Chào mừng bạn đến với Selfomy Hỏi Đáp, hãy Hỏi bài tập hoặc Tham gia ngay
0 phiếu
262 lượt xem
trong Ngữ văn lớp 9 bởi
Viết dàn ý chi tiết bài chiếc đoàn thuyền đánh cá

3 Trả lời

0 phiếu
bởi nhthuyvy16 ● Cộng Tác Viên Tiến sĩ (16.5k điểm)
 
Hay nhất

I. MỞ BÀI

Có rất nhiều nhà thơ đã đi đến nhiều nơi trên khắp mọi miền Tổ quốc để viết về nét đẹp lao động của người dân nơi đó. Nguyễn Tuân phải đi đến con sông Đà hung tàn thì mới phát hiện được nghệ thuật lái đò điêu luyện của ông lái đò già. Hoàng Trung Thông cũng đi lên miền núi cao mới thấy được “đoàn áo vải” lao động miệt mài. Và Huy Cận cũng thế, ông cũng phải về với biển cả hùng vĩ mới thấy được đoàn thuyền lao động hăng say đánh bắt cá. Huy Cận là một đại diện xuất sắc của phong trào Thơ mới và là một nhà thơ lớn của nền thơ ca văn học hiện đại. Trong một lần đi thực tế dài ngày tại vùng mỏ Quảng Ninh vào năm 1958, Huy Cận đã phát hiện được nét đẹp lao động của người dân vùng biển nơi đây và đặt bút viết bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá”. Bài thơ là bức tranh lao động hăng say, tươi vui của người dân trong một ngày đi đánh bắt cá được Huy Cận khắc tạc bằng giọng thơ yêu đời, tươi mới:

“Mặt trời xuống biển như hòn lửa

Sóng đã cài then, đêm sập cửa

Mặt trời đội biển nhô màu mới

Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi”

II. THÂN BÀI

1. “Mặt trời xuống biển như hòn lửa

Sóng đã cài then, đêm sập cửa

Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi

Câu hát căng buồm theo gió khơi”

- “như hòn lửa”: cú pháp so sánh cho thấy mặt trời lúc này vẫn còn rực sáng huy hoàng, chói lóa.

- “sóng cài then”: hình ảnh nhân hóa cho thấy thiên nhiên đi vào trạng thái tĩnh lặng.

- 2 câu thơ sau: trạng thái đối lập khi thiên nhiên đi vào tĩnh thì con người đi vào động.

- “lại”: sự tuần hoàn, liên tiếp, lặp đi lặp lại công việc hàng ngày của những người dân nơi đây.

- “Câu hát căng buồm theo gió khơi”: một tâm thế yêu đời, hăng say lao động.

Bốn câu thơ tưởng chừng như đối lập nhưng lại hòa hợp cùng nhau, bởi lẽ thiên nhiên đã khiến cho con người nổi bật như ở trung tâm của bức tranh lao động khi chiều tà.

2. “Hát rằng: Cá bạc biển Đông lặng

Cá thu biển Đông như đoàn thoi

Đêm ngày dệt biển muôn luồng sáng

Đến dệt lưới ta, đàn cá ơi!”

- “biển Đông lặng”: họ cầu mong biển lặng sóng êm, gặp luồng cá, đánh bắt được nhiều.

- “như đoàn thoi”: phép so sánh thể hiện ước mong cá vào nhiều.

- “dệt biển muôn luồng sáng”: ẩn dụ rất sáng tạo đem đến cho người đọc bao liên tưởng thú vị về vẻ đẹp thơ ca viết về lao động.

Khung cảnh tươi vui hứa hẹn một buổi đánh bắt cá đầy thuận lợi ở phía trước.

3. “Thuyền ta lái gió với buồm trăng

Lướt giữa mây cao với biển bằng,

Ra đậu dặm xa dò bụng biển,

Dàn đan thế trận lưới vây giăng.”

- Người lái thuyền không khác gì một nghệ nhân điêu luyện lái con thuyền đi cùng gió và trăng.

- “lướt giữa mây cao”: mang con thuyền đến một tầm vóc cao hơn, vĩ đại hơn, sánh ngang với vũ trụ.

