Chào mừng bạn đến với Selfomy Hỏi Đáp, hãy Hỏi bài tập hoặc Tham gia ngay
0 phiếu
206 lượt xem
trong Ngữ văn lớp 12 bởi
Cảm nhận của anh chị về hình tượng người đàn bà hàng chài trong tác phẩm chiếc thuyền ngoài xa? Qua cuộc đời số phận của người phụ nữ này hãy trình bày suy nghĩ của mình về vấn đề hiện thực đời sống mà nhà văn muốn gửi gắm.

1 Câu trả lời

0 phiếu
bởi nhthuyvy16 ● Cộng Tác Viên Tiến sĩ (16.5k điểm)
 
Hay nhất

“Văn học và đời sống là hai vòng tròn đồng tâm mà tâm điểm là con người”

Nhận định của Nguyễn Minh Châu đã khắc họa thiên chức của văn chương chính là tấm gương phản ánh hiện thực cuộc sống khách quan qua lăng kính chủ quan của người nghệ sĩ. Dù được sáng tác bằng bất cứ thể loại nào và trong bất cứ thời đại nào, ngòi bút của các nhà văn luôn hướng đến cuộc sống với những quan hệ nhân sinh, đạo đức và số phận con người. Nằm trong quan điểm đó, các sáng tác của NMC – người đi tiên phong trong công cuộc đổi mới văn học đã mang lại một dấu ấn rất riêng với cái nhìn hiện thực một cách đa chiều. Minh chứng cho điều đó chính là truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa”- in lần đầu trong tập “Bến quê”, sau được tác giả lấy làm tên chung cho cả tập truyện ngắn in năm 1987. Thiên truyện mang đậm tính nhân văn, thể hiện lối tư duy mới mẻ về cái đẹp và số phận con người trong cuộc mưu sinh nhọc nhằn và hoàn thiện nhân cách. Đặc biệt là tấm lòng yêu thương con bao la của một người mẹ hiện lên qua nhân vật người đàn bà hàng chài.

Có thể nói “Chiếc thuyền ngoài xa” là một biểu hiện của xu hướng tìm tòi khám phá trong văn của Nguyễn Minh Châu khi trở về với đời thường, với mảnh đất miền Trung cằn cỗi và cơ cực, đau đáu đi tìm câu hỏi cho những phận người trong cuộc sống đời thường trăm đắng ngàn cay. Trong cuộc mưu sinh và giữ gìn nhân phẩm, con người nhiều khi phải chấp nhận sống trong nghịch lí, bằng lòng với nghịch cảnh, dù cho đó là những nguyên nhân dẫn đến bi kịch cuộc đời. Người đàn bà trong truyện cũng như nhiều người đàn bà ở ngoài đời vẫn đang sống trong những nghịch lí mà nhiều khi khó có thể lí giải hoặc đổi thay được. Bởi thế, số phận người đàn bà hàng chài là những bất bình đẳng, trái ngược như thế cứ tồn tại, hiện hữu trong kiếp người đa đoan.

Xuyên suốt toàn bộ câu chuyện, hầu như người đọc không hề được biết đến tên gọi của người đàn bà tội nghiệp ấy, Nguyễn Minh Châu đã gọi một cách phiếm định: khi thì gọi là người đàn bà hàng chài, lúc lại gọi mụ, khi thì gọi chị ta.... Bởi lẽ đằng sau cách gọi ấy không chỉ hé mở một cuộc đời ngang trái, một số phận bị vùi dập giữa cuộc sống bộn bề lo toan, mà còn là dụng ý làm mờ hóa tên tuổi để tô đậm số phận. Không phải vô cớ mà trong con mắt của người nghệ sĩ luôn săn tìm cái đẹp, lại hiện lên hình ảnh “người đàn bà trạc ngoài 40, một thân hình quen thuộc của đàn bà vùng biển, cao lớn với những đường nét thô kệch“,“tấm lưng áo bạc phếch có miếng vá, nửa thân dưới ướt sũng“, “khuôn mặt mệt mỏi sau một đêm thưc  trắng kéo lưới”,... Đặc biệt, Nguyễn Minh Châu còn tập trung khắc họa vào ánh mắt của người đàn bà: “chị đưa cặp mắt nhìn xuống chân”, “nhìn ra ngoài bờ phá”… đã cho ta thấy phần nào cuộc sống lam lũ, vất vả của người đàn bà cùng những thiệt thòi, tủi nhục ẩn chứa đằng sau. Và hình ảnh người đàn bà ấy cũng là đại diện cho những người phụ nữ hàng chài nghèo đói, cam chịu nhưng hết lòng hi sinh vì người khác trong cuộc đời còn nhiều bất công, ngang trái này. Bởi thế, dù là nhân vật cá biệt, nhưng trong chị có gương mặt của đám đông.

