Chào mừng bạn đến với Selfomy Hỏi Đáp, hãy Hỏi bài tập hoặc Tham gia ngay
+1 thích
5.7k lượt xem
trong Ngữ văn lớp 7 bởi Isaki Domino Học sinh (297 điểm)
viết đoạn văn chứng  minh tục ngữ là"túi khôn" của nhân dân lao động

2 Trả lời

+1 thích
bởi trannhat900 ● Ban Quản Trị Phó giáo sư (52.9k điểm)
được bầu chọn là câu hỏi hay nhất bởi Isaki Domino
 
Hay nhất

Từ xưa đến nay, ông cha ta đã truyền để lại biết bao kinh nghiệm hay và để lại cho con cháu chúng ta biết bao bài học đã ăn sâu vào mỗi người. Từ những câu tục ngữ quen thuộc,hay những câu chuyện sự tích được bắt đầu từ thời xưa nhưng đã tạo nên những thói quen vẫn còn được lưu giữ đến ngày nay. Có lẽ cũng vì thế mà ông cha ta có câu tục ngữ rằng” túi khôn của nhân dân”.

Túi được biết đến là vật dụng quen thuộc pụ vụ đời sống của con người,nó được làm từ rất nhiều nguyên liệu như : ni lông,vải,giấy,da… mục đích của chúng là để chứ đựng những vật để mang theo bên người. Vậy tại sao ông cha ta lại nói rằng “ túi khôn” của nhân? Thật khó có thể lí giải chính xác được câu nói đó. “ Khôn” tức là trí khôn,trí tuệ của con người theo khoa học nó còn được gọi chất xám của con người. Tuy nhiên không phải ai sinh ra đều có những trí thông minh khác người,mà nếu có thì số đó rất ít. Sự thông minh hay trí khôn đều bắt đầu tự sự kiên trì ,học tập và nỗ lực của con người,không phải ngay từ khi sinh ra là chúng ta đã có. Tục ngữ dân gian Việt Nam là tinh hoa của nhân loại,những câu nói có giọng điệu,có nhịp và vần không những dễ nhớ mà lại để ấn tượng lớn cho thế hệ con cháu sau này.

Ở mỗi khía cạnh của đời sống đều có những câu ca dao rất hay,có những câu ca dao nghe mà thấm thía được cuộc sống. “ Bút sa gà chết; Gần mực thì đen,gần đèn thì sáng…” .Nếu người không hiểu được kĩ ý thì ban đầu ai cũng nghĩ là nói xấu,nói không tốt thế nhưng xét về ý sâu rộng thì đó là điều rẩt đúng. Đó gần như là lời nhận xét là lời chỉ trích mà ông cha không thể hiện trực tiếp bằng câu từ thô thiển mà lại sử dụng giọng thơ như muốn giảm nhẹ suy nghĩ của người đối diện.

Thiên nhiên như dung hòa với cuộc sống, gắn liền với nhân loại những câu ca dao gần gũi nhưng lại mang tính chất như báo hiệu cho con người biết trước điều gì để tránh được những điều xui xẻo điều không may mắn. “ Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng,ngày tháng mười chưa cười đã tối; Chuồn chuồn bay thấp thì mưa,bay cao thì nắng bay vừa thì râm…” Đó là những hình ảnh rất quen thuộc nhưng lại được cha ông ta sử dụng rất nhiều vào cuộc sống. Tất cả là những kinh nghiệm sống là thói quen mà ông cha ta đã đúc kết lâu ngày để tạo nên những thói quen giúp ích cho người dân.Ngoài ra thì những câu ca dao liên quan đến phương thức canh tác,hay những câu ca dao về lao động cũng không kém phần giúp ích cho con người biết được cái ác hay cái xấu. Những câu nói lắng động và ăn sâu vào mỗi người mang tính khuyên răn,dạy bảo cho con cháu theo một hướng đi tốt nhất cho cuộc sống của mình, “ Túi khôn” của nhân dân là những kinh nghiệm mà ông cha ta đã đúc kết để lại cho con cháu,nó là những câu ca dao,câu tục ngữ,hay lời bài hát… Tất cả được dựa vào rất nhiều khía cạnh của cuộc sống như thiên nhiên,thời tiết,và để có thể tạo ra những “ túi khôn” đó đều dựa vào những thói quen và hành động của con người.

