Chào mừng bạn đến với Selfomy Hỏi Đáp, hãy Hỏi bài tập hoặc Tham gia ngay
0 phiếu
trong Ngữ văn lớp 11 bởi jellybiofreak654 Học sinh (8 điểm)
Viết bài văn nghị luận cảm nhận về bài thơ "Sóng"

1 Câu trả lời

0 phiếu
bởi nhthuyvy16 ● Cộng Tác Viên Tiến sĩ (16.5k điểm)
 
Hay nhất

“Chỉ riêng điều được sống cùng nhau

Niềm vui sướng với em là lớn nhất

Trái tim nhỏ nằm trong lồng ngực

Giây phút nào tim chẳng đập vì anh”

Vậy mới thấy, trái tim trẻ trong ta không bao giờ thôi đập những nhịp thổn thức vì cảm giác khó hiểu, lúc dâng lên mãnh liệt, lúc lắng xuống dịu dàng nhưng vẫn âm thầm chảy mãi như những con sóng miệt mài đi tìm lí lẽ của trái tim trước biển đời mênh mông. Và khi những lời thơ của Xuân Quỳnh chợt ngân lên bằng tất cả sự tinh tế, nhạy cảm, "Sóng" làm ta có cảm giác như trong đó là một phần tâm sự tình yêu của chính mình. Nhắc đến Xuân Quỳnh là nhắc đến ngòi bút tình yêu chấm mực từ những ngày kháng chiến chống Mỹ, một nhà thơ trẻ nhưng đã biết bộc bạch một cách chân thành về thứ tình yêu vừa dịu dàng vừa phức tạp, từ rạo rực đến xôn xao, từ khát khao đến khắc khoải. Để minh chứng cho điều đó thì không gì có thể hợp lí hơn là bản thơ tình “Sóng” in trong tập “Hoa dọc chiến hào”, xuất bản năm 1968. Hãy đến với thế giới nội tâm của Xuân Quỳnh bằng nhạc điệu, bởi lẽ khúc tình ca ấy là âm điệu của một cõi lòng bị sóng khuấy động, đang rung lên đồng điệu đồng nhịp với sóng biển. Cả bài thơ là những con sóng tâm tình xôn xao trong lòng người con gái đang yêu khi đứng trước biển ngắm nhìn những con sóng vô hồi, bất tận…

Mở đầu bài thơ là một trạng thái đặc biệt của trái tim khao khát tình yêu, tìm đến những cảm xúc lạ lẫm và mới mẻ trong tâm hồn:

“Dữ dội và dịu êm

Ồn ào và lặng lẽ

Sông không hiểu nổi mình

Sóng tìm ra tận bể”

Trong lòng mỗi người luôn hiện hữu một con sóng tình cảm ngập tràn, nhưng chỉ đến khi nó được dâng lên và lan tỏa ta mới có thể cảm nhận được những thay đổi trong suy nghĩ và nhận thức về tình yêu. Không gấp gáp, vồ vập, Xuân Quỳnh đã thay lời tất cả những trái tim trẻ bộc lộ nỗi lòng mình bằng những trạng thái tình cảm khác nhau thông qua những con sóng. “Dự dội – dịu êm”, “Ồn ào – lặng lẽ” là biểu hiện rõ ràng nhất cho những trạng thái đối cực của con sóng ngoài đại dương. Khi đại dương hiền hòa, những con sóng thật nhẹ nhàng, êm dịu, khi có bão đi ngang biển động, sóng mang theo bao bão tố, phong ba. Những trạng thái đối cực của sóng cũng chính là những trạng thái đối cực của tình yêu, có những khi rất bình yên, nhưng cũng có những ngày bão tố. Ta cũng có thể hiểu 2 câu thơ này theo một trường nghĩa khác, với trạng thái đối cực của trái tim người phụ nữ khi yêu, một người phụ nữ khao khát tình yêu. Khi vui, khi buồn, khi giận hờn, khi trách móc, khi hạnh phúc, khi tổn thương,... những cung bậc cảm xúc của tình yêu quả thật rất diệu kỳ bởi một lẽ: “Vì tình yêu muôn thủa/Có bao giờ đứng yên”. Chính vì thế từ dòng sông bình lặng nhỏ bé trong tâm hồn, con sóng tình đã đi đến những miền bể xa, nơi ấy có tình yêu và nỗi khát vọng không khi nào ngừng tắt:

