Chào mừng bạn đến với Selfomy Hỏi Đáp, hãy Hỏi bài tập hoặc Tham gia ngay
+2 phiếu
1.2k lượt xem
trong Ngữ văn lớp 6 bởi thanhtrong ● Ban Quản Trị Thạc sĩ (6.2k điểm)

Câu hỏi trắc nghiệm môn Ngữ văn lớp 6 học kì 2

 

Câu 1. “Cái chàng [ …] , người gầy gò và dài lêu nghêu như một gã nghiện thuốc phiện. Đã thanh niên rồi mà cánh chỉ ngắn củn đến giữa lưng, hở cả mạng sườn như người cởi trần mặc áo gi-lê. Đôi càng bè bè, nặng nề, trông đến xấu. Râu ria gì mà cụt có một mẩu và mặt mũi thì lúc nào cũng ngẩn ngẩn ngơ ngơ.” Đoạn văn trên nói về nhân vật nào trong văn bản “Bài học đường đời đầu tiên”?
A. Dế Mèn        
B. Bọ Ngựa
C. Xén Tóc
D. Dế Choắt
PA: D
Câu 2. Dế Mèn đã có thái độ như thế nào trước cái chết của Dế Choắt?

A. Ân hận vì mình đã nghịch dại dột

B. Suy nghĩ về cách ứng xử không tốt của mình

C. Thương xót, hối hận và rút ra bài học đường đời đầu tiên

D. Buồn bã và rút ra bài học đường đời đầu tiên

PA: C
Câu 3. “Viên quan ấy đã đi nhiều nơi, đến đâu quan cũng ra những câu đố oái oăm để hỏi mọi người, tuy mất nhiều công mà vẫn chưa thấy có người nào thật lỗi lạc” Câu văn trên có mấy phó từ?
A. Một
B. Hai
C. Ba
D. Bốn
PA: D
Câu 4. Trong văn miêu tả, năng lực nào của người viết, người nói thường được bộc lộ rõ nhất?

A. Năng lực liên tưởng, tưởng tượng

B. Năng lực quan sát

C. Năng lực hình dung, tưởng tượng

D. Năng lực đánh giá, nhận xét

PA: B
Câu 5. Nhận xét nào đúng nhất với văn bản “Sông nước Cà Mau”?

A. Kể chuyện về cuộc sống của gia đình chú bé An ở vùng cực Nam Nam Bộ

B. Thể hiện cảm xúc của tác giả Đoàn Giỏi về cuộc sống của người dân ở vùng cực nam Nam Bộ

C. Miêu tả vẻ đẹp hoang dã hùng vĩ, độc đáo của cảnh quan vùng cực nam Nam Bộ

D. Bàn luận của tác giả Đoàn Giỏi về cuộc sống của người dân ở vùng cực Nam Tổ quốc

PA: C
Câu 6“Gọi là kênh Bọ Mắt vì ở đó tụ tập không biết cơ man nào là bọ mắt, đen như hạt vừng, chúng cứ bay theo thuyền từng bầy như những đám mây nhỏ, ta bị nó đốt vào da thịt chỗ nào là chỗ đó ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ tấy lên” Câu văn trên sử dụng mấy phép so sánh?
A. Hai
B. Ba
C. Bốn
D. Năm
PA: A
Câu 7. Nhận xét nào sau đây đúng với truyện “Bức tranh của em gái tôi” của Tạ Duy Anh?

A. Truyện bày tỏ tình cảm của người anh trước tài năng hội hoạ của cô em gái

B. Truyện thể hiện quá trình nhận ra thiếu sót của người anh trai nhờ tình cảm nhân hậu của cô em gái

C. Truỵên miêu tả tính nết của người anh và tài năng hội hoạ của cô em gái

D. Truyện bàn luận về những thiếu sót của người anh đối với cô em gái có tài năng hội hoạ

PA: B
Câu 8. “Trường Sơn: chí lớn ông cha/Cửu Long: lòng mẹ bao la sóng trào” Phép so sánh trong câu thơ trên thuộc loại so sánh nào?

