Chào mừng bạn đến với Selfomy Hỏi Đáp, hãy Hỏi bài tập hoặc Tham gia ngay
+2 phiếu
702 lượt xem
trong Khác bởi kakashi Cử nhân (2.7k điểm)
Câu 2:Vì sao nước biển có lúc dâng lên, có lúc hạ xuống?

2 Trả lời

0 phiếu
bởi kakashi Cử nhân (2.7k điểm)
 

Do sức hút của Trái Đất lớn hơn Mặt Trăng rất nhiều lần, vì thế Mặt Trăng chỉ có thể ảnh hưởng làm nước biển dâng lên hoặc hạ xuống. Mặt Trời cũng có sức hút đối với nước biển, nhưng Mặt Trời cách quá xa mặt đất, vì thế ành hưởng của Mặt Trời làm cho nước biển dâng lên hạ xuống không bằng Mặt Trăng.Vì vậy chiều xuống là nước biển dâng lên(THUỶ TRIỀU)
–1 thích
bởi Isaki Domino Học sinh (297 điểm)
Hiện tượng nước biển lên xuống mỗi ngày hai lần, ở nhiều nơi trên thế giới thường gọi là hiện tượng "thủy triều". Ban ngày nước biển dâng lên gọi là "triều", đến tối nước biển rút xuống gọi là "tịch"

Lý giải cho hiện tượng nước biển có lúc dâng lên, có lúc hạ xuống là do "lực hập dẫn thủy triều" của mặt trăng gây ra. Lực hấp dẫn thủy triều này là lực hấp dẫn của mặt trăng lên Trái Đất, thêm vào đó là hợp lực ly tâm quán tính khi mặt trăng và Trái Đất chuyển động.

Mỗi ngày, Trái Đất tự quay quanh mình nó một vòng, đồng nghĩa với việc bất kì nơi nào trên Trái Đất cũng có một lần hướng về phía Mặt Trăng (không tính vùng cực có những tháng không có ban đêm), vì vậy, đại bộ phận nước biển trên Trái Đất mỗi ngày đều có hai lần nước thủy triều dâng cao, hai lần thủy triều hạ xuống. Loại thủy triều này gọi là bán nhật triều. Ở một số nơi khác, do một số nguyên nhân mang tính khu vực, trong một ngày chỉ xuất hiện một lần thủy triều dâng cao và một lần thủy triều hạ xuống. Loại thủy triều này gọi là toàn nhật triều.

Không chỉ có mặt trăng mới có thể sinh ra lực dẫn triều đối với Trái Đất mà mặt trời cũng có sinh ra lực hấp dẫn thủy triều, tuy nhiên chỉ bằng 5/11 lực hấp dẫn từ Mặt Trăng. Tuy nhiên, khi lực hấp dẫn thủy triều của mặt trời và mặt trăng trung nhau (khi Mặt trăng- Mặt trời và Trái Đất nằm trên cùng một đường thẳng - Nhật thực & Nguyệt Thực) thì nước thủy triều tăng lên cao hơn.

Hàng tháng vào ngày sóc (mùng 1 AL) và ngày vọng (thường là 15 AL, đôi khi là 16 hoặc 17 AL), thì mặt trời, mặt trăng và Trái Đất nằm trên cùng một đường thẳng, khu đó lực hấp dẫn thủy triều của mặt trời và mặt trăng trùng nhau, xuất hiện thủy triều lớn. Khi trăng thượng huyền (7, 8 AL) và trăng hạ huyền (22, 23 AL), lực hấp dẫn của mặt trời và mặt trăng tạo thành một góc 90 độ, lực hấp dẫn thủy triều của mặt trời làm tiêu biến một phần lực hấp dẫn thủy triều của mặt trăng, vì vậy xuất hiện thủy triều nhỏ.

Sự lên xuống của nước biển có liên quan mật thiết với sản xuất muối, ngư nghiệp, hàng hải. Sự lên xuống của thủy triều có một tiềm năng khá lớn và hiện con người đã xây những trạm phát điện thủy triều, dùng thủy triều để phát điện. Tại Việt Nam, đã có những nghiên cứu ứng dụng năng lượng thủy triều để tạo ra nguồn năng lượng sạch, nhưng hiện vẫn còn đang bỏ ngỏ.