“Sông không hiểu nổi mình

Sóng tìm ra tận bể”

Hai câu thơ gợi liên tưởng về cặp hiện tượng sông và sóng, “sông” là ẩn dụ chỉ người con gái luôn băn khoăn, trăn trở về chính mình và “sóng” là ẩn dụ về khao khát tình yêu. “Sóng tìm ra tận bể” cũng chính là cách nói ẩn dụ vê ước mong của người con gái muốn hòa nhập vao tinh yêu lớn của con người và cuộc đời. Trăm suối đổ về một sông, trăm sông đổ về biển lớn, sóng không chấp nhận giới hạn nhỏ bé tầm thường, sóng chuyển mình ra biển lớn, tìm về đại dương, tìm đến nơi thuộc về. Mạch sóng như bứt phá ra khỏi một không gian chật hẹp để tìm đến những điều lớn lao cũng giống như trái tim tình yêu của những người phụ nữ, vượt qua những giới hạn nhỏ bé tầm thường, để tìm đến với tình yêu đích thực của cuộc đời mình. Có thể thấy rằng, đây cũng chính là một trong những nét hiện đại trong thơ Xuân Quỳnh, cũng là góc nhìn, một quan niệm mới mẻ về người phụ nữ hiện đại, dám đấu tranh vì tình yêu, vượt qua những thứ lễ giáo phong kiến để đến với hạnh phúc đích thực của cuộc đời mình. Ở khổ thơ đầu của mình, Xuân Quỳnh đã rất tinh tế khi gửi gắm tới bạn đọc một thông điệp mới mẻ trong thời đại lúc bấy giờ: “Người phụ nữ chủ động tìm đến với tình yêu để được sống với chính mình”.

