Chào mừng bạn đến với Selfomy Hỏi Đáp, hãy Hỏi bài tập hoặc Tham gia ngay
+1 thích
1.9k lượt xem
trong GD Công dân lớp 7 bởi hoangvy Cử nhân (3.7k điểm)
Có ai biết gì về Gia đình Bác Hồ ko?Nếu biết thì hãy nói những gì mà bạn biết.
đã đóng

5 Trả lời

+1 thích
bởi thutananh Thần đồng (542 điểm)
được bầu chọn là câu hỏi hay nhất bởi hoangvy
 
Hay nhất
Những người thân trong gia đình của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Chủ tịch Hồ Chí Minh (sinh ngày 19-5-1890), thời niên thiếu tên là Nguyễn Sinh Cung, ra đời tại quê mẹ là làng Hoàng Trù (thường gọi là làng Trùa), xã Chung Cự, tổng Lâm Thịnh, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An (nay thuộc xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An).

Nguyễn Sinh Sắc (còn gọi là Nguyễn Sinh Huy, người dân còn gọi là Cụ Phó bảng; 1862 – 1929) là cha của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ông là con của ông Nguyễn Sinh Nhậm và bà Hà Thị Hy, lớn lên trong một môi trường Nho học dưới sự nuôi dạy của nhà Nho và cha vợ của mình là cụ Hoàng Xuân Đường, ông đỗ cử nhân năm 1894 và Phó bảng năm 1901. Năm 1906, ông được triều đình bổ nhiệm chức Thừa biện bộ Lễ; năm 1909, ông nhậm chức Tri huyện Bình Khê tỉnh Bình Định. Làm quan được ít lâu thì bị triều đình thải hồi vì một "tên cường hào" bị ông bắt giam rồi chết sau khi thả ra hai tháng. Sau đó ông đi vào miền Nam và sống một cuộc đời thanh bạch tại Làng Hòa An, Cao Lãnh, Đồng Tháp cho đến cuối đời.

Hoàng Thị Loan (1868-1901) là mẹ của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Bà là con gái của cụ Hoàng Xuân Đường, bà được cha mình gả chồng vào năm 15 tuổi. Bà là một hình mẫu cho hình ảnh người Việt Nam hiền hậu và hết lòng vì chồng con: sau khi chồng bà là ông Nguyễn Sinh Sắc đi thi ở Huế, vì túng thiếu tiến bạc nên ngỏ ý mời bà lên kinh giúp ông học tập, bà đã gởi con gái đầu lòng của mình lại Nghệ An và cùng chồng vào Huế. Ở đây bà đã lao động dệt vải vất vả một tay nuôi sống cả gia đình. Năm 1900 sau khi sinh người con thứ tư là Nguyễn Sinh Nhuận, cộng với sự vất vả khó nhọc trước đó bà Hoàng Thị Loan sinh bệnh rồi qua đời vào ngày 10 tháng 2 năm 1901.

Nguyễn Thị Thanh (1884 - 1954) là người chị cả, có hiệu khác là Bạch Liên nữ sĩ. Từ thuở thiếu thời, cô đã tiếp thu truyền thống yêu nước, thương người của cả hai gia đình nội, ngoại. Tuổi trẻ cô Nguyễn Thị Thanh là một người thông minh, đẹp người, đẹp nết, đảm đang, mẫn tiệp trong giao tiếp, được nhiều chàng trai ngỏ lời cầu hôn, nhưng cô đều lấy mọi lý do từ chối, gạt bỏ những chuyện riêng tư để hướng về các hoạt động yêu nước. Cô có mối liên hệ chặt chẽ với chí sỹ yêu nước Phan Bội Châu, hoạt động trong phong trào yêu nước của Đội Quyên, Đội Phấn, làm liên lạc, quyên góp tiền của cho nghĩa quân và phong trào Đông Du. Nhiều lần bị sa vào tay giặc nhưng nhờ trí thông minh và lòng dũng cảm, cô đều vượt qua tất cả. Năm 1946, khi biết Chủ tịch Hồ Chí Minh chính là em trai mình, cô đã ra Hà Nội thăm em, sau đó trở về quê hương sống cuộc đời của một công dân mẫu mực. Ngày 23/3 năm Giáp Ngọ - 1954, do tuổi cao sức yếu, bệnh tình quá nặng, cô đã ra đi trong niềm thương tiếc của bà con xóm làng và dòng họ.

