Chào mừng bạn đến với Selfomy Hỏi Đáp, hãy Hỏi bài tập hoặc Tham gia ngay
0 phiếu
trong Lịch sử lớp 6 bởi vathelahet Học sinh (265 điểm)
C1: chế độ cai trị của phong kiến phương bắc đối với nước ta từ thế kỉ I đến VI?

C2: vì sao nhà hán đưa người sang nước ta?

C3: chính sách thâm độc nhất của nhà hán đối với nước ta là gì? 

C4: kinh tế nước ta từ thế kỉ I đến VI? 

C5: khởi nghĩa lý bí( năm 542 đến 544)

C6: kinh tế văn hóa Chăm pa thế kỉ II đến X?

C7: khởi nghĩa hai bà trưng năm 40?
đã đóng

2 Trả lời

0 phiếu
bởi trucanhnguyen Tiến sĩ (26.1k điểm)

C1: chế độ cai trị của phong kiến phương bắc đối với nước ta từ thế kỉ I đến VI?

a. Chính trị:

- Vào thế kỉ I Giao Châu gồm 9 quận (6 quận của Nam Việt cũ và 3 quận của Âu Lạc.)

- Đầu thế kỷ III nhà ngô tách Châu Giao thành Quảng Châu (Trung Quốc) và Giao Châu (Âu lạc cũ)

- Nhà Hán trực tiếp nắm tới cấp huyện, hương xã do người Việt quản lý.

=> Thắt chặt bộ máy cai trị.

b. Kinh tế 

- Nhân dân ta phải đóng nhiều thứ thuế, nhất là thuế muối và sắt.

- Cống nạp sản vật quí, sản phẩm thủ công,...

c. Văn hóa 

- Đưa người Hán sang Giao Châu sinh sống.

- Bắt nhân dân ta học chữ Hán và sống theo phong tục của người Hán. 

=> Chúng đồng hóa nhân dân ta bằng nhiều cách. 

 


C2: vì sao nhà hán đưa người sang nước ta?

- Nhà Hán lại tiếp tục thi hành chính sách đưa người Hán sang nước ta vì: 
+ Để thực hiện mục đích đồng hóa nhân dân ta 
+ Xóa bỏ các phong tục, tập quán truyền thống để ép nhân dân ta phải học thuộc và chấp hành theo phong tục, tập quán của người Hán -> Đánh mất nếp sống của người Việt cổ. 
+ Xiết chặt việc quản lí các huyện, lộ, phủ và hoạt động sinh hoạt, giao lưu, buôn bán của người dân => Nắm bắt tình hình để xử lí kịp thời, ngăn chặn nhân dân ta nổi dậy đấu tranh, chống lại nhà Hán.

=> Tất cả những việc làm trên đều được thực hiện nhằm mục đích đồng hóa, cai trị dân tộc Việt và biến đất nước trở thành một bộ phận của các chính quyền phong kiến phương Bắc, làm cơ sở vững chắc để thống trị các quốc gia, đất nước khác. 


C3: chính sách thâm độc nhất của nhà hán đối với nước ta là gì? 

đồng hóa nhân dân ta về mọi mặt (cái này cô mk nói hoài ak)

C4: kinh tế nước ta từ thế kỉ I đến VI? 

