Chào mừng bạn đến với Selfomy Hỏi Đáp, hãy Hỏi bài tập hoặc Tham gia ngay
0 phiếu
trong Ngữ văn lớp 11 bởi Phamthunhien Tiến sĩ (20.5k điểm)

 

   “ Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp,

   Con thuyền xuôi mái nước song song,

   Thuyền về nước lại, sầu trăm ngả;

   Củi một cành khô lạc mấy dòng.

   Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu,

   Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều.

   Nắng xuống, trời lên sâu chót vót;

   Sông dài ,trời rộng, bến cô liêu”.


1 Câu trả lời

+1 thích
bởi nhthuyvy16 ● Cộng Tác Viên Tiến sĩ (16.5k điểm)
 
Hay nhất

Thơ là cây đàn muôn điệu của tâm hồn, của nhịp thở con tim, thơ diễn tả rất thành công mọi cung bậc cảm xúc của con người, niềm vui, nỗi buồn hay cả sự cô đơn tuyệt vọng. Mang trong mình sứ mệnh cao cả của một nhà thơ khi sáng tạo nghệ thuật cùng với nỗi buồn thế sự sâu sắc, Huy Cận đã xây dựng được một phong cách hoàn toàn mới mẻ, khác với những nhà thơ cùng thời. Tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật của ông có thể kể đến Tràng Giang trong tập Lửa thiêng. Bài thơ được gợi cảm xúc từ một buổi chiều thu năm 1939 khi tác giả đứng ở bờ Nam Bến Chèm. Trước cảnh sông Hồng mênh mang sóng nước, những cảm xúc thời dại đã dồn về lúc thi sĩ băn khoăn, suy nghĩ về sự biến đổi của thế sự với cảm xúc dạt dào khi thấy cái tôi nhỏ bé trước vũ trụ bao la. Đặc biệt qua hai khổ thơ đầu của đoạn thơ là một nỗi buồn tràng giang như một sự ám ảnh lan tỏa khắp không gian vũ trụ, hoàn toàn vắng bóng giai nhân mà chỉ đơn độc một nỗi niềm của một người “sống trên quê hương nhưng luôn cảm thấy thiếu quê hương”:

"Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài

Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp

Con thuyền xuôi mái nước song song,

Thuyền về nước lại, sầu trăm ngả;

Củi một cành khô lạc mấy giòng.

Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu,

Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều.

Nắng xuống, trời lên sâu chót vót;

Sông dài, trời rộng, bến cô liêu."

“Tràng giang” có nghĩa sông dài cụ thể ở đây là sông Hồng, nhưng tác giả không đặt tên bài thơ là sông dài, mà là "Tràng giang” vì sức biểu đạt sâu sắc hơn, không chỉ về âm hưởng trang trọng cổ kính mà còn tái hiện một không gian khoáng đạt vô cùng vô tận của thiên nhiên vũ trụ. Sau lời đề từ: “Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài”, không gian rộng lớn ấy còn được nhân lên gấp nhiều lần. “Trời rộng” gợi cảm giác về sự vô biên của vũ trụ, “sông dài” tạo ấn tượng vê cái vô cùng của không gian, cả hai mở ra không gian ba chiều gợi cảm giác rợn ngợp của con người cô đơn, bé nhỏ trước cái mênh mang, bất tận của trời đất. Từ láy “bâng khuâng” nói lên được tâm trạng của chủ thể trữ tình u sầu, buồn bã, lạc long. Tất cả đều dẫn ta đi đến nỗi buồn dào dạt của nhà thơ khi bước vào hai câu đầu tiên:

Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp

Con thuyền xuôi mái nước song song,”