Chỉ với những lời ca tiếng hát mộc mạc,chân thành và giản dị ông cha ta đã để lại cho con cháu những kho tàng kiến thức kinh nghiệm lớn về cuộc sống. Những câu nói mang những ý nghĩa lớn và chứa đựng những ý nghĩa sâu xa nhưng lại có hữu ích với cuộc sống của chúng ta. Do vậy nhưng chúng ta càng phải phát huy” túi khôn” của mình hơn nữa để cuộc sống thêm màu mè,thêm hiểu biết để giúp ích cho con người.

+1 thích
bởi dat97tqt Tiến sĩ (12.7k điểm)

Tham khảo bạn nhé:

Ca dao là những bài hát từ trái tim người Việt bình dân xa xưa. Nó là lời tâm sự, là tiếng than, là nỗi lòng thầm kín của những con người Việt Nam vô danh sống thầm lặng đó đây. Bên cạnh đó, có ý kiến rằng Tục ngữ là túi khôn của nhân loại. Vậy sau đây, chúng ta hãy tìm hiểu ý nghĩa và làm sáng tỏ ý kiến này.

Thông thường “túi” là một cái bọc đựng đồ dùng như “túi tiền, túi trà, túi gạo” nhưng đặc biệt hơn cả là “túi khôn”; tức là cái vật dụng trong đó chứa tất cả trí khôn. Dù ai sinh ra ngu dốt cách mấy, nắm được “túi khôn” trong tay cũng trở nên thông minh sắc sảo và thành công trong đời. Suy rộng ra, “túi khôn của nhân loại” là tất cả những kinh nghiệm hay nhất của toàn bộ những người khôn ngoan ở khắp mọi nơi : trên rừng, dưới biển, ngoài sông, trong núi v.v.. Vì sao vậy ? Vì con người hơn các loài khác ở trí tuệ, từ trí tuệ phát sinh ngôn ngữ. Tục ngữ là thành tựu của ngôn ngữ, của trí tuệ và kinh nghiệm sống của loài người. Nó lại được lưu truyền bằng nghệ thuật sử dụng vần, đối cho dễ nhớ, dễ thuộc.

 

Tục ngữ là Túi khôn của nhân loại

Lý do tiếp theo khiến tục ngữ trở thành trí khôn vì nó là kinh nghiệm của nhiều thế hệ loài người đã từng trải qua lao động sản xuất, đã từng sống trong những hoàn cảnh nghiệt ngâ nhất như thiên tai, bệnh hoạn, đói khát, chiến tranh. Từ đó, cha ông ta đã dùng trí tuệ đề rút ra những kinh nghiệm rồi truyền lại cho thế hệ con cháu để con cháu mình thành công hơn lớp người đi trước. Kho tục ngữ Việt Nam còn lại đến ngày nay là một bằng chứng thể hiện như : đấu tranh thiên nhiên, lao động sản xuất, kinh nghiệm về học tập, cách xử thế. .. Những câu tục ngữ về đấu tranh thiên nhiên có nhiều câu hay thể hiện trí khôn và lời khuyên nhủ của ông cha ta như : Nước chảy đá mòn, Ở bầu thì tròn ở ống thì dài, họ còn lưu truyền lại cách tiên đoán thời tiết như:

Chuồn chuồn bay thấp thì mưa 

Bay cao thì nắng, bay vừa thì râm 

Hoặc : Cơn đàng Đông vừa trồng vừa chạy 

Cơn đằng Nam vừa làm vừa chơi 

Bên cạnh đó, tục ngữ Việt Nam còn truyền lại những kinh nghiệm sản xuất như : ,

Nhất nưởc nhì phân tam cần tứ giống 

hay :

Gà đen, chân trắng, mẹ mắng cũng mua..

Gà trắng, chân chì, mua chi giống ấy 

Về học tập, cha ông ta đã truyền lại những kinh nghiệm quý như : Học một biết mười, Đi một ngày đàng học một sàng khôn, Học ăn, học nói, học gói, học mở, Học thầy không tày học bạn, Tiền học lễ, hậu học văn, Có học phải có hạnh .. Phong phú hơn cả, quý báu hơn cả là trí khôn của người xưa trong lãnh vực xử thê và rèn luyện nhân cách, đạo đức làm người. Trong lãnh vực này, tục ngữ còn lưu lại những bài học có giá trị như Tốt gỗ hơn tốt nước sơn, Uống nước nhớ nguồn, Lá rụng về cội… Những lúc thôi chỉ ngã lòng, bên tai nghe những câu : Còn nước còn tát, Có công mài sắt, có ngày nên kim, Lửa thử vàng, gian nan thử sức, chúng ta như được truyền thêm sức mạnh cho mình khi trưởng thành. Bước ra xã hội, ông bà ta lại khuyên nhủ, dạy dỗ con cháu phải có một cách sống đúng đắn đề mọi người yêu thượng. Đó là Nhàn cư vi bất thiện, Giấy rách phái giữ lấy lề, Thương người như thể thương thân..v.v..