Chính quyền đô hộ Hán nắm độc quyền về sắt và đặt các chức quan để kiểm soát gắt gao việc khai thác, chế tạo và mua bán đồ sắt.
Mặc dù bị hạn chế, nhưng nghề rèn sắt ở Giao Châu vẫn phát triển. 
Trong các di chỉ, mộ cổ thuộc thế kỉ I - VI, chúng ta đã tìm được nhiều đồ sắt. Về công cụ, có rìu, mai, cuốc, dao... ; về vũ khí, có kiếm, giáo, kích, lao...; về dụng cụ, có nồi gang, chân đèn và rất nhiều đinh sắt... Đến thế kỉ III, nhân dân ven biển đã dùng lưới sắt để khai thác san hô, ở miền Nam, người dân còn biết bịt cựa gà chọi bằng sắt.
Từ thế kỉ I, ở Giao Châu, việc cày, bừa do trâu, bò kéo đã phổ biến.
Theo Giao Châu kí, ở huyện Phong Khê (miền Vĩnh Phúc, Phú Thọ và Đông Anh - Hà Nội) có đê phòng lụt. sử cũ cũng nói Giao Châu có nhiều kênh, ngòi. Người ta đã biết trồng hai vụ lúa trong một năm : vụ chiêm và vụ mùa, lúa rất tốt.
Nông thôn Giao Châu có đủ loại cây trồng và chăn nuôi rất phong phú. Sách Nam phương thảo mộc trạng nói đến một kĩ thuật trồng cam rất đặc biệt của người châu Giao : để chống sâu bọ châm đục thân cây cam, người ta nuôi loại kiến vàng, cho làm tổ ngay trên cành cam... ; đó là kĩ thuật “dùng côn trùng diệt côn trùng”.
Bên cạnh nghề rèn sắt, nghề gốm cổ truyền cũng rất phát triển. Người ta đã biết tráng men và vẽ trang trí trên đồ gốm rồi mới đem nung, sản phẩm đồ gốm ngày càng phong phú về chủng loại, như nồi, vò, bình, bát, đĩa, ấm chén, gạch, ngói..., đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và xây dựng nhà cửa.
Cùng với các loại vải bông, vải gai, vải tơ..., người ta còn dùng tơ tre, tơ chuối để dệt thành vải. vải tơ chuối là đặc sản của miền đất Âu Lạc cũ, các nhà sử học gọi là “vải Giao Chỉ".
Các sản phẩm nông nghiệp và hàng thủ công không bị sung làm đồ cống nạp mà được đem trao đổi ở các chợ làng, ở những nơi tập trung đông dân cư như Luy Láu, Long Biên..., có cả người Trung Quốc, Gia-va, Ấn Độ... đến trao đổi buôn bán. Chính quyền đô hộ giữ độc quyền ngoại thương.

C5: khởi nghĩa lý bí( năm 542 đến 544)

https://hoc24.vn/ly-thuyet/bai-21-khoi-nghia-ly-bi-nuoc-van-xuan-542-602.1581/ (ko nêu rõ nên ko bt bn nhé
C6: kinh tế văn hóa Chăm pa thế kỉ II đến X?

Người Chăm biết sử dụng công cụ bằng sắt và dùng trâu, bò kéo cày. Nguồn sống chủ yếu của họ là nông nghiệp trồng lúa nước, mỗi năm hai vụ. Người Chăm còn làm ruộng bậc thang ở sườn đồi, núi. Họ sáng tạo ra xe guồng nước để đưa nước từ sông, suối lên ruộng và từ ruộng thấp lên ruộng cao. Họ còn trồng các loại cây ăn quả (cau, dừa, mít...) và các loại cây khác (bông, gai...). Nghề khai thác lâm thổ sản (trầm hương, ngà voi, sừng tê...), làm đồ gốm khá phát triển. Cư dân sống ven biển, ven sông có nghề đánh cá.
Người Chăm thường trao đổi, buôn bán với nhân dân các quận ở Giao Châu, Trung Quốc, Ấn Độ. Một số lái buôn Chăm còn kiêm nghề cướp biển và buôn bán nô lệ

Từ thế kỉ IV, người Chăm đã có chữ viết riêng, bắt nguồn từ chữ Phạn của người Ấn Độ.
Nhân dân Chăm theo đạo Bà La Môn và đạo Phật.
Người Chăm có tục hoả táng người chết, bỏ tro vào bình hoặc vò gốm rồi ném xuống sông hay xuống biển. Họ ở nhà sàn và cũng có thói quen ăn trầu cau.
Người Chăm đã sáng tạo ra một nền nghệ thuật đặc sắc, tiêu biểu là các tháp Chăm, đền, tượng, các bức chạm nổi...
Giữa người Chăm với các cư dân Việt ở Nhật Nam, cửu Chân và Giao Chỉ có mối quan hệ chặt chẽ từ lâu đời. Nhiều cuộc nổi dậy của nhân dân Tượng Lâm và Nhật Nam được nhân dân Giao Châu ủng hộ. Nhân dân Tượng Lâm và Nhật Nam cũng nổi dậy hưởng ứng cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng

C7: khởi nghĩa hai bà trưng năm 40?

bn ko nêu riox nên mk ko bt bn nhé 

 

0 phiếu
bởi

C1: chế độ cai trị của phong kiến phương bắc đối với nước ta từ thế kỉ I đến VI?

a. Chính trị:

- Vào thế kỉ I Giao Châu gồm 9 quận (6 quận của Nam Việt cũ và 3 quận của Âu Lạc.)