Nguyễn Sinh Khiêm (1888 – 1950) là con thứ hai của trong gia đình cụ Phó bảng, sau chị cả Nguyễn Thị Thanh và là anh trai của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ông còn được gọi là Cả Khiêm, tên tự là Tất Đạt. Thời thanh niên, ông tham gia các hoạt động yêu nước chống thực dân và phong kiến nên từng bị tù đày nhiều nǎm. Do hành nghề thầy thuốc và thầy địa lý, ông còn có biệt danh là "Thầy Nghệ". Ông lập gia đình với bà Nguyễn Thị Giáng (1897-1960) và có với nhau ba người con nhưng đều chết sớm. Người con duy nhất của hai người, con riêng của bà Giáng, là Hà Hữu Thừa, Đại tá Quân đội Nhân dân Việt Nam.

Nguyễn Sinh Nhuận (1900 - 1901), hay tên khai sinh là Nguyễn Sinh Xin, là con trai út trong gia đình, sau khi sinh bé, bà Hoàng Thị Loan bệnh nặng và qua đời. Nguyễn Sinh Xin được gửi về quê ngoại Hoàng Trù để chăm sóc nhưng vì ốm yếu nên qua đời mấy tháng sau đó.

Cả gia đình Bác đã hy sinh cho nhân dân, cho đất nước. Cả gia đình Bác đã hòa tan vào mỗi gia đình người Việt Nam hôm nay và mai sau. Mỗi gia đình Việt Nam như có Bác, có hình Bác. Trong trí óc trẻ thơ, tất cả các thiếu nhi Việt Nam đều có Bác. Cả dân tộc đi theo con đường Người chọn, học tập và làm theo lời Người dạy. Gia đình của Người, sống mãi trường tồn cùng sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam.

Nếu thấy dài thì bn tóm tắt lại giùm ^_^
+1 thích
bởi Bùi Anh Duy Cử nhân (2.5k điểm)
Bác Hồ có quê ngoại ở làng Hoàng Trù, quê nội ở làng Sen, đều thuộc xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Cha là Nguyễn Sinh Sắc (186-1929) và mẹ là Hoàng Thị Loan (1868-1901). Ông nội là Nguyễn Sinh Nhậm , bà nội là Hà Thị Hy; ông ngoại là Hoàng Xuân Đường , bà ngoại là Nguyễn Thị Kép. Ngoài ra, Bác còn có 3 anh chị em khác là: chị là Nguyễn Thị Thanh (1884-1954), anh là Nguyễn Sinh Khiêm (1888-1950) và cậu em trai (ốm yếu nên chết non) là Nguyễn Sinh Nhuận hay Nguyễn Sinh Xin (1900-1901).

Nếu bạn cần thêm thông tin, bạn lên tra wiki là được. :)

Câu trả lời của mình có gì sai, mong bạn thông cảm. :/
+1 thích
bởi DangEdogawa2004 Học sinh (133 điểm)

*)Thân sinh:

1.Nguyễn Sinh Sắc

Nguyễn Sinh Sắc (còn gọi là Nguyễn Sinh Huy, người dân còn gọi là Cụ Phó bảng1862 – 1929) là cha của Hồ Chí Minh. Ông là con của ông Nguyễn Sinh Nhậm và bà Hà Thị Hy, lớn lên trong một môi trường Nho học dưới sự nuôi dạy của nhà Nho và cha vợ của mình là cụ Hoàng Xuân Đường, ông đỗ cử nhân năm 1894 và Phó bảng năm 1901. Năm 1906, ông được triều đình bổ nhiệm chức Thừa biện bộ Lễ; năm 1909, ông nhậm chức Tri huyện Bình Khê tỉnh Bình Định. Làm quan được ít lâu thì bị triều đình thải hồi vì một "tên cường hào" bị ông bắt giam rồi chết sau khi thả ra hai tháng. Sau đó ông đi vào miền Nam và sống một cuộc đời thanh bạch tại Làng Hòa An, Cao Lãnh, Đồng Tháp (nay là xã Hòa An, thành phố Cao Lãnh) cho đến cuối đời.

