Chào mừng bạn đến với Selfomy Hỏi Đáp, hãy Hỏi bài tập hoặc Tham gia ngay
0 phiếu
425 lượt xem
trong Ngữ văn lớp 9 bởi Silent Cử nhân (3.9k điểm)

1 Câu trả lời

0 phiếu
bởi nhthuyvy16 ● Cộng Tác Viên Tiến sĩ (16.5k điểm)
 
Hay nhất
Có rất nhiều nhà thơ đã đi đến nhiều nơi trên khắp mọi miền Tổ quốc để viết về nét đẹp lao động của người dân nơi đó. Nguyễn Tuân phải đi đến con sông Đà hung tàn thì mới phát hiện được nghệ thuật lái đò điêu luyện của ông lái đò già. Hoàng Trung Thông cũng đi lên miền núi cao mới thấy được “đoàn áo vải” lao động miệt mài. Và Huy Cận cũng thế, ông cũng phải về với biển cả hùng vĩ mới thấy được đoàn thuyền lao động hăng say đánh bắt cá. Huy Cận là một đại diện xuất sắc của phong trào Thơ mới và là một nhà thơ lớn của nền thơ ca văn học hiện đại. Trong một lần đi thực tế dài ngày tại vùng mỏ Quảng Ninh vào năm 1958, Huy Cận đã phát hiện được nét đẹp lao động của người dân vùng biển nơi đây và đặt bút viết bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá”. Bài thơ là bức tranh lao động hăng say, tươi vui của người dân trong một ngày đi đánh bắt cá được Huy Cận khắc tạc bằng giọng thơ yêu đời, tươi mới:

“Mặt trời xuống biển như hòn lửa

Sóng đã cài then, đêm sập cửa

Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi

Câu hát căng buồm theo gió khơi”

Tác giả mở đầu bài thơ bằng khung cảnh lao động đầy hăng say lúc hoàng hôn buông xuống. Hình ảnh mặt trời từ từ rơi xuống mặt biển được nhà thơ lồng ghép cùng thủ pháp so sánh “như hòn lửa” cho thấy mặt trời lúc này vẫn còn rực sáng huy hoàng, chói lóa. Vào lúc mặt trời cũng đã đi vào trạng thái nghỉ ngơi thì “sóng” cũng “cài then” đi vào trạng thái tĩnh lặng. Hình ảnh nhân hóa cùng ẩn dụ “sóng đã cài then, đêm sập cửa” gợi cho người đọc cảm giác thiên nhiên đã đi vào trạng thái tĩnh. Thế nhưng ở hai câu thơ sau, ta thấy một trạng thái đối lập của con người, khi mà thiên nhiên bước vào trạng thái tĩnh thì con người lại bước vào trạng thái động.

Nếu như ở hai câu thơ trước tác giả tập trung tả cảnh để làm nổi bật khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ, mĩ lệ thì ở hai câu thơ sau, thiên nhiên chỉ như làm nền cho con người bắt đầu một ngày lao động mới. Bốn câu thơ tưởng chừng như đối lập nhưng lại hòa hợp cùng nhau, bởi lẽ thiên nhiên đã khiến cho con người nổi bật như ở trung tâm của bức tranh lao động khi chiều tà. Từ “lại” cho thấy sự tuần hoàn, liên tiếp, lặp đi lặp lại công việc hàng ngày của những người dân nơi đây. Tuy nhiên, đó không phải là một sự chán chường mà là một tâm thế yêu đời, hăng say lao động. Bởi ở câu thơ cuối đoạn, nhà thơ đã miêu tả cảnh cánh buồm được thổi căng không chỉ bởi ngọn gió mà còn bởi câu hát của người lao động. Khung cảnh tươi vui hứa hẹn một buổi đánh bắt cá đầy thuận lợi ở phía trước.

“Thuyền ta lái gió với buồm trăng

Lướt giữa mây cao với biển bằng,

Ra đậu dặm xa dò bụng biển,

Dàn đan thế trận lưới vây giăng.”

Cảm hứng lãng mạn giúp nhà thơ phát hiện vẻ đẹp của cảnh đoàn thuyền đánh cá trên biển trong đêm trăng thanh gió mát. Người lái thuyền không khác gì một nghệ nhân điêu luyện lái con thuyền đi cùng gió và trăng. Nhà thơ đã tăng phần huy hoàng của con thuyền khi nói thuyền có thể “lướt giữa mây cao”, mang con thuyền đến một tầm vóc cao hơn, vĩ đại hơn, sánh ngang với vũ trụ. Từ đó, những con người lao động trên thuyền cũng xuất hiện với tâm thế hiên ngang, chinh phục thiên nhiên. Họ đã can đảm ra dặm xa để “dò bụng biển”, họ nhanh chóng “dàn đan thế trận” để đưa thật nhiều cá vào vòng vây khép kín. Có thể thấy, công việc đánh cá không hề đơn giản như ta nghĩ, mà nó đòi hỏi sự khéo léo, trí tuệ nghề nghiệp cũng như sự can đảm để luồng lái con thuyền trên biển cả bao la. Những câu thơ đầy lãng mạn, trữ tình nhưng lại không hề xa rời thực tế. Bởi nhà thơ chỉ khiến cho công việc đánh cá bớt đi phần nào cực nhọc qua ngòi bút lãng mạn của mình chứ không hề đi xa hiện thực. Công việc lao động trên biển như một cuộc chiến chinh phục thiên nhiên và người lao động sẽ chiến thắng bởi sự quả cảm, hăng say và đam mê làm việc của mình.