- Đầu thế kỷ III nhà ngô tách Châu Giao thành Quảng Châu (Trung Quốc) và Giao Châu (Âu lạc cũ)

- Nhà Hán trực tiếp nắm tới cấp huyện, hương xã do người Việt quản lý.

=> Thắt chặt bộ máy cai trị.

b. Kinh tế 

- Nhân dân ta phải đóng nhiều thứ thuế, nhất là thuế muối và sắt.

- Cống nạp sản vật quí, sản phẩm thủ công,...

c. Văn hóa 

- Đưa người Hán sang Giao Châu sinh sống.

- Bắt nhân dân ta học chữ Hán và sống theo phong tục của người Hán. 

=> Chúng đồng hóa nhân dân ta bằng nhiều cách. 

 


C2: vì sao nhà hán đưa người sang nước ta?

- Nhà Hán lại tiếp tục thi hành chính sách đưa người Hán sang nước ta vì:  
+ Để thực hiện mục đích đồng hóa nhân dân ta  
+ Xóa bỏ các phong tục, tập quán truyền thống để ép nhân dân ta phải học thuộc và chấp hành theo phong tục, tập quán của người Hán -> Đánh mất nếp sống của người Việt cổ.  
+ Xiết chặt việc quản lí các huyện, lộ, phủ và hoạt động sinh hoạt, giao lưu, buôn bán của người dân => Nắm bắt tình hình để xử lí kịp thời, ngăn chặn nhân dân ta nổi dậy đấu tranh, chống lại nhà Hán.

=> Tất cả những việc làm trên đều được thực hiện nhằm mục đích đồng hóa, cai trị dân tộc Việt và biến đất nước trở thành một bộ phận của các chính quyền phong kiến phương Bắc, làm cơ sở vững chắc để thống trị các quốc gia, đất nước khác. 


C3: chính sách thâm độc nhất của nhà hán đối với nước ta là gì? 

đồng hóa nhân dân ta về mọi mặt (cái này cô mk nói hoài ak) 

C4: kinh tế nước ta từ thế kỉ I đến VI? 

Chính quyền đô hộ Hán nắm độc quyền về sắt và đặt các chức quan để kiểm soát gắt gao việc khai thác, chế tạo và mua bán đồ sắt. 
Mặc dù bị hạn chế, nhưng nghề rèn sắt ở Giao Châu vẫn phát triển.  
Trong các di chỉ, mộ cổ thuộc thế kỉ I - VI, chúng ta đã tìm được nhiều đồ sắt. Về công cụ, có rìu, mai, cuốc, dao... ; về vũ khí, có kiếm, giáo, kích, lao...; về dụng cụ, có nồi gang, chân đèn và rất nhiều đinh sắt... Đến thế kỉ III, nhân dân ven biển đã dùng lưới sắt để khai thác san hô, ở miền Nam, người dân còn biết bịt cựa gà chọi bằng sắt. 
Từ thế kỉ I, ở Giao Châu, việc cày, bừa do trâu, bò kéo đã phổ biến. 
Theo Giao Châu kí, ở huyện Phong Khê (miền Vĩnh Phúc, Phú Thọ và Đông Anh - Hà Nội) có đê phòng lụt. sử cũ cũng nói Giao Châu có nhiều kênh, ngòi. Người ta đã biết trồng hai vụ lúa trong một năm : vụ chiêm và vụ mùa, lúa rất tốt. 
Nông thôn Giao Châu có đủ loại cây trồng và chăn nuôi rất phong phú. Sách Nam phương thảo mộc trạng nói đến một kĩ thuật trồng cam rất đặc biệt của người châu Giao : để chống sâu bọ châm đục thân cây cam, người ta nuôi loại kiến vàng, cho làm tổ ngay trên cành cam... ; đó là kĩ thuật “dùng côn trùng diệt côn trùng”. 
Bên cạnh nghề rèn sắt, nghề gốm cổ truyền cũng rất phát triển. Người ta đã biết tráng men và vẽ trang trí trên đồ gốm rồi mới đem nung, sản phẩm đồ gốm ngày càng phong phú về chủng loại, như nồi, vò, bình, bát, đĩa, ấm chén, gạch, ngói..., đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và xây dựng nhà cửa. 
Cùng với các loại vải bông, vải gai, vải tơ..., người ta còn dùng tơ tre, tơ chuối để dệt thành vải. vải tơ chuối là đặc sản của miền đất Âu Lạc cũ, các nhà sử học gọi là “vải Giao Chỉ". 
Các sản phẩm nông nghiệp và hàng thủ công không bị sung làm đồ cống nạp mà được đem trao đổi ở các chợ làng, ở những nơi tập trung đông dân cư như Luy Láu, Long Biên..., có cả người Trung Quốc, Gia-va, Ấn Độ... đến trao đổi buôn bán. Chính quyền đô hộ giữ độc quyền ngoại thương. 

