Chào mừng bạn đến với Selfomy Hỏi Đáp, hãy Hỏi bài tập hoặc Tham gia ngay
+4 phiếu
245 lượt xem
trong Sinh học lớp 6 bởi lehieuvts Học sinh (9 điểm)
Nêu biện pháp tiêu diệt cỏ dại và cơ sở khoa học của biện pháp đó?

 

2 Trả lời

+2 phiếu
bởi manh7a1 ● Ban Quản Trị Tiến sĩ (18.9k điểm)
1. Phân loại cỏ dại

Cỏ dại có rất nhiều loài với nhiều đặc tính rất khác nhau, tuy nhiên chúng vẫn có những đặc điểm giống nhau. Dựa vào những đặc tính này, chúng ta có thể phân loại cỏ dại theo nhiều cách (theo chu kỳ sinh trưởng, theo hình thái, theo đặc điểm thực vật)

1.1. Phân loại theo chu kỳ sinh trưởng: Theo cách phân loại này ta thấy có hai nhóm cỏ: cỏ hàng năm và cỏ lău năm.

- Cỏ hàng năm: là các loại cỏ hoàn thành vòng đời (từ hạt đến nảy mầm ra hoa tạo hạt) trong một hoặc hai mùa canh tác trong một năm. Các loại cỏ này thường chết vào mùa khô sau khi hoàn thành vòng đời của chúng.

- Cỏ lâu năm: là những loại cỏ sống lâu hơn một năm. Loại cỏ này rất khó diệt vì có thân ngầm hoặc thân bò trên mặt đất, có bộ rễ, củ phát triển sâu, khả năng sinh sản vô tính mạnh.

1.2. Phân loại theo hình thái: Theo kiểu phân loại hình thái, ta có cỏ lá hẹp (còn gọi là cỏ một lá mầm) và cỏ lá rộng (còn gọi là cỏ hai lá mầm)

- Cỏ một lá mầm: có những đặc tính chung như: lá hẹp, dày, mọc xiên, mặt lá có lông, rễ thường là rễ chùm, ăn nông, đỉnh sinh trưởng được bọc kín trong bẹ lá. Tuy nhiên, trong nhóm này cũng có một số loại cỏ có đặc tính hơi khác như cỏ cói lác lá hẹp nhưng mềm, mỏng và trơn.

- Cỏ hai lá mầm: thường có lá rộng, nằm ngang, mỏng và mềm; rễ thường là rễ cọc, ăn sâu, đỉnh sinh trưởng để lộ ra ngoài.

1.3. Phân loại theo đặc điểm thực vật:

- Nhóm cỏ hoà bản: cỏ có bản lá hẹp, dài, gân phụ song song với gân chính chạy dài từ đầu lá tới cổ lá. Thân: Thường tròn và bọng ruột, lá mọc cách, đính trên thân theo hai hàng. Rễ: thường là rễ chùm, ăn nông.

- Nhóm cỏ chác lác: lá hẹp nhưng ngắn hơn cỏ hoà bản, thân thường đặc ruột có góc cạnh tam giác, lá đính trên thân theo ba hàng kiểu xoắn óc.

- Nhóm cỏ lá rộng: lá rộng, nằm ngang, mọc đối, mặt lá ít lông, gân lá sắp xếp theo nhiều kiểu hình khác nhau.

2. Tác hại của cỏ dại

- Làm giảm năng suất và phẩm chất của cây trồng: do có bộ rễ phát triển rất mạnh, phần lớn được phân bố ở lớp đất mặt nên dễ dàng cạnh tranh với cây trồng về dinh dưỡng, ánh sáng và nước làm cho cây trồng không đủ điều kiện sinh sống nên sinh trưởng và phát triển kém, cho năng suất thấp, phẩm chất nông sản giảm.

- Là ký chủ của sâu bệnh: Các cây cỏ dại cùng họ có những đặc điểm giống cây trồng là những ký chủ phụ rất tốt cho sâu bệnh.

