Chào mừng bạn đến với Selfomy Hỏi Đáp, hãy Hỏi bài tập hoặc Tham gia ngay
+1 thích
trong Ngữ văn lớp 8 bởi _NoProblems_ Cử nhân (2.1k điểm)

2 Trả lời

+1 thích
bởi minhtiendailqa4a3324 Thạc sĩ (5.5k điểm)
được bầu chọn là câu hỏi hay nhất bởi _NoProblems_
 
Hay nhất

Việt Nam là một đất nước được biết đến với nhiều truyền thống văn hóa và phong tục độc đáo. Điều này xuất phát bởi đất nước ta là một quốc gia có nhiều dân tộc anh em. Trong số các dân tộc Việt, có lẽ các dân tộc ở Tây Nguyên được biết đến với nhiều nhạc cụ và các làn điệu độc đáo nhất. Một trong số nhạc cụ tiêu biểu của các dân tộc khu vực này đó chính là chiếc đàn đá. Nhạc cụ này cùng những điệu ca được tạo ra từ nó đã trở thành làn điệu chính trong các lễ hội ở Tây Nguyên.

Đàn đá ở Việt Nam có tên gọi khác là goong lu, được biết đến là một loại nhạc cụ cổ xưa nhất của nước ta và cũng là nhạc cụ sơ khai nhất của loài người. Đàn đá được phát hiện năm 1949 tại Tây Nguyên và nhạc cụ này sau đó đã được xác nhận có từ thời đồ đá cách đây khoảng 3000 năm.

Đàn có cấu tạo vô cùng đơn giản, đó là được làm từ các thanh đá với kích thước khác nhau. Các loại đá được sử dụng để tạo ra loại đàn này thường sẽ lấy từ vùng núi Nam Trung hay đông nam bộ và thường là đá nham, đá sừng,.... Trải qua quá trình đẽo gọt tỉ mỉ, với sự thẩm âm chính xác, con người đã tạo thành những chiếc đàn đá hoàn chỉnh. Đàn có nhiều âm vực khác nhau tùy theo kích thước, độ mỏng hay dày của đá. Những âm trầm của đàn được tạo ra bởi những thanh đá to và dài, ngược lại những âm cao của đàn thường sẽ tạo ra bởi những thanh đá mỏng nhỏ và ngắn. Mỗi bộ đàn đá có thể có số lượng thanh khác nhau thường dao động từ khoảng 8 cho tới 15-20 thanh. Tuy nhiên, bộ đàn đá lớn nhất của Việt Nam là bộ đàn đá có số lượng thanh lên tới 100.

Đàn có âm sắc đặc trưng như tiếng và chạm của đá trong thiên nhiên. Đàn đá đá cũng là một nhà cụ được biết đến như một cầu nối giữa cõi âm và cõi dương của con người. Khi đánh đàn mỗi, người nghệ nhân sẽ sử dụng búa nhỏ để gõ vào mỗi thanh đá nhằm tạo ra những âm sắc và phải thật nhanh tay để các âm này được nối với nhau tạo sự liền mạch cho một làn điệu.

Đàn đá ngày nay vẫn được sử dụng trong các hoạt động nghi lễ, hội hè của đồng bào. Tiếng đàn đá tạo cho các nghi thức tế lễ thêm linh thiêng. Tiếng đàn phối tấu cùng các nhạc cụ khác tạo nên những tiết tấu sôi động cho các động tác nhảy múa trong các lễ hội. Trong âm thanh rộn ràng vang vọng của đàn đá, cả buôn làng cùng hòa mình vào những điệu múa tập thể trong các lễ hội lớn như Lễ hội mừng lúa mớ, uống rượu cần..... Giai điệu từ đàn được coi là những giai điệu linh thiên. Những giai điệu dân tộc từ đàn đá sẽ được thể hiện hay, nhất độc đáo nhất khi đó là những giai điệu gắn liền với âm hưởng Tây Nguyên, biểu thị tâm tư tình cảm của con người, đặc biệt gợi lên chút hoang dã và sức sống của người dân Tây Nguyên. Âm thanh của đàn đá khi vang lên vô cùng giản dị thánh thoát, khi ào ào như thác đổ, đôi khi lại trong vắt như tiếng suối chảy, có lúc lại như tiếng gió của đại ngàn khiến con người cảm thấy hòa hợp với thiên nhiên hơn.

Đàn đá cùng những giai điệu mang đậm nét văn hóa dân tộc đã được UNESCO công nhận là các nhạc cụ trong không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, trở thành một biểu trưng cho đời sống tinh thần và cuộc sống hòa hợp với thiên nhiên của người dân Tây Nguyên.

Đàn đá không phải chỉ là một nhạc cụ đem lại âm thanh đặc trưng của Tây Nguyên mà còn ẩn chứa trong đó cả giá trị lịch sử văn hóa lâu đời của mảnh đất này. Chính bởi vậy, đàn đá cùng với giá trị của nó cần được bảo tồn gìn giữ và phát huy.