A. So sánh người với người

B. So sánh vật với vật

C. So sánh vật với người

D. So sánh cái cụ thể với cái trừu tượng

PA: D
Câu 9. Văn bản “Vượt thác” được trích từ chương nào của truyện “Quê nội” của Võ Quảng?

A. Chương 8

B. Chương 9

C. Chương 10

D. Chương 11

PA: D
Câu 10. Nhân vật chính trong đoạn trích “Vượt thác” (Võ Quảng) là nhân vật nào?

A. Dượng Hương Thư

B. Cục

C. Cục và Cù Lao

D. Dương Hương thư và Cù lao
PA: A
Câu 11. Qua văn bản “Vượt thác”, nhà văn Võ Quảng muốn làm nổi bật điều gì?
A. Cảnh vượt thác vô cùng nguy hiểm của dượng Hương Thư và những người ở trên thuyền
B. Vẻ đẹp của thiên nhiên hai bên sông Thu Bồn vô cùng thơ mộng
C. Vẻ đẹp hùng dũng và sức mạnh của con người lao động chinh phục thiên nhiên
D. Cảnh dòng sông Thu Bồn theo hành trình của con thuyền qua những vùng địa hình khác nhau
PA: C
Câu 12. “Càng về ngược, vườn tược càng um tùm. Dọc sông những chòm cổ thụ dáng đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước. Núi cao như đột ngột hiện ra chắn ngang trước mặt. Đã đến phường Rạnh. Thuyền chuẩn bị vượt nhiều thác nước” Cảnh trong đoạn văn trên được miêu tả theo trình tự nào?
A. Theo hành trình của con thuyền
B. Từ thấp đến cao
C. Từ trên xuống dưới
D. Từ xa đến gần
PA: A
Câu 13“…Khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác nào nắm được chìa khoá chốn lao tù”? (Buổi học cuối cùng). Câu văn trên được hiểu là:

A. Tiếng nói là văn hoá của dân tộc, nếu mất tiếng nói đồng nghĩa với việc đánh mất dân tộc

B. Tiếng nói là phương tiện để đấu tranh giành lại độc lập dân tộc

C. Tiếng nói là tài sản quí báu của dân tộc

D. Tiếng nói không chỉ là tài sản quí báu của dân tộc m à còn l à phương tiện để đấu tranh

giành độc lập dân tộc
PA: D
Câu 14. Câu nào dưới đây sử dụng phép nhân hoá?
A. Quê hương anh nước mặn đồng chua
     Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá
B. Hồn tôi là một vườn hoa lá
     Rất đậm hương và rộn tiếng chim
C. Hôm nay xuân ốm dậy
   Buồn như đông,nhợt nhạt mưa phùn
D. Cày đồng đang buổi ban trưa
    Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày
PA: C
Câu 15. Bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” của Minh Huệ gắn với sự kiện lịch sử nào?
A. Chiến dịch Việt Bắc năm 1947
B. Chiến dịch Việt Bắc năm 1948
C. Chiến dịch Biên Giới năm 1950
D. Chiến dịch Thu Đông năm 1951
PA: C
Câu 16. Bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” (Minh Huệ) kể lại chuyện gì?
A. Kể chuyện anh đội viên thức dậy vẫn thấy Bác không ngủ
B. Kể chuyện đoàn dân công phải dải lá cây làm chiếu giữa trời mưa lâm thâm
C. Kể chuyện tình cảm của nhân dân đối với Bác Hồ kính yêu
D. Kể chuyện về một đêm không ngủ của Bác Hồ
PA: D
Câu 17. “Ngoài thềm rơi chiếc lá đa Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng” (Trần Đăng Khoa) Câu thơ trên sử dụng kiểu ẩn dụ nào?

