ một trong sách.

* Nếu cảm thấy đau đầu hoặc “nhét” chữ không vào nữa thì bạn có thể dành thời gian để…đọc lại nội dung bài học. Việc đọc như thế cũng rất ích lợi.

* Nên dò lại 3 lần sau khi đã học xong.

Lưu ý, có thể không cần học theo thứ tự cũng được.
0 phiếu
bởi trannhat900 ● Ban Quản Trị Phó giáo sư (52.9k điểm)
1. Hiểu rõ nội dung vấn đề bạn cần học thuộc

2. Trước khi học, hãy đọc một lượt nội dung từ trên xuống dưới, gạch dưới những từ, những ý quan trọng, có thể soạn lại bài và trình bày theo sở thích của bạn sao cho dễ học, dễ nhớ

3. Chia nội dung bài học thành những mục nhỏ

4. Vừa học vừa liên hệ thực tế để khắc sâu kiến thức

5. Kết hợp vừa học vừa ghi

6. Tưởng tượng lại toàn bộ nội dung bài học sau khi học xong

7. Không gian học đóng vai trò rất quan trọng

Các câu hỏi liên quan

0 phiếu
1 trả lời 117 lượt xem
Cách để học thuộc một bài dài một cách nhanh nhất.
đã hỏi 12 tháng 11, 2017 trong Khác bởi Golden Boy Cử nhân (1.7k điểm)
+1 thích
4 câu trả lời 237 lượt xem
đã hỏi 13 tháng 3, 2017 trong Khác bởi toi la viet Cử nhân (1.6k điểm)
+1 thích
4 câu trả lời 158 lượt xem
đã hỏi 15 tháng 1, 2017 trong Khác bởi さくら Thạc sĩ (6.6k điểm)
+2 phiếu
7 câu trả lời 453 lượt xem
cách để học thuộc bài nhanh,dễ,nhớ lâu
đã hỏi 5 tháng 1, 2017 trong Khác bởi Lord HHA3105 Thần đồng (687 điểm)
  • tư-vấn
+1 thích
4 câu trả lời 238 lượt xem
đã hỏi 23 tháng 12, 2016 trong Yêu cầu hỗ trợ bởi Fox The Kid Thạc sĩ (6.0k điểm)
0 phiếu
2 câu trả lời 240 lượt xem
help me !!! nhiều bài quá nhưng tớ không học thuộc được, sắp kiểm tra 1 tiết rồi, huhu Bạn nào có bí quyết không, chỉ mình zới !!!
đã hỏi 23 tháng 11, 2016 trong Ngữ văn lớp 7 bởi ❣✿ღHaibara_Aiღ✿❣ Tiến sĩ (11.0k điểm)
0 phiếu
5 câu trả lời 445 lượt xem
đã hỏi 3 tháng 10, 2016 trong Khác bởi CandyParadies Học sinh (105 điểm)
0 phiếu
2 câu trả lời 265 lượt xem
   
đã hỏi 20 tháng 1, 2017 trong Sinh học lớp 6 bởi Mai Đức Phong. Thần đồng (904 điểm)
0 phiếu
2 câu trả lời 97 lượt xem
đã hỏi 21 tháng 2, 2023 trong Tiếng Anh lớp 12 bởi hieun7718350 Học sinh (10 điểm)
0 phiếu
1 trả lời 75 lượt xem
Em đang thi cuối học kì, ngày mai là em bắt đầu thi rồi nhưng chưa thuộc mọi người có thể giúp em tìm cách nào đó để học nhanh thuộc được ko.Cảm ơn mọi người. ^_^
đã hỏi 5 tháng 7, 2020 trong Yêu cầu hỗ trợ bởi Khách
  1. phamngoctienpy1987844

    50628 Điểm

  2. vxh2k9850

    35940 Điểm

  3. Khang1000

    29693 Điểm

  4. Tí Vua Đệ Nhất

    28073 Điểm

Phần thưởng hằng tháng
Hạng 1: 200.000 đồng
Hạng 2: 100.000 đồng
Hạng 3: 50.000 đồng
Hạng 4: 20.000 đồng
Phần thưởng bao gồm: mã giảm giá Shopee, Nhà Sách Phương Nam, thẻ cào cùng nhiều phần quà hấp dẫn khác sẽ dành cho những bạn tích cực nhất của tháng. Xem tại đây
Bảng xếp hạng cập nhật 30 phút một lần
...