Chào mừng bạn đến với Selfomy Hỏi Đáp, hãy Hỏi bài tập hoặc Tham gia ngay
0 phiếu
246 lượt xem
trong Ngữ văn lớp 7 bởi yuki Học sinh (162 điểm)
Giúp mình lập một cái giàn ý cho bài " cảm nhận của em về bài thơ Bánh trôi nước "
đã đóng

4 Trả lời

0 phiếu
bởi thuphuong123 Thần đồng (1.2k điểm)
đã sửa bởi thuphuong123

MB: Gioi thiệu Hồ Xuân Hương là một nữ thi sĩ nổi tiếng của nước ta cuối tk XIX ĐẦU THẾ KỈ XX. Bà đã gửi gắm vào thơ những suy nghĩ trăn trở của mình trong xã hội phong kiến.

- Giowsi thiệu tác phẩm, ấn tượng chung của bài thơ: Bài thơ bánh trôi nước của HXH là một bài thơ vịnh vật nổi tiếng...

TB; - bÀI THƠ MIÊU tả hình dạng bánh trôi nước: bánh hình tròn,...

- Mượn đặc điểm của bánh trôi nuosc để miêu tả hình dáng và số phận của người phụ nữ Việt Nam;

+ Vẻ đẹp hình thể; đẹp trong trắng, dịu dàng, thùy mị ''Thân em..tròn''.

+ Số phận long đong chìm nổi của người phụ nữ, sống phụ thuộc, ko có quyền lợi'' Bảy nổi...non''.

+ Vẻ đẹp tâm hồn, sự trong trắng, thủy chung'' Rắn nát..son''.

- Ngôn ngữ thơ bình dị, bài thơ mang nhiều lớp nghĩa, dễ hiểu, sử dụng thành ngữ, biện pháp tu từ hay cho một lời khẳng định đanh thép về phẩm chất cao quý của người phụ nữ, lời thách thức với xã hội phong kiến chà đạp lên phẩm chất đó.

KB: Bài thơ thể hiện sự trân trọng vẻ đẹp cao quý cùng với sự cảm thương sâu sắc của người phụ nữ.

 CHO MÌNH MỘT CLIK NHAbroken heartsmiley

 

 

bởi yuki Học sinh (162 điểm)
clik la gi vay

mk moi vao, chua ro lam
bởi thuphuong123 Thần đồng (1.2k điểm)
Là tick hoặc bỏ phiếu ak bạn
0 phiếu
bởi binbinpn Học sinh (140 điểm)
Nếu như Bà Huyện Thanh Quan với những lời thơ trang nhã, nhẹ nhàng, mang chút cung đình buồn thương man mác. Thì thơ Hồ Xuân Hương có phong cách hoàn toàn khác. Giọng thơ  rắn rỏi, mạnh mẽ, đề tài bình thường dân dã, ý thơ sâu sắc thâm thuý mà chua cay chứa nỗi niềm phẫn uất phản kháng xã hội đương thời. Bánh trôi nước là một bài thơ như vậy:

Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Bảy nổi ba chìm với nước non

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

Mà em vẫn giữ tấm lòng son

Bánh trôi nước là bài thơ trữ tình đặc sắc. Tác giả mượn chiếc bánh trôi để thế hiện vẻ đẹp hình thể và tâm hồn của người con gái có thân phận nhỏ nhoi, chìm nổi, phụ thuộc mà vẫn giữ trọn phẩm giá của mình.

Toàn bộ bài thơ là hình ảnh nhân hoá tượng trưng. Với khả năng quan sát và liên tưởng kỳ lạ, chất liệu dân gian là chiếc bánh trôi nước - loại bánh dân gian xưa cho là tinh khiết thường dùng vào việc cúng tế, nhà thơ đã phát hiện ra những nét tương đồng giữa chiếc bánh trôi bình thường với hình ảnh người phụ nữ. Cả hai đều có vẻ bề ngoài rất đẹp (trắng, tròn), có phẩm giá cao quý (tấm lòng son) tương đồng cuộc sống (chìm, nổi), số phận phụ thuộc (rắn nát tuỳ thuộc tay kẻ nặn). Với những từ ngữ đa nghĩa bài thơ tạo nên một trường liên tưởng cho người đọc. Do vậy nhà thơ tả thực mà lại mang ý nghĩa tượng trưng. Nói cái bánh trôi mà thành chuyện con người - người phụ nữ. Người con gái hình thể đẹp, da trắng nõn nà, thân hình căng tràn nhựa sống, tâm hồn nhân hậu hiền hoà.

Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Với vẻ đẹp hình thể như vậy đáng lẽ phải có cuộc sống sung sướng hạnh phúc nhưng cuộc đời con người, đặc biệt là người phụ nữ thì phải chịu bao đắng cay, vất vả.

Bẩy nổi ba chìm với nước non

Được cha mẹ sinh ra để làm người, nhưng người phụ nữ không làm chủ được mình, cuộc đời họ do người khác định đoạt. Nàng Vũ Nương thuỳ mị nết na, đức hạnh thuỷ chung, chồng ra trận nàng ở nhà một thân một mình nuôi mẹ già, con thơ. Nàng đã làm tròn bổn phận của một người con, người vợ, người mẹ trong gia đình. Vậy mà do sự đa nghi ghen tuông quá mức, nàng bị chồng nghi cho là thất tiết. Nàng đã phải lấy cái chết để chứng minh cho sự trong sạch của mình. Câu chuyện mang đến cho chúng ta một thông điệp: trong xã hội ấy người tốt như nàng không được sống hạnh phúc.

Cùng như vậy cuộc đời của những người phụ nữ trong xã hội phong kiến luôn bị xã hội nhào nặn xô đẩy:

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

Dù cuộc đời có phũ phàng, bất hạnh họ vẫn giữ vẹn phẩm giá, tâm hồn cao đẹp của mình.

Mà em vẫn giữ tấm lòng son

Sự sáng tạo của nữ sĩ khá độc đáo. Bà lựa chọn chi tiết không nhiều nhưng lại nói được nhiều. Hai từ thân em được đặt trước chiếc bánh, chiếc bánh được nhân hoá, đó chính là lời tự sự của người phụ nữ. Nét nghệ thuật này gợi cho trí tưởng tượng của người đọc được chắp cánh và hình ảnh người phụ nữ hiện lên rõ nét hơn.

Từ thoáng chút hài lòng giọng thơ chuyển hẳn sang than oán về số phận hẩm hiu. Hồ Xuân Hương đã đảo lại thành ngữ quen thuộc ba chìm bảy nổi thành bảy nổi ba chìm đối lập với vừa trắng lại vừa tròn tạo sự bất ngờ và tô đậm sự bất hạnh của người phụ nữ.

Đến đây ta không còn thấy giọng thơ than vãn cam chịu: Rắn nát mặc dầu tay kè nặn. Cuộc đời họ, họ không làm chủ được bản thân mà phụ thuộc hoàn toàn vào tay kẻ khác. Thế nhưng: Mà em vẫn giữ tấm lòng son. Không những sự đối lập giữa thái độ người phụ nữ trong câu ba và bốn là đối lập giữa thái độ cam chịu và thái độ bảo vệ phẩm chất trong sáng trong tâm hồn con người. Từ vẫn thể hiện sự khằng định, quả quyết vượt trên số phận để giữ tấm lòng son. Người phụ nữ đã ý thức rất rõ về cuộc sống và phẩm giá của mình. Dẫu cho cuộc đời cay đắng, nhào nặn, xô đẩy thì giá trị đáng kính của họ luôn luôn là điều sống còn đối với họ.


 
Trong xã hội với ý thức hệ nho giáo hà khắc như vậy, quan niệm tam tòng tứ đức, nam tôn nữ ti đã ăn sâu vào ý thức con người. Nói được như Hồ Xuân Hương thật đáng khâm phục, trân trọng.

Bài thơ chỉ có bốn câu, đề tài bình dị nhưng dưới ngòi bút thần diệu, Hồ Xuân Hương đã tạo cho viên bánh trôi nước mang vẻ đẹp sáng ngời của viên ngọc lấp lánh nhiều màu. Bài thơ chứa đựng một luồng ánh sáng, ý thức về xã hội bất công vùi dập người phụ nữ và giá trị nhân phẩm của mình.

Quả thật bài thơ của Hồ Xuân Hương có giá trị hiện thực và xã hội sâu sắc. Đây là tiếng nói chung của người phụ nữ đối với sự bất công của xă hội xưa và khẳng định phẩm giá của bản thân. Nhà thơ đã đại diện cho những số phận bất hạnh cất lên tiếng nói của chính họ và của thời đại. Bài thơ thể hiện khẩu khí của bà chúa thơ nôm.
bởi Kaito bá đạo Học sinh (301 điểm)

Mấy bài của các cậu sai hết rồicheeky

0 phiếu
bởi ❀ღ๖ۣۜBé๖ۣۜSan๖ۣۜHôღ❀ Cử nhân (2.4k điểm)
I. Mở bài:

- Giới thiệu một vài nét về tác giả:

+ Hồ Xuân Hương, nữ sĩ tài ba được ca ngợi là ‘bà chúa thơ Nôm’.