-  Làm tăng chi phí sản xuất: như tốn công làm cỏ, diệt cỏ bằng hoá chất …

3. Cách phòng trừ cỏ dại

3.1. Biện pháp phòng:

- Không để cỏ tạo hạt trên ruộng

- Sử dụng giống không lẩn hạt cỏ

- Vệ sinh nông cụ sạch cỏ trước khi sử dụn

- Dùng phân hữu cơ đã hoai ủ

- Dùng lưới chắn hạt cỏ khi cho nước vào ruộng.

3.2. Biện pháp trừ:

- Có thể nhổ cỏ bằng tay, làm đất, sử dụng nước thích hợp vào dùng thuốc hoá học. Hiện nay, việc sử dụng thuốc hoá học để diệt trừ cỏ được coi là biện pháp hữu hiệu nhất vì nó tiết kiệm được công lao động, có thể sử dụng nhanh chóng trên diện rộng và được sử dụng ở nhiều thời điểm khác nhau, không cực nhọc, vất vả như các biệp pháp làm cỏ khác.

4. Phân loại thuốc trừ cỏ

- Thuốc trừ cỏ tiền nảy mầm: tức phun thuốc khi cỏ chưa mọc hoặc mới mọc được một lá, loại thuốc này phải phun sớm sau khi sạ lúa khoảng 1-3 ngày, cần trang bằng mặt ruộng và đất đủ ẩm. Sau phun vài ngày cho nước vào ruộng (1-3 ngày), không để ruộng khô sau khi phun thuốc. Một số loại trên thị trường như: Venus 300EC, Bebu 30WP…

- Thuốc trừ cỏ hậu nảy mầm: tức dùng thuốc khi cỏ đã mọc ra lá (cỏ có từ 2-7 lá tương ứng với lúa sạ được 7-20 ngày ). Loại thuốc này được lá cỏ hấp thu vào bên trong, do đó khi sử dụng, ruộng phải tháo cạn nước để lá cỏ tiếp xúc được với thuốc. Phun thuốc xong 1-3 ngày cho nước vào ruộng (không để nước ngập ngọn lúa) và giử mực nước trong ruộng phù hợp với giai đoạn sinh trưởng của lúa ( Pyanchor 3EC sử dụng khi lúa được 7-20 ngày sau sạ , Pyanplus 6EC từ 10-14 ngày sau sạ…)

- Thuốc trừ cỏ hậu nảy mầm sớm: tức dùng thuốc khi cỏ đã mọc ra lá nhưng còn nhỏ (cỏ có từ 1- 3lá ) tương ứng lúa 3-7 ngày sau sạ. Sử dụng thuốc loại này rất có hiệu quả vì được cỏ hấp thu vừa qua lá vừa qua rễ. Loại sản phẩm này, có thể phun hoặc trộn với đất, phân bón để rải vào ruộng có nước xăm xấp (Star 10WP…)

5. Một số loại thuốc trừ cỏ cho lúa

Pyanchor 3EC

- Đặc điểm kỹ thuật

+ Hoạt chất Pyribenzoxi

+ Tác dụng chọn lọc, hậu nảy mầm, an toàn cho lúa

+ Xâm nhập vào cỏ chủ yếu qua lá

- Đối tượng phòng trừ: diệt cỏ hòa bản, năn lác và lá rộng như lồng vực, đuôi phụng trên lúa

- Cách sử dụng:

Sự dụng từ 8-20 ngày sau sạ hoặc cấy, tốt nhất là dùng từ 8-12 ngày sau sạ (cỏ mọc 2-3 lá); trừ cỏ đuôi phụng thì liều lượng cao hơn, phun sớm hơn

- Các lưu ý:

+ Phun đủ lượng nước và phun kỹ đảm bảo thuốc tiếp xúc đều với cỏ

+ Ruộng tương đối bằng phẳng. Khi phun tháo cạn nước đủ ẩm

+ Sau phun 1-3 ngày cho nước vào và giữ 3-5 ngày. Sau phun 4h trời mưa không cần phun lại