bởi nhthuyvy16 ● Cộng Tác Viên Tiến sĩ (16.5k điểm)
Xuân Quỳnh viết “Sóng”, chị đang hát những khúc hát về tình yêu để đến bây giờ, biết bao nhiêu thập kỷ trôi quan rồi, những độc giả vẫn dành biết bao nhiêu tình yêu của mình cho một mảnh “tình thơ” đã cũ. Và tình yêu trong “Sóng” – mãi mãi là khát vọng của tuổi trẻ, của lứa đôi:
“Ôi con sóng ngày xưa
Và ngày sau vẫn thế
Nỗi khát vọng tình yêu
Bồi hồi trong ngực trẻ”
Ở khổ thơ này, tác giả đã tưởng tượng theo trường liên tưởng sóng – tinh yêu. Khi yêu, người ta hay truy tìm các căn nguyên, cội nguồn của tình yêu nhưng thường bất lực. Thán từ “ôi” được sử dụng để bộc lộ mạnh mẽ những trạng thái cảm xúc đang trào lên trong lòng. Cặp từ đối “ngày xưa” – “ngày sau” khiến cho người đọc cảm nhận được rằng dẫu trải qua hàng ngàn hàng vạn năm, tình yêu vẫn trường tồn bất di bất dịch, từ khi đại dương xuất hiện, từ lúc những con sóng ra đời... Và dẫu cho thời gian mãi là một dòng tuyến tính không bao giờ quay trở lại thì sóng vẫn cứ mãi hát khúc ca tình yêu của đại dương bất diệt, sóng ngàn năm vẫn vậy, tình yêu ngàn đời vẫn thế…  Ở câu thơ cuối, tác giả còn sử dụng từ láy “bồi hồi”, một động từ chỉ cảm xúc để nói lên tâm trạng khó tả: vừa là niềm hạnh phúc, có khi lại là sự trăn trở, day dứt. “Trẻ” ở đây được hiểu là sự trẻ trung, là tuổi trẻ, hay còn bao hàm sự sôi nổi, nồng nàn trong tình yêu. Cũng giống như Xuân Diệu đã từng nói: “Hãy để trẻ con nói cái ngon của kẹo/ Hãy để tuổi trẻ nói hộ tình yêu”.
Ta chợt nhận ra một đặc điểm của tình yêu là sự bí ẩn, diệu kì, không thể lí giải bằng lí trí, bởi lẽ:
“Làm sao cắt nghĩa được tình yêu?
Có khó gì đâu một buổi chiều
Nó chiếm hồn ta bằng nắng nhạt
Bằng mây nhè nhẹ, gió hiu hiu.”
Riêng thi sĩ Xuân Quỳnh lại đề cập đến điều này bằng một cách khác rất hồn nhiên và mộc mạc của một người phụ nữ đang yêu. Những con người “ngày xưa” và “ngày sau” đều muốn nhấp lấy cái vị ngọt của tình yêu như lữ khách giữa sa mạc, khao khát một ốc đảo có dòng nước ngọt lành. Tình yêu không bó hẹp trong một phạm vi lứa tuổi nhưng tình yêu thường đi đôi với tuổi trẻ, Và có lẽ chỉ trái tim trong “ngực trẻ” mới đủ chỗ chứa đựng khát vọng tình yêu, mới thể hiện hết những cung bậc cảm xúc khi yêu ở nốt nhạc nồng nàn, tha thiết nhất.
Khi đứng trước biển cả mênh mông, ngắm muôn ngàn sóng bạc, nhà thơ nảy sinh những suy tư và tự tìm câu trả lời:
“Trước muôn trùng sóng bể
Em nghĩ về anh, em
Em nghĩ về biển lớn
Từ nơi nào sóng lên?”
Nếu quy luật của thiên nhiên là vô cùng tận thì quy luật của tình yêu cũng như thế. Sóng tìm ra tận bể để hiểu mình thì em đây cũng tìm đến tình yêu của anh để hiểu sâu hơn về con người của em. Nếu hai khổ thơ đầu, tác giả nói về sóng biển và tình yêu một cách khái quát thì đến đây sự liên tưởng đã chuyển hướng sang hai đối tượng cụ thể là anh và em, mối quan hệ tạo nên tình yêu của hai người. Cấu trúc điệp “Em nghĩ về…” cùng câu hỏi tu từ cuối đoạn thơ đã khắc họa sự băn khoăn với tình yêu của nhân vật “em”, chứng tỏ tình yêu giữ vị trí quan trọng, gợi nhiều suy tư tình cảm trong lòng ngươi con gái. Trước không gian bao la là biển cả, làm sao em không trăn trở với những câu hỏi có từ ngàn xưa, những câu hỏi vượt qua bao không gian thời gian, những câu hỏi giản dị, tự nhiên nhưng khó lí giải. Tất cả chúng như quấn lấy tâm hồn em làm cho em thao thức khôn nguôi. Em tự hỏi, giữa đại dương mênh mông ấy nơi nào là nơi bắt đầu của sóng? Khó mà trả lời cho chính xác nhưng vẫn có thể trả lời rằng:
“Sóng bắt đầu từ gió
Gió bắt đầu từ đâu
Em cũng không biết nữa
Khi nào ta yêu nhau”
bởi nhthuyvy16 ● Cộng Tác Viên Tiến sĩ (16.5k điểm)