+Nữ sĩ còn để lại khoảng 50 bài thơ Nôm.

+ Thơ bà có đề tài bình dị, ngôn ngữ thuần Nôm, rất sắc sảo, hóm hỉnh, đa nghĩa.

+ Thơ Hồ Xuân Hương là tiếng nói ngợi ca phẩm chất tốt đẹp, là lời cảm thông, bênh vực người phụ nữ trong cuộc đời.

-        Giới thiệu văn bản và chủ đề bài thơ.

+ Bài thất ngôn tứ tuyệt ‘bánh trôi nước’ tiêu biểu cho hồn thơ của nữ sĩ (chép trọn vẹn văn bản):

‘Thân em... tấm lòng son’

+Chủ đề: Qua việc miêu tả chiếc bánh trôi nước, nữ sĩ gửi gắm bao tình cảm tốt đẹp về phẩm chất và thân phận của người phụ nữ Việt Nam trong cuộc đời.

II.  Thân bài:

‘Bánh trôi nước’là một bài thơ bình dịvề đề tài, mang hàm nghĩa sâu sắc.

1.  Bài thơ tả thực cái bánh trôi nước, một món ăn dân tộc được làm bằng bột nếp, sắc trắng trong, dáng bánh tròn. Nhân bánh bằng đường phên (tấm lòng son). Bánh được nấu chín trong nồi nước sôi ‘bảy nổi ba chìm với nước non’.

2.   Câu thơ thứ nhất nhân hóa cái bánh:

‘Thân em vừa trắng lại vừa tròn’

‘Thản em’là một cách nói khiêm nhường, dịu dàng, kín đáo, một nét đẹp của thiếu nữ.

-        Hai vế tiểu đối: ‘vừa trắng II vừa tròn’ có giá trị gợi tả, liên tưởng về vẻ đẹp trinh trắng, duyên dáng của thiếu nữ.

3.Câu thơ thứ 2 và thứ 3 mang hàm nghĩa về thân phận người phụ nữ trong cuộc đời ngày xưa:

‘Bảy nổi ba chìm với nước non,

Rắn nát mặc dù tay kẻ nặn’

-        Thành ngữ được vận dụng ‘bảy chìm ba nổi, chín lênh đênh’ trong văn cảnh hàm ý về thân phận vất vả của người phụ nữ, chịu nhiều thiệt thòi do lễ giáo phong kiến trọng nam khinh nữ, do đạo ‘tam tòng’ khắc nghiệt... gây nên.

-        Hai chữ ‘rắn nát’ ấm chí sô' phận của người phụ nữ được sung sướng hạnh phúc, hoặc bất hạnh đều do ‘tay ke’ nặn’, do cha mẹ hay chồng con định đoạt. Việc hôn nhân do cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy. Đạo tam tòng chính là ‘tay kẻ nặn’...

-        Vần thơ biểu lộ niềm cảm thông sâu sắc của nữ sĩ đối với số phận, thân phận người phụ nữ ngày xưa.

4.Câu cuối, hình ảnh ẩn dụ ‘tấm lòng son’ nói về lòng son sắt thủy chung trong tình yêu của người phụ nữ. Đó là vẻ đẹp đôn hậu, vị tha của người mẹ, người chị quê ta.

-        Cấu trúc câu thơ: ‘Mặc dù... mà vẫn...’ ở hai câu cuối bài thơ, đặc biệt chữ ‘vẫn’ làm cho ý thơ được khẳng định và ngợi ca tâm hồn trong sáng, tình yêu thủy chung của người phụ nữ Việt Nam:

‘Rắn nát mặc dù tay kẻ nặn,

Mà em vẫn giữ tấm lòng son’

III. Kết bài:

-        ‘Bánh trôi nước’là một bài thơ Nôm đa nghĩa, nó thể hiện tình cảm gắn bó thiết tha của Hồ Xuân Hương đối với nền văn hóa dân tộc. Chiếc bánh bình dị của quê hương đã đi vào hồn thơ nữ sĩ và trở thành một bài thơ hay. Nữ sĩ đã dành những lời tốt đẹp ca ngợi bao phẩm chất cao quý của người phụ nữ Việt Nam.

