Chào mừng bạn đến với Selfomy Hỏi Đáp, hãy Hỏi bài tập hoặc Tham gia ngay
+1 thích
265 lượt xem
trong Địa lý lớp 6 bởi Khách Học sinh (186 điểm)
Đã chọn lại chủ đề bởi trannhat900 ● Ban Quản Trị
đã đóng

8 Trả lời

+1 thích
bởi ༻✰ღ Arya "Arry" Stark ღ✰༻ Tiến sĩ (13.3k điểm)
được bầu chọn là câu hỏi hay nhất bởi Khách
 
Hay nhất

Theo mk thì bên trong lỗ đen clà 1 chiếc cổng nối đến tương lai.

Mọi thứ rơi qua chân trời lỗ đen vào vùng kì dị đều bị phá hủy hoàn toàn. Nhưng giả sử có nhà du hành vũ trụ mạo hiểm bắt đầu tiến gần thăm dò một lỗ đen siêu khối lượng bằng con tàu của mình. Lúc ở xa, người đó và con tàu ở trong trạng thái không trọng lượng vì lực hấp dẫn khá yếu, cơ thể anh ta cũng không cảm thấy có lực kéo nào.[103][104]

Đối với lỗ đen càng lớn, lực thủy triều gần chân trời sự kiện càng yếu hơn so với lỗ đen nhỏ hơn. Điều này cho phép con tàu có khả năng tiếp cận biên giới lỗ đen. Giả sử nhà du hành ngồi lái với chân anh ta hướng về lỗ đen. Càng gần biên giới, nhà du hành cảm thấy rõ rệt lực thủy triều tác động lên phía chân mạnh hơn so với phần đầu. Giả sử con tàu và nhà du hành chịu được sức ép và kéo; và băng qua chân trời sự kiện lỗ đen. Trong con tàu, nơi hệ tọa độ là cục bộ, anh ta sẽ không biết khi nào hay cảm giác gì lúc con tàu băng qua mặt biên này (ngoại trừ lực thuỷ triều).[103][104]

  • Trong lúc đi vào, nếu anh ta nhìn ngược ra phía ngoài vũ trụ, nhà du hành sẽ thấy các ngôi sao nằm lệch khỏi vị trí của chúng, càng vào sâu thì các ngôi sao càng sáng hơn và nằm gần nhau hơn. Điều này là do lỗ đen làm uốn cong không thời gian và hiệu ứng dịch chuyển đỏ do hấp dẫn làm bước sóng tia sáng phát ra từ các ngôi sao bị hút về lỗ đen dịch chuyển về phía tím nhiều hơn. Khi đã băng qua chân trời, chỉ hết thời gian hữu hạn đo ở trong con tàu, anh ta cùng con tàu sẽ không tránh khỏi bị phá hủy bởi hiệu ứng thủy triều cực mạnh và hòa vào vùng kì dị của lỗ đen.[103][104]
  • Còn đối với người ở ngoài xa lỗ đen, thông qua tín hiệu con tàu phát ra (hay hình ảnh của nó), họ sẽ thấy con tàu rơi chậm dần về phía chân trời sự kiện. Tín hiệu nhận được sẽ chuyển dần từ bước sóng ngắn sang bước sóng dài hơn hay dịch chuyển đỏ hơn. Và dường như phải đợi rất lâu (gần như lâu vô hạn, đo bởi đồng hồ nằm rất xa lỗ đen) để thấy con tàu rơi qua biên giới lỗ đen. Người ở xa nhận được tín hiệu có bước sóng càng lúc càng dài, đến khi thiết bị của họ không còn khả năng thu được bước sóng dài đó nữa thì coi như hình ảnh và tín hiệu con tàu đã biến mất.[103][104][105]

Trong trường hợp của lỗ đen tích điện (Reissner–Nordström) hay lỗ đen quay quanh trục (Kerr), khi rơi vào chúng, về lý thuyết có thể tránh được vùng kì dị hấp dẫn. Bằng cách mở rộng miêu tả toán học những nghiệm này lên mức tổng quát nhất có thể, các nhà vật lý nhận thấy có khả năng một người đi vào những lỗ đen này sẽ thoát sang một vùng không thời gian khác, và lúc này lỗ đen trở thành một chiếc cổng nối hay là lỗ sâu đục.[106] Tuy nhiên xác suất để du hành sang một vũ trụ khác là rất thấp do chỉ cần một nhiễu loạn nhỏ trong lỗ đen sẽ ngay lập tức phá hủy chiếc cầu nối này và thay vào đó người đó sẽ rơi trở lại vùng kì dị hấp dẫn.[107] Cũng có một khả năng cho phép du hành theo những cung đóng kiểu thời gian (hay là quay ngược trở lại quá khứ của chính nhà du hành) xung quanh vòng kì dị của lỗ đen Kerr, nhưng nó lại dẫn đến những vấn đề nguyên nhân - kết quả như nghịch lý ông nội (người cháu có khả năng trở về quá khứ và gặp lại ông nội của mình).[108] Các nhà lý thuyết cho rằng không thể tồn tại những khả năng kì lạ này một khi tính đến những hiệu ứng lượng tử cho lỗ đen mang điện tích hoặc quay quanh trục.[109]