- “dò bụng biển”: con người xuất hiện với tâm thế hiên ngang, tầm vóc sánh ngang với thiên nhiên.

- “dàn đan thế trận”: như người đấu sĩ đưa cá vào thế trận giăng lưới.

→ Công việc đánh cá không hề đơn giản như ta nghĩ, mà nó đòi hỏi sự khéo léo, trí tuệ nghề nghiệp cũng như sự can đảm để luồng lái con thuyền trên biển cả bao la.

4. “Cá nhụ cá chim cùng cá đé,

Cá song lấp lánh đuốc đen hồng

Cái đuôi em quẫy trăng vàng chóe.

Đêm thở: Sao lùa nước Hạ Long.”

- Liệt kê “cá nhụ”, “cá chim”, “cá đé”, “cá song”: biển nước ta có các loại cá phong phú, nghệ thuật phối sắc làm tăng thêm sức gợi hình.

- "Đêm thở, sao lùa nước Hạ Long": đưa người đọc đi vào cõi mộng. Hạ Long là một thắng cảnh bậc nhất của đất nước ta từng được Unesco công nhận là di sản văn hóa thế giới. Hạ Long trong đêm trăng mang vẻ đẹp thần tiên.

5. “Ta hát bài ca gọi cá vào

Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao

Biển cho ta cá như lòng mẹ

Nuôi lớn đời ta tự buổi nào”

- Người dân không giống như đang đánh bắt mà giống như đang hát giữa biển khơi.

- “Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao”: Thiên nhiên cũng như đồng điệu cùng con người.

- “như lòng mẹ”: so sánh + nhân hóa chỉ biển chẳng khác gì người mẹ hiền nuôi ta lớn. Biển là tài nguyên thiên nhiên vô tận mà ta có, biển cho ta cá tôm tươi, cho ta muối mặn, cho ta cuộc sống.

Chúng ta phải biết yêu thương và giữ gìn biển cả giống như người mẹ thứ hai của mình.

bởi nhthuyvy16 ● Cộng Tác Viên Tiến sĩ (16.5k điểm)
6. “Sao mờ, kéo lưới kịp trời sáng,
Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng.
Vảy bạc đuôi vàng lóe rạng đông,
Lưới xếp buồm lên đón nắng hồng.”
- "Kéo xoăn tay" là một hình ảnh đặc tả động tác kéo lưới rất căng, khỏe và đẹp.
- “chùm cá nặng”: thành quả lao động miệt mài sau một đêm.
- “vảy bạc đuôi vàng lóe rạng đông”: Màu bạc của vẩy cá, màu vàng của đuôi cá "lóe rạng đông". Một lần nữa cho thấy nghệ thuật sử dụng màu sắc của nhà thơ rất điêu luyện, sắc cá dưới ánh trăng và sắc cá dưới áng rạng đông đều được miêu tả tuyệt đẹp.
7. “Câu hát căng buồm với gió khơi
Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời
Mặt trời đội biển nhô màu mới
Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi”
- Cấu trúc đầu – đuôi tương ứng: Câu thơ đầu của khổ thơ cuối như lặp lại câu thơ cuối của khổ thơ đầu.
→ Nhấn mạnh dù là bắt đầu hay kết thúc một ngày lao động thì người dân vẫn giữ được tâm thế phấn khởi, niềm vui lao động.
- Động từ “chạy đua”: sự nhanh nhẹn, khẩn trương của người dân để trở về tham gia chợ cá vào sáng sớm.
→ Lại một lần nữa con người được nổi bật trên nền thiên nhiên, làm chủ thiên nhiên.
- “đội biển”: mặt biển đang được nâng cao theo từng cơn sóng biển để xóa tan màn đêm, kết thúc ngày cũ, bắt đầu một ngày mới.
- “Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi”: hình ảnh xán lạn của cả thiên nhiên và con người.
→ Bút pháp lãng mạn của nhà thơ vẫn duy trì cho đến cuối bài, ca ngợi nét đẹp lao động và thể hiện một tình yêu lớn của thi sĩ dành cho thiên nhiên, con người, cuộc sống nơi đây.
8. Đánh giá nội dung và nghệ thuật:
Gấp lại trang thơ nhưng lại mở ra biết bao niềm lạc quan yêu đời trong ta về một phong thái lao động đầy hăng say. Huy Cận đã khéo léo sử dụng hình ảnh liên tưởng đầy độc đáo kết hợp cùng các biện pháp nghệ thuật nhân hóa, so sánh, ẩn dụ,… tài tình để người đọc tưởng tượng được khung cảnh thiên nhiên tráng lệ cùng cảnh lao động huy hoàng của người dân nơi vùng mỏ Quảng Ninh.
III. KẾT BÀI
“Đoàn thuyền đánh cá” thật sự là cuộc sống, là tấc lòng thực của Huy Cận, là bức tranh thiên nhiên hùng vĩ kết tinh từ tình yêu con người và thiên nhiên của nhà thơ. Thời gian có thể phủ bụi một số thứ nhưng có những thứ càng xa rời thời gian, càng sáng càng đẹp, và “Đoàn thuyền đánh cá” chính là minh chứng cho điều đó. Dẫu cho qua bao năm tháng, bài thơ vẫn luôn là bài ca ngợi ca vẻ đẹp của biển cả, tầm vóc chinh phục thiên nhiên của con người, khí thế làm chủ cuộc sống của người lao động:
“Tập làm chủ, tập làm người xây dựng
Dám vươn mình cai quản lại thiên nhiên!”
(Tố Hữu)
0 phiếu
bởi ledoanducphong6cntt2021264 Học sinh (323 điểm)