Nói tóm lại, ý kiến cho rằng Tục ngữ là trí khôn của nhân loại thật là chính xác. Điều đó đúng cho cả tục ngữ Việt Nam và cả tục ngữ trên thế giới. Chúng em cần ra sức tìm hiểu, sưu tầm và học tập đề làm giàu vốn hiểu biết cho mình và khỏi phụ lòng tiền nhân. Như thế mới là cách đền đáp phần nào công ơn của tổ tiên ta đã đổ bao mồ hôi và xương máu để tô bồi non sông này.


 

Các câu hỏi liên quan

0 phiếu
2 câu trả lời 2.8k lượt xem
Vì sao tục ngữ được gọi là túi khôn của nhân dân?
đã hỏi 13 tháng 4, 2017 trong Ngữ văn lớp 7 bởi BảoThyTrần Học sinh (137 điểm)
0 phiếu
0 câu trả lời 450 lượt xem
Viết đoạn văn chứng minh rằng: Tục ngữ về con người và xã hội sử dụng thành công hình ảnh ẩn dụng
đã hỏi 2 tháng 5, 2017 trong Ngữ văn lớp 7 bởi nguyenvucamly111 Cử nhân (2.5k điểm)
+3 phiếu
1 trả lời 43.5k lượt xem
Cho đề văn: Nhân dân ta thường nói: “ Có chí thì nên”. Hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ đó.
đã hỏi 15 tháng 2, 2017 trong Toán lớp 7 bởi Lưu An Tiến sĩ (10.8k điểm)
0 phiếu
1 trả lời 2.4k lượt xem
Viết đoạn văn khoảng 7 câu nêu suy nghĩ của em về số phận của người dân lao động trong truyện ngắn Sông chết mặc bay. Trong đoạn có sử dụng câu mở rộng và trạng ngữ.(phần câu mở rộng và trạng ngữ viết in nghiêng nhé) Nhớ tick mik nhé!!!❤❤❤
đã hỏi 21 tháng 4, 2017 trong Ngữ văn lớp 7 bởi Tiểu Lạc Học sinh (231 điểm)
0 phiếu
4 câu trả lời 167 lượt xem
Viết kết bài cho bài văn giải thích câu tục ngữ Đi một ngày đàng học một sàn khôn!
đã hỏi 19 tháng 5, 2020 trong Toán tiểu học bởi Niii_cutee Cử nhân (4.0k điểm)
+1 thích
3 câu trả lời 213 lượt xem
viết bài văn chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ "có công mài sắt có ngày nên kim"
đã hỏi 27 tháng 6, 2020 trong Ngữ văn lớp 7 bởi W-W Học sinh (11 điểm)
0 phiếu
1 trả lời 520 lượt xem
hãy lập dàn ý về giải thích câu tục ngữ : " đi một ngày đàng , học một sàng khôn "
đã hỏi 6 tháng 4, 2021 trong Ngữ văn lớp 7 bởi tngnhatganh117 Cử nhân (3.3k điểm)
+2 phiếu
2 câu trả lời 498 lượt xem

HOT 1 giờ qua

  1. phamngoctienpy1987844

    50628 Điểm

  2. vxh2k9850

    35940 Điểm

  3. Khang1000

    29693 Điểm

  4. Tí Vua Đệ Nhất

    28073 Điểm

Phần thưởng hằng tháng
Hạng 1: 200.000 đồng
Hạng 2: 100.000 đồng
Hạng 3: 50.000 đồng
Hạng 4: 20.000 đồng
Phần thưởng bao gồm: mã giảm giá Shopee, Nhà Sách Phương Nam, thẻ cào cùng nhiều phần quà hấp dẫn khác sẽ dành cho những bạn tích cực nhất của tháng. Xem tại đây
Bảng xếp hạng cập nhật 30 phút một lần
...