Nếu như nhà du hành thay vì đi thẳng vào lỗ đen, anh ta lái con tàu quay quanh nó rất nhiều vòng thì hiệu ứng giãn thời gian do hấp dẫn làm cho thời gian trôi trong con tàu chậm hơn so với thời gian đo bởi đồng hồ ở rất xa lỗ đen. Sau khi quay đủ nhiều vòng, con tàu rời lỗ đen và trở về nơi xuất phát. Lúc này nhà du hành có độ tuổi trẻ hơn nhiều so với những người tại đây, và coi như anh ta đã du hành đến tương lai của chính mình.[110]

Nguồn Wikipedia

+1 thích
bởi Bwi Nochu Tiến sĩ (11.8k điểm)

Không gì có thể nhanh hơn ánh sáng nên không gì có thể thoát khỏi hố đen. Tuy nhiên, cũng giống như máy hút bụi hay lỗ thoát nước trong bồn tắm, hố đen không hút tất cả mọi thứ xung quanh nó. Nó chỉ hút những thứ nằm bên trong chân trời sự kiện.

Liệu hố đen có phải là cánh cổng dẫn tới thế giới khác - VnExpress

+1 thích
bởi trannhat900 ● Ban Quản Trị Phó giáo sư (52.9k điểm)
Hố đen hút tất cả mọi thứ xung quanh nó => Hố đen có tất cả mọi thứ xung quanh nó.
bởi ༻✰ღ Arya "Arry" Stark ღ✰༻ Tiến sĩ (13.3k điểm)

Nhưng mk tưởng mọi thứ rơi qua chân trời lỗ đen vào vùng kì dị đều bị phá hủy hoàn toàn?!?

+1 thích
bởi ♛๖ۣۜShirayuki~chan♛ Cử nhân (2.9k điểm)

bn xem thêm tại đây nha :

Tâm lỗ đen vũ trụ có gì? - KhoaHoc.tv

+1 thích
bởi I like Face.book Thạc sĩ (9.8k điểm)

bạn tham khảo ở đây nha :bên trong hố đen - KhoaHoc.tv

+1 thích
bởi TZy Tiến sĩ (21.4k điểm)
Hố đen hút tất cả mọi thứ xung quanh khi tới gần nó và người rơi vào hố đen sẽ bị phá hủy hoàn toàn.

Các câu hỏi liên quan

0 phiếu
2 câu trả lời 82 lượt xem
Chuyện gì sẽ xảy ra nếu LĐ hút MT?
đã hỏi 5 tháng 5, 2020 trong Khác bởi Futari Cử nhân (2.3k điểm)
+2 phiếu
3 câu trả lời 161 lượt xem
đã hỏi 11 tháng 6, 2018 trong Khác bởi Thần nông vui tính Thần đồng (511 điểm)
  • khoa
  • hoc
+3 phiếu
6 câu trả lời 552 lượt xem
Lỗ đen (hố đen) là gì?
đã hỏi 7 tháng 11, 2017 trong Khác bởi Tí Vua Đệ Nhất Tiến sĩ (28.1k điểm)
+6 phiếu
9 câu trả lời 424 lượt xem
Chuyện gì sẽ xảy ra nếu bạn rớt vào lỗ đen?
đã hỏi 3 tháng 11, 2017 trong Khác bởi PTG Tiến sĩ (22.7k điểm)
0 phiếu
1 trả lời 64 lượt xem
Thiên hà và lỗ đen, vật nào có trước?
đã hỏi 24 tháng 5, 2020 trong Khác bởi Futari Cử nhân (2.3k điểm)
0 phiếu
1 trả lời 73 lượt xem
Lỗ đen thực sự trông như thế nào?
đã hỏi 5 tháng 11, 2017 trong Khác bởi Tí Vua Đệ Nhất Tiến sĩ (28.1k điểm)
0 phiếu
1 trả lời 103 lượt xem
Quả cầu có trọng lượng là 2,1N và thể tích là 44cm khối bên trong của nó được khoét 1 lỗ có thể tích 24cm khối . Hỏi quả cầu được làm bằng kim loại gì
đã hỏi 8 tháng 1, 2021 trong Vật lý lớp 6 bởi Khách
+2 phiếu
3 câu trả lời 232 lượt xem
0 phiếu
1 trả lời 62 lượt xem
đã hỏi 12 tháng 2, 2022 trong Địa lý lớp 6 bởi vxh2k9850 Phó giáo sư (35.9k điểm)
0 phiếu
2 câu trả lời 162 lượt xem

HOT 1 giờ qua

  1. luckyyhappyy07687

    310 Điểm

  2. PTG

    294 Điểm

  3. tnk11022006452

    169 Điểm

  4. minhquanhhqt160

    128 Điểm

Phần thưởng hằng tháng
Hạng 1: 200.000 đồng
Hạng 2: 100.000 đồng
Hạng 3: 50.000 đồng
Hạng 4: 20.000 đồng
Phần thưởng bao gồm: mã giảm giá Shopee, Nhà Sách Phương Nam, thẻ cào cùng nhiều phần quà hấp dẫn khác sẽ dành cho những bạn tích cực nhất của tháng. Xem tại đây
Bảng xếp hạng cập nhật 30 phút một lần
...