C5: khởi nghĩa lý bí( năm 542 đến 544)

https://hoc24.vn/ly-thuyet/bai-21-khoi-nghia-ly-bi-nuoc-van-xuan-542-602.1581/ (ko nêu rõ nên ko bt bn nhé 
C6: kinh tế văn hóa Chăm pa thế kỉ II đến X?

Người Chăm biết sử dụng công cụ bằng sắt và dùng trâu, bò kéo cày. Nguồn sống chủ yếu của họ là nông nghiệp trồng lúa nước, mỗi năm hai vụ. Người Chăm còn làm ruộng bậc thang ở sườn đồi, núi. Họ sáng tạo ra xe guồng nước để đưa nước từ sông, suối lên ruộng và từ ruộng thấp lên ruộng cao. Họ còn trồng các loại cây ăn quả (cau, dừa, mít...) và các loại cây khác (bông, gai...). Nghề khai thác lâm thổ sản (trầm hương, ngà voi, sừng tê...), làm đồ gốm khá phát triển. Cư dân sống ven biển, ven sông có nghề đánh cá. 
Người Chăm thường trao đổi, buôn bán với nhân dân các quận ở Giao Châu, Trung Quốc, Ấn Độ. Một số lái buôn Chăm còn kiêm nghề cướp biển và buôn bán nô lệ

Từ thế kỉ IV, người Chăm đã có chữ viết riêng, bắt nguồn từ chữ Phạn của người Ấn Độ. 
Nhân dân Chăm theo đạo Bà La Môn và đạo Phật. 
Người Chăm có tục hoả táng người chết, bỏ tro vào bình hoặc vò gốm rồi ném xuống sông hay xuống biển. Họ ở nhà sàn và cũng có thói quen ăn trầu cau. 
Người Chăm đã sáng tạo ra một nền nghệ thuật đặc sắc, tiêu biểu là các tháp Chăm, đền, tượng, các bức chạm nổi... 
Giữa người Chăm với các cư dân Việt ở Nhật Nam, cửu Chân và Giao Chỉ có mối quan hệ chặt chẽ từ lâu đời. Nhiều cuộc nổi dậy của nhân dân Tượng Lâm và Nhật Nam được nhân dân Giao Châu ủng hộ. Nhân dân Tượng Lâm và Nhật Nam cũng nổi dậy hưởng ứng cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng 

C7: khởi nghĩa hai bà trưng năm 40?

Mình không biết câu này nhé

 