Dòng sông rộng, dài, đẩy thuyền xuôi dòng trên những gợn sóng song song, chở trên mình cả nỗi buồn chồng chất. Sông dài vốn được gọi là "trường giang" theo âm Hán- Việt, vẫn chẳng thay đổi chút nghĩa nào khi gọi tràng giang, mà sao mỗi khi cất giọng đọc lên, hai âm "ang" họa cùng thanh huyền, thanh ngang cứ làm cho âm điệu dàn trải ra, mở rộng ra khiến hồn người cùng nỗi lòng tác giả cũng theo đó mà lan ra trên sông nước. Huy Cận đã tượng hình cho nỗi buồn khi nó được nhân lên qua từ láy "điệp điệp" như từng đợt sống cuộn về, trào dâng, từng đợt cứ thế không ngớt vỗ vào bờ, vào tâm hồn tác giả. Những con sóng ấy sao hết lớp này đến lớp khác triền miên, vô tận. Ở đây nhà thơ miêu tả cái buồn của thiên nhiên hay cái buồn của con người, có lẽ là cả hai bởi Nguyễn Du từng viết.

“Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu,

Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”.

Nỗi buồn dường như rõ ràng hơn, dễ thấm sâu vào lòng người hơn khi "buồn điệp điệp" hòa với "nước song song". Sóng nước cứ cuộn trôi chẳng bao giờ gặp gỡ, cứ "song song" đơn lẻ như hình ảnh con thuyền xuôi mái có vẻ an nhàn mà đơn chiếc. Vậy, có con sóng nào gặp được con sóng nào? Có thể thấy, “con thuyền xuôi mái” là hình ảnh thực nhưng cũng đầy chất suy tưởng, nó gợi cho ta nhớ tới hình ảnh của những kiếp người lạc lõng, lênh đênh để đời cuốn đi về một nơi vô định. Phải chăng chính Huy Cận cũng đã bắt gặp bóng dáng đó trong cuộc đời mình khi.“Bâng khuâng đứng giữa hai dòng nước, Chọn một dòng hay để nước trôi đi”. Thi nhân vẫn tiếp tục mượn con thuyền và dòng nước để nói lên tâm trạng buồn bã ở hai câu tiếp:

Thuyền về nước lại, sầu trăm ngả;

Củi một cành khô lạc mấy dòng.

 

