Chào mừng bạn đến với Selfomy Hỏi Đáp, hãy Hỏi bài tập hoặc Tham gia ngay
0 phiếu
767 lượt xem
trong Ngữ văn lớp 11 bởi
Phân tích 16 câu thơ giữa bài "Vội vàng" để làm rõ cảm nhận độc đáo của Xuân Diệu về thời gian. 

1 Câu trả lời

0 phiếu
bởi nhthuyvy16 ● Cộng Tác Viên Tiến sĩ (16.5k điểm)
 
Hay nhất

Thơ Mới (1932-1945) là thời kì giải phóng cái tôi, để quan niệm phi ngã trong văn chương trung đại không còn là chiếc cũi giam chật hẹp gò ép người nghệ sĩ, ở thời kì này người nghệ sĩ như cánh chim được tự do tung bay, tháo túi sổ lồng. Trong số ấy, Xuân Diệu với bộ y phục tối tân của mình đã trở thành đại biểu tiêu biểu nhất, là nhà thơ mới nhất trong các nhà Thơ Mới. Nếu cần tìm một bài thơ bộc lộ rõ nhất về phong cách nghệ thuật của Xuân Diệu thì đó chỉ có thể là “Vội vàng”- một thi phẩm tuyệt bút đón chào ta bằng cảm xúc vồ vập, những cung bậc rạo rực với cuộc đời của tuổi trẻ. Đặc biệt là đoạn thơ giữa nói lên cảm nhận độc đáo của thi sĩ về thời gian, thúc đẩy con người ta phải sống vội vàng hơn:

“Xuân đương tới, nghĩa là xuân đương qua,

Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già.

Mà xuân hết, nghĩa là tôi cũng mất.

Lòng tôi rộng, nhưng lượng trời cứ chật,

Không cho dài thời trẻ của nhân gian,

Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn,

Nếu đến nữa không phải rằng gặp lại.

Còn trời đất, nhưng chẳng còn tôi mãi,

Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời;

Mùi tháng năm đều rớm vị chia phôi

Khắp sông núi vẫn than thầm tiễn biệt.

Con gió xinh thì thào trong lá biếc

Phải chăng hờn vì nỗi phải bay đi?

Chim rộn ràng bỗng đứt tiếng reo thi

Phải chăng sợ độ phai tàn sắp sửa?

Chẳng bao giờ, ôi ! Chẳng bao giờ nữa…”

Nếu như phần đầu tiên của bài thơ là ước muốn táo bạo cùng vẻ đẹp độc đáo của mùa xuân thì sang phần thơ thứ hai, nhà thơ đã giải thích rõ lí do phải sống vội vàng:

“Xuân đương tới, nghĩa là xuân đương qua,

Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già,

Mà xuân hết, nghĩa là tôi cũng mất.”

Đến đây ta không khỏi thắc mắc tại sao Xuân Diệu lại vội vàng tiếc nuối mùa xuân ngay khi xuân còn đang thắm? Chắc có lẽ thi sĩ đang mang trong mình một cách nhìn nhận rất nhạy cảm về thời gian. Trong hiện tại đã bắt đầu có quá khứ và đã hé lộ mầm tương lai, cái đang có lại đang mất dần đi. Xuân Diệu quan niệm thời gian, mùa xuân, tuổi trẻ một đi sẽ không trở lại thế nên ông luôn trong tâm thế hốt hoảng, lo âu khi thời gian âm thầm đếm bước. Điều đó được thể hiện rõ qua lối điệp cấu trúc “nghĩa là” ở từng câu thơ, cho ta thấy rằng thi nhân rất nhạy cảm trước sự trôi qua nhanh chóng của tuổi trẻ. Một hệ thống tương phản đối lập: tới/qua, non/già,… càng ngầm khẳng định một triết lí: ý nghĩa lớn nhất của đời người là tuổi trẻ, mất đi rồi cuộc đời như đặt dấu chấm hết. Xuân Diệu đối diện với sự thật hiển nhiên mà phũ phàng ấy bằng liên tiếp các dấu phẩy được huy động tạo nên âm điệu thơ ngậm ngùi, nghẹn ngào. Sau khi có những nhận thức mới lạ về thời gian, nhà thơ đã có những câu thơ trách hờn với tạo hóa:

“Lòng tôi rộng mà lượng trời cứ chật,

Không cho dài thời trẻ của nhân gian,

Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn,

Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại !”