A. Ẩn dụ hình thức

B. Ẩn dụ cách thức

C. Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác

D. Ẩn dụ phẩm chất.

PA: C
Câu 18. Dòng nào không nói đúng ý nghĩa của câu thơ “Ra thế-Lượm ơi!”?

A. Sự đau xót của tác giả trước tin Lượm hi sinh

B. Sự bất ngờ của tác giả trước tin Lượm hi sinh

C. Sự nghi ngờ của tác giả trước tin Lượm hi sinh

D. Câu hỏi và gọi Lượm

PA: D
Câu 19. Tác giả Tố Hữu gặp Lượm ở địa danh nào?

A. Đồn Mang Cá

B. Hà Nội

C. Sài Gòn

D. Hàng Bè (Huế)

PA: D
Câu 20.
                “Ngày Huế đổ máu
                 Chú Hà Nội về
                 Tình cờ chú cháu
                 Gặp nhau Hàng Bè

Đoạn thơ trên sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?

A. Ẩn dụ

B. Hoán dụ

C. So sánh

D. Nhân hoá

PA: B
Câu 21. Bài thơ “Mưa” của Trần đăng Khoa được sáng tác năm nào?

A. 1965

B. 1966

C. 1967

D. 1968

PA: C
Câu 22. Thể loại văn bản Cô Tô là

A. Kí

B. Phóng sự

C. Tự sự

D. Hồi kí

PA. A
Câu 23. “Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết. Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển hửng hồng. Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ bình minh để mong cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thuở biển Đông” Đoạn văn trên sử dụng biện pháp nghệ thuật nào là chính?

A. Hoán dụ

B. So sánh

C. Ẩn dụ

D. Nhân hóa

PA. B
Câu 24. Dòng nào nói đúng nhất về vai trò thành phần chính của câu?
A. Là thành phần giúp cho câu hoàn chỉnh và diễn đạt một ý trọn vẹn
B. Là những thành phần luôn đi kèm với một số thành phần phụ
C. Là những thành phần bắt buộc phải có mặt trong câu để câu diễn đạt được một ý trọn vẹn
D. Là những thành phần bắt buộc phải có mặt để câu có cấu tạo hoàn chỉnh và diễn đạt được một ý trọn vẹn
PA. D
Câu 25. Dòng nào nói đúng nhất về vị trí và vai trò của cây tre trong đời sống con người Việt Nam?

A. Tre là một người bạn thân thiết của nhân dân Việt Nam ta
B. Tre là một người bạn thân thiết của người nông dân, bạn thân của nhân dân Việt Nam
C. Tre gắn bó với con người trong chiến đấu bảo vệ quê hương đất nước
D. Tre gắn bó với người nông dân trong cuộc sống hàng ngày và đặc biệt là trong lao động sản xuất
PA. B
Câu 26. “Vào đâu tre cũng sống, ở đâu tre cũng xanh tốt. Dáng tre vươn mộc mạc, màu tre tươi nhũn nhặn. Rồi tre lớn lên, cứng cáp, dẻo dai, vững chắc.” Ý chính của đoạn văn trên là gì?
A. Ca ngợi sự giản dị của tre
B. Ca ngợi giá trị của tre
C. Ca ngợi những phẩm chất cao quí của tre
D. Ca ngợi vẻ đẹp chung của cây tre
PA. C
Câu 27. Đoạn văn “Vào đâu tre cũng sống, ở đâu tre cũng xanh tốt. Dáng tre vươn mộc mạc, màu tre tươi nhũn nhặn. Rồi tre lớn lên, cứng cáp, dẻo dai, vững chắc” sử dụng biện pháp tu từ gì?
A. Hoán dụ
B. Nhân hóa
C. Ẩn dụ
D. So sánh
PA. B
Câu 28“Vào đâu tre cũng sống, ở đâu tre cũng xanh tốt. Dáng tre vươn mộc mạc, màu tre tươi nhũn nhặn. Rồi tre lớn lên, cứng cáp, dẻo dai, vững chắc” Đoạn văn trên có mấy từ láy?