Pyan Plus 6EC

- Đặc điểm kỹ thuật:

+ Hoạt chất Pyribenzoxim, Fenoxaprop – P- Ethyl

+ Phổ tác dụng rộng, có tính chọn lọc

+ Diệt trừ được các loại cỏ sau khi đã mọc hết

- Đối tượng phòng trừ: phòng trừ các loại cỏ: đuôi phụng, lồng vực, cháo, chác cho Lúa

- Cách sử dụng: phun từ 7-12 ngày sau sạ (cỏ mọc 2-3 lá)

- Các lưu ý: rút cạn nước ruộng hoặc đủ ẩm, sau phun 1-2 ngày cho nước vào ruộng và giữ chế độ nước

Star 10WP

- Đặc điểm kỹ thuật:

+ Hoạt chất Pyrazosulfuron Ethyl

+ Tác động nội hấp, xâm nhập vào cây cỏ qua lá, rễ

+ Tác dụng hậu nảy mầm sớm (cỏ 1-3 lá

+ Tính chọn lọc cao

- Đối tượng phòng trừ: diệt trừ cỏ lá rộng và hẹp trên ruộng lúa

- Cách sử dụng: phun khi 3-10 ngày sau sạ

- Các lưu ý:

+ Khi phun ruộng cần có nước xăm xắp hoặc đủ ẩm, sau khi phun giữ nước ruộng2-3 ngày

+ Có thể trộn với đất bột, cát hoặc phân bón để rải; khi rải ruộng cần có nước

+ Ruộng có nhiều cỏ đuôi phụng cần dùng liều cao và phun sớm 3-5 ngày.

 
+1 thích
bởi diemcute365 Học sinh (46 điểm)

Biện pháp sinh học phòng trừ cỏ dại

NỘI DUNG CHÍNHKHÁI NIỆM CỎ DẠI VÀ TÁC HẠICÁC BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪACÁC BIỆN PHÁP SINH HỌC

1. KHÁI NIỆM, TÁC HẠI

Cỏ dại là những loài thực vật bản địa hay ngoại lai sinh trưởng, phát triển ngoài ý muốn của con người. Sự hiện diện của chúng gây khó chịu và cản trở các hoạt động của con người hoặc ảnh hưởng bất lợi đến lợi ích của họ.Tác hại của cỏ dại.Làm giảm năng suất cây trồng, gia tăng chi phí sản xuất.Ảnh hưởng đến chất lượng nông sảnức chế sự sinh trưởng, phát triển của các loài thực vật khácCỏ dại là kí chủ của sâu bệnh và chuột.Giảm hiệu quả của quá trình thu hoạch.Ảnh hưởng đến sức khỏe gia súc .Ảnh hưởng đến sức khỏe con người.Gây ô nhiễm và cản trở nguồn nước.Ảnh hưởng đến công nghiệp và các công trình công cộng.Gây thiệt hại cho rừng và các sản phẩm làm bằng gỗ.

2. CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA CỎ DẠI

Kiểm dịch thực vật là biện pháp sử dụng công cụ pháp luật để kiểm tra hàng hóa lưu thông giữa các vùng, miền, quốc gia nhằm cách ly và ngăn ngừa sự lây lan của các loài cỏ độc hại. Các loài Cỏ ma ký sinh S.a (Striga angustifolia), Cỏ ma ký sinh S.l (Striga asiatica), Tơ hồng Nam (Cuscuta australis), Tơ hồng Trung Quốc (Cuscuta chinensis) là các loài cỏ tuy chỉ mới xuất hiện ở một vài nơi trên lãnh thổ của nước ta nhưng khá nguy hiểm, do vậy việc kiểm tra hàng hóa lưu thông nhằm phát hiện và cách ly các lô hàng có lẫn các loài cỏ này là một việc làm hết sức cần thiết nhằm làm hạn chế sự lây lan của chúng sang các vùng khác.