-        Nghệ thuật nhân hóa, ẩn dụ, vận dụng sáng tạo tục ngữ, cách nói cách cảm của dân gian để tạo nên những vần thơ hàm súc đậm đà mang phong cách Hồ Xuân Hương.

 
0 phiếu
bởi ๖ۣۜAngelica (-13,611 điểm)
I. Mở bài:

- Giới thiệu một vài nét về tác giả:

+ Hồ Xuân Hương, nữ sĩ tài ba được ca ngợi là ‘bà chúa thơ Nôm’.

+Nữ sĩ còn để lại khoảng 50 bài thơ Nôm.

+ Thơ bà có đề tài bình dị, ngôn ngữ thuần Nôm, rất sắc sảo, hóm hỉnh, đa nghĩa.

+ Thơ Hồ Xuân Hương là tiếng nói ngợi ca phẩm chất tốt đẹp, là lời cảm thông, bênh vực người phụ nữ trong cuộc đời.

-        Giới thiệu văn bản và chủ đề bài thơ.

+ Bài thất ngôn tứ tuyệt ‘bánh trôi nước’ tiêu biểu cho hồn thơ của nữ sĩ (chép trọn vẹn văn bản):

‘Thân em... tấm lòng son’

+Chủ đề: Qua việc miêu tả chiếc bánh trôi nước, nữ sĩ gửi gắm bao tình cảm tốt đẹp về phẩm chất và thân phận của người phụ nữ Việt Nam trong cuộc đời.

II.  Thân bài:

‘Bánh trôi nước’là một bài thơ bình dịvề đề tài, mang hàm nghĩa sâu sắc.

1.  Bài thơ tả thực cái bánh trôi nước, một món ăn dân tộc được làm bằng bột nếp, sắc trắng trong, dáng bánh tròn. Nhân bánh bằng đường phên (tấm lòng son). Bánh được nấu chín trong nồi nước sôi ‘bảy nổi ba chìm với nước non’.

2.   Câu thơ thứ nhất nhân hóa cái bánh:

‘Thân em vừa trắng lại vừa tròn’

‘Thản em’là một cách nói khiêm nhường, dịu dàng, kín đáo, một nét đẹp của thiếu nữ.

-        Hai vế tiểu đối: ‘vừa trắng II vừa tròn’ có giá trị gợi tả, liên tưởng về vẻ đẹp trinh trắng, duyên dáng của thiếu nữ.

3.Câu thơ thứ 2 và thứ 3 mang hàm nghĩa về thân phận người phụ nữ trong cuộc đời ngày xưa:

‘Bảy nổi ba chìm với nước non,

Rắn nát mặc dù tay kẻ nặn’

-        Thành ngữ được vận dụng ‘bảy chìm ba nổi, chín lênh đênh’ trong văn cảnh hàm ý về thân phận vất vả của người phụ nữ, chịu nhiều thiệt thòi do lễ giáo phong kiến trọng nam khinh nữ, do đạo ‘tam tòng’ khắc nghiệt... gây nên.

-        Hai chữ ‘rắn nát’ ấm chí sô' phận của người phụ nữ được sung sướng hạnh phúc, hoặc bất hạnh đều do ‘tay ke’ nặn’, do cha mẹ hay chồng con định đoạt. Việc hôn nhân do cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy. Đạo tam tòng chính là ‘tay kẻ nặn’...

-        Vần thơ biểu lộ niềm cảm thông sâu sắc của nữ sĩ đối với số phận, thân phận người phụ nữ ngày xưa.

4.Câu cuối, hình ảnh ẩn dụ ‘tấm lòng son’ nói về lòng son sắt thủy chung trong tình yêu của người phụ nữ. Đó là vẻ đẹp đôn hậu, vị tha của người mẹ, người chị quê ta.

-        Cấu trúc câu thơ: ‘Mặc dù... mà vẫn...’ ở hai câu cuối bài thơ, đặc biệt chữ ‘vẫn’ làm cho ý thơ được khẳng định và ngợi ca tâm hồn trong sáng, tình yêu thủy chung của người phụ nữ Việt Nam:

‘Rắn nát mặc dù tay kẻ nặn,

Mà em vẫn giữ tấm lòng son’

III. Kết bài:

-        ‘Bánh trôi nước’là một bài thơ Nôm đa nghĩa, nó thể hiện tình cảm gắn bó thiết tha của Hồ Xuân Hương đối với nền văn hóa dân tộc. Chiếc bánh bình dị của quê hương đã đi vào hồn thơ nữ sĩ và trở thành một bài thơ hay. Nữ sĩ đã dành những lời tốt đẹp ca ngợi bao phẩm chất cao quý của người phụ nữ Việt Nam.

