Chào mừng bạn đến với Selfomy Hỏi Đáp, hãy Hỏi bài tập hoặc Tham gia ngay
+1 thích
858 lượt xem
trong Ngữ văn lớp 9 bởi Phamthunhien Tiến sĩ (20.5k điểm)

 

"Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi... toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương... Vợ tôi không ác, nhưng thị khổ quá rồi. Một người đau chân có lúc nào quên được cái chân đau của mình để nghĩ đến một cái gì khác đâu? Khi người ta khổ quá thì người ta chẳng còn nghĩ gì đến ai được nữa. Cái bản tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỉ che lấp mất. Tôi biết vậy, nên tôi chỉ buồn chứ không nỡ giận."

Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy trình bày thành một đoạn văn.


1 Câu trả lời

+1 thích
bởi ngoclinhbui Thạc sĩ (7.0k điểm)
được bầu chọn là câu hỏi hay nhất bởi manh7a1 ● Ban Quản Trị
 
Hay nhất

Vợ ông giáo hiểu một cách nông cạn về lão Hạc.Thị đâu biết rằng, lão để dành tiền lại là để khỏi liên lụy đến hàng xóm sau này khi làm ma cho lão. Bởi lão biết rằng, những người láng giềng cũng nghèo như lão mà thôi. Lão là một con người sống biết lo xa, sống hôm nay mà đã nghĩ ngày mai. Vậy mà vợ ông giáo đã hiểu lão Hạc một cách lầm lẫn, ông giáo rât buồn, nhưng ông không trách vợ "Vợ tôi không ác, nhưng thị khổ quá rồi ". Rất cụ thể, Nam Cao đưa ra dẫn chứng: "Một người đau chân có lúc nào quên được cái chân đau của mình để nghĩ đến một cái gì khác đâu?" Đúng vậy, đau chân còn có lúc đỡ, lúc khỏi, chứ cái nghèo đói nó cứ bám riết lấy con người ta. Và ắt hẳn vợ ông giáo "chằng còn nghĩ gì đến ai được nữa; người ta xuất phát vốn là một người tốt - vợ ông giáo cũng vậy nhưng "cái bản tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỉ che lấp mất". Thế đấy, một con người như thế thì làm sao hiểu nổi người khác, nhất là một người phức tạp như lão Hạc. Cũng như lão Hạc và vợ chồng ông giáo, Binh Tư xuất phát cũng là một người nông dân. Nhưng không chịu nổỉ cuộc sống lương thiện để rồi suốt đời nghèo khổ, Binh Tư đã quay mặt với cái thiện. Từ lâu, Binh Tư đả "vốn không ưa lão Hạc bởi lão lương thiện quá". Khi nhìn nhận về lão Hạc, Nam Cao cũng đã để cho một con người Binh Tư suy nghĩ về lão: "Lão làm bộ đấyỊ Thật ra thì lão chỉ tẩm ngẩm thế nhưng cũng ra phết chứ chả vừa đâu. Lão vừa xin tôi một ít bả chó". Qua câu nói đầy ẩn ý của Binh Tư, ta tưởng chừng như Binh Tư lại chính là người hiểu lão Hạc. Nhưng trước cái chết của lão Hạc, ta mới thấy Binh Tư đã hiểu về lão Hạc một cách rất sai lệch. Binh Tư vốn là một tên dùng bả chó để ăn trộm cho nên phải chăng hắn nghĩ rằng người ta dùng bả chó chỉ để làm cái việc xấu xa giống hắn. Thế đấy, vẫn với "một cái chân đau", Bỉnh Tư cũng đã nhìn nhận con người chỉ qua hình thức bên ngoài. Xuyên suốt câu chuyện lả cả một quá trình tìm hiểu lão Hạc của ông giáo. Kết lại câu chuyện cũng là những suy nghĩ của ông giáo về lão Hạc nói riêng, và cuộc đời bần cùng hóa của người nông dân nói chung. Ông giáo, nhân vật "tôi" chính là người kể chuyện có những nét rất gần gũi với Nam Cao. Tuy "tôi" không hoàn toàn đồng nhất với Nam Cao nhưng đã phần nào mang hình mẫu của tác giả. Bản thân ông giáo cũng phải có cả một quá trình khám phá để nhận biết lão Hạc. Lúc đầu, ông cho lão Hạc là một con người lẩm cẩm, nói đi nói lại mỗi chuyện con chó và "trong lòng tôi rất dửng dưng". Con chó mà lão thường nhắc đến với một tình cảm hiếm có thì ông giáo cho rằng: "Lão quý con chó vàng của lão đã thấm vào đâu so với tôi quý năm quyển sách của tôi", về sau qua câu chuyện lão Hạc kể, ông giáo