Xuân Diệu đã rất khéo léo khi sử dụng tương phản đối lập giữa “lòng tôi rộng” với “lượng trời cứ chật” để ngầm trách tạo hóa ban cho thời gian xuân thì tuổi trẻ quá ngắn ngủi dù lòng người vẫn hừng hực sức sống. Xuân Diệu đã chủ động đối thoại, tranh luận bác bỏ ý nghĩ cố hữu của mọi người là mùa xuân vẫn tuần hoàn. Với thi sĩ, tuổi trẻ sẽ không thắm lại nên cũng không thể nói mùa xuân là tuần hoàn. Đến đây ta chợt bắt gặp sự đồng điệu trong tâm hồn giữa Xuân Diệu và Nguyễn Trãi qua bài thơ số 3 trong chùm “Thơ tiếc cảnh”:

“Xuân xanh chưa dễ hai phen lại,

Thấy cảnh càng thêm tiếc thiếu niên”.

Giống như Xuân Diệu , Nguyễn Trãi cũng tiếc nuối thời trai trẻ qua đi không thể với níu lại được. Vũ trụ có thể tồn tại vĩnh viễn, thời gian có thể tuần hoàn nhưng dẫu sao “tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại”, bởi lẽ tuổi trẻ tựa bản giao hưởng đẹp nhất trong đời mỗi người, đẹp đến nỗi không thể hòa tấu lại lần thứ hai. Và đó là lí do khiến Xuân Diệu không chỉ trách hờn tạo hóa mà còn ghen tị với tạo hóa, nỗi buồn mỗi lúc mỗi bất lực hơn:

“Còn trời đất, nhưng chẳng còn tôi mãi,

Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời;”