“Ta hát bài ca gọi cá vào

Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao

Biển cho ta cá như lòng mẹ

Nuôi lớn đời ta tự buổi nào”

Công việc đánh bắt cá khó nhọc nhưng dưới ánh mắt lãng mạn của Huy Cận lại trở nên dịu dàng, êm ả hơn bao giờ hết. Người dân không giống như đang đánh bắt mà giống như đang hát giữa biển khơi. Những câu hát lạc quan, yêu đời gọi cá vào lưới đầy. Tiếng hát của ngư dân cho thấy tâm thế lao động hăng say của người dân trong công cuộc xây dựng đất nước sau khi vừa giành chiến thắng trước thực dân Pháp.
bởi nhthuyvy16 ● Cộng Tác Viên Tiến sĩ (16.5k điểm)
Thiên nhiên cũng như đồng điệu cùng con người qua câu thơ “Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao”. Thực chất, âm thanh “gõ thuyền” này đến từ những con sóng vỗ vào mạn thuyền. Nhưng với ngòi bút lãng mạn của nhà thơ, mọi khó khăn đã biến thành trữ tình, biến thành nhạc điệu. Ánh trăng in bóng trên mặt nước như đang hòa vào bài ca cùng người ngư dân, người lao động thì hát còn ánh trắng thì đang ủng hộ bằng cách gõ nhịp. Phải yêu thiên nhiên và con người nơi đây biết bao nhiêu thì Huy Cận mới có thể viết nên những câu thơ giàu sức biểu cảm như thế.
Trong suy nghĩ của nhiều người, biển có thể mang nhiều mối nguy hiểm bí ẩn, có thể là một điều gì đó hết sức ghê gớm, luôn chần chờ nuốt chửng con người. Nhưng đối với người ngư dân, biển chẳng khác gì người mẹ hiền nuôi ta lớn. Thủ pháp so sánh kết hợp nhân hóa cho người đọc hiểu được biển là tài nguyên thiên nhiên vô tận mà ta có, biển cho ta cá tôm tươi, cho ta muối mặn, cho ta cuộc sống. Thế nên chúng ta phải biết yêu thương và giữ gìn biển cả giống như người mẹ thứ hai của mình. Đối với biển là tất cả ân tình mà chúng ta phải biết ơn.
“Câu hát căng buồm với gió khơi
Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời
Mặt trời đội biển nhô màu mới
Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi”
Sau những mẻ lưới đầy ắp cá tôm, người ngư dân bắt đầu trở về nhà. Câu thơ đầu của khổ thơ cuối như lặp lại câu thơ cuối của khổ thơ đầu, đó là cấu trúc đầu – đuôi tương ứng nhằm nhấn mạnh dù là bắt đầu hay kết thúc một ngày lao động thì người dân vẫn giữ được tâm thế phấn khởi, niềm vui lao động. Đoàn thuyền bắt đầu trở về, phía sau là ánh mặt trời đang bắt đầu nhô lên từ lòng đại dương xanh. Động từ “chạy đua” cho thấy sự nhanh nhẹn, khẩn trương của người dân để trở về tham gia chợ cá vào sáng sớm. Lại một lần nữa con người được nổi bật trên nền thiên nhiên, làm chủ thiên nhiên.
Cảnh mặt trời “đội biển” khiến người đọc cảm thấy như mặt biển đang được nâng cao theo từng cơn sóng biển để xóa tan màn đêm, kết thúc ngày cũ, bắt đầu một ngày mới. Người ngư dân xếp lưới trở về với thành quả lao động ngọt ngào của mình. Huy Cận đã cường điệu hình ảnh mắt cá: “Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi” đã cho thấy hình ảnh xán lạn của cả thiên nhiên và con người. Dưới ánh nắng mặt trời chiếu vào, những đôi mắt cá trở nên long lanh, rực rỡ, huy hoàng hơn hết. Bút pháp lãng mạn của nhà thơ vẫn duy trì cho đến cuối bài, ca ngợi nét đẹp lao động và thể hiện một tình yêu lớn của thi sĩ dành cho thiên nhiên, con người, cuộc sống nơi đây.
Gấp lại trang thơ nhưng lại mở ra biết bao niềm lạc quan yêu đời trong ta về một phong thái lao động đầy hăng say. Huy Cận đã khéo léo sử dụng hình ảnh liên tưởng đầy độc đáo kết hợp cùng các biện pháp nghệ thuật nhân hóa, so sánh, ẩn dụ,… tài tình để người đọc tưởng tượng được khung cảnh thiên nhiên tráng lệ cùng cảnh lao động huy hoàng của người dân nơi vùng mỏ Quảng Ninh.
“Đoàn thuyền đánh cá” thật sự là cuộc sống, là tấc lòng thực của Huy Cận, là bức tranh thiên nhiên hùng vĩ kết tinh từ tình yêu con người và thiên nhiên của nhà thơ. Thời gian có thể phủ bụi một số thứ nhưng có những thứ càng xa rời thời gian, càng sáng càng đẹp, và “Đoàn thuyền đánh cá” chính là minh chứng cho điều đó. Dẫu cho qua bao năm tháng, bài thơ vẫn luôn là bài ca ngợi ca vẻ đẹp của biển cả, tầm vóc chinh phục thiên nhiên của con người, khí thế làm chủ cuộc sống của người lao động:
“Tập làm chủ, tập làm người xây dựng
Dám vươn mình cai quản lại thiên nhiên!”
(Tố Hữu)