0 phiếu
bởi Sarah_Zin_cutee Thạc sĩ (5.5k điểm)

Các bà then với bài hát và tiếng đàn tính là hình ảnh vô cùng quan trọng trong sinh hoạt tâm linh cộng đồng của các dân tộc Tày, Nùng,...ở Cao Bằng, Lạng Sơn ...đặc biệt vào các lễ hội truyền thống trước và sau Tết âm lịch.

Có thể đó là một đêm âm u huyền ảo giữa núi rừng, bà con dân bản tổ chức cúng trời đất hay cầu an giải hạn, cũng có thể là một buổi cúng âm hồn người mới mất được thanh thoát bình an trở về với tổ tiên; ta bắt gặp ở buổi lễ đó hình ảnh các thầy tào, các bà then trong dáng hình trang nghiêm, trong thần thái quyền năng, trong bộ lễ phục với nhiều màu sắc kì ảo.

Lễ vật có thể nhiều hay ít, nhưng phải có chén rượu, đĩa xôi và hương hoa, để rồi với câu thần chú của thầy tào, tiếng hát của bà then sẽ đưa linh hồn con người đi qua từng cửa địa phủ, cửa thổ công,... về thế giới hư huyền, siêu thoát. Trong những buổi lễ ấy, thầy tào tay cầm đoản tu (dao ngắn), có cán đồng hay cán bạc, cất tiếng trầm đục, lúc van xin thê thiết, lúc la thét quay cuồng, bóng hình chập chờn hư ảo trong ánh nến tờ mờ, trong khói hương trầm nghi ngút. Còn bà then với áo màu lễ phục, tóc vấn có khăn màu trùm đầu, tai đeo hoa vàng lấp lánh, cổ đeo vòng bạc to, các ngón tay phải đeo đầy nhẫn, môi đỏ tươi, đôi tay vừa cầm vừa nắn cây đàn tính, có bộ nhạc xóc để trước mặt, vừa gảy đàn vừa hát, vừa xóc nhạc khí.

Theo ngôn ngữ Tày, Nùng, then có nghĩa là Trời, cũng có thể hiểu là Tiên. Người miền xuôi gọi đàn then là đàn tính, người đàn bà vừa hát vừa gảy đàn tính gọi là bà then (Chưa hề có và thấy đàn ông hát then bao giờ!).

Bà then Mông Thị Sấm người Nùng Cháo, ngoài 70 tuổi, là một trong những bà then nổi tiếng nhất ở Lạng Sơn. Bà nhập môn từ năm 17 tuổi, đến năm nay (2010) vẫn đi hát theo lời mời tới những vùng xa xôi, có khi sang tận Vân Nam, Quảng Tây,.. Trung Quốc.Trong buổi lễ, tiếng hát then hoà cùng âm thanh tiếng đàn tính cất lên giữa đêm khuya thanh vắng nơi núi rừng, lúc nức nở khóc than, lúc reo vui tha thiết, khi tư sầu khổ, khi réo rắt đắm đuối,... tưởng như đưa hồn người lênh đênh trở về tiên cảnh, làm cho người nghe vô cùng não nùng như chim vào ảo mộng.

Cây đàn then (đàn tính) là nhạc cụ linh thiêng. Đó là tiếng đàn Trời, đã gần le với đời sống tâm linh của các dân tộc Tày, Nùng qua hàng nghìn năm. Tiếng đàn hoà quyện với lời hát then từng bay lượn qua đêm trường, thấm sâu tới từng góc sâu nhất của tâm hồn, đưa con người trở về với hồi ức tổ tiên, mơ tới một thế giới dào dạt tình thương và không còn lo toan nghèo khổ nữa...

Cây đàn then chỉ có 3 dây, thân bằng vỏ bầu, cần dài, phía trên có chốt vặn mĩ xoè ra như bàn tay, như một chiếc lá, trống rất xinh. Bà then chỉ dùng máng tay để gảy.  Mười ngón tay của bà then uốn lượn, nắn vuốt một cách điệu nghệ, tạo nên âm thanh réo rắt, trầm bổng, du dương,...

