Chào mừng bạn đến với Selfomy Hỏi Đáp, hãy Hỏi bài tập hoặc Tham gia ngay
+1 thích
1.7k lượt xem
trong Ngữ văn lớp 8 bởi
đã đóng bởi trannhat900 ● Ban Quản Trị
Sau khi đọc xong tác phẩm "tắt đèn" của Ngô Tất Tố, nhà nghiên cứu phê bình Vũ Ngọc Phan nhận xét: "cái đoạn chị Dậu đánh nhau với tên cai lệ là một đoạn tuyệt khéo." Em hiểu ý kiến đó như thế nào? Hãy phân tích những nét đặc sắc nghệ thuật của đoạn văn để chứng minh.
đã đóng

1 Câu trả lời

+2 phiếu
bởi ๖ۣۜAngelica (-13,611 điểm)

"Cái đoạn chị Dậu đánh nhau với tên cai lệ là một đoạn tuyệt khéo", đó là lời bình luận của nhà văn Vũ Ngọc Phan về tiểu thuyết "Tắt đèn" của Ngô Tất Tố. "Tắt đèn'' có nhiều điểm rất hay, rất khéo; có nhiều trang làm xúc động lòng người. Trong đồ có cảnh "Tức nước vỡ bờ” một trang văn "tuyệt khéo", giàu kịch tính như một màn bi hài kịch. Có tiếng khóc, tiếng rên. Có tiếng chửi, có tiếng van xin, có lời thách thức. Có cảnh đánh nhau giữa người đàn bà lực điền với tên cai lệ.

Phân tích:

Trước tình thế đó, chị phải chọn một trọng hai sự lựa chọn: một là tiếp tục nhẫn nhịn, để yên cho bọn tay sai giày xéo; hai là đứng dậy chống lại bọn chúng, cứu người chồng của mình. Chị chọn con đường: vùng dậy chống trả quyết liệt.

   + Lúc đầu: van xin thiết tha, xưng hô: ông-cháu

   -> Ban đầu chị cố kìm nén, nhún nhường, nhẫn nhục chịu đựng, kể cả khi bị chửi mắng, sỉ nhục. Bởi tình thế lúc đó chị chỉ biết thiết tha cầu xin. Trước mặt chị là hai tay sai hung hãn, tàn bạo, mang danh người của thời phong kiến lúc bấy giờ.

    + Sau đó: chị liều mạng cự lại

- Đấu lí: "Chồng tôi đau ốm, các ông không được phép hành hạ"

-> Đưa ra một đạo lí tự nhiên, nguyên tắc tối thiểu. Xưng hô ngang hàng: ông-tôi

-"Mày trói chồng bà đi, bà cho mày xem"

-> Cách xưng hô hoàn toàn thay đổi: mày-bà đã đưa chị lên tư thế của kẻ bề trên, đè bẹp uy thế đối phương và lời thách thức đầy quyết liệt.

- Đấu lực:

     + Với tên cai lệ: túm cổ, ấn dúi ra cửa, khiến hắn ngã chỏng quèo

     +Với người nhà lí trưởng: nắm được gậy, giằng co, đu đẩy nhau, áp vào nhau....

-> Tình thế hoàn toàn đảo ngược bằng NT miêu tả sinh động. Nó diễn tả chị Dậu vừa ra tay đã nhanh chóng biến hai tên tay sai hung hãn trở thành những kẻ bị trừng trị một cách thàm hại.

==> "Tức nước vỡ bờ" quả là "một đoạn tuyệt khéo". Nhờ vậy, nhà văn đã dựng lên hình ảnh một người phụ nữ nông dân đầy sức mạnh, dám bứt phá để đòi quyền sống trong cái xã hội ngột ngạt đầy rẫy áp bức bất công. Cái khéo của Ngô Tất Tố là đã khêu một tia lửa lóe lên giữa bóng đêm phủ chụp "Tắt đèn". Và nói như Nguyễn Tuân, lúc ấy Ngô Tất Tố đã “xui người nông dân nổi loạn”.

Các câu hỏi liên quan

0 phiếu
1 trả lời 609 lượt xem
+2 phiếu
2 câu trả lời 3.8k lượt xem
0 phiếu
3 câu trả lời 12.7k lượt xem
đã hỏi 14 tháng 1, 2017 trong Ngữ văn lớp 6 bởi đỗ Hoài Thương
0 phiếu
2 câu trả lời 3.8k lượt xem
Các phương pháp làm chín thực phẩm trong nước? Cho ví dụ ?
đã hỏi 16 tháng 4, 2017 trong Công nghệ lớp 6 bởi Đinh Tiến Luân Cử nhân (2.9k điểm)
+2 phiếu
7 câu trả lời 11.6k lượt xem
+3 phiếu
15 câu trả lời 11.6k lượt xem
0 phiếu
1 trả lời 400 lượt xem
+1 thích
2 câu trả lời 118 lượt xem
Tác giả của truyện Tắt đèn là ai?
đã hỏi 7 tháng 4, 2019 trong Ngữ văn lớp 8 bởi minhsd097 Học sinh (96 điểm)

HOT 1 giờ qua

  1. luckyyhappyy07687

    310 Điểm

  2. PTG

    294 Điểm

  3. tnk11022006452

    169 Điểm

  4. minhquanhhqt160

    128 Điểm

Phần thưởng hằng tháng
Hạng 1: 200.000 đồng
Hạng 2: 100.000 đồng
Hạng 3: 50.000 đồng
Hạng 4: 20.000 đồng
Phần thưởng bao gồm: mã giảm giá Shopee, Nhà Sách Phương Nam, thẻ cào cùng nhiều phần quà hấp dẫn khác sẽ dành cho những bạn tích cực nhất của tháng. Xem tại đây
Bảng xếp hạng cập nhật 30 phút một lần
...