Chào mừng bạn đến với Selfomy Hỏi Đáp, hãy Hỏi bài tập hoặc Tham gia ngay
0 phiếu
2.7k lượt xem
trong Ngữ văn lớp 9 bởi Phamthunhien Tiến sĩ (20.5k điểm)

Cảm nhận của em về đoạn thơ sau:

“Bác nằm trong giấc ngủ bình yên

Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền

Vẫn biết trời xanh là mãi mãi

Mà sao nghe nhói ở trong tim

Mai về miền Nam thương trào nước mắt

Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác

Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây

Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này”.

(Trích: Ngữ văn 9, kì II)


1 Câu trả lời

0 phiếu
bởi nhthuyvy16 ● Cộng Tác Viên Tiến sĩ (16.5k điểm)
 
Hay nhất
“Ôi lòng bác vậy cứ thương ta

Thương cuộc đời chung thương cỏ hoa

Chỉ biết quên mình cho hết thảy

Như dòng sông chảy nặng phù sa”

(“Theo chân Bác” – Tố Hữu)

Những dòng thơ của Tố Hữu cho ta thấy lòng kính yêu thiêng liêng dành cho vị lãnh tụ vĩ đại – Hồ Chí Minh. Với một lòng nồng nàn biết ơn và yêu thương không thua kém gì Tố Hữu, nhà thơ Viễn Phương cũng viết nên những vần thơ tuyệt vời nhân dịp lần đầu tiên ghé thăm lăng Bác. Viễn Phương mang một phong cách thơ độc đáo khi chất thơ vừa giàu chất liệu tâm trạng vừa giàu chất suy tưởng, vừa hiện thực lại vừa trữ tình, vừa hồn nhiên vừa mơ mộng. Bài thơ “Viếng lăng Bác” là mạch cảm hứng dựa trên trục thời gian hình thành một thứ nhật ký, một cuộc viếng thăm cũng là một cuộc hành hương về nơi cội nguồn. Bài thơ ca ngợi công ơn của Bác Hồ đồng thời thể hiện lòng thương tiếc, kính yêu và biết ơn trước Bác - niềm kính yêu vô bờ. Bài thơ diễn tả niềm kính yêu, sự xót thương của nhà thơ đối với lãnh tụ của dân tộc bằng ngôn ngữ tinh tế, cảm xúc nhất, đặc biệt là ở hai khổ thơ cuối:

“Bác nằm trong giấc ngủ bình yên

Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền

Vẫn biết trời xanh là mãi mãi

Mà sao nghe nhói ở trong tim

 

Mai về miền Nam thương trào nước mắt

Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác

Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây

Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này”.

Đặt chân bước đến lăng Bác, đứng trước di hài người mình luôn kính yêu, trái tim nhà thơ trào dâng cảm xúc nghẹn ngào không thể kìm nén, ông đặt bút viết bốn câu thơ:

“Bác nằm trong giấc ngủ bình yên

Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền

Vẫn biết trời xanh là mãi mãi

Mà sao nghe nhói ở trong tim.”

Một lần nữa ta lại thấy phép nói giảm, nói tránh xuất hiện trong bài thơ của Viễn Phương. Một “giấc ngủ bình yên” đối với thi sĩ như lời tự an ủi bản thân mình về sự ra đi của Bác. Trong lòng Viễn Phương, bác vẫn chưa từng ra đi, Người chỉ nằm ngủ với khuôn mặt thật hiền. Bằng tài hoa của mình, nhà thơ tái hiện chân thực trước mắt người đọc khung cảnh đầy xúc động: Bác nằm trong lăng, gương mặt thân thương của Bác trở nên hồng hào, dịu hiền như vầng trăng dưới ánh đèn hồng mờ ảo. Viễn Phương đề cập tới hai hình ảnh “trời xanh” và “vầng trăng” như một phép ẩn dụ cho tình cảm nhân dân dành cho Bác, cũng như vĩnh viễn hóa sự tồn tại của Bác, Bác không hề mất đi, Bác vẫn hiện diện với nhân dân qua các ánh trăng và bầu trời. Cảm xúc ngày một dâng trào, rồi bộc ra thành lời bởi cặp quan hệ từ “vẫn biết” – “mà sao”, câu thơ nghe thật chua xót làm sao. Nó thể hiện rằng, dù biết sự thật là Bác đã ra đi mãi mãi, chỉ còn hiện thân bởi “trời xanh” nhưng mà nhà thơ vẫn không chấp nhận được, vẫn luôn đau đáu trong lòng tới mức hình thành nỗi đau “nghe nhói ở trong tim”.