2.Hoàng Thị Loan

Hoàng Thị Loan (1868-1901) là mẹ của Hồ Chí Minh. Bà là con gái của cụ Hoàng Xuân Đường, bà được cha mình gả chồng vào năm 15 tuổi. Bà là một hình mẫu cho hình ảnh người Việt Nam hiền hậu và hết lòng vì chồng con: sau khi chồng bà là ông Nguyễn Sinh Sắc đi thi ở Huế, vì túng thiếu tiến bạc nên ngỏ ý mời bà lên kinh giúp ông học tập, bà đã gởi con gái đầu lòng của mình lại Nghệ An và cùng chồng vào Huế. Ở đây bà đã lao động dệt vải vất vả một tay nuôi sống cả gia đình. Năm 1900 sau khi sinh người con thứ tư là Nguyễn Sinh Nhuận, cộng với sự vất vả khó nhọc trước đó bà Hoàng Thị Loan sinh bệnh rồi qua đời vào ngày 10 tháng 2 năm 1901. Năm 1922, hài cốt của bà được cô Nguyễn Thị Thanh đưa về an táng tại vườn nhà mình ở Làng Sen, Kim Liên. Năm 1942, cải táng tại núi núi Động Tranh thấp, thuộc dãy núi Đại Huệ. 1985, nhân dân và chính quyền địa phương xây dựng tại đây một khu lăng mộ dành cho bà.

 

+1 thích
bởi wersdfzxc Thần đồng (793 điểm)

Nguyễn Sinh Sắc[sửa | sửa mã nguồn]

Bài chi tiết: Nguyễn Sinh Sắc

Nguyễn Sinh Sắc (còn gọi là Nguyễn Sinh Huy, người dân còn gọi là Cụ Phó bảng1862 – 1929) là cha của Hồ Chí Minh. Ông là con của ông Nguyễn Sinh Nhậm và bà Hà Thị Hy, lớn lên trong một môi trường Nho học dưới sự nuôi dạy của nhà Nho và cha vợ của mình là cụ Hoàng Xuân Đường, ông đỗ cử nhân năm 1894 và Phó bảng năm 1901. Năm 1906, ông được triều đình bổ nhiệm chức Thừa biện bộ Lễ;[1] năm 1909, ông nhậm chức Tri huyện Bình Khê tỉnh Bình Định[2]. Làm quan được ít lâu thì bị triều đình thải hồi vì một "tên cường hào" bị ông bắt giam rồi chết sau khi thả ra hai tháng.[3] Sau đó ông đi vào miền Nam và sống một cuộc đời thanh bạch tại Làng Hòa An, Cao Lãnh, Đồng Tháp (nay là xã Hòa An, thành phố Cao Lãnh) cho đến cuối đời.

Hoàng Thị Loan[sửa | sửa mã nguồn]

Chân dung bà Hoàng Thị Loan

Hoàng Thị Loan (1868-1901) là mẹ của Hồ Chí Minh. Bà là con gái của cụ Hoàng Xuân Đường, bà được cha mình gả chồng vào năm 15 tuổi. Bà là một hình mẫu cho hình ảnh người Việt Nam hiền hậu và hết lòng vì chồng con: sau khi chồng bà là ông Nguyễn Sinh Sắc đi thi ở Huế, vì túng thiếu tiến bạc nên ngỏ ý mời bà lên kinh giúp ông học tập, bà đã gởi con gái đầu lòng của mình lại Nghệ An và cùng chồng vào Huế. Ở đây bà đã lao động dệt vải vất vả một tay nuôi sống cả gia đình. Năm 1900 sau khi sinh người con thứ tư là Nguyễn Sinh Nhuận, cộng với sự vất vả khó nhọc trước đó bà Hoàng Thị Loan sinh bệnh rồi qua đời vào ngày 10 tháng 2 năm 1901. Năm 1922, hài cốt của bà được cô Nguyễn Thị Thanh đưa về an táng tại vườn nhà mình ở Làng Sen, Kim Liên. Năm 1942, cải táng tại núi núi Động Tranh thấp, thuộc dãy núi Đại Huệ.1985, nhân dân và chính quyền địa phương xây dựng tại đây một khu lăng mộ dành cho bà[4].

Các anh chị em[sửa | sửa mã nguồn]

Nguyễn Thị Thanh[sửa | sửa mã nguồn]

Chân dung bà Nguyễn Thị Thanh

Nguyễn Thị Thanh (1884 - 1954) là người chị cả, có hiệu khác là Bạch Liên nữ sĩ, bà hoạt động tích cực chống Pháp dưới ngọn cờ yêu nước của chí sĩ Phan Bội Châu. Năm 1918 bà Nguyễn Thị Thanh phối hợp với Nguyễn Kiên tổ chức lấy trộm súng trong doanh trại lính khố xanh đóng tại thành phố Vinh. Bị phát giác nên Nguyễn Thị Thanh bị bắt và nhốt vào nhà tù tra tấn dã man. Vào năm 1918, thực dân Pháp chỉ thị cho quan lại địa phương mở phiên tòa số 80 xử phạt bà Nguyễn Thị Thanh 100 trượng và 9 năm khổ sai. Ngày 2 tháng 12 năm 1918, Nguyễn Thị Thanh bị đày vào giam tại nhà lao Quảng Ngãi. Án sát tỉnh Quảng Ngãi lúc đó là Phạm Bá Phổ có người vợ bị bệnh đau ở vú không cho con bú được dù đã được cố gắng cứu chữa. Thương người phụ nữ bị bệnh, bà Nguyễn Thị Thanh đã chữa cho, ít ngày sau bệnh khỏi, dòng sữa con bú được phục hồi. Chính điều này đã làm Phạm Bá Phổ rất nể bà.[5]