bởi nhthuyvy16 ● Cộng Tác Viên Tiến sĩ (16.5k điểm)
Đúng vậy, giữa cái mênh mông của trời đất, vô tận của thời gian, tuổi trẻ, sự sống của con người bỗng hóa mong manh như bóng cau qua cửa sổ, như cái chớp mắt tức thì. Ta mãi mãi không thể biến cái vô hạn của không gian thành cái vô hạn của riêng mình. Suy ngẫm về điều đó, day dứt về điều đó, Xuân Diệu đã đem đến một nỗi ngậm ngùi mà mới mẻ trong thơ ca Việt. “Với quan niệm một đi không trở lại và bằng tâm hồn rất đỗi nhạy cảm tới mức có thể nghe thấu cả sự mơ hầu” (Thế Lữ), Xuân Diệu thấm thía sự phôi pha, phai tàn đang âm thầm diễn ra trong lòng vũ trụ trên cả hai trục không gian và thời gian. Trên nền trời bao la, những âm bản của bức tranh vườn địa đàng đầy hình ảnh, đầy âm nhạc lại càng xoáy sâu vào nỗi buồn thi sĩ:
“Mùi tháng năm đều rớm vị chia phôi,
Khắp sông núi vẫn than thầm tiễn biệt…
Con gió xinh thì thào trong lá biếc,
Phải chăng hờn vì nỗi phải bay đi ?
Chim rộn rang bỗng đứt tiếng reo thi,
Phải chăng sợ độ phai tàn sắp sửa ?”
Không còn vị nồng nàn, ngọt ngào của hạnh phúc mà là vị chia phôi, rướm máu. Đã chia phôi chúng ta lại gặp tiếp hai tiếng “tiễn biệt”. Thời gian vốn vô hình, vô ảnh, không mùi, không vị nhưng đi vào thơ Xuân Diệu bỗng có mùi, có vị chia phôi chua xót. Dường như cả khu vườn náo nức, hạnh phúc ngày nào giờ chỉ còn là ảo ảnh. Vẫn là chim, là gió nhưng các từ nhân hóa “hờn”, “sợ” đã cho thấy tất cả không còn náo nức, nhộn nhịp. Gió đùa trong lá không còn những âm thanh vui tươi, sống động của thiên nhiên vì “hờn” tủi trước sự trôi chảy của thời gian. Chim hót những bản nhạc chào xuân rộn ràng bỗng ngừng bặt, chẳng có mối nguy hiểm hiểm nào cả, chỉ vì chúng “sợ” độ tàn phai, héo úa. Vạn vật đều không thể cưỡng lại quy luật tàn phai nghiệt ngã của tạo hóa mà “hờn” mà “sợ”. Phép điệp cấu trúc “phải chăng” cùng câu hỏi tu từ xuất hiện liên tiếp càng làm nổi bật cái nghịch lí giữa mùa xuân, tuổi trẻ và thời gian. Tất cả khiến thi sĩ phải cất lên lời than tha thiết, tiếc nuối, lo lắng:
“Chẳng bao giờ, ôi ! Chẳng bao giờ nữa…
Mau đi thôi mùa chưa ngả chiều hôm”
Đến đây, thi nhân đã vỡ lẽ chẳng bao giờ có thể “tắt nắng”, “buộc gió”, níu giữ mãi tuổi trẻ mùa xuân ở lại. Khát vọng cháy bỏng, ước muốn táo bạo đã tan thành mấy khó, chỉ còn lại nỗi bẽ bàng, thảng thốt còn in dấu trong dấu chấm cảm giữa dòng thơ và dấu chấm lửng cuối dòng thơ. Nỗi đau đớn của Xuân Diệu phải sâu sắc lắm, thấm thía lắm thì mới bộc phát thành tiếng than kêu thống thiết như vậy. Câu phủ định và câu cảm thán đã làm cho câu thơ thêm phần tha thiết hơn. Thời gian cứ mênh mông nhưng mùa xuân và tuổi trẻ con người cứ ngắn ngủi bởi thế chỉ còn một cách là phải sống vội vàng, phải “mau đi thôi”. Trong kẽ hở của thời gian và hiện thực, tuổi trẻ mỏng manh như trang giấy bị gió hong khô. Vì vậy, ta hãy sống hết mình với tuổi trẻ để mỗi khoảnh khắc qua đi không mang theo một điều hối tiếc.
Khép lại dòng cảm xúc dào dạt của thi nhân, ta vẫn còn vương vấn thoang thoảng nét buồn đượm lên trên vần thơ. Ngòi bút điêu luyện của Xuân Diệu là sự kết tinh của bút pháp tinh tế, của sự kết hợp giữa mạch cảm xúc và mạch luận lí, những sáng tạo độc đáo về ngôn từ và hình ảnh thơ, những phép đối cùng những câu hỏi tu từ khiến người đọc day dứt khôn nguôi về tháng năm tuổi trẻ đang dần phai nhạt. Chỉ vọn vẻn vài dòng thơ, thi nhân đem tới cho người đọc một tư tưởng rất nhân văn, sống vội vàng không có nghĩa là sống gấp, sống ích kỉ trong hưởng thụ mà là sống biết quý trọng thời gian, trân quý tuổi trẻ.
“Vội vàng” xứng đáng là một tuyệt phẩm đưa Xuân Diệu vào hàng tiêu biểu trong lớp thế hệ nhà Thơ Mới. “Sự ý thức sâu xa về sự sống của cá thể” một cách đầy mới mẻ của Xuân Diệu đã khiến cho ta thêm phần trân trọng từng phút giây của cuộc đời, tận hưởng một cuộc sống trọn vẹn và đầy ý nghĩa. Chính ý nghĩa sâu sắc ấy đã giúp “Vội vàng” tồn tại như một giá trị vĩnh cữu giữa phong ba bão táp khắt khe của thời gian và làm ta cảm thấy như Xuân Diệu vẫn đang còn hiện diện giữa cuộc đời đầy tươi mới dù đã đi vào thế giới vĩnh hằng. Hơn hết, bài thơ đã thắp lên ngón lửa cảm hứng dạt dào về khát vọng sống hết mình với cuộc đời cho lớp thế hệ trẻ như tôi với triết lí: “Sống không có tuổi trẻ như ngày mới không có bình minh”.