Cảm giác “nghe nhói ở trong tim” của Viễn Phương là cảm giác rất thực với tư cách giữa con người với con người, nghĩa là bình đẳng như nhau trước lượng trời hạn hẹp. Điều đó nói lên Hồ Chí Minh dù vĩ đại, Hồ Chí Minh vẫn là con người. Và là con người nên ai rồi cũng sẽ phải lìa xa nhân thế, nhưng vì là Hồ Chí Minh, nên Người đã ra đi một cách vĩ đại. Nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác “nghe nhói” nhấn mạnh niềm đau xót tột cùng của nhà thơ trước thực tại Bác không còn nữa. Rồi nghĩ đến ngày mai phải trở về, xa Bác, nỗi xúc động của tác giả cũng như những người con miền Nam bật lên thành tiếng nấc vỡ òa:

“Mai về miền Nam thương trào nước mắt

Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác

Muốn làm đoá hoa toả hương đâu đây

Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này…”

Tới đây ta thấy như những kìm nén của Viễn Phương đã không thể tiếp tục gắng gượng được nữa. Nhà thơ đành phải thể hiện tất cả bằng những giọt nước mắt tiếc thương. Lời thơ vang lên đầy nức nở, nghẹn ngào. Niềm khát khao chân thành muốn ở gần Bác của ông được bộc lộ mãnh liệt bằng phép điệp từ “muốn làm”. Viễn Phương nguyện làm chú chim nhỏ để hiến dâng tiếng hát líu lo cho lăng Bác mỗi ngày. Nhà thơ tha thiết muốn được hóa thành đóa hoa tỏa mùi hương thơm ngát cho Người. Thi nhân muốn làm cây tre thành kính, tôn nghiêm như người lính canh giữ giấc ngủ bình yên cho Người. Viễn Phương muốn làm con chim để hiến dâng tiếng hót lên lăng Bác, làm cây tre thành kính, tôn nghiêm như người lính canh giữ giấc ngủ bình yên cho Người. Đó đều là những hình ảnh ẩn dụ chỉ những gì tinh túy tốt đẹp của thiên nhiên, thể hiện ước nguyện xúc động của nhà thơ và toàn thể dân tộc: Muốn ở bên, canh giữ cho giấc ngủ bình yên của Người.
bởi nhthuyvy16 ● Cộng Tác Viên Tiến sĩ (16.5k điểm)
Khép lại trang thơ, những vần thơ vẫn còn đọng lại trái tim người đọc bởi nội dung xúc động và nghệ thuật đặc sắc. Bài thơ được viết theo thể thơ tám chữ, kết hợp cả yếu tố tự sự và trữ tình. Không cần ngôn từ cao siêu, bay bổng, ngôn ngữ thơ là những dòng giản dị, mộc mạc, đậm chất tình cảm của một người con Nam Bộ dành cho Bác. Đặc biệt, nhà thơ đã sử dụng thành công các biện pháp nói giảm, nói tránh, ẩn dụ, hoán dụ, điệp từ... để tạo dòng chảy cảm xúc nghẹn ngào cho người đọc. Từ đó thể hiện cảm xúc đau đớn xót thương, nỗi nhớ và tình cảm thiết tha, sự biết ơn thành kính với Bác Hồ kính yêu. Bài thơ dễ dàng khơi gợi cảm xúc trong lòng độc giả, là nén tâm hương kính dâng lên Người.
Giáo sư Trần Đình Sử đã từng nhận xét về tác phẩm "Viếng lăng Bác" của nhà thơ Viễn Phương: "Bài thơ tả lại một ngày ra thăm lăng Bác, từ tinh sương đến trưa, đến chiều. Nhưng thời gian trong tưởng niệm là thời gian vĩnh viễn của vũ trụ, của tâm hồn.” Điều đó đã được chứng minh qua hai khổ thơ cuối, chúng ta càng cảm thấy thấm thía hơn công lao và sự nghiệp, tư tưởng vĩ đại của Bác mãi trường tồn bất diệt với thời gian năm tháng. Và người đọc cũng nhận thức ra một điều cần phải có nghĩa vụ, trách nhiệm đối với sự phát triển của non sông, đất nước, làm cho đất nước Việt Nam có thể "sánh vai với các cường quốc năm châu" trên thế giới mà Bác đã từng gửi gắm cho thế hệ trẻ Việt Nam trong quá khứ và mãi mãi về sau!