 1. Sản xuất hạt giống không lẫn cỏ dại 

Cần áp dụng mọi biện pháp để duy trì tình trạng hoàn toàn sạch cỏ cho ruộng nhân giống. Tập quán giữ lại một phần nông sản trong vụ để làm giống cho vụ sau cần phải hủy bỏ hoàn toàn.

2. Loại bỏ hạt cỏ khỏi hạt giống cây trồng Công việc tách bỏ hạt cỏ ra khỏi giống cây trồng cần phải được tiến hành trước khi tồn trữ hạt và trước khi gieo trồng. Các hạt cỏ sau khi được tách ra cần phải đem đi thiêu thủy bằng xăng hoặc dầu, không được để hạt cỏ tiếp xúc đất trong mọi trường hợp. Áp dụng các biện pháp sau:

 • Không dùng các loại cỏ sinh sản vô tính làm chất độn chuồng hoặc trộn thêm vào các phân khác nếu các biện pháp tiếp theo không đủ để tiêu diệt sức sống của chúng.

 • Không sử dụng các loài cỏ sinh sản hữu tính đã ra hoa, kết hạt làm nguyên liệu chế bíên phân bón.

 • Các loại thức ăn gia súc nếu có lẫn hạt cỏ dại thì phải nấu chín.

 • Ủ phân kĩ trong vòng 4 – 5 tháng ở nhiệt độ 50 – 60oC để tiêu diệt hạt cỏ lẫn trong đống phân ủ. 

• Sử dụng các hóa chất như aerocyan amide (70% hydrated lime + 20.6% N2), methan, ammonium thiocyanate để tiêu diệt hạt cỏ trong đống phân ủ. Hoạt tính của các chất này sẽ biến mất trong vòng 6 – 8 tuần.

 • Ngăn không cho gia súc di chuyển từ vùng ruộng nhiều cỏ sang vùng ruộng sạch cỏ. 

• Hạn chế sự di chuyển của máy móc và công cụ sản xuất trong thời gian hạt cỏ có khả năng lây lan. 

• Thiết lập các con đường nhỏ dọc theo đường di chuyển của máy móc, công cụ sản xuất (đối với quy mô sản xuất lớn). 

• Rửa dụng cụ và phương tiện trước khi di chuyển chúng ra khỏi khu vực nhiễm cỏ. 

• Không đưa máy móc, nông cụ vào hoạt động trên đồng ruộng của mình nếu chúng chưa được vệ sinh sạch mầm mống cỏ dại. Cách tốt nhất là thường xuyên phát quang bờ bụi hoặc sử dụng thuốc trừ cỏ Glyphosan 480 DD (thuốc trừ cỏ nội hấp, hậu nảy mầm, không chọn lọc) để xử lý các khu vực này. Cần theo dõi đồng ruộng thường xuyên để phát hiện sớm và xử lý kịp thời các loài cỏ lạ mới xuất hiện trên đồng ruộng. Khi phát hiện các loài cỏ lạ cần đào gốc lên và diệt triệt để, tránh lây lan

