Chào mừng bạn đến với Selfomy Hỏi Đáp, hãy Hỏi bài tập hoặc Tham gia ngay
0 phiếu
135 lượt xem
trong Ngữ văn lớp 9 bởi ngoclinhbui Thạc sĩ (7.0k điểm)
CÁC VẤN ĐỀ VỀ NGỮ PHÁP ôn TS10

1 Câu trả lời

0 phiếu
bởi ngoclinhbui Thạc sĩ (7.0k điểm)
 
Hay nhất

1. Từ loại tiếng Việt

Từ loại

Khái niệm

Ví dụ

Danh từ và cụm danh từ

Danh từ là những từ chỉ sự vật, hiện tượng, cây cối…

Danh từ thường làm chủ ngữ trong câu

Cha, mẹ, hoa hồng…

Hà Nội, Huế…

Cụm danh từ là tổ hợp nhiều từ do danh từ làm thành tố chính với một số từ ngữ phụ thuộc vào nó tạo thành

Cấu tạo 3 phần: phụ trước – phụ trung tâm - phụ sau

Những con mèo màu đen đang đùa nghịch với mẹ.
Động từ và cụm động từ

Động từ: là những từ chỉ hoạt động trạng thái của sự vật

Động từ thường làm chủ ngữ, vị ngữ trong câu

Đi, chạy, đứng, đọc…

Cụm động từ là tổ hợp những từ do động từ làm thành tốt chính với một số từ ngữ phụ thuộc vào nó tạo thành

Cấu tạo: Phụ trước – trung tâm - phụ sau

Nó đang ngồi đọc sách trên bậu cửa.
Tính từ và cụm tính từ

Tính từ là những từ chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật, hành động, trạng thái

- Thường giữ vai trò làm vị ngữ, hoặc chủ ngữ trong câu

Cao, thấp, béo, gầy…
Cụm tính từ: tổ hợp nhiều từ trong đó tính từ là thành tố chính. Nó học hành rất chăm chỉ.
Số từ

Là những từ chỉ số lượng và thứ tự của sự vật

Thường làm phụ ngữ trong cụm danh từ

Một, hai, sáu…
Lượng từ

Là những từ chỉ lượng ít hay nhiều của sự vật

Thường làm phụ ngữ trong cụm danh từ

Những, các, mọi, mỗi, vài ba, dăm ba…
Chỉ từ Là những từ chỉ, trỏ sự vật trong không gian và thời gian Này, kia, ấy, nọ…
Đại từ Dùng chỉ người, hành động, tính chất hoặc dùng để hỏi Tôi, tớ, mình, ai…
Phó từ Là những từ chuyên đi kèm với động từ nhằm bổ sung ý nghĩa cho động từ Đã, sẽ, đang, sắp, vẫn...
Quan hệ từ Những từ biểu thị các ý nghĩa quan hệ: sở hữu, so sánh, nguyên nhân - kết quả giữa các bộ phận của câu và giữa các câu trong đoạn văn Của, như, bởi…
Trợ từ Là những từ chuyên đi kèm với từ ngữ trong câu để nhấn mạnh, biểu thị thái độ, cách đánh giá đối với những sự vật, sự việc được nói đến ở từ ngữ đó

Nó ăn những hai bát cơm.

Nó ăn  hai bát cơm.

Thán từ Là những từ dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc của người nói hoặc dùng để gọi đáp

Dạ, vâng, ơi, hỡi…

Ôi, trời ơi, chao ôi…

Tình thái từ Là những từ được thêm vào câu để tạo thành các câu nghi vấn, đề nghị, cảm thán để biểu thị sắc thái tình cảm của người nói. ạ, nhé, thế...

2. Các thành phần câu

Tên bài học

Kiến thức cơ bản

Ví dụ

Thành phần chính

Là những thành phần bắt buộc phải có mặt để cấu tạo câu hoàn chỉnh và diễn đạt trọn vẹn một ý

Phân loại:

Chủ ngữ là phần chính của câu, nêu tên sự vật, hiện tượng có hoạt động, đặc điểm, trạng thái… được miêu tả ở vị ngữ.

Vị ngữ: là thành phần chính của câu có khả năng kết hợp với các phó từ chỉ quan hệ thời gian và trả lời cho các câu hỏi “ Làm gì? Như thế nào?”

Tôi// đến trường.

CN         VN

Thành phần phụ

Những thành phần không bắt buộc có mặt trong câu nhưng góp phần làm rõ nghĩa của câu

Phân loại:

    - Trạng ngữ: thành phần phụ biểu thị ý nghĩa về thời gian và địa điểm, nguyên nhân, mục đích, phương tiện, cách thức… diễn ra trong câu

    - Khởi ngữ: là thành phần câu đứng trước chủ ngữ để nêu lên đề tài được nói đến câu.