Nói về số phận và tính cách, Nguyễn Minh Châu xây dựng nhân vật người đàn bà hàng chài có một quá khứ không mấy tốt đẹp. Thuở nhỏ, chị sinh ra đã là một người con gái xấu xí, lại thêm trận đậu mùa khiến chị bị rỗ mặt. Chị có mang với một anh con trai nhà hàng chài cục tính, hiền lành. Người đó đã trở thành ân nhân của cuộc đời chị và các con. Tuy nhiên, cuộc sống bương trải khó khăn đã khiến chị phải chịu những bi kịch về thể xác. Trong gia đình, người đàn bà đứng giữa hai thế: một bên tên chồng ngược đãi, đánh đập, một bên là những đứa con thương yêu. Đối với chồng, tuy là nạn nhân của thói bạo hành nhưng chị vẫn cam chịu, nhẫn nhục và bao dung. Có lẽ khó ai hình dung cảnh tượng ấy lại diễn ra trong bối cảnh cuộc sống mới, nó hoàn toàn đối lập với điều chúng ta hằng xây dựng cho cuộc sống “người yêu người, sống để yêu nhau”. Dù hình ảnh người đàn ông đánh vợ đã kì lạ, nhưng hình ảnh người đàn bà câm lặng, nhẫn nhục chịu đựng đòn roi lại càng kì lạ hơn khi “ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng” mà người đàn bà ấy vẫn “không hề kêu lên một tiếng, không chống trả, không tìm cách chạy trốn”. Nhưng có lẽ nỗi đau lớn nhất của chị là phải để cho những đứa con của mình phải chứng kiến bi kịch đau lòng ấy. Vì vậy, khi thằng Phác giật được chiếc thắt lưng, vung chiếc khóa sắt quật vào ngực bố nó, chị ‘vừa đau đớn vừa vô cùng xấu hổ, nhục nhã’ mà ôm chầm lấy con mếu máo, quỳ lạy con, ‘chắp tay vái lấy vái để’.. Bởi chị biết thằng Phác vì thương chị mà đánh lại bố nhưng chị không muốn con vì nông nỗi mà làm điều trái đạo lí, bất hiếu đối với người cha.