3. QUẢN LÝ CỎ DẠI BẰNG BIỆN PHÁP SINH HỌC

 Côn trùng diệt cỏ là tác nhân sinh học được sử dụng rộng rãi để kiểm soát nhiều loài cỏnguy hiểm trên thế giới. Thành công đầu tiên của tác nhân sinh học trong việc diệt trừ cỏ dại được biết đến vào năm 1902 trên cây trâm ổi (ngũ sắc Lantana camara) tại đảo Hawaii. ấu trùng của Crocidosema lantanađục vào trong cuống hoa, nằm trên đế của cụm hoa và ăn hoa ấu trùng của ruồi ăn hạt Agromyza lantanaăn quả và làm cho quả khô để hạn chế chim mang hạt đi phát tán nơi khác ấu trùng của bướm Thecla echion và Thecla bazochi phá hủy hoa ngăn không cho cây kết hạt, giảm khả năng sinh sản. cây trâm ổi (ngũ sắc Lantana camara) loài xương rồng Opuntia sppbướm sâu đục thân Cactoblastiscactorumrệp sáp Dactylopius opuntiae Ấu trùng của Cactoblastis cactorum đào hầm bên trong thân cây và phá hủy toàn bộ các bộ phận trên mặt đất thâm nhập và gây hại các bộ phận dưới mặt đất tạo điều kiện dễ dàng cho nấm và vi khuẩn tấn công tiêu diệt xương rồng. Cỏ dạiCôn trùngDây tơ hồng Cuscuta sppruồi Melanagromyza cuscutae (kí sinh chuyên tính trên các loài xương rồng), mọt Smicronyx cuscutae và Acro-clita spp. cỏ saphony Clidemia hirta bọ trĩ Liothrips urichi và sự cạnh tranh của các loài thực vật khácCỏ lào (yên bạch Eupatorium adenophorum)muỗi Mexico tạo mụn cây (gall fly) Procecidochares utilisCây mai dươngsâu đục thân Carmenta mimosa cây lục bình Eichornia crassipes. bọ cánh cứng Neochetina bruchi Cỏ dại trong vườn cây đa niên có thể được kiểm soát bằng phương pháp thả nuôi gia cầm. Việc sử dụng 1000 – 1.500 con vịt/ha trong hệ thống canh tác lúa vịt cho hiệu quả phòng trừ cỏ dại cao hơn so với công thức xử lý thuốc diệt cỏ 2 lần/vụ. Hiện nay, tại các nước Đông Nam Á, người ta đã nghiên cứu, phân lập và đánh giá được tiềm năng trừ cỏ của nhiều chủng nấm trên các đối tượng cỏ dại khác nhaunấm Exoserohilum monoseras được coi là có triển vọng nhất. Ở dạng thương phẩm dầu hay bột khô với nồng độ bào tử trên 2,5.107 nấm này có thể trừ được trên 90% 3 loài cỏ lồng vực trong khi lúa non chi bị chết khi nồng độ bào tử là 5.107Nấm Alternaria sp cũng được coi là có triển vọng để trừ cỏ ớt Monochoria invisa. Người ta đã phân lập được nhiều loài nấm kí sinh trên cỏ. + Cây keo dậu có thể bị tiêu diệt khi chích dung dịch bào tử nấm Cephalosporious sp. + Nấm Rhizoctonia sp. gây cháy lá trên lục bình cũng được nghiên cứu để kiểm soát loài cỏ dại này. Thuốc diệt cỏ sinh học thường là vi sinh vật gây bệnh có trong tự nhiên được phân lập, nuôi cấy và nhân lên với số lượng lớn để áp dụng cho các loài cỏ mà con người định kiểm sóat. Hiện có 4 loại thuốc diệt cỏ sinh học đã được đang kí tên thương mại và sử dụng rộng rãi là:Thuốc diệt cỏ sinh họcĐối tượng phòng trừDeVine ® (Phytophthora palmivora) cỏ Morrenia odarata trên vườn cam COLLEGO ® (Colletotrichum gloesporioides) cỏ Aeschynomena virginica trên lúa và đầu nànhBIOMAL ® (Colletotrichum gloeosporioides var. malva) lòai Malva pusilla Dr.Biosedge (Puccinia canalicuta)cỏ năng ngọt Cyperus esculentus L. Có nhiều loài cây trồng nảy mầm nhanh, tán lá phát triển rộng, hiệu suất quang hợp cao có thể cạnh tranh hiệu quả với cỏ dại, chẳng hạn như cây đậu bò (cowpea), cỏ linh lăng (Medicago sativa L.), cỏ ba lá Ai Cập (Trifolium alexandrinum L.) Có những loài cỏ cạnh tranh mạnh, mọc rất nhanh và ít nguy hiểm cho con người hơn các loài cỏ khác được trồng và tạo điều kiện để lấn át các loài cỏ nguy hiểm hơn. Ví dụ: cỏ năng (Eleocharis acicilaris) thân thấp, mọc nhanh, có khả năng lấn át các loài cỏ nguy hiểm khác, thường được dùng để trồng lát đáy mương.Cỏ năngCỏ đầu bòCỏ ba lá Ai Cập Đây là biện pháp sử dụng các loại cây phân xanh để trồng xen hoặc thuần để phủ kín mặt đất nhằm hạn chế cỏ dại. Phương pháp này mang lại một số lợi ích sau: - Hạn chế sự sinh trưởng và phát triển của cỏ dại - Cung cấp chất hữu cơ và muối khoáng cho đất - Phòng chống xói mòn trên đất dốc Các loại cây dùng làm thảm thực vật phải có các đặc điểm sau: - Sinh trưởng nhanh, mau che kín mặt đất - Không gây ảnh hưởng xấu đến cây trồng - Có thể bị tiêt diệt dễ dàng, nhanh chống khi cần thiết - Có hệ thống rễ chùm - Thân đứng nhưng không quá cao để có thể thích hợp với nhiều cây trồng; loại thân đứng áp dụng đối với đất ẩm và ít cỏ dại hơn - Thân bò che phủ kín mặt đất áp dụng nơi đất khô, xói mòn và cỏ dại nhiều - Thân không có ngọn cuốn vào cây làm ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây - Lá nhiều, nằm ngang để che phủ mặt đất - Hàm lượng nước trong thân lá cao - Cây dễ bị tiêu diệt và phân giải nhanh thành dưỡng chất cây trồng có thể đồng hóa được: Đậu ma,Đậu lông,Thài lài trắng. Cây kí chủ đặc thù: tác nhân chỉ diệt cây kí chủ đặc thù mà không phá hoại các cây khác, đặc biệt là các cây có giá trị kinh tế.