Các câu hỏi liên quan

+1 thích
1 trả lời 1.5k lượt xem
Trong bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ" Thanh Hải viết: "Ta làm con chim hót Ta làm một cành hoa Ta nhập vào hòa ca Một nốt trầm xao xuyến M&#7897 ... lẽ dâng cho đời Dù là tuổi hai mươi Dù là khi tóc bạc"
đã hỏi 16 tháng 10, 2019 trong Ngữ văn lớp 9 bởi Phamthunhien Tiến sĩ (20.5k điểm)
0 phiếu
2 câu trả lời 440 lượt xem
0 phiếu
1 trả lời 107 lượt xem
Trong những lần bùng phát dịch ở nước ta, có rất nhiều y bác sĩ đã hết mình cống hiến sức lực cho công cuộc đẩy lùi dịch bệnh. Viết bài cảm nhận của em về lí tưởng cao đẹp của ngành y trong bối cảnh đại dịch COVID-19.
đã hỏi 7 tháng 12, 2021 trong Ngữ văn lớp 9 bởi metraidauthaimoihet Học sinh (104 điểm)
0 phiếu
1 trả lời 735 lượt xem
Viết bài văn nêu cảm nghĩ của em về 1 món quà mà thiên nhiên đã ban tặng cho con người.
đã hỏi 20 tháng 12, 2021 trong Ngữ văn lớp 7 bởi nguyenanhdao4171032 Học sinh (8 điểm)
0 phiếu
2 câu trả lời 380 lượt xem
Hãy làm một bài thơ lục bát về quê hương. *Yêu cầu: ít nhất một cặp lục bát.*
đã hỏi 12 tháng 1, 2022 trong Khác bởi MT718 Cử nhân (2.1k điểm)
0 phiếu
1 trả lời 792 lượt xem
Chỉ những ai dũng cảm bước đi thì mới nhận ra thế giới này bao la làm sao.
đã hỏi 9 tháng 10, 2019 trong Ngữ văn lớp 9 bởi Phamthunhien Tiến sĩ (20.5k điểm)
0 phiếu
1 trả lời 2.2k lượt xem
Nhận xét về truyện "Lặng lẽ Sa Pa" của Nguyễn Thành Long, có ý kiến cho rằng: "Tác phẩm như một bài thơ về vẻ đẹp trong cách ... ;n ngắn "Lặng lẽ Sa Pa", em hãy làm sáng tỏ nhận xét trên.
đã hỏi 17 tháng 4, 2020 trong Ngữ văn lớp 9 bởi Phamthunhien Tiến sĩ (20.5k điểm)
+1 thích
1 trả lời 403 lượt xem
Anh/chị hãy cảm nhận tâm trạng của Thúy Kiều trong đoạn thơ sau: Chiếc vành với bức tờ mây, Duyên này thì giữ vật này ... cách mặt khuất lời, Rưới xin giọt nước cho người thác oan.
đã hỏi 14 tháng 2, 2020 trong Ngữ văn lớp 10 bởi Phamthunhien Tiến sĩ (20.5k điểm)
0 phiếu
2 câu trả lời 313 lượt xem
Cảm nhận về cây tre , bác hồ trong bài đêm nay bác ko ngủ, dế mèn trong bài bài học dduongf đời đầu tiên, lượm
đã hỏi 18 tháng 3, 2017 trong Ngữ văn lớp 6 bởi 0976037258 Học sinh (326 điểm)
0 phiếu
1 trả lời 308 lượt xem
Phân tích hình ảnh người lính trong 2 đoạn thơ sau của tác phẩm "Đồng chí" và "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" Đ ... ;t, Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Ngữ văn 9 tập 1)
đã hỏi 30 tháng 6, 2020 trong Ngữ văn lớp 9 bởi hoangvy Cử nhân (3.7k điểm)

HOT 1 giờ qua

  1. monmon70023220

    455 Điểm

  2. Darling_274

    53 Điểm

  3. 333cuchillthoi302

    28 Điểm

  4. minhquanhhqt160

    20 Điểm

Phần thưởng hằng tháng
Hạng 1: 200.000 đồng
Hạng 2: 100.000 đồng
Hạng 3: 50.000 đồng
Hạng 4: 20.000 đồng
Phần thưởng bao gồm: mã giảm giá Shopee, Nhà Sách Phương Nam, thẻ cào cùng nhiều phần quà hấp dẫn khác sẽ dành cho những bạn tích cực nhất của tháng. Xem tại đây
Bảng xếp hạng cập nhật 30 phút một lần
...