“Sóng bắt đầu từ gió”, một hiện tượng tự nhiên không thể phủ định được thế nhưng “gió bắt đầu từ đâu?”. Lúc này thì khó mà trả lời được. Thế là ra tới tận bể rồi ấy vậy mà sóng cũng vẫn chưa hiểu nổi mình. Cũng như sóng, em đã hòa nhập vào biển lớn của tình yêu anh mà em nào đã hiểu được em. Em yêu anh từ đâu? Khi nào? Từ cái gì? Ánh mắt, nụ cười hay giọng nói? Tất cả những điều đó “Em cũng không biết nữa”. Bởi lẽ, em đã nhìn thẳng vào lòng mình và thú nhận sự khó lí giải của chính mình. Em còn biết để làm gì khi anh và em chỉ cần hiểu rằng ta yêu nhau là đủ, em còn biết để làm gì khi mà:
“Tôi hỏi lũ sâu xanh
Lá có gì để thích
Lũ sâu cười khúc khích
Thích đâu cần lí do?”
Trong tình yêu luôn tồn tại hai mặt yêu và nhớ, yêu càng say đắm nỗi nhớ càng thiết tha. Và nỗi nhớ người yêu đi vào thơ Xuân Quỳnh bằng hình ảnh những con sóng giữa đại dương bao la:
“Con sóng dưới lòng sâu
Con sóng trên mặt nước
Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được
Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức"
Thật không ngoa khi nói rằng nỗi nhớ chính là thuốc thử của tình yêu chân thành bởi lẽ nó là chỗ da diết, khắc khoải nhất của tình yêu. Khổ thơ đã bày tỏ tất cả nỗi lòng tha thiết, thủy chung của người con gái khi yêu. Khổ thơ có cấu trúc song hành giữa “con sóng dưới lòng sâu” và “con sóng trên mặt nước”. Dù trên mặt nước hay dưới lòng sâu thì con sóng vẫn đều có bờ, dù ngoài mặt hay ở trong lòng thì em đều nghĩ về anh. Bờ là nơi đến của sóng, là đối tượng để sóng vuốt ve, vỗ về, là cái đích để đi đâu về đâu sóng lúc nào cũng nhớ đến, cũng không quên, ngay cả đó là ngày hay đêm: “Ôi con sóng nhớ bờ – Ngày đêm không ngủ được”. Nỗi nhớ  giờ đây đã lan tràn bao trùm khắp cả không gian cũng như thời gian. Cái hay ở khổ thơ là liên hệ đến sóng, nhân hóa “con sóng nhớ bờ” để nhấn mạnh nỗi nhớ da diết, cháy bỏng trong tâm trạng của người con gái khi yêu. Như vậy, trên cơ sở nghệ thuật nhân hóa hiện tượng sóng vỗ, Xuân Quỳnh đã thể hiện một cách đặc sắc, độc đáo căn bệnh tương tư của sóng biển cũng như của lòng người. Nỗi nhớ thương ấy đi vào cả những giấc mơ, cả trong tiềm thức:
“Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức”
Mới đọc vào câu thơ ta dường như sẽ thắc mắc rằng làm sao có thể thức trong mơ nhưng rồi ta sẽ nhận ra đó là một điều hết sức dễ hiểu. Bởi lẽ nỗi nhớ người yêu luôn dâng trào, cồn cào và thường trực trong trái tim người con gái. Cái “thức” trong những giấc mơ nói lên sự thật trong lòng của một tình yêu say đắm. Nỗi nhớ ấy cứ da diết, khắc khoải, thổn thức, cứ trằn trọc không yên. Đó là “một nỗi nhớ vượt qua mọi giới hạn khách quan, vượt qua mọi giới hạn của sự sống và tiềm thức”.
Nỗi nhớ ấy khi gắn với thời gian thì nó không có ngày và đêm, và với không gian, nó cũng không có nhiều phương hướng:
“Dẫu xuôi về phương Bắc
Dẫu ngược về phương Nam
Nơi nào em cũng nghĩ
Hướng về anh – một phương.”
Một lần nữa Xuân Quỳnh lại diễn tả tình yeu của mình bằng nỗi nhớ thủy chung son sắt. Chỉ khác là ở đoạn thơ trên thi sĩ sử dụng từ “nhớ” còn ở đây lại dung từ “nghĩ”. Đây là hai động từ thuộc về tình cảm ý thức, chúng có sự giao thoa với nhau theo chiều hướng sâu sắc hơn về nhận thức, suy tư, trăn trở trong tình yêu. Cấu trúc điệp “dẫu … về phương …” nhán mạnh hoàn cảnh đổi thay với những trở lực mà em vẫn vượt qua, chiến thắng nó chỉ để hướng về anh. Thoạt nghe tưởng như nhà thơ nhầm lẫn, bởi dân gian thường nói “xuôi nam ngược bắc”. Ở đây, nữ sĩ lại sử dụng đối lập “xuôi bắc ngược nam” để khẳng định một chân lí vĩnh cửu: dù đất trời, ucộc sống quay cuồng đảo lộn, thay phương đổi hướng thì tình yêu của người phụ nữ vẫn vẹn tròn, thủy chung dành cho người mình thương.