Theo lời kể của nhà văn Sơn Tùng, bà Thanh nói lý do tại sao bà không lập gia đình[6]:

O đã già, không dễ gì ngồi nói lại những chuyện này với một người trẻ tuổi như cháu. Nhưng biết cháu là một người có thể thấu hiểu thì O mới nói- Cũng như cậu Khiêm, O cũng bị kẻ thù tra tấn dã man. Cháu có tưởng tượng được không? Chúng nung đỏ chiếc mâm đồng… Một chiếc mâm đồng nung đỏ mà chúng bắt O ngồi lên đó… Một nỗi đau đớn đến tận cùng xuyên sâu từ da thịt vào xương tủy… Nhiều ngày sau đó O không đi lại được… Vết bỏng đã làm biến dạng cả cơ thể, xoắn vặn cả tâm hồn O. Vậy thì, làm sao O có thể có gia đình được nữa...

Thấy cô Thanh là người vừa xinh đẹp lại vừa thông minh, Phổ muốn đưa về nhà riêng làm hành dịch và dạy cho con cái học. Dù quy chế của thực dân Pháp và triều đình Huế cấm việc đó, nhưng người anh kết nghĩa của Phạm Bá Phổ là Xô đứng đầu mật thám trung kì đã cho phép Phổ đưa cô Thanh từ nhà tù về ở trong nhà Phạm Bá Phổ.[7]

Vào năm 1922, Phạm Bá Phổ được triều đình Huế thăng cho Phổ làm tham tri bộ hình. Bà Nguyễn Thị Thanh cũng đi theo. Ở đây bà đã đem hài cốt của mẹ mình về cải táng tại Nghệ An[4].

Nguyễn Sinh Khiêm[sửa | sửa mã nguồn]

 

muốn biết thêm mời bạn vào link https://vi.wikipedia.org/wiki/Gia_%C4%91%C3%ACnh_H%E1%BB%93_Ch%C3%AD_Minh

+1 thích
bởi hoanghavy Cử nhân (2.3k điểm)

Nguyễn Sinh Sắc (còn gọi là Nguyễn Sinh Huy, người dân còn gọi là Cụ Phó bảng1862– 1929) là cha của Hồ Chí Minh. Ông là con của ông Nguyễn Sinh Nhậm và bà Hà Thị Hy, lớn lên trong một môi trường Nho học dưới sự nuôi dạy của nhà Nho và cha vợ của mình là cụ Hoàng Xuân Đường,

Hoàng Thị Loan (1868-1901) là mẹ của Hồ Chí Minh. Bà là con gái của cụ Hoàng Xuân Đường, bà được cha mình gả chồng vào năm 15 tuổi. Bà là một hình mẫu cho hình ảnh người Việt Nam hiền hậu và hết lòng vì chồng con: sau khi chồng bà là ông Nguyễn Sinh Sắc đi thi ở Huế, vì túng thiếu tiến bạc nên ngỏ ý mời bà lên kinh giúp ông học tập, bà đã gởi con gái đầu lòng của mình lại Nghệ An và cùng chồng vào Huế

Nguyễn Thị Thanh (1884 - 1954) là người chị cả, có hiệu khác là Bạch Liên nữ sĩ, bà hoạt động tích cực chống Pháp dưới ngọn cờ yêu nước của chí sĩ Phan Bội Châu.

Nguyễn Sinh Khiêm (1888 – 1950) là con thứ hai của trong gia đình cụ Phó bảng, sau chị cả Nguyễn Thị Thanh và là anh trai của Nguyễn Sinh Cung và Nguyễn Sinh Nhuận.

Nguyễn Sinh Nhuận (1900 - 1901), hay tên khai sinh là Nguyễn Sinh Xin, là con trai út trong gia đình, sau khi sinh bé, bà Hoàng Thị Loan bệnh nặng và qua đời. Nguyễn Sinh Xin được gửi về quê ngoại Hoàng Trù để chăm sóc nhưng vì ốm yếu nên qua đời mấy tháng sau đó[10]. Tên tuổi của Nguyễn Sinh Xin không được nhắc đến nhiều như 3 người anh em khác trong gia đình.