Các câu hỏi liên quan

0 phiếu
2 câu trả lời 320 lượt xem
đã hỏi 5 tháng 5, 2020 trong Ngữ văn lớp 9 bởi Teemo- Tiến sĩ (19.6k điểm)
0 phiếu
2 câu trả lời 3.5k lượt xem
đã hỏi 5 tháng 5, 2020 trong Ngữ văn lớp 9 bởi Teemo- Tiến sĩ (19.6k điểm)
+1 thích
1 trả lời 31 lượt xem
Hãy so sánh hình ảnh "trăng " trong bài Đồng Chí và Đoàn thuyền đánh cá 
đã hỏi 19 tháng 5, 2023 trong Ngữ văn lớp 9 bởi tngnhatganh117 Cử nhân (3.3k điểm)
0 phiếu
3 câu trả lời 262 lượt xem
Viết dàn ý chi tiết bài chiếc đoàn thuyền đánh cá
đã hỏi 16 tháng 5, 2022 trong Ngữ văn lớp 9 bởi Khách
0 phiếu
1 trả lời 160 lượt xem
đã hỏi 5 tháng 5, 2020 trong Ngữ văn lớp 9 bởi Teemo- Tiến sĩ (19.6k điểm)
0 phiếu
1 trả lời 362 lượt xem
đã hỏi 2 tháng 5, 2022 trong Ngữ văn lớp 11 bởi phamthunhien2997388 Thần đồng (797 điểm)
0 phiếu
1 trả lời 513 lượt xem
     “ Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp,    Con thuyền xuôi mái nước song song,    Thuyền về nước lại, sầu trăm ngả;    Củi một cành khô lạc mấy dòng.    Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu,    Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều.    Nắng xuống, trời lên sâu chót vót;    Sông dài ,trời rộng, bến cô liêu”.
đã hỏi 27 tháng 2, 2020 trong Ngữ văn lớp 11 bởi Phamthunhien Tiến sĩ (20.5k điểm)
+1 thích
1 trả lời 1.5k lượt xem
Trong bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ" Thanh Hải viết: "Ta làm con chim hót Ta làm một cành hoa Ta nhập vào hòa ca Một nốt trầm xao xuyến M&#7897 ... lẽ dâng cho đời Dù là tuổi hai mươi Dù là khi tóc bạc"
đã hỏi 16 tháng 10, 2019 trong Ngữ văn lớp 9 bởi Phamthunhien Tiến sĩ (20.5k điểm)
0 phiếu
1 trả lời 188 lượt xem
Cảm nhận của anh chị về hình tượng người đàn bà hàng chài trong tác phẩm chiếc thuyền ngoài xa? Qua cuộc đời số phận của người phụ nữ này hãy trình bày suy nghĩ của mình về vấn đề hiện thực đời sống mà nhà văn muốn gửi gắm.
đã hỏi 18 tháng 5, 2020 trong Ngữ văn lớp 12 bởi Khách
+1 thích
1 trả lời 75 lượt xem

HOT 1 giờ qua

  1. nguyenmanh04102009212

    166 Điểm

  2. tnk11022006452

    120 Điểm

  3. hoconghung031007464

    80 Điểm

Phần thưởng hằng tháng
Hạng 1: 200.000 đồng
Hạng 2: 100.000 đồng
Hạng 3: 50.000 đồng
Hạng 4-10: 20.000 đồng
Bảng xếp hạng cập nhật 30 phút một lần
...