bởi nhthuyvy16 ● Cộng Tác Viên Tiến sĩ (16.5k điểm)
Chị đã xin lão chồng lên bờ mà đánh, chị còn gửi thằng Phác lên ở với ngoại để nó khỏi chứng kiến cảnh bạo hành… Chị rất thương con nên luôn có ý thức bảo vệ con, che chở cho tâm hồn non nớt ấy tránh bị tổn thương, mất mát để con không phạm phải những sai lầm đáng tiếc. Vậy mới thấy, vì tâm niệm “phải sống cho con chứ không thể sống cho mình” vả cả vì ‘tình thương con cũng như nỗi đau, cũng như cái sự âm thầm trong việc thấu hiểu lẽ đời’ nên chị luôn trân trọng, chắt chiu những hạnh phúc nhỏ nhoi, đơn sơ, “vui nhất là lúc ngồi nhìn đàn con tôi chúng nó được ăn no”. Cũng chính tình mẫu tử cao đẹp đã giúp chị có đủ sức mạnh để vượt qua đau khổ, tủi nhục mà cam chịu. Chính vẻ đẹp mẫu tính, đầy hi sinh cao thượng của một người phụ nữ chịu nhiều thiệt thòi, bất hạnh nhưng lại là người hiểu lẽ đời ấy đã tôn vinh người đàn bà hàng chài dù cho vẻ ngoài xấu xí, thô kệch.
Dù đau đớn là thế, nhục nhã và tủi phận là thế, người đàn bà hàng chài vẫn chịu đựng, bởi lẽ chị thấu hiểu lí do mà lão đàn ông trút những đòn roi lên người chị là vì cuộc sống nghèo khổ, cảnh đông con đã biến một anh con trai hiền lành ngày nào trở thành kẻ bạo lực, vũ phu. Vậy nên, không chỉ yêu thương, hi sinh đến quên mình vì đàn con, ở người phụ nữ này còn có 1 tấm lòng bao dung, độ lượng đối với chồng, luôn cố bênh vực chồng. Ban đầu, khi xuất hiện ở tòa án huyện, chị tỏ ra “sợ sệt, lúng túng”, “rón rén đến ngồi ghé vào mép chiếc ghế và cố thu người lại”. Khi biết được thiện ý và sự quan tâm của chánh án Đẩu, chị mạnh dạn giải bày nỗi lòng và cảnh ngộ của mình. Trong khi Nghệ sĩ Phùng và chánh án Đẩu nhìn người chồng là kẻ vũ phu, thô bạo, đáng lên án. Nhưng qua cái nhìn của chị, lão từng là: “anh con trai cục tính nhưng hiền lành lắm, không bao giờ đánh đập tôi”. Thậm chí chị còn sẵn sàng nhận lỗi về mình, coi mình là nguyên nhân khiến cuộc sống của chồng trở nên khốn khổ mà cất lời van xin nghe thật nao lòng ‘con lạy quý tòa.. Qúy tòa bắt tội con cũng được, phạt tù con cũng được, đừng bắt con bỏ nó’. Đây quả là người phụ nữ có cái nhìn sâu sắc, đa chiều, bao dung độ lượng với chồng. Dù người đàn bà hàng chài tuy thất học nhưng không tăm tối, ngược lại rất thấu trải lẽ đời. Chị hiểu thiện chí của chánh án Đẩu và nghệ sĩ Phùng khi khuyên chị bỏ người chồng vũ phu, tàn bạo. Song chị càng hiểu hơn cuộc sống trên sông nước mà hoàn toàn không nghĩ cho riêng mình “đám đàn bà hàng chài ở thuyền chúng tôi cần phải có người đàn ông để chèo chống khi phong ba”. Chị cũng hiểu và tự hào với thiên chức của người phụ nữ “ông trời sinh ra người đàn bà là để đẻ con, rồi nuôi con cho đến khi khôn lớn cho nên phải gánh lấy cái khổ”. Bởi thế, chị cứ tha thiết xin tòa đừng bắt bỏ người chồng vũ phu đó là do ‘các chú không phải là đàn bà, chưa bao giờ các chú biết như thế nào là nỗi vất vả của người đàn bà trên một chiếc thuyền không có đàn ông...’, và cũng do sự ý thức được rằng cuộc sống không phải là bể khổ triền miên mà vẫn có những khoảng thời gian “ở trên thuyền cũng có lúc vợ chồng con cái chúng tôi sống hòa thuận, vui vẻ“ - chính là nguồn động lực để cho người đàn bà tiếp tục với cuộc sống nghèo khó của mình để nuôi các con. Câu chuyện của người đàn bà và những nghịch lí bên trong đó đã khiến Đẩu và Phùng ngộ ra nhiều điều: con người muốn thoát ra khỏi những nghịch lí cần phải có giải pháp thiết thực chứ không bằng thiện ý, tình thương và pháp luật. Họ bỗng hiểu đằng sau hành động vũ phu của người chồng, sự cam chịu của người vợ là biết bao vấn đề nhức nhối tồn đọng trong cuộc sống của người dân.
Khép lại trang sách nhưng lại mở ra trong ta nhiều lắng đọng về một tác phẩm đầy giá trị nhân đạo và giá trị hiện thực. Xây dựng quá đỗi thành công nhân vật người đàn bà hàng chài, Nguyễn Minh Châu đã vận dụng tài tình các đặc trưng thể loại truyện ngắn: Cốt truyện đơn giản nhưng nhiều chi tiết nghệ thuật sắc nét, đa nghĩa. Chọn ngôi kể, điểm nhìn thích hợp làm cho câu chuyện trở nên gần gũi, chân thực. Hình tượng người đàn bà hàng chài chính là chiếc chìa khóa mở ra tư tưởng của toàn bộ câu chuyện: Người mẹ nắm lấy tay con mình chỉ một lúc, nhưng trái tim mẹ dành cho con là vĩnh viễn.
Văn là đời và chuyện văn là chuyện đời, “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu là một tác phẩm như thế. Tất cả những gì nhà văn muốn gửi gắm có chăng đều được sáng ngời qua người đàn bà hàng chài - người mẹ đại diện cho hình ảnh người phụ nữ Việt Nam luôn giàu đức hi sinh và lòng vị tha. “Thời gian có thể phủ bụi một số thứ, nhưng có những thứ càng rời xa thời gian, càng sáng, càng đẹp”. Vì thế mà dù ra đời cách đây gần nửa thế kỉ nhưng tấm lưng bạc phếch, ánh mắt cam chịu hay nụ cười hạnh phúc khi nhìn những đứa con của người đàn bà kia có lẽ sẽ còn ám ảnh rất lâu trong tâm trí độc giả, khiến cho thế hệ trẻ ngày nay biết quý trọng tình thương của đấng sinh thành, càng thấm thía câu thơ: “Ôm con mẹ đếm sao trời/Đếm hoài không hết một đời long đong”.