Các câu hỏi liên quan

0 phiếu
1 trả lời 81 lượt xem
đã hỏi 10 tháng 1, 2022 trong Khác bởi phamngoctienpy1987844 Phó giáo sư (50.6k điểm)
  • phamngoctienpy1987844
0 phiếu
2 câu trả lời 395 lượt xem
Bài hát “Đôi dép Bác Hồ có đoạn: Đôi dép đơn sơ, dôi dép Bác Hồ/ Bác đi từ ở chiến khu Bác về/Phố ph&#432 ... a Bác. A. Giản dị. B. Tiết kiệm. C. Cần cù. D. Khiêm tốn.
đã hỏi 8 tháng 11, 2021 trong GD Công dân lớp 7 bởi Khang1000 Tiến sĩ (29.7k điểm)
0 phiếu
6 câu trả lời 4.5k lượt xem
0 phiếu
1 trả lời 27 lượt xem
Gia đình bác Tâm mở cửa hàng kinh doanh dịch vụ lưu trú. Do ảnh hưởng của dịch bệnh nên việc kinh doanh bị đóng cửa dẫn đến thua lỗ. Mặc dù đã có quy định đóng cửa để phòng chống dịch, nhưng do hám lợi bác đã thuê nhân công bí mật gia công khẩu trang tế đã qua sử ... Trong cuộc sống hàng ngày, em đã thực hiện đúng quy định của pháp luật chưa? Nêu ví dụ cụ thể về hành vi thực hiện pháp luật của em.
đã hỏi 24 tháng 12, 2023 trong GD Công dân lớp 12 bởi Darling_274 Thạc sĩ (7.2k điểm)
+1 thích
1 trả lời 131 lượt xem
Anh an bị tai nạn giao thông mất rất nhiều máu ,vì vậy bác sĩ thông báo gia đình phải lấy máu của người thân .Xét nghiệm chọn người thích hợp ,lấy máu để truyền . VÌ sao bác sĩ phải xét nghiệm máu của người thân trước khi lấy máu để chuyền ,trình bày sơ đồ truyền máu
đã hỏi 12 tháng 12, 2019 trong Sinh học lớp 8 bởi nhavy709624 Học sinh (9 điểm)
0 phiếu
1 trả lời 75 lượt xem
đã hỏi 28 tháng 3, 2021 trong Lịch sử lớp 9 bởi tngnhatganh117 Cử nhân (3.4k điểm)
0 phiếu
1 trả lời 57 lượt xem
0 phiếu
1 trả lời 68 lượt xem
Nếu gia đình bạn sống ở gần hồ, ao, bạn thường nghe thấy tiếng ếch kêu khi nào ?
đã hỏi 9 tháng 1, 2022 trong Sinh học lớp 7 bởi Khang1000 Tiến sĩ (29.7k điểm)
0 phiếu
1 trả lời 123 lượt xem
Bản thân em đã làm những việc gì để giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ A. quảng bá về ngành nghề truyền thống của quê hương, vừa giữ gìn nét đẹp quê hương B. giới thiệu về nghề truyền thống của gia đình và dòng họ C.xấu hổ vì sự nghèo nàn của quê hương D. Cả A và C đúng
đã hỏi 20 tháng 1, 2022 trong GD Công dân lớp 7 bởi Khang1000 Tiến sĩ (29.7k điểm)
0 phiếu
1 trả lời 144 lượt xem
Gia đình nhà trường khuyến khích các em học tốt, tạo điều kiện cho các em phát triển năng khiếu thể hiện quyền nào sau đây? A. Quyền được chăm sóc B. Quyền được giáo dục C. Quyền được vui chơi giải trí D. Quyền được bảo vệ
đã hỏi 18 tháng 1, 2022 trong GD Công dân lớp 7 bởi Khang1000 Tiến sĩ (29.7k điểm)
  1. luckyyhappyy07687

    305 Điểm

  2. PTG

    294 Điểm

  3. tnk11022006452

    165 Điểm

  4. minhquanhhqt160

    128 Điểm

Phần thưởng hằng tháng
Hạng 1: 200.000 đồng
Hạng 2: 100.000 đồng
Hạng 3: 50.000 đồng
Hạng 4: 20.000 đồng
Phần thưởng bao gồm: mã giảm giá Shopee, Nhà Sách Phương Nam, thẻ cào cùng nhiều phần quà hấp dẫn khác sẽ dành cho những bạn tích cực nhất của tháng. Xem tại đây
Bảng xếp hạng cập nhật 30 phút một lần
...