cũng đã hiểu thêm phần nào lão Hạc: "Bây giờ thì tôi hiểu tại sao lão không muốn bán con chó Vàng của lão". Thế rồi dần dần, sau khi Lão Hạc bán con chó, ông giáo đã hiểu lão Hạc nhiều hơn. Nhìn bộ mặt "cười như mếu và đôi mắt ầng ậng nước" của lão Hạc, ông giáo đã "muốn ôm choàng lấy lão mà òa lên khóc". Ồng giáo đã có sự đồng cảm, xót xa sâu sắc với lão Hạc và "tôi không xót xa năm quyển sách của tôi quá như trước nữa". Tuy ông giáo mới chỉ dừng lại ờ mức hiểu và thông cảm cho lão Hạc nhưng cũng đã mất đi một thời gian tìm hiểu. Khi thêm một cuộc đối thoại nữa với lão Hạc thì ông giáo đã có một bước nhận thức sâu hơn về lão Hạc, nể phục lão Hạc, nhưng cũng sau cái lần gửi hết tiền và mảnh vườn cho ông giáo, lão Hạc "chỉ ăn khoai", rồi dần dần lão chế tạo được món gì, ăn món nấy". Ông giáo muốn giúp đỡ lão Hạc nhưng mà sự giúp đỡ đều vô ích bởi "Lão từ chối tất cả những gì tôi cho lão. Lão từ chối một cách gần như là hách dịch. Và lão cứ xa tôi dần dần". Đúng vào lúc đó thì cái tin thì thầm của Binh Tư: "Lão bảo có con chó nhà nào cứ đến vườn nhà lão... Lão định cho nó xơi một bữa, nếu trúng lão với tôi uống rượu" đủ khiến ông giáo cũng phải lầm tưởng: "Con người đáng kính ấy bây giờ cũng theo gót Binh Tư để có ăn ư?. Và ông đã phải thốt lên răng: "Cuộc đời quả thật cứ mỗi ngày một thêm đáng buồn"... Nhưng ngay sau đó, trước cái chết của lão Hạc, quan điểm của ông giáo đã khác hẳn: "Không! Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn, hay vẫn đáng buồn nhưng lại đáng buồn theo một nghĩa khác". Tại sao lão Hạc lại phải chọn cái chết tàn khốc như vậy — một cái chết sáng tỏ nhân cách cao thượng, lão đã chọn một cái chết cũng vật vã và thương đau như cuộc đời lão, "chằng ai hiểu lão chết vì bệnh gì mà đau đớn và bất thình lình như vậy. Chỉ có hai người hiểu "Nhưng nói ra làm gì nữa. Vậy thì cuộc đời này vẫn chẳng đáng buồn làm sao. Bởi sao những ngưởi như lão Hạc không được sống hạnh phúc. Tuổi lão Hạc lẽ ra giờ đây phải được quây quần quanh con cháu hưởng thụ phần cuối của cuộc đời. Vậy mà... lão Hạc ơi, cùng với các nhân vật trong truyện, bây giờ người đọc mới thực sự hiểu nổi lão. Con người lão phức tạp quá! Nhìn hình thức bên ngoài, ta không thể hiểu bản chất bên trong của lão rằng: lão đang nghĩ gì, lão sẽ làm ai? Cũng đã có những người hiểu về lão Hạc một cách nông cạn như thế nhưng đều bởi vì họ có "một cái chân đau. Đây cũng chính là nét đặc sắc trong tác phẩm của Nam Cao. Khác với chị Dậu trong "Tắt đèn" của Ngô Tất Tố, chị đẹp cả hình thức lẫn tâm hồn và ai nhìn vào chị cũng thấy đẹp; mỗi nhân vật trong "Lão Hạc? nhìn nhận lão với ý kiến riêng của mình và không phải ý kiến nào cũng tốt đẹp. Nhưng dường như trước cái chết của lão Hạc, mọi người đều đã vỡ lẽ ra, bởi vì "Hình như tấm lòng của Nam Cao muốn viết về con người, cho con người sâu hơn, rộng hơn cái anh đã viết ra." (Kim Lân). Ống quan niệm mỗi con người đều có một góc cạnh, và quả thật trong cuộc sống, con người có những góc cạnh như thế. Cuối cùng, lão Hạc cũng đã chết – chết "vinh" – chết như lão đã từng sống. Những người nông dân trong trang viết của Nam Cao cũng rất đa dạng, tốt có xấu có. Có những người sống vì người khác không màng danh lợi cho riêng mình như ông giáo. Nhưng cũng có những người vì khổ quá nên "chẳng còn nghĩ gì đến ai được nữa", sống ích kỉ, sống cho riêng mình như vợ ông giáo. Và có cả những người giữa cảnh tranh tối tranh sáng của sã hội đương thời đã phải từ bỏ cái gốc người nông dân, quay mặt với cái thiện như Binh Tư.