 • Có khả năng thích ứng với môi trường sống mới: tác nhân phải tồn tại được ở môi trường sống mới kể cả việc chóng lại các kí sinh và thiên địch của chúng một cách thành công

 • Sinh vật dùng để diệt cỏ phải có khả năng sống tiềm sinh được trong một thời gian nhất định khi nguồn thực phẩm của chúng là cỏ dại bị diệt và khối lượng giảm xuống đến mức thấp.

• Tiêu diệt nhanh và hiệu quả đối tượng cần diệt: các sinh vật ăn bông, hạt và đục vào thân hiệu quả hơn các sinh vật ăn lá. Tuy nhiên, đối với cỏ đa niên, việc ăn lá, rễ, củ tỏ ra hiệu quả không kém. Dễ nhân giống: tác nhân diệt cỏ phải được nhân lên dễ dàng để có một số lượng lớn phục vụ yêu cầu diệt cỏ.• Tác nhân diệt cỏ có thể diệt các cây có ích

 • Tác nhân diệt tốt một loài cỏ, nhưng cỏ đó được công nhận là cỏ ở nơi này, còn nơi khác thì lại là cây có ích

 • Thành công của tác nhân sinh học trong việc kiểm soát cỏ dại cho tới nay mới chỉ giới hạn chủ yếu ở các vùng đất không phải là đất nông nghiệp. Nhìn chung, biện pháp kiểm soát sinh học cỏ dại còn đang được xem xét một cách khá dè dặt vì:

 • Sự rủi ro rất lớn so với cơ hội thành công 

• Khả năng di chuyển của các tác nhân trừ cỏ sinh học từ những vùng mà ở đó cỏ là đối tượng bị tiêu diệt đến những vùng mà ở đó cỏ lại được coi là cây có giá trị.