-        Nghệ thuật nhân hóa, ẩn dụ, vận dụng sáng tạo tục ngữ, cách nói cách cảm của dân gian để tạo nên những vần thơ hàm súc đậm đà mang phong cách Hồ Xuân Hương.

Các câu hỏi liên quan

0 phiếu
1 trả lời 198 lượt xem
Câu hỏi trắc nghiệm (5 câu)  Câu 1: Nút lệnh nào dùng để mở bảng tính cũ  Câu 2:Khi bảng tính đã đựợc lưu ít nhất một lần (đã có tên) ta muốn lưu với tên khác thì: A. File\Save as  B. File\Open  C. File\ Save  D. File\exit  Câu 3: Nút lệnh nào dùng để lưu  bảng tính?Câu ... ? A. Hộp tên, khối  B. Các hàng, các cột, các ô tính  C. Thanh công thức  D. Tất cả các ý đều đúng     CẢM ƠN CÁC BẠN NHE!
đã hỏi 24 tháng 11, 2017 trong Toán tiểu học bởi Trần nguyên minh Thư
  • tin-học-lớp-7
  • giup-minh-voi-nha
  • cam-on-nhiu
0 phiếu
3 câu trả lời 263 lượt xem
đã hỏi 29 tháng 5, 2017 trong Khác bởi Sư tử22 Học sinh (136 điểm)
0 phiếu
2 câu trả lời 174 lượt xem
so sánh sự khác nhau về tổ chức xã hội của người tối cổ và người tinh khôn.
đã hỏi 21 tháng 12, 2016 trong Lịch sử lớp 6 bởi NanBaKaDC Học sinh (392 điểm)
+1 thích
1 trả lời 53 lượt xem
Em hãy nêu thái độ trước hành động cầu cứu quân Xiêm cuả Nguyễn Ánh và cầu cứu quân Mãn thanh của Lê Chiêu Thống
đã hỏi 22 tháng 4, 2017 trong Lịch sử lớp 7 bởi lalaluli Học sinh (207 điểm)
+1 thích
4 câu trả lời 480 lượt xem
Lập giàn ý bài văn tả cảnh một buổi sáng mùa xuân.
đã hỏi 5 tháng 3, 2017 trong Ngữ văn lớp 6 bởi Bích Quy Học sinh (391 điểm)
0 phiếu
0 câu trả lời 46 lượt xem
Tực ngữ VN có câu: ''Ăn quả nhớ kẻ trồng cây'' Em hiểu câu tục nhữ trên như thế nào? Hãy lấy dẫn chứng trong thực tế và trong văn thơ để chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ Làm thành một bài văn nhé, mai mình nộp kiểm tra rùi, đừng chép trên mạng nha, cô tụi mình soi ra ghê lắm! Mình chỉ tham khảo thui hông có chép của mấy cậu đâu ^^
đã hỏi 8 tháng 6, 2020 trong Ngữ văn lớp 7 bởi ChiCoffee Thần đồng (1.3k điểm)
0 phiếu
2 câu trả lời 271 lượt xem
Ai là người đã đóng giả lê lợi phá vây giải cứu lê lợi 
đã hỏi 26 tháng 11, 2021 trong Lịch sử tiểu học bởi phamngoctienpy1987844 Phó giáo sư (50.6k điểm)
+3 phiếu
5 câu trả lời 323 lượt xem
Quân Xiêm kéo vào Gia Định theo sự cầu cứu của ai ?
đã hỏi 8 tháng 4, 2018 trong Lịch sử lớp 7 bởi kien123 Học sinh (69 điểm)
0 phiếu
6 câu trả lời 4.3k lượt xem
  1. PTG

    288 Điểm

  2. tnk11022006452

    85 Điểm

  3. minhquanhhqt160

    70 Điểm

  4. lamloc

    40 Điểm

Phần thưởng hằng tháng
Hạng 1: 200.000 đồng
Hạng 2: 100.000 đồng
Hạng 3: 50.000 đồng
Hạng 4: 20.000 đồng
Phần thưởng bao gồm: mã giảm giá Shopee, Nhà Sách Phương Nam, thẻ cào cùng nhiều phần quà hấp dẫn khác sẽ dành cho những bạn tích cực nhất của tháng. Xem tại đây
Bảng xếp hạng cập nhật 30 phút một lần
...