Các câu hỏi liên quan

0 phiếu
0 câu trả lời 121 lượt xem
Em hãy chứng tỏ rằng Xuân Diệu có một niềm đắm say cuồng nhiệt với cuộc sống tươi đẹp nơi trần thế qua 13 câu thơ đầu bài "Vội vàng".
đã hỏi 25 tháng 4, 2022 trong Ngữ văn lớp 11 bởi Khách
0 phiếu
1 trả lời 722 lượt xem
Em hãy nêu cảm nhận về 9 câu thơ cuối bài "Vội vàng".
đã hỏi 25 tháng 4, 2022 trong Ngữ văn lớp 11 bởi Khách
0 phiếu
2 câu trả lời 440 lượt xem
Cảm nhận của anh/chị về khổ thơ thứ ba bài thơ "Vội vàng"
đã hỏi 13 tháng 1, 2022 trong Ngữ văn lớp 12 bởi metraidauthaimoihet Học sinh (104 điểm)
0 phiếu
2 câu trả lời 612 lượt xem
Phân tích 2 khổ thơ đầu bài thơ Sang thu để làm rõ dấu hiệu mùa thu về mà tác giả cảm nhận được.
đã hỏi 25 tháng 4, 2022 trong Ngữ văn lớp 9 bởi Khách
0 phiếu
3 câu trả lời 509 lượt xem
Phân tích khổ thơ 4,5 bài thơ Mùa xuân nho nhỏ để thấy được khát vọng cống hiến của nhà thơ dành cho cuộc đời.
đã hỏi 25 tháng 4, 2022 trong Ngữ văn lớp 9 bởi Khách
0 phiếu
2 câu trả lời 465 lượt xem
Phân tích khổ thơ 2,3 bài thơ Mùa xuân nho nhỏ để thấy được mùa xuân của sản xuất và lao động.  
đã hỏi 25 tháng 4, 2022 trong Ngữ văn lớp 9 bởi Khách
0 phiếu
2 câu trả lời 364 lượt xem
Nêu suy nghĩ của em về tác phẩm "Chiều tối" (Mộ) của Hồ Chí Minh
đã hỏi 25 tháng 4, 2022 trong Ngữ văn lớp 11 bởi Khách
+1 thích
1 trả lời 151 lượt xem
Viết bài văn nêu cảm nhận của anh/chị về bài thơ Tỏ lòng (Thuật hoài) của Phạm Ngũ Lão
đã hỏi 9 tháng 2, 2020 trong Ngữ văn lớp 10 bởi Phamthunhien Tiến sĩ (20.5k điểm)
+1 thích
2 câu trả lời 405 lượt xem
Lập dàn ý chi tiết phân tích bài thơ Tỏ lòng (Thuật hoài)
đã hỏi 3 tháng 9, 2019 trong Ngữ văn lớp 10 bởi ngoclinhbui Thạc sĩ (7.0k điểm)
  1. minhquanhhqt160

    15 Điểm

  2. lueyuri009730

    15 Điểm

  3. lenguyenducminh05102011227

    5 Điểm

  4. Darling_274

    5 Điểm

Phần thưởng hằng tháng
Hạng 1: 200.000 đồng
Hạng 2: 100.000 đồng
Hạng 3: 50.000 đồng
Hạng 4: 20.000 đồng
Phần thưởng bao gồm: mã giảm giá Shopee, Nhà Sách Phương Nam, thẻ cào cùng nhiều phần quà hấp dẫn khác sẽ dành cho những bạn tích cực nhất của tháng. Xem tại đây
Bảng xếp hạng cập nhật 30 phút một lần
...