bởi nhthuyvy16 ● Cộng Tác Viên Tiến sĩ (16.5k điểm)
Không gian có bốn phương Đông, Tây, Nam, Bắc nhưng tình yêu thì chỉ có một phương và đó chính là anh. Trong đời, em quen biết nhiều người, họ có thể hơn anh thế nhưng em lại chọn anh, yêu anh và chỉ biết có anh, chỉ có anh là em luôn nghĩ đến và hướng về. Giống như song biển phải hướng tới bờ, dù thời gian có chia xa, không gian có cách trở, tình yêu chân thành nhất định sẽ đến được bến bờ hạnh phúc. Dù ở vị trí nào con sóng cũng sẽ về với bờ, dù ở nơi nào em cũng về với anh. Qua đó, Xuân Quỳnh nêu bật tính cách của người phụ nữ trong tình yêu: luôn thủy chung, nồng nhiệt, chân thành.
Tình yêu đẹp là vậy, trong sáng là vậy, mãnh liệt bay bổng là vậy nhưng nó không tránh khỏi những bể dâu của đời thường. Chính vì thế những người đang yêu ngoài sự say mê còn phải có đủ nghị lực và lí trí để vượt qua mọi thử thách, giông bão của cuộc đời với niềm tin sẽ tới đích hạnh phúc:
“Ở ngoài kia đại dương
Trăm ngàn con sóng đó
Con nào chẳng tới bờ
Dù muôn vời cách trở”
Những con sóng ở đại dương dù gió xô bão táp tới phương nào đi chăng nữa thì cuối cùng sóng vẫn trở về với bờ. Em cũng như sóng, cho dù gặp bao khó khăn em cũng sẽ vượt qua hết để đến với anh, bởi tình yêu anh đã tiếp thêm cho em sức mạnh. Khổ thơ thiên về tình yêu lí tưởng, tình yêu trong mơ, bởi thực tế không phải mọi người yêu nhau đều có thẻ đến được với nhau, rất nhiều cuộc tình đã tan vỡ bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Như vậy, Xuân Quỳnh đã viết lên niềm tin tuyê dối, một thái độ lạc quan vô bờ với tinh yêu, chứng tỏ bà rất trân trọng, đề cao tình yêu. Xuân Quỳnh đã từng viết:
“Khắp nẻo dâng đầy hoa cỏ may
Áo em sơ ý cỏ găm đầy.
Lời yêu mỏng manh như màu khói,
Ai biết lòng anh có đổi thay?”
Những trắc trở, sóng gió trong tình yêu là điều không thể tránh khỏi, nó khiến người con gái đôi lúc không ngừng hoài nghi nhưng họ vẫn luôn dành trọn trái tim minh cho người yêu. Lòng chung thủy giúp cho “em” vượt mọi chông gai để “tới bờ dù muôn vời cách trở”, như sóng kia vẫn ngày đêm hôn nhẹ vào bãi cát dài dẫu có bao nhiêu lần sóng bị đẩy ra xa.
Tình yêu là thứ cảm xúc thiêng liêng, đáng dâng hiến nên Xuân Quỳnh tiếc nuối những tháng ngày qua mau. Tiêng sóng biển như nhỏ dần đi nhường chỗ cho âm vang của những con sóng lòng đầy suy tư, long lắng, trăn trở:
“Cuộc đời tuy dài thế
Năm tháng vẫn đi qua
Như biển kia dẫu rộng
Mây vẫn bay về xa”
Từ những suy nghĩ về tình yêu, sự hi sinh, lòng chung thủy, thi sĩ mở rộng hơn suy nghĩ về mối quan hệ giữa cái hữu hạn và cái vô hạn, giữa cuộc đời mỗi người, tình yêu mỗi lứa đôi và cuộc đời chung. Tác giả đã ví cuộc đời, năm tháng với biển cả, mây bay về cuối trời. “Cuộc đời dài” mang nghĩa ẩn dụ thời gian còn “biển cả rộng” mang nghĩa ẩn dụ không gian. Khi viết bài thơ này, Xuân Quỳnh chỉ mới 25 tuổi, cả cuộc đời còn phía trước nên thấy “cuộc đời dài thế” nhưng nữ sĩ vẫn có niềm tin mãnh liệt vào tình yêu. Cách so sánh “như biển kia dẫu rộng/ Mây vẫn bay về xa” giúp người đọc hình dung được sự hữu hạn của cuộc sống, tình yêu. Biển kia mênh mông không biết đâu là bờ bến, làm sao có thể ngăn được “mây” tìm đường vượt qua biển rộng bay về nơi xa. Thời gian tuy dài dằng dặc nhưng làm sao ngăn được tình yêu tha thiết trường tồn?
bởi nhthuyvy16 ● Cộng Tác Viên Tiến sĩ (16.5k điểm)
Xuân Quỳnh có lần bộc bạch:
“Em dâu dám bảo là vĩnh viễn
Hôm nay yêu, mai có thể xa rồi”
Ở khổ thơ này, nhịp thơ như một khoảng lặng trong thế giới nội tâm, ý thức của nhân vật. Giọng thơ tiếc nuối, xót xa, lời thơ binh thản nhưng ý thơ thật buồn. Nhưng tất cả vẫn là sự kết đọng “đinh ninh lời thề” của một tinh yêu đẹp, một niềm tin mãnh liệt: con thuyền tình yêu nhất định sẽ cập bến bờ hạnh phúc.