Các câu hỏi liên quan

0 phiếu
1 trả lời 436 lượt xem
Phân tích bức tranh phố huyện lúc về đêm cho đến khi đoàn tàu đi qua trong tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam.
đã hỏi 26 tháng 2, 2020 trong Ngữ văn lớp 11 bởi Phamthunhien Tiến sĩ (20.5k điểm)
0 phiếu
1 trả lời 566 lượt xem
“Nhà văn không có phép thần thông để vượt ra ngoài thế giới này, nhưng thế giới này trong con mắt nhà văn phải có ... ;n qua việc tìm hiểu truyện ngắn “Hai đứa trẻ” (Thạch Lam)
đã hỏi 30 tháng 3, 2020 trong Ngữ văn lớp 12 bởi manh7a1 ● Ban Quản Trị Tiến sĩ (18.9k điểm)
0 phiếu
1 trả lời 707 lượt xem
Phân tích nghệ thuật xây dựng tình huống truyện của nhà văn Kim Lân trong tác phẩm “Vợ nhặt”.
đã hỏi 12 tháng 4, 2020 trong Ngữ văn lớp 11 bởi Phamthunhien Tiến sĩ (20.5k điểm)
0 phiếu
2 câu trả lời 61 lượt xem
đã hỏi 16 tháng 8, 2023 trong Ngữ văn lớp 12 bởi vongochuy Cử nhân (2.2k điểm)
0 phiếu
1 trả lời 354 lượt xem
Trình bày suy nghĩ của anh/chị về quan niệm sau: “Trí tuệ giàu lên nhờ cái nó nhận được, con tim giàu lên nhờ cái nó cho đi.”
đã hỏi 16 tháng 4, 2020 trong Ngữ văn lớp 12 bởi Phamthunhien Tiến sĩ (20.5k điểm)
0 phiếu
1 trả lời 1.3k lượt xem
Cảm nhận của anh (chị) trong đoạn văn dưới đây được trích trong truyện ngắn "Hai đứa trẻ" của Thạch Lam " Chuyến tàu đêm nay không đông như mọi khi, thưa vắng người và hình như kém sáng hơn. Nhưng họ ở Hà Nội về! Liên lặng theo mơ tưởng. Hà Nội xa xăm, Hà Nội sáng ... chị Tí và ánh lửa của bác Siêu. Đêm tối vẫn bao bọc chung quanh, đêm của đất quê, và ngoài kia, đồng ruộng mênh mang và yên lặng"
đã hỏi 14 tháng 4, 2020 trong Ngữ văn lớp 11 bởi Phamthunhien Tiến sĩ (20.5k điểm)
+1 thích
1 trả lời 408 lượt xem
Anh/chị hãy cảm nhận tâm trạng của Thúy Kiều trong đoạn thơ sau: Chiếc vành với bức tờ mây, Duyên này thì giữ vật này ... cách mặt khuất lời, Rưới xin giọt nước cho người thác oan.
đã hỏi 14 tháng 2, 2020 trong Ngữ văn lớp 10 bởi Phamthunhien Tiến sĩ (20.5k điểm)
0 phiếu
2 câu trả lời 639 lượt xem
Anh/Chị có nghĩ rằng: Tình yêu thương sẽ chữa lành những vết thương?
đã hỏi 9 tháng 3, 2022 trong Ngữ văn lớp 12 bởi Khách
0 phiếu
1 trả lời 316 lượt xem
Em có nhận xét gì về nhân vật người lái đò trong tác phẩm Người lái đò sông Đà? Viết bài văn nghị luận về nhân vật ông lái đò.
đã hỏi 21 tháng 12, 2021 trong Ngữ văn lớp 12 bởi daudaihocueh Học sinh (103 điểm)

HOT 1 giờ qua

  1. luckyyhappyy07687

    315 Điểm

  2. PTG

    294 Điểm

  3. tnk11022006452

    169 Điểm

  4. minhquanhhqt160

    138 Điểm

Phần thưởng hằng tháng
Hạng 1: 200.000 đồng
Hạng 2: 100.000 đồng
Hạng 3: 50.000 đồng
Hạng 4: 20.000 đồng
Phần thưởng bao gồm: mã giảm giá Shopee, Nhà Sách Phương Nam, thẻ cào cùng nhiều phần quà hấp dẫn khác sẽ dành cho những bạn tích cực nhất của tháng. Xem tại đây
Bảng xếp hạng cập nhật 30 phút một lần
...