a, Mở bài

Giới thiệu tác giả, tác phẩm:

- Huy Cận là một nhà thơ nổi tiếng trong phong trào thơ mới, có nhiều tác phẩm hay để lại cho nền thi ca Việt Nam.

- Bài thơ Đoàn thuyền đánh cá viết về vùng biển Quảng Ninh vào năm 1958 – thời kì miền Bắc giành được độc lập, tập trung xây dựng kinh tế.

b, Thân bài

Cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi

- Thời gian lao động đặc biệt, không gian thiên nhiên hùng vĩ:

+ Thời gian: đêm tối

+ Cảnh tượng: Mặt trời lúc chiều tà được ví như hòn lửa; sóng biển như then cài còn đường chân trời là cánh cửa giao thoa giữa ngày và đêm.

⇒ Không gian hùng vĩ, có chút bí ẩn của đêm tối. Trong không gian đó, con người hiện lên với vẻ đẹp yêu đời, khỏe khoắn, hăng say:

+ Lại ra khơi: sự lặp lại hàng ngày của công việc đánh cá ban đêm.

+ Dù đối mặt với màn đêm, biển cả rộng lớn nhưng ngư dân vẫn ca hát, hào hứng ra khơi, thể hiện sự hi vọng vào một chuyến ra khơi bội thu.

b, Sự giàu có, hào phóng, mỹ lệ của biển khơi

Ông cha ta đã đúc kết ra câu thành ngữ “Rừng vàng biển bạc”, khổ thơ thứ 2 và thứ 4 của bài đã chứng minh điều này:

- Sự giàu có của biển Đông: cá bạc lấp loáng trên biển, cá thu nhiều “như đoàn thoi”, “dệt biển muôn luồng sáng”.

- Các loài cá ngon, quý hiếm được liệt kê với giọng tự hào: Cá nhụ, cá chim, cá đé, cá song.

⇒ niềm vui thích trước sự giàu có của biển cả khiến tác giả như reo lên: “Đến dệt lưới ta, đoàn cá ơi!”

- Vẻ đẹp của biển đêm: trăng và sao trời in trên mặt biển (bóng trăng “vàng chóe”), biển trời như tấm gương phản chiếu nhau, không gian được mở rộng, tăng thêm sức sống (“Đêm thở: sao lùa nước Hạ Long”).

- Nghệ thuật: thủ pháp liệt kê, so sánh (như đoàn thoi, đuốc đen hồng), nhân hóa (cái đuôi em quẫy, đêm thở) tạo nên một bức tranh thiên nhiên sống động.