Xuân Quỳnh khao khát một tình yêu vĩnh cửu, bền vững với thời gian, và một lần nữa, sóng lại giúp bà nói lên niềm khao khát ấy:
“Làm sao được tan ra
Thành trăm con sóng nhỏ
Giữa biển lớn tình yêu
Để ngàn năm còn vỗ”
Bài thơ mở đầu bằng khao khát mãnh liệt và cũng kết thúc bằng những khát vọng sống hết mình cho tình yêu và người yêu. Đoạn thơ không còn là chuyện tình yêu cá nhân bình thường mà nó đã trở nên vĩ đại cao cả hơn ở tầm vũ trụ và chiều sâu lí tưởng. Câu hỏi tu từ day dứt thể hiện khát khao tình yêu thiêng liêng và bất tử. Nhà thơ như muôn “tan ra” để được hóa thân và hòa nhập vào trăm nghìn con sóng nhỏ giữa biển lớn tình yêu của nhân loại. Tình yêu được nữ sĩ gọi là “biển lớn”, phải chăng đó là ẩn dụ để chfì biển lớn tình yêu nhân loại. Ở đây tác giả nhấn mạnh sự giao hòa tuyệt đối giữa tình yêu cá nhân và tập thể cộng đồng, cũng như sóng chỉ thực sự là sóng khi nó hòa chung vào muôn điệu của đại dương xanh.  Một con sóng tan “thành trăm con sóng nhỏ” và trăm con sóng nhỏ lại tan trong “biển lớn tình yêu” ngàn năm. “Ngàn năm” là một con số cụ thề, xác định nhưng đồng thời còn mang nghĩa rộng, chỉ muôn đời, bất diệt. Tình yêu cũng vậy, nếu chỉ biết giữ cho riêng mình cũng sẽ tàn phai theo năm tháng. Từ đó, nhà thơ muốn bất tử hóa tình yêu qua câu “ngàn năm còn vỗ”. Tình yêu như biển cả, ngàn đời ngàn kiếp vẫn vỗ những nhịp yêu thương không bao giờ ngưng. Trong bài “Tự hát”, Xuân Quỳnh cũng bộc lộ mong muốn được sống hết mình cho tinh yêu và được sống mãi với thời gian bằng tình yêu của mình:
“Em trở về đúng nghĩa trái tim em
Là máu thịt đời thường ai chẳng có
Cũng ngừng đập lúc cuộc đời không còn nữa
Nhưng biết yêu anh cả khi chết đi rồi”.
Khép lại dòng cảm xúc của thi sĩ mà ta dường như vẫn nghe tiêng sóng vỗ bến tại lòng mình. Bài thơ hội tụ bao vẻ đẹp, một ý tưởng đẹp về niềm tin, tình yêu, và hạnh phúc. Những câu thơ không chỉ là lời tâm tình nhẹ nhàng, ý vị ẩn sâu trong lòng người con gái khi yêu mà còn là bản nhạc tình sâu lắng về khát vọng tình yêu của tuổi trẻ, khát vọng hòa nhập vào biển tình thế thái mênh mông. Với thể thơ ngũ ngôn giàu tính tự sự, giàu sức biểu cảm, giàu tính triết lí, giàu chất suy tưởng, kết hợp những biện pháp tu từ đặc sắc, Xuân Quỳnh đã khéo léo viết nên lời thơ đầy thanh tao, trong trẻo với giọng thơ nồng nàn, ngọt ngào qua hình tượng “sóng" một cách đầy sáng tạo để khắc họa ước vọng một tình yêu thật đẹp, thật mới mẻ trong tâm hồn trong quan niệm của người phụ nữ khi đã yêu. Đó là một tình yêu bất tử, vĩnh hằn,g là lẽ sống đẹp, vẻ đẹp của tình yêu chung trong tâm hồn người phụ nữ.
Xuân Quỳnh viết bài thơ này vào những năm 1967, khi cuộc kháng chiến của nhân dân miền Nam ở giai đoạn ác liệt, khi thanh niên trai gái ào ào ra trận “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”, khi sân ga, bến nước, gốc đa, sân trường diễn ra những “Cuộc chia ly màu đỏ”. Cho nên có đặt bài thơ vào trong hoàn cảnh ấy, ta mới càng thấy rõ nỗi khát khao của người con gái trong tình yêu là biết hi sinh quên mình để hòa cùng tình yêu cộng đồng, tình yêu quê hương, tổ quốc. Bởi lẽ đó, cho dù trải qua những gió bụi khắt khe của thời gian thì “Sóng” mãi mãi trường tồn trong lòng người đọc như một giá trị vĩnh cửu. Hơn tất cả, bài thơ đã truyền cảm hứng cho thế hệ trẻ những chân lí sâu sắc trong tình yêu, vẻ đẹp của tình yêu đối lứa như trong đoạn thơ Xuân Quỳnh đã từng viết:  
“Nếu từ giã thuyền rồi
Biển chỉ còn sóng gió
Nếu phải cách xa anh
Em chỉ còn bão tố”