Các câu hỏi liên quan

0 phiếu
2 câu trả lời 350 lượt xem
Tại sao phải thu hoạch trước khi cây ra hoa, tạo quả ?
đã hỏi 10 tháng 12, 2017 trong Sinh học lớp 6 bởi truc linh
  • đề-thi-học-kỳ
+3 phiếu
5 câu trả lời 446 lượt xem
 Tại sao phải thu hoạch trước khi cây ra hoa , tạo quả ? Giúp mình với mai mình kiểm tra rồi
đã hỏi 9 tháng 12, 2017 trong Sinh học lớp 6 bởi trúc linh
+2 phiếu
1 trả lời 254 lượt xem
0 phiếu
2 câu trả lời 322 lượt xem
1/ Nêu đặc điểm cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản của tảo và rêu. 2/ So sánh: a) Rêu với dương xỉ b) Hạt trần với hạt kín 3/ Viết chuỗi thúc ăn--> phân tích vai trò của thực vật
đã hỏi 4 tháng 5, 2017 trong Sinh học lớp 6 bởi quynhlehuong Học sinh (370 điểm)
0 phiếu
1 trả lời 246 lượt xem
1.Quy ước vẽ ren ngoài, ren trong. 2.Em hãy kể tên các hình chiếu và cho biết các hình chiếu mối quan hệ như thế nào? giúp me!!
đã hỏi 5 tháng 1, 2021 trong Công nghệ lớp 8 bởi phongnguyendz Học sinh (253 điểm)
+11 phiếu
0 câu trả lời 162 lượt xem
Loa.. Loa..Loa… Mùa thi tới rồi rồi rồi rồi.. Còn chờ gì mà không ngồi ngay vào bàn, cùng Lớp tập trung ôn tập thật kĩ ... email và đập hộp bộ đề thi này nhé! Chúc các bạn thi tốt
đã hỏi 12 tháng 12, 2019 trong Thông tin từ BQT bởi bing2122 Học sinh (475 điểm)
+1 thích
1 trả lời 163 lượt xem
A) Phần trắc nghiệm (3,0 điểm) Câu 1: Hãy chọn câu đúng: Trên bao xi măng có ghi 50kg. Số đó cho biết: a) Trọng lượng của bao xi măng. b) Trọng lượng của xi măng trong bao. c) Khối lượng của bao xi măng. d) Khối lượng của xi măng trong bao. Câu 2: Hãy chọn câu ... làm tóm tắt nữa và đổi trước hay sau cúng được miễn là đúng, nhớ không đước chép mạng nha!!!) CHÚC CÁC BẠN LÀM THẬT ĐÚNG VÀ TỐT NHA!!!
đã hỏi 29 tháng 12, 2017 trong Vật lý lớp 6 bởi Huyết Thục Thần đồng (1.2k điểm)
0 phiếu
1 trả lời 166 lượt xem
Mở đầu tác phẩm ''Lịch sử nước ta '' Hồ Chí Minh có viết 2 câu văn vần như sau :                                                          ''Dân ta phải biết sử ta                                               Cho nguồn gốc tích nước nhà Việt Nam '' Là một người Việt Nam, em hiểu 2 câu trên như thế nào ?
đã hỏi 13 tháng 12, 2017 trong Lịch sử lớp 6 bởi mimilyly Học sinh (155 điểm)
+1 thích
2 câu trả lời 363 lượt xem
cho mình một đề thi mẫu để luyện thi thử nha, hoặc viết lại đề mà bạn đã thi rồi cũng được, chiều mai mình phải thi rùi
đã hỏi 30 tháng 3, 2017 trong Sinh học lớp 7 bởi ❣✿ღHaibara_Aiღ✿❣ Tiến sĩ (11.0k điểm)

HOT 1 giờ qua

  1. phamngoctienpy1987844

    50628 Điểm

  2. vxh2k9850

    35940 Điểm

  3. Khang1000

    29693 Điểm

  4. Tí Vua Đệ Nhất

    28073 Điểm

Phần thưởng hằng tháng
Hạng 1: 200.000 đồng
Hạng 2: 100.000 đồng
Hạng 3: 50.000 đồng
Hạng 4: 20.000 đồng
Phần thưởng bao gồm: mã giảm giá Shopee, Nhà Sách Phương Nam, thẻ cào cùng nhiều phần quà hấp dẫn khác sẽ dành cho những bạn tích cực nhất của tháng. Xem tại đây
Bảng xếp hạng cập nhật 30 phút một lần
...