   

Các câu hỏi liên quan

+1 thích
1 trả lời 3.6k lượt xem
Nếu là người chứng kiến cảnh lão Hạc kể chuyện bán chó với ông giáo trong truyện ngắn của Nam Cao thì em sẽ ghi lại câu truyện đó như thế nào ?
đã hỏi 19 tháng 10, 2016 trong Ngữ văn lớp 8 bởi Trần Thùy Trang Học sinh (187 điểm)
  • ngữ-văn
  • -8
0 phiếu
1 trả lời 148 lượt xem
0 phiếu
0 câu trả lời 378 lượt xem
Trong tác phẩm “Lão Hạc”, nhà văn Nam Cao có viết: “…Chao ôi ! Đối với những người sống quanh ta , nếu ta không cố mà ... i ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỉ che lấp mất…”
đã hỏi 3 tháng 10, 2019 trong Ngữ văn lớp 9 bởi Phamthunhien Tiến sĩ (20.5k điểm)
+2 phiếu
1 trả lời 36.8k lượt xem
Qua hai nhân vật chị Dậu và Lão Hạc em hãy viết bài văn ngắn nêu suy nghĩ về số phận và tính cách người nông dân Việt Nam trong xã hội xưa?
đã hỏi 30 tháng 9, 2016 trong Ngữ văn lớp 8 bởi Cô nàng cá tính Học sinh (480 điểm)
+2 phiếu
2 câu trả lời 2.1k lượt xem
viết 1 đoạn văn ngắn phát biểu cảm nghĩ của em về số phận và phẩm chất người nông dân qua nhân vật chị dậu và lão hạc
đã hỏi 10 tháng 11, 2019 trong Ngữ văn lớp 8 bởi neko_2711 Thần đồng (1.3k điểm)
+1 thích
1 trả lời 405 lượt xem
  Phải bán chó, lão Hạc mắt “ầng ậng nước”, rồi “hu hu khóc”. Ông giáo thì “muốn ôm choàng lấy lão mà òa lên khóc”. Hãy so sánh và chỉ ra ý nghĩa của tiếng khóc cùng những giọt nước mắt này.  
đã hỏi 27 tháng 2, 2020 trong Ngữ văn lớp 8 bởi phatnguyen25 Thần đồng (1.4k điểm)
0 phiếu
1 trả lời 190 lượt xem
0 phiếu
1 trả lời 6.6k lượt xem
giá trị nhân đạo và hiện thực của tác phẩm Lão Hạc?
đã hỏi 26 tháng 10, 2016 trong Ngữ văn lớp 8 bởi tranhuyenchaukt2909 Học sinh (123 điểm)
0 phiếu
1 trả lời 69 lượt xem

HOT 1 giờ qua

  1. nguyenmanh04102009212

    166 Điểm

  2. tnk11022006452

    120 Điểm

  3. hoconghung031007464

    80 Điểm

Phần thưởng hằng tháng
Hạng 1: 200.000 đồng
Hạng 2: 100.000 đồng
Hạng 3: 50.000 đồng
Hạng 4-10: 20.000 đồng
Bảng xếp hạng cập nhật 30 phút một lần
...