Hình ảnh đoàn thuyền đánh cá trên biển (khổ thơ 3, 5, 6)

Tác giả cho bạn đọc thấy con tàu đánh cá như tàu chiến, những ngư dân như những người anh hùng trên biển khơi:

- Hình ảnh mạnh mẽ, hùng tráng: con thuyền đi nhanh như “lái gió”, cánh buồm trắng ôm trọn mặt trăng, thuyền đi “giữa mây cao với biển bằng”

   - Động từ “lướt”: cảm giác đi như bay, mạnh mẽ

⇒ hình ảnh đẹp, con thuyền đi trên biển như thuyền có phép lạ bay trên mây.

- Việc đánh cá tài tình và đầy chiến thuật như đánh giặc: thuyền ra “dặm xa dò bụng biển”, “Dàn đan thế trận lưới vây giăng”. Những công việc được thực hiện một cách hào hứng, vui vẻ: ngư dân gõ mạn thuyền cho cá bơi vào lưới, giống như “hát bài ca gọi cá vào”.

- Khi bắt đầu ra khơi là ban đêm, lúc “sao mờ”, sắp sáng là thuyền trở về:

+ Cuộc đánh cá bội thu: “kéo xoăn tay chùm cá nặng”.

+ Thành quả to lớn, con người lao động hân hoan: đàn cá trên thuyền lấp lánh loé sáng dưới ánh rạng đông, ngư dân xếp lưới, căng buồm trở về trong “nắng hồng”.

⇒ Ba khổ thơ cho thấy con người luôn có khát vọng chiến thắng, làm chủ thiên nhiên nhưng cũng vô cùng biết ơn thiên nhiên: Biển cho ta cá như lòng mẹ/ Nuôi lớn đời ta tự buổi nào.

- Nghệ thuật: ba khổ thơ trên có giọng thơ nhanh, dồn dập thể hiện sự hăng say lao động. Sử dụng nhiều động từ mạnh (lái, lướt, gõ, kéo) cho thấy hình ảnh khỏe khoắn của người lao động; tính từ chỉ màu sắc: vàng, bạc, hồng gợi sự tươi vui, ấm no.

Cảnh đoàn thuyền trở về

Tác giả sử dụng những hình ảnh giống cảnh đoàn thuyền ra khơi ở khổ 1: câu hát, mặt trời nhưng với những sắc thái mới:

- Ngư dân vẫn hát cùng gió khơi, bây giờ là khúc ca ăn mừng thành quả của một đêm lao động miệt mài.

- Đoàn thuyền vẫn đi thật nhanh, như “chạy đua cùng mặt trời” để về cho kịp phiên chợ buôn bán.

- Hình ảnh mặt trời mọc mang màu sắc mới, tươi vui, chiếu rọi lên thành quả lao động của ngư dân khiến nó càng trở lên rực rỡ: “Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi”.

c. Kết bài

Tổng kết giá trị bài thơ:

- Ca ngợi vẻ đẹp thiên nhiên, vẻ đẹp của con người lao động. Thiên nhiên cho con người nhiều của cải, con người cũng cần biết ơn thiên nhiên, con người và thiên nhiên là bạn đồng hành; thể hiện niềm tin, niềm vui trước cuộc sống mới, cuộc sống tự do lao động.

- Tác giả sử dụng kết hợp nhiều thủ pháp nghệ thuật đặc sắc.

0 phiếu
bởi minhnhatienthanh816 Cử nhân (4.7k điểm)

1. Mở bài

Giới thiệu tác giả Huy Cận và bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá”: Tác giả Huy Cận là một trong những nhà thơ tiêu biểu trong thời kì trước Cách mạng tháng Tám. Sau cách mạng, hòa bình lập lại, những trang thơ của ông tràn ngập hơi thở sức sống mới, trong đó có bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá”.