bởi nhthuyvy16 ● Cộng Tác Viên Tiến sĩ (16.5k điểm)
Thuyền và nước là những gì song đối, mà sao nghe cứ xa cách, cứ lạc nhịp mà xót xa. Muốn hiểu thực chất nỗi buồn Huy Cận, có lẽ cũng cần điểm lại sắc thái nỗi buồn: nỗi buồn của sóng nước, bãi bờ, của “sầu trăm ngả”, của “thuyền xuôi mái”. Cảnh vật khắc họa tâm trạng con người bơ vơ, lạc lõng, héo hắt như “củi một cành khô”. Vậy mới thấy, hình ảnh cành củi khô vô cùng táo bạo và độc đáo trong thi ca Việt Nam. Chẳng phải chỉ tùng, cúc, trúc mai – những loài cây, loài hoa tượng trưng cho phẩm chất khí khái anh hùng mới được đi vào địa hạt thi ca mà cành củi khô dưới ngòi thơ tài hoa của Huy Cận cũng toát lên bao ý tứ đẹp. Tác giả sử dụng thủ pháp đảo ngữ, kết hợp chắt lọc các từ đơn, khiến câu thơ như bị dập gãy, vỡ vụn thành nhiều mảnh: sự cô đơn của cành củi khô gầy guộc mong manh xoay giữa dòng, đi trong vô định với sự vô tận của dòng nước. Còn trạng thái nào gợi cảm hơn trạng thái “lạc mấy dòng”, xoay vần theo từng con nước? Số thanh bằng, thanh trắc tương xứng, hỗ trợ nhau ở câu trên, câu dưới nghe tựa như từng đợt sóng lòng hắt lên nỗi buồn hiu quạnh, cô đơn, chẳng biết về đâu.
Sự vắng vẻ cùng nỗi buồn dâng đầy theo từng đợt sóng, theo từng cảnh vật khiến thi sĩ chỉ đơn giản thèm có một âm thanh để bầu bạn:
“Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu,
Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều”
Hồn buồn của Huy Cận không tĩnh tại, bất biến như cái buồn mà luôn vận động, luân chuyển theo diễn trình của từng khổ thơ. Qua nghệ thuật đảo ngữ, cái buồn thấm vào cái “lơ thơ” của những cồn đất nhỏ bé giữa sông, hoang vắng cùng cái “đìu hiu” vắng vẻ, se sắt gió thu càng làm cho dòng sông thêm phần rộng lớn.
Không tìm thấy hình ảnh ấm áp, thân quen, Huy Cận khát khao được nghe những âm thanh bình dị của cuộc sống. Câu thơ “Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều” vang lên như một câu hỏi ở đâu, vừa như một câu cảm thán tiếc nuối đâu còn nữa khiến cho nhạc điệu câu thơ mơ hồ, bâng khuâng. Bức tranh “Tràng giang” tuy có cồn đất, có nắng, có bến, có làng, có chợ nghĩa là có hơi tiếng con người đấy nhưng vẫn không át được cái cảm giác hiu hắt, quạnh vắng, buồn bã mênh mang. Vì vậy, Huy Cận chỉ khao khát kiếm tìm một âm thanh của chợ chiều vang vọng tới, mà đáp lại chỉ là sự trống vắng tới vô cùng. Qua câu thơ này, cái tinh tế của Huy Cận là ở chỗ lấy động để nói tĩnh, lấy tiếng chợ vãn để gợi nên không khí vắng lặng của không gian đồng thời thể hiện mong muốn được giao hòa, giao cảm của con người dù đó chỉ là thính giác.
Không gian trời rộng, sông dài được đột ngột đẩy cao và mở ra bốn phía đến vô cùng làm cho cảnh bờ bãi của dòng sông vốn đã vắng vẻ lại càng trở nên tĩnh mịch:
“Nắng xuống, trời lên sâu chót vót
Sông dài trời rộng bến cô liêu”
Không gian ở đây được mở rộng ra nhiều chiều khó nắm bắt. “Nắng xuống, trời lên”, “sông dài trời rộng” nhịp nhàng tạo nên một vũ điệu kì vĩ của vũ trụ. Tác giả dùng “sâu chót vót” vừa thuần tuý tả cảnh, vừa tả tình và hàm súc hơn. Nó không chỉ gợi cho ta mối liên tưởng đó là vòm trời phản chiếu vào lòng sông tạo nên một không gian hun hút, thăm thẳm đến chới với, mà còn gợi lên nỗi buồn cô đơn không đáy của hồn người trước cái vô tận. Từ khổ thơ này, Huy Cận đã dùng động từ hoá các tính từ “dài”, “rộng”, “chót vót”… vẽ ra những chuyển động ngược hướng làm cho “sông dài” như dài mãi, “trời rộng” như rộng vô cùng và bến sông cũng tăng thêm phần “cô liêu”, tĩnh mịch. Đồng thời, tác giả đã sử dụng nhiều tiểu đối kèm theo các dấu phẩy ngắt câu thơ ra thành các cụm từ biệt lập giúp cho người đọc hiểu sâu hơn về một thực tại thiếu vắng những liên hệ, gợi cảm giác cô đơn da diết.
Khép lại dòng cảm xúc của nhà thơ, ta càng hiểu hơn về hồn thơ Huy Cận: lúc nào cũng canh cánh một niềm đau thế sự trong “nỗi sầu vạn kỉ”. “Tràng giang” là sự kết hợp nhuần nhị giữa yếu tố cổ điển, nhất là yếu tố Đường thi với yếu tố thơ mới. Thể thơ thất ngôn cùng lối ngắt nhịp đăng đối nhuần nhuyễn và bút pháp tả cảnh ngụ tình rất thích hợp với mạch cảm xúc của bài. Tất cả đã tạo nên một đoạn thơ hay đậm phong vị cổ điển, song cũng rất mới qua xu hướng bày tỏ trực tiếp cái tôi trữ tình qua dấu ấn cảm xúc cá nhân của tác giả.
Đến với “Tràng giang” của Huy Cận, ta như khám phá được rằng đó không chỉ là một bức tranh về phong cảnh, mà còn là một bản nhạc buồn trong tâm hồn. Nét thi vị của bài thơ là ở vẻ đẹp cổ điển và hiện đại luôn hòa quyện, sóng đôi. Trần Đăng Khoa cho rằng: “Thơ hay là thơ giản dị và ám ảnh, có tác dụng gợi lên những gì đẹp nhất tiềm ẩn trong tâm hồn mỗi người”. Và “Tràng giang” đã khơi dậy trong lớp thế hệ trẻ như tôi một tình cảm đẹp, một tình yêu quê hương, một trái tim tự nguyện làm bóng cây che mát cho quê hương:
“Đất khách muôn trùng sao nhỏ hẹp,
Quê nhà một góc nhớ mênh mông”.