Các câu hỏi liên quan

0 phiếu
1 trả lời
Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn có câu hát: “Sống trên đời cần có một tấm lòng”. Hãy viết một bài nghị luận (trừ thơ) để làm rõ tầm quan trọng của tấm lòng trong cuộc đời.
đã hỏi 29 tháng 4, 2020 trong Ngữ văn lớp 11 bởi Phamthunhien Tiến sĩ (20.5k điểm)
–1 thích
1 trả lời
0 phiếu
1 trả lời
Có ý kiến cho rằng: Không có điều vĩ đại nào trên đời đạt được mà thiếu đi sự tâm huyết. Hãy viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) bày tỏ suy nghĩ của mình về vấn đề trên.  
đã hỏi 11 tháng 4, 2020 trong Ngữ văn lớp 11 bởi Phamthunhien Tiến sĩ (20.5k điểm)
0 phiếu
1 trả lời
đã hỏi 4 tháng 7, 2018 trong Ngữ văn lớp 11 bởi anhthh_823 ● Cộng Tác Viên Tiến sĩ (15.4k điểm)
  • ngữ-văn-11
+2 phiếu
1 trả lời
Lập dàn ý cho bài văn:  Cảm nghĩ về bài thơ Quê Hương của Tố Hữu ( Văn nghị luận ) 
đã hỏi 29 tháng 6, 2020 trong Ngữ văn lớp 8 bởi Nqoc_baka ● Quản Trị Viên Phó giáo sư (34.6k điểm)
0 phiếu
1 trả lời
Hãy viết 1 bài văn nghị luận chủ đề "Con đường phía trước".
đã hỏi 13 tháng 4, 2020 trong Ngữ văn lớp 11 bởi Phamthunhien Tiến sĩ (20.5k điểm)
0 phiếu
1 trả lời
0 phiếu
1 trả lời
Bạn có bao giờ nói dối? Nếu bạn từng nói dối, bạn sẽ thay đổi ra sao nếu có người nói với bạn "Nói dối là h&agrave ... ; của mình về vấn đề trên bằng một bài văn nghị luận.
đã hỏi 17 tháng 6, 2020 trong Ngữ văn lớp 11 bởi Phamthunhien Tiến sĩ (20.5k điểm)
+1 thích
1 trả lời
Viết đoạn văn nghị luận (200 chữ) bàn về đức hi sinh, lòng dũng cảm của 64 chiến sĩ Hải quân Việt Nam đã hi sinh trong trận chiến bảo vệ Gạc Ma, ngày 14.3.1988
đã hỏi 11 tháng 8, 2021 trong Ngữ văn lớp 11 bởi _NoProblems_ Cử nhân (2.1k điểm)

HOT 1 giờ qua

  1. monmon70023220

    696 Điểm

  2. Darling_274

    215 Điểm

  3. minhquanhhqt160

    173 Điểm

  4. tngnhatganh117

    94 Điểm

Phần thưởng hằng tháng
Hạng 1: 200.000 đồng
Hạng 2: 100.000 đồng
Hạng 3: 50.000 đồng
Hạng 4: 20.000 đồng
Phần thưởng bao gồm: mã giảm giá Shopee, Nhà Sách Phương Nam, thẻ cào cùng nhiều phần quà hấp dẫn khác sẽ dành cho những bạn tích cực nhất của tháng. Xem tại đây
Bảng xếp hạng cập nhật 30 phút một lần
...