2. Thân bài

  • Phân tích hình ảnh đoàn thuyền ra khơi: Hình ảnh mặt trời lặn trên mặt biển đỏ rực như hòn than cũng là thời điểm ngư dân bắt tay vào công việc thường ngày.
  • Phân tích vẻ đẹp biển cả trong đêm ra khơi: Dưới bút pháp lãng mạn của nhà thơ khung cảnh hiện lên vừa thực, vừa ảo, vẻ đẹp của biển cả đã tạo nên sức mạnh và niềm vui cho người lao động, giúp cho ngư dân có niềm tin chinh phục thiên nhiên, làm chủ cuộc đời.
  • Phân tích công việc và tinh thần lao động của ngư dân: Người ngư dân đi đánh cá cũng như đi đánh trận thực sự, họ thăm dò bãi cá, tìm thế trận để giăng lưới sao cho trúng luồng cá để được bội thu. Cuộc sống của ngư dân đã bao đời gắn liền với biển cả, họ thuộc biển, thuộc bao loài cá.
  • Phân tích hình ảnh đoàn thuyền đánh cá trở về: Bóng dáng người ngư dân in trên nền trời hồng của rạng đông, họ choãi chân, nghiêng người và dồn hết sức mạnh vào đôi cánh tay kéo lên những mẻ lưới nặng trĩu.

3. Kết bài

Khẳng định giá trị của bài thơ: Có thể thấy, bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” là một bài ca lao động đầy hứng khởi và hào hùng, không chỉ ca ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên, biển cả mà còn ca ngợi những con người lao động trong thời kì mới, họ gan góc, cần cù và ngày đêm làm giàu cho đất nước.

Các câu hỏi liên quan

+1 thích
1 trả lời 31 lượt xem
Hãy so sánh hình ảnh "trăng " trong bài Đồng Chí và Đoàn thuyền đánh cá 
đã hỏi 19 tháng 5, 2023 trong Ngữ văn lớp 9 bởi tngnhatganh117 Cử nhân (3.3k điểm)
0 phiếu
1 trả lời 425 lượt xem
đã hỏi 7 tháng 5, 2022 trong Ngữ văn lớp 9 bởi Silent Cử nhân (3.9k điểm)
  • trung-bình
0 phiếu
2 câu trả lời 320 lượt xem
đã hỏi 5 tháng 5, 2020 trong Ngữ văn lớp 9 bởi Teemo- Tiến sĩ (19.6k điểm)
0 phiếu
2 câu trả lời 3.5k lượt xem
đã hỏi 5 tháng 5, 2020 trong Ngữ văn lớp 9 bởi Teemo- Tiến sĩ (19.6k điểm)
0 phiếu
1 trả lời 161 lượt xem
đã hỏi 5 tháng 5, 2020 trong Ngữ văn lớp 9 bởi Teemo- Tiến sĩ (19.6k điểm)
0 phiếu
2 câu trả lời 83 lượt xem
Viết dàn ý chi tiết bài cảnh ngày hè
đã hỏi 16 tháng 5, 2022 trong Ngữ văn lớp 9 bởi Khách
0 phiếu
2 câu trả lời 102 lượt xem
Lập dàn ý chi tiết phân tích bài thơ "Đồng chí".
đã hỏi 14 tháng 5, 2022 trong Ngữ văn lớp 9 bởi Khách
0 phiếu
2 câu trả lời 288 lượt xem
Viết dàn ý chi tiết phân tích khổ đầu bài "Tây tiến"
đã hỏi 26 tháng 5, 2022 trong Ngữ văn lớp 12 bởi Khách
0 phiếu
1 trả lời 76 lượt xem
Viết dàn ý chi tiết phân tích hình tượng nhân vật Lorca thể hiện qua bài thơ Đàn ghi ta của Lorca của Thanh Thảo?
đã hỏi 12 tháng 5, 2021 trong Ngữ văn lớp 12 bởi linhchi2002 Thần đồng (1.3k điểm)
0 phiếu
1 trả lời 75 lượt xem
Viết dàn ý chi tiết phân tích bài thơ Đàn ghi ta của Lorca của Thanh Thảo?
đã hỏi 12 tháng 5, 2021 trong Ngữ văn lớp 12 bởi linhchi2002 Thần đồng (1.3k điểm)

HOT 1 giờ qua

  1. nguyenmanh04102009212

    166 Điểm

  2. tnk11022006452

    160 Điểm

  3. hoconghung031007464

    80 Điểm

Phần thưởng hằng tháng
Hạng 1: 200.000 đồng
Hạng 2: 100.000 đồng
Hạng 3: 50.000 đồng
Hạng 4-10: 20.000 đồng
Bảng xếp hạng cập nhật 30 phút một lần
...