Các câu hỏi liên quan

0 phiếu
1 trả lời
đã hỏi 2 tháng 5, 2022 trong Ngữ văn lớp 11 bởi phamthunhien2997388 Thần đồng (797 điểm)
0 phiếu
1 trả lời
Tưởng chừng giữa "Tràng giang" , con người sẽ cảm thấy cô đơn, lạnh lẽo, nhưng càng đọc kĩ bài thơ, người đọc càng cảm thấy ấm lòng bởi 1 tình quê tha thiết, đáng trân trọng. Anh/ chị hãy phân tích bài thơ " Tràng giang " của Huy Cận để làm rõ nhận định trên.
đã hỏi 23 tháng 2, 2018 trong Ngữ văn lớp 11 bởi Trần Nguyễn
  • ngu-van-11
0 phiếu
1 trả lời
Cảm nhận của em về đoạn thơ sau: "Sao anh không về chơi thôn Vĩ? Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên. Vườn ai mướt quá, xanh như ngọc Lá trúc che ngang mặt chữ điền. Gió theo lối gió, mây đường mây, Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay... Thuyền ai đậu bến sông trăng đó, Có chở trăng về kịp tối nay?"
đã hỏi 28 tháng 5, 2022 trong Ngữ văn lớp 11 bởi Babyshort Tiến sĩ (10.1k điểm)
0 phiếu
1 trả lời
+1 thích
1 trả lời
Phân tích bài thơ "Tràng Giang", từ đó phân tích tâm trạng của tác giả khi là một người con của một đất nước đi xâm lược.
đã hỏi 25 tháng 5, 2023 trong Ngữ văn lớp 11 bởi Chuong7a2 Thạc sĩ (5.7k điểm)
0 phiếu
2 câu trả lời
đã hỏi 22 tháng 5, 2022 trong Ngữ văn lớp 9 bởi Silent Cử nhân (3.9k điểm)
0 phiếu
1 trả lời
đã hỏi 8 tháng 5, 2022 trong Ngữ văn lớp 9 bởi Silent Cử nhân (3.9k điểm)
0 phiếu
2 câu trả lời
Phân tích 2 khổ thơ đầu bài thơ Sang thu để làm rõ dấu hiệu mùa thu về mà tác giả cảm nhận được.
đã hỏi 25 tháng 4, 2022 trong Ngữ văn lớp 9 bởi Khách
0 phiếu
2 câu trả lời
Em hãy phân tích khổ thơ đầu bài thơ "Từ ấy".
đã hỏi 14 tháng 5, 2022 trong Ngữ văn lớp 11 bởi Khách
  1. monmon70023220

    631 Điểm

  2. Darling_274

    160 Điểm

  3. minhquanhhqt160

    113 Điểm

  4. tngnhatganh117

    94 Điểm

Phần thưởng hằng tháng
Hạng 1: 200.000 đồng
Hạng 2: 100.000 đồng
Hạng 3: 50.000 đồng
Hạng 4: 20.000 đồng
Phần thưởng bao gồm: mã giảm giá Shopee, Nhà Sách Phương Nam, thẻ cào cùng nhiều phần quà hấp dẫn khác sẽ dành cho những bạn tích cực nhất của tháng. Xem tại đây
Bảng xếp hạng cập nhật 30 phút một lần
...