A. Hai

B. Ba

C. Bốn

D. Năm

PA. B
Câu 29. “Vào đâu tre cũng sống, ở đâu tre cũng xanh tốt. Dáng tre vươn mộc mạc, màu tre tươi nhũn nhặn. Rồi tre lớn lên, cứng cáp, dẻo dai, vững chắc.” Đoạn văn trên có mấy câu trần thuật đơn?

A. Một

B. Hai

C. Ba

D. Không có

PA. B
Câu 30. Các từ: “lớn lên, cứng cáp, dẻo dai, vững chắc” trong câu “Rồi tre lớn lên, cứng cáp, dẻo dai, vững chắc” là thành phần nào của câu?

A. Chủ ngữ

B. Vị ngữ

C. Thành phần phụ

D. Không thuộc thành phần nào

PA. B
 

đã đóng

2 Trả lời

+1 thích
bởi daovanhieu2005hs Cử nhân (3.8k điểm)

đúng rồi bạn 

( mình chỉ đủ kiên nhẫn để đọc chục câu thôi ! cậu lấy đề ở đâu mà giống đề của cô tớ thế ? bài kiểm tra sẽ có câu hỏi về bài : " bài học đường đời đầu tiên " bạn nhé ! mình lớp 7 ! )

0 phiếu
bởi Ice bear Thạc sĩ (9.4k điểm)
Đáp án hầu như đúng hết rồi bạn nhé nhưng câu 30 phải là C. Thành phần phụ nhé