Các câu hỏi liên quan

0 phiếu
2 câu trả lời 572 lượt xem
Lấy quẹt diêm đốt bầu thủy ngân nhiệt kế , cột thủy ngân trong nhiệt kế bắt đầu dâng lên hay hạ xuống ?
đã hỏi 8 tháng 7, 2018 trong Vật lý lớp 7 bởi trannhat900 ● Ban Quản Trị Phó giáo sư (52.9k điểm)
  • cố_gắng_làm_nha_chúc_may_mắn
  • trannhat900
+1 thích
3 câu trả lời 246 lượt xem
đã hỏi 3 tháng 5, 2020 trong Khác bởi thuyhang3102008145 Cử nhân (2.1k điểm)
0 phiếu
1 trả lời 301 lượt xem
Hãy tìm hiểu về sự dâng cao của mực nước biển. Do nhiệt độ trái đất tăng lên nên băng tuyết ở các địa cực đang tan chảy và mực nước biển đang dâng cao (hình H32.9). Nhiều vùng đất ven biển trên thế giới sẽ chìm dưới mặt nước biển. Các khảo sát cho biết, Việt Nam là một ... V/S Ta tính được kết quả khoảng 86 cm.   Điều này có khả năng xảy ra khá cao và là tai họa đang đe dọa loài người chúng ta.
đã hỏi 9 tháng 8, 2019 trong Vật lý lớp 9 bởi thinhdeeptry ● Cộng Tác Viên Thần đồng (1.2k điểm)
0 phiếu
1 trả lời 278 lượt xem
"Đầu thần chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo!" là câu nói của ai?
đã hỏi 29 tháng 12, 2021 trong Lịch sử lớp 7 bởi Khang1000 Tiến sĩ (29.7k điểm)
0 phiếu
1 trả lời 1.6k lượt xem
Tại sao quân Mông Cổ hùng mạnh mà quân ta vẫn đánh bại được? Nêu cách nhà Trần đánh giặc? Mấy bn nào giỏi hoặc biết mấy câu trên vô TL giúp mk nhess
đã hỏi 25 tháng 11, 2017 trong Lịch sử lớp 7 bởi ✉Min✉ Học sinh (218 điểm)
0 phiếu
1 trả lời 122 lượt xem
Ai là người đã dâng tấu lên vua Quang Trung bàn về ba điều mà bậc đế vương nên biết: quân đức (đức của vua), dân tâm (lòng dân), học pháp (phép học)?
đã hỏi 27 tháng 10, 2023 trong Khác bởi hieutgz335942 Cử nhân (3.9k điểm)
0 phiếu
0 câu trả lời 88 lượt xem
nêu cảm nhân của em về hình ảnh'nước dâng lên bao nhiêu đồi núi dâng lên bấy nhiên’theo em có thể kết thúc ... vàng mà sức Thủy Tinh đã 'thần nước’đánh rút quân
đã hỏi 5 tháng 10, 2020 trong Ngữ văn lớp 6 bởi Khách
0 phiếu
3 câu trả lời 3.2k lượt xem
Chỉ ra cặp từ trái nghĩa và nêu tác dụng của câu thơ sau: "Khi đi trẻ lúc về già"
đã hỏi 3 tháng 12, 2017 trong Ngữ văn lớp 7 bởi [email protected]
0 phiếu
1 trả lời 71 lượt xem
Vì sao người ngã xuống biển Chết lại không bị chìm?
đã hỏi 12 tháng 12, 2021 trong Khác bởi Khang1000 Tiến sĩ (29.7k điểm)

HOT 1 giờ qua

  1. phamngoctienpy1987844

    50628 Điểm

  2. vxh2k9850

    35940 Điểm

  3. Khang1000

    29748 Điểm

  4. Tí Vua Đệ Nhất

    28073 Điểm

Phần thưởng hằng tháng
Hạng 1: 200.000 đồng
Hạng 2: 100.000 đồng
Hạng 3: 50.000 đồng
Hạng 4: 20.000 đồng
Phần thưởng bao gồm: mã giảm giá Shopee, Nhà Sách Phương Nam, thẻ cào cùng nhiều phần quà hấp dẫn khác sẽ dành cho những bạn tích cực nhất của tháng. Xem tại đây
Bảng xếp hạng cập nhật 30 phút một lần
...