Cây đàn then gắn liền với cổ tích mà hầu như người Tày, người Nùng nào cũng biết cũng nhớ. Ngày xửa ngày xưa, nơi rừng xanh nọ, có một chàng trai tên là Xiẻn Cân tuy nghèo khổ nhưng siêng năng, hiền hậu. Chàng yêu tha thiết một cô gái xinh đẹp nhưng không có lễ vật và tiền của để cưới hỏi được người mình yêu. Bao nước mắt của chàng đã tuôn rơi thấm sâu vào 9 tầng đất, bao lời than của chàng đã run lên tận 9 tầng trời cao... Rồi tới một ngày, bà tiên trên thăm thẳm cao xanh xúc động, bay xuống. Bà liền cắt một bầu vú và một cánh tay của mình để tạo nên cây đàn tiên, cây đan ước vọng trao cho chàng trai và cô gái. Lúc đầu, cây đàn tiên có 12 dây, khi đánh lên, âm điệu huyền hoặc tới mức chim quên bay, thú quên chạy, suối ngừng trôi, vạn vật ngưng đọng theo tiếng đàn tiên. Thấy sự việc đã đi quá xa, Trời đã thu lại 9 giây, chỉ để lại 3 dây. Ba dây đàn thiêng tượng trưng cho ba con đường: Giương gian, Âm giới và Thượng giới mà mỗi kiếp người có thể đi qua...

 

Trải qua dâu bể cuộc đời, cây đàn tính và lời hát then đã gắn bó cùng đời sống tinh thần của các dân tộc Tày, Nùng,... trên miền núi Cao - Lạng phía Bắc. Nó đã nhập hồn vào niềm vui, nỗi buồn, gian khổ và hạnh phúc, của hàng triệu con người nơi rừng thẳm, núi cao.

Núi muôn đời vẫn xanh, nước bao năm trường vẫn biếc, còn âm điệu câu hát then, tiếng đàn then vẫn ngân nga cùng nhịp bước đi lên của các dân tộc Tày, Nùng,... chan hoà với bao mơ ước và hi vọng,... như của Xiên Cân thuở nào.

 

Các câu hỏi liên quan

+1 thích
8 câu trả lời
đã hỏi 15 tháng 7, 2017 trong Khác bởi ღA.R.M.Yღ Tiến sĩ (15.6k điểm)
  • ༻ღ๖ۣۜcarolina๖ۣۜღ༻
0 phiếu
1 trả lời
Thuyết minh về lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương
đã hỏi 1 tháng 5, 2020 trong Ngữ văn lớp 8 bởi Nqoc_baka ● Quản Trị Viên Phó giáo sư (34.6k điểm)
0 phiếu
0 câu trả lời
trình bày hiểu biết và nêu cảm nhận của em về 1 câu ca dao hoặc 1 làn điệu dân ca lưu hành ở Biên Hòa Đồng Nai mà em biết
đã hỏi 26 tháng 3, 2018 trong Ngữ văn lớp 7 bởi nabithaonguyen
0 phiếu
1 trả lời
Hãy kể tên 2 nhạc cụ dân tộc Đồng Nai .Giúp mình với !
đã hỏi 23 tháng 12, 2021 trong Mỹ thuật-Âm nhạc THCS bởi Khách
+1 thích
1 trả lời
Chứng minh ca huế không chỉ phong phú về làn điệu mà còn phong phú về cả nội dung
đã hỏi 15 tháng 4, 2018 trong Ngữ văn lớp 7 bởi Trường THCS Tứ Hiệp Học sinh (242 điểm)
+1 thích
1 trả lời
 trong cuộc sống hiện đại đại nhiều phong tục tập quán của đồng bào dân tộc Tây Nguyên vẫn được bảo tồn và phát huy như thế nào? Ngoài ra đồng bào Tây Nguyên có những thay đổi gì về nhận thức xã hội trong đời sống hiện nay
đã hỏi 3 tháng 7, 2021 trong Ngữ văn lớp 8 bởi Babyshort Tiến sĩ (10.1k điểm)
0 phiếu
1 trả lời
+1 thích
9 câu trả lời
đã hỏi 23 tháng 4, 2017 trong Mỹ thuật-Âm nhạc THCS bởi chouminhtue Cử nhân (1.6k điểm)
0 phiếu
0 câu trả lời
đã hỏi 10 tháng 4, 2021 trong Ngữ văn lớp 9 bởi Do_anhThu159 ● Quản Trị Viên Thạc sĩ (9.3k điểm)
0 phiếu
1 trả lời
Thuyết minh về một lễ hội của Quảng Nam
đã hỏi 4 tháng 5, 2020 trong Ngữ văn lớp 10 bởi Niii_cutee Cử nhân (4.0k điểm)

HOT 1 giờ qua

  1. monmon70023220

    686 Điểm

  2. Darling_274

    215 Điểm

  3. minhquanhhqt160

    168 Điểm

  4. tngnhatganh117

    94 Điểm

Phần thưởng hằng tháng
Hạng 1: 200.000 đồng
Hạng 2: 100.000 đồng
Hạng 3: 50.000 đồng
Hạng 4: 20.000 đồng
Phần thưởng bao gồm: mã giảm giá Shopee, Nhà Sách Phương Nam, thẻ cào cùng nhiều phần quà hấp dẫn khác sẽ dành cho những bạn tích cực nhất của tháng. Xem tại đây
Bảng xếp hạng cập nhật 30 phút một lần
...