Các câu hỏi liên quan

+1 thích
1 trả lời 848 lượt xem
ĐỀ SỐ 1 PHÒNG GD&ĐT KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2017 - 2018 TOÁN LỚP 6 Thời gian làm bài: 90 phút I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm) Hãy viết vào bài làm chữ cái A, B, C hoặc D đứng trước câu trả lời đúng. Câu 1. Kết quả phép tính: 879.2 + 879.996 + 3.879 là: A. ... Tính độ dài đoạn thẳng MN. Câu 11. Cho p là một số nguyên tố. Chứng minh rằng hai số 8p - 1 và 8p + 1 không đồng thời là số nguyên tố.
đã hỏi 6 tháng 10, 2017 trong Toán lớp 6 bởi thanhtrong ● Ban Quản Trị Thạc sĩ (6.2k điểm)
+1 thích
12 câu trả lời 864 lượt xem
1. Truyện nào sau đây là truyện cổ tích?             A. Sơn Tinh, Thuỷ Tinh                  B. Sọ Dừa             C. Ếch ngồi đáy giếng                     D. Sự tích Hồ Gươm 2. Phương thức biểu đạt chính của truyện Cây bút thần là gì?     ... vật mà từ biểu thị C. Đưa ra từ đồng nghĩa với từ cần giải thích D. Đưa ra từ trái nghĩa với từ cần giải thích   Mọi người học rồi trả lời cho mik nhé!
đã hỏi 14 tháng 12, 2016 trong Ngữ văn lớp 6 bởi Mimicute64642883 Cử nhân (3.0k điểm)
0 phiếu
0 câu trả lời 97 lượt xem
Câu 1: Khi tạo cấu trúc bảng, tên trường được nhập vào cột. A. Field name. B. Data type C. Field size D. Format Câu 2: Mỗi đối tượng củ ... ; A. Xóa các dữ liệu không cần đến nữa B. Cập nhật dữ liệu
đã hỏi 31 tháng 3, 2021 trong Tin học lớp 12 bởi tngnhatganh117 Cử nhân (3.3k điểm)
0 phiếu
1 trả lời 110 lượt xem
1. Đặc điểm quan trọng nhất của quá trình nguyên phân là gì ? A. Sự phần chia đều chất nhân cho 2 tế bào con B. Sự phâ ... ể hình thành tế bào D. NST không có khả năng tự nhân đôi.
đã hỏi 7 tháng 3, 2021 trong Sinh học lớp 9 bởi Yasuo_VN Học sinh (149 điểm)
  • đấng_yasuo
0 phiếu
1 trả lời 155 lượt xem
Câu 1.Vòng cuống nấm là đặc điểm cơ bản của Nấm độc          B. Nấm sò        C. Nấm mốc        D. Nấm rơm Câu 2. Thực vật có Cơ quan sinh sản tiến hóa nhất là Rêu                        C.  Dương xỉ Thực vật Hạt trần                D. Thực vật Hạt kín Câu 3 ... gì? Câu12: Lương thực là gì? Vì sao không nên ăn thực phẩm bị hỏng?  Câu 13: Nhiên liệu là gì?có những loại nhiên liệu thông dụng nào ?  
đã hỏi 26 tháng 3, 2022 trong Sinh học lớp 6 bởi vinhqtvt2020611 Học sinh (216 điểm)
0 phiếu
1 trả lời 135 lượt xem
Câu 4: Xác định kiểu điệp ngữ trong đoạn thơ dưới đây Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ... ;ng A. 2 dạng B. 3 dạng C. 4 Dạng D. Không xác định được
đã hỏi 3 tháng 5, 2021 trong Ngữ văn lớp 7 bởi tngnhatganh117 Cử nhân (3.3k điểm)
0 phiếu
0 câu trả lời 91 lượt xem
Câu 1: Tác dụng của biện pháp nghệ thuật so sánh trong câu thơ đầu bài thơ Cảnh khuya là gì? A. Làm cho cảnh vật gần gũi hơn v&#7899 ... n, hài hước C. Cả A và B đều đúng D. Cả A và B sai
đã hỏi 3 tháng 5, 2021 trong Ngữ văn lớp 7 bởi tngnhatganh117 Cử nhân (3.3k điểm)
0 phiếu
1 trả lời 95 lượt xem
Câu 10: Từ “chắt chiu” trong câu “Dành từng quả chắt chiu” có nghĩa gì? A. Tiết kiệm, dè sẻn B. Giữ gìn, nâng niu C. Quan tâ ... ;m cao D. Sử dụng rộng rãi lối liên tưởng, tưởng tượng
đã hỏi 3 tháng 5, 2021 trong Ngữ văn lớp 7 bởi tngnhatganh117 Cử nhân (3.3k điểm)
0 phiếu
1 trả lời 65 lượt xem
Câu 7: Hình ảnh nổi bật nhất xuyên suốt bài thơ là: A. Tiếng gà trưa. C. Người bà. B. Quả trứng hồng. D. Người chiến sĩ. ... ;n đấu để bảo vệ quê hương. d. Tất cả đều đúng
đã hỏi 3 tháng 5, 2021 trong Ngữ văn lớp 7 bởi tngnhatganh117 Cử nhân (3.3k điểm)
0 phiếu
1 trả lời 89 lượt xem
Câu 1: Bài thơ được Xuân Quỳnh sáng tác vào thời gian nào? A. thời kì đầu kháng chiến chống Pháp B. thời kì cuối khá ... khứ - hiện tại - tương lai D. hiện tại - quá khứ - tương lai
đã hỏi 3 tháng 5, 2021 trong Ngữ văn lớp 7 bởi tngnhatganh117 Cử nhân (3.3k điểm)
  1. monmon70023220

    560 Điểm

  2. minhquanhhqt160

    68 Điểm

  3. Darling_274

    63 Điểm

  4. 333cuchillthoi302

    37 Điểm

Phần thưởng hằng tháng
Hạng 1: 200.000 đồng
Hạng 2: 100.000 đồng
Hạng 3: 50.000 đồng
Hạng 4: 20.000 đồng
Phần thưởng bao gồm: mã giảm giá Shopee, Nhà Sách Phương Nam, thẻ cào cùng nhiều phần quà hấp dẫn khác sẽ dành cho những bạn tích cực nhất của tháng. Xem tại đây
Bảng xếp hạng cập nhật 30 phút một lần
...