Các câu hỏi liên quan

0 phiếu
0 câu trả lời
Tại sao nói thức ăn mùn hữu cơ hạn chế nhiễm bẩn môi trường ? khó quá? giúp với nhe? Ai trả lời nhanh nhất và đúng thì mình bình chọn làm câu trả lời hay nhất
đã hỏi 4 tháng 2, 2017 trong Công nghệ lớp 7 bởi hmngoc Học sinh (384 điểm)
+1 thích
2 câu trả lời
tìm x  4. (x-l-7l ) -3 (x-2)= l8l.3-25  
đã hỏi 18 tháng 1, 2017 trong Toán lớp 6 bởi Khách
0 phiếu
1 trả lời
các chính quyền đô hộ phong kiến trung quoc thuong dung thủ đoạn boc lot ve kinh te cung am muu dog hóa ve van hoa. trải qua hon 10TK, chung da ko thực hiện được ý đồ đen tối đó. đời sống king tế, văn hóa của nhân dân ta vẫn từng bước tiến lên. lấy dẫn chứng điều đó ... công nghiệp b)văn hóa -tiếng nói -phong tục tập quán c) em hãy thử nêu nhận xét của em về sức sống mãnh liệt của nền văn hóa VN
đã hỏi 11 tháng 4, 2017 trong Lịch sử lớp 6 bởi Mai Đức Hùng Học sinh (298 điểm)
+1 thích
0 câu trả lời
1, Cân nặng của 20 bạn như sau:   32 30 32 28 31 32 32 31 28 31 36 32 36 30 28 30 31 45 31 32 a,lập bảng tần số tìm trung bình cộng , tìm mốt của dấu hiệu  b,nếu chọn 1 bạn ngẫu nhiên trong lớp thì bạn ấy bao nhiêu ki-lô-gam
đã hỏi 23 tháng 1, 2019 trong Toán lớp 7 bởi ktoan456123 Học sinh (99 điểm)
0 phiếu
1 trả lời
Vì sao dế mèn lại trêu chị Cốc? Phân tích diễn biến tâm lý của dế mèn trong tình huống này? Trước cái chết của dế choắt, dế mèn nghĩ gì
đã hỏi 1 tháng 1, 2017 trong Ngữ văn lớp 6 bởi Cô'ss Chủ'ss Nhỏ'ss Học sinh (481 điểm)
0 phiếu
1 trả lời
Chứng minh chính sahcs đồng hóa của bọn phong kiến phương bắc là chính sách thâm hiểm nhất ?
đã hỏi 26 tháng 6, 2020 trong Lịch sử lớp 6 bởi thangthuy134763 Học sinh (21 điểm)
0 phiếu
3 câu trả lời
Khối lượng là gì? Dụng cụ đo, đơn vị khối lượng. >>>Lực là gì? Thế nào là hai lực cân bằng.<<<<</span> Trọng lực là gì? Nêu phương và chiều của trọng lực? Viết công thức tính khối lượng riêng? Đơn vị của khối lượng riêng. Nói KLR của thủy ngân là 1360kg/m khối điều đó có ý nghĩa gì?. ... lời đủ 4 yếu tố nhanh-gọn-lẹ-đúng (KLR: khối lượng riêng)                              CHÚC CÁC BẠN HỌC GIỎI
đã hỏi 30 tháng 12, 2016 trong Vật lý lớp 6 bởi Kẹo Bông Học sinh (226 điểm)
  • vat-ly-lop-6
+2 phiếu
2 câu trả lời
1. Keeping calm is the secret of passing your test ---> as long as 2. When I told my father about the broken window, he was really angry ---> On 3. It is very difficult for us to get to the village to hight ---> we find 4. Unless she is ... exerscise is good for you( be) --->Exercise________ for you 10.By chance I saw your brother yesterday( happened) --->I __________ your brother yesterday
đã hỏi 30 tháng 3, 2019 trong Tiếng Anh lớp 8 bởi vuthuthuy261 Học sinh (7 điểm)
0 phiếu
1 trả lời
ĐẶT CÂU HỎI PHẦN IN ĐẬM 1. Viet doesn't want to go to my house because he has too many assignments.  2. Lien's brother is practicing the guitar now.  3. My uncle and I go to the tennis club once a week.  4. We are going to visit the Natural Science Museum next ... the computer games.  19. Her son is going to invent a new game.  20. It is only fine hundred meters from Viet's house to the arcade.
đã hỏi 16 tháng 7, 2017 trong Tiếng Anh lớp 7 bởi Nakamura Yukiko Học sinh (357 điểm)
0 phiếu
2 câu trả lời
Giá trị của biểu thức A = 1/1x2 + 1/2x3 + 1/3x4 + ..... + 1/9x10
đã hỏi 5 tháng 6, 2017 trong Toán lớp 7 bởi ༻✿๖ۣۜ Sakura✿༻ Thạc sĩ (5.9k điểm)

HOT 1 giờ qua

  1. monmon70023220

    696 Điểm

  2. Darling_274

    215 Điểm

  3. minhquanhhqt160

    173 Điểm

  4. tngnhatganh117

    94 Điểm

Phần thưởng hằng tháng
Hạng 1: 200.000 đồng
Hạng 2: 100.000 đồng
Hạng 3: 50.000 đồng
Hạng 4: 20.000 đồng
Phần thưởng bao gồm: mã giảm giá Shopee, Nhà Sách Phương Nam, thẻ cào cùng nhiều phần quà hấp dẫn khác sẽ dành cho những bạn tích cực nhất của tháng. Xem tại đây
Bảng xếp hạng cập nhật 30 phút một lần
...