Hồi chưa vào nghề, những đêm bầu trời đen kịt, nhìn kĩ mới thấy một ngôi sao xa, cháu cũng nghĩ ngay ngôi sao kia lẻ loi một mình.(Nguyễn Thành Long)

Cười thì hàm răng lóa lên khuôn mặt nhem nhuốc.(Lê Minh Khuê)

Thành phần biệt lập Là những thành phần không tham gia vào sự diễn đạt nghĩa sự việc của câu  
- Thành phần tình thái: thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói tới trong câu

Hình như thu đã về.

(Hữu Thỉnh)

- Thành phần cảm thán dùng để bộc lộ tâm lí của người nói. Chao ôi, có thể là tất cả những cái đó. (Lê Minh Khuê)
- Thành phần gọi - đáp: được dùng để tạo lập hoặc để duy trì quan hệ giao tiếp

Tu hú ơi, chẳng đến ở cùng bà

Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa.

(Bằng Việt)

- Thành phần phụ chú: thêm vào câu để

Lão không hiểu tôi, tôi nghĩ vậy, và tôi càng buồn lắm.

(Nam Cao)


 

bởi ngoclinhbui Thạc sĩ (7.0k điểm)

3. Câu phân theo mục đích nói

Kiểu câu

Khái niệm

Ví dụ minh họa

Câu trần thuật - Là câu không có đặc điểm hình thức của các kiểu câu nghi vấn, cầu khiến, cảm thán. Khi viết câu trần thuật thường kết thúc bằng dấu chấm, nhưng đôi khi có thể kết thúc bằng dấu chấm than, dấu chấm lửng. Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần nhưng lần này tự nhiên thấy lạ.
Câu nghi vấn

Là câu có chứa những từ nghi vấn (ai, gì, nào, tại sao, bao giờ…) hoặc từ hay (nối các vế có quan hệ lựa chọn). Khi viết câu nghi vấn kết thúc bằng dấu chấm hỏi.

Chức năng: Chức năng chính của câu nghi vấn dùng để hỏi. Ngoài ra câu nghi vấn còn dùng để bộc lộ cảm xúc hoặc cầu khiến.

Mày định nói cho cha mày nghe đấy à?

(Ngô Tất Tố)

Câu cảm thán

Đặc điểm hình thức: Là câu có những từ ngữ cảm thán: ôi, than ôi, hỡi ơi, chao ơi, trời ơi, thay, xiết, biết chừng nào…

Chức năng: dùng để bộc lộ trực tiếp cảm xúc của người nói (người viết)

Than ôi, thời oanh liệt nay còn đâu.

(Thế Lữ)

Câu cầu khiến

Là câu có những từ cầu khiến như: hãy, đừng, chớ… đi, thôi, nào… hay ngữ điệu cầu khiến

Câu cầu khiến thường kết thúc bằng dấu chấm than, nhưng khi ý cầu khiến không được nhấn mạnh thì có thể kết thúc bằng dấu chấm

Hãy nhớ lấy lời tôi.

4. Biến đổi câu

Kiểu câu

Kiến thức

Ví dụ minh họa

Rút gọn câu Rút gọn câu là lược bỏ một số thành phần câu nhằm làm cho câu trở nên ngắn gọn, súc tích hơn. Có thể dựa vào ngữ cảnh để khôi phục thành phần rút gọn.

Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

Nuôi lợn ăn nằm, nuôi tằm ăn đứng.

(Tục ngữ Việt Nam)

Câu đặc biệt Là câu không xác định, không có cấu tạo theo mô hình C - V, chỉ có một từ hoặc một cụm từ, nhằm nhấn mạnh sự tồn tại của sự vật, hiện tượng hoặc bộc lộ cảm xúc

Mưa đá! Cha mẹ ơi! Mưa đá!

(Lê Minh Khuê)

Mở rộng thành phần câu Dùng cụm C - V mở rộng thành phần CN hoặc VN của câu

Chị Ba đến khiến tôi rất vui.

(Cụm C - V: Chị ba/ đến làm thành phần CN trong câu

Cụm C - V: tôi// rất vui đóng vai trò VN trong câu)

Biến đổi câu chủ động thành câu bị động và ngược lại

Câu chủ động: là câu có chủ ngữ chỉ người, vật thực hiện hành động hướng vào người, vật khác (chủ ngữ chỉ chủ thể hành động)

Câu bị động: là câu có chủ ngữ chỉ người và vật được hành động của người khác hướng vào (chủ ngữ chỉ đối tượng của hành động)

Cô giáo khen thưởng Nam trong học kì I.

Nam được cô giáo khen thưởng trong học kì I.

5. Xét kiểu câu theo cấu tạo ngữ pháp

Câu

Kiến thức cần nhớ

Ví dụ minh họa

Câu đơn

Khái niệm: là câu do một cụm C - V tạo thành

Phân loại:

    + Câu đơn có từ “là”: vị ngữ trong câu thường do từ “là” kết hợp với danh từ (cụm danh từ) tạo thành

    Ngoài ra, tổ hợp giữa từ “là” với động từ (cụm động từ) hoặc tính từ (cụm tính từ)… cũng có thể làm vị ngữ.

    + Câu đơn không có từ “là” Vị ngữ trong câu thường do động từ hoặc cụm động từ, tính từ hoặc cụm tính từ tạo thành.

Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của chúng ta trong bể máu.

(Hồ Chí Minh)

Câu ghép

Là những câu do hai hoặc nhiều cụm C - V không bao chứa nhau tạo thành. Mỗi một cụm chủ vị được gọi là một vế câu

Phân loại

    + Câu ghép dùng từu nối giữa các vế câu: dùng những từ nối có tác dụng nối như quan hệ từ, phó từ, đại từ, cặp từ hô ứng…

    + Câu ghép không dùng từ nối giữa các vế câu: dùng dấu phẩy, dấu chấm phẩy, dấu hai chấm nối các vế câu.

 

6. Liên kết câu

Liên kết câu

Khái niệm

Ví dụ minh họa

Liên kết về nội dung

Liên kết chủ đề: các câu phải phục vụ chủ đề của đoạn văn

- Liên kết lo-gic: Các câu phải được sắp xếp theo một trình tự nhất định

 
Liên kết về mặt hình thức

Phép lặp từ ngữ: lặp lại ở câu sau từ ngữ đã có ở câu trước

Phép nối: Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ biểu thị quan hệ với câu trước

Phép thế: Sử dụng ơ câu đứng sau từ ngữ có tác dụng thay thế từ ngữ đã có ở câu trước

Phép đồng nghĩa, trái nghĩa liên tưởng: Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ đồng nghĩa, trái nghĩa có cùng trường liên tưởng với từ ngữ đã có ở câu trước đó.

Tôi không ưa danh thiếp, đó là một thứ biểu hiện quy ước, thường là giả dối. Bản thân tôi cũng ít gửi thiếp.

Sử dụng từ nối: Do đó, tuy nhiên, vì vậy

Nam rất chăm học. Cậu ấy còn là người con hiếu thảo, biết quan tâm mọi người.

Liên tưởng:

Nhân dân là bể/ Văn nghệ là thuyền

(Tố Hữu)

7. Một số biện pháp tu từ cú pháp

Biện pháp tu từ cú pháp

Khái niệm

Ví dụ minh họa

Câu hỏi tu từ Là biện pháp tu từ sử dụng hình thức câu hỏi để khẳng định, phủ định, bày tỏ cảm xúc, tâm trạng

Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối

Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?

Đảo trật tự cú pháp Là biện pháp tu từ thay đổi trật tự cú pháp thông thường của từ ngữ, câu nhằm nhấn mạnh tính chất, đặc điểm của đối tượng cần miêu tả

Thánh thót tàu tiêu mấy hạt mưa

Khen ai khéo vẽ cảnh tiêu sơ.

Xanh om cổ thụ tròn xoe tán

Trắng xóa tràng giang phẳng lặng tờ.

Liệt kê Liệt kê là biện pháp tu từ sắp xếp nối tiếp những đơn vị cú pháp cùng loại (từ, cụm từ, thành phần câu…) với mục đích nhấn mạnh, khẳng định.

Cá nhụ, cá chim cùng cá đé

Cá song lấp lánh đuốc đen hồng.


 

bởi ngoclinhbui Thạc sĩ (7.0k điểm)

8. Các phương châm hội thoại

Các phương châm hội thoại

Khái niệm

Ví dụ minh họa

Phương châm hội thoại về lượng Phương châm về lượng: khi giao tiếp cần nói cần có nội dung, nội dung của lời nói phải đáp ứng yêu cầu của cuộc giao tiếp, không thừa, không thiếu

- Anh có nhìn thấy con lợn cưới của tôi chạy qua đây không?

- Từ lúc tôi mặc chiếc áo mới này chẳng có con lợn nào chạy qua đây cả.

Anh tìm lợn và anh có áo mới đều cố tình thêm thừa từ “mới” vào câu nói với mục đích khoe khoang.

Phương châm về chất Khi giao tiếp, đừng nói những điều mình không tin là đúng hoặc không có chứng cứ xác thực - Tôi đã tận mắt trông thấy một quả bí to bằng cái nhà.
Phương châm quan hệ Khi giao tiếp cần nói đúng vào đề tài giao tiếp, tránh nói lạc đề  
Phương châm lịch sự Khi giao tiếp cần tế nhị và tôn trọng người khác

Xưng khiêm hô tôn.

- Lời nói chẳng mất tiền mua

Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau

Phương châm cách thức Khi giao tiếp cần chú ý nói rõ ràng, mạch lạc, tránh cách nói mơ hồ, khó hiểu

Các câu hỏi liên quan

0 phiếu
1 trả lời 463 lượt xem
Một bộ đề thi tuyển học sinh giỏi lớp 12 mà mỗi đề có 5 câu, được chọn từ 15 câu dễ, 10 câu trung bình và 5 câu khó. Một đề thi đạt chuẩn phải có cả 3 loại câu khó, trung bình, dễ và số câu dễ không ít hơn 2. Lấy ngẫu nhiên một đề thi từ bộ đề thi trên, tìm xác suất để lấy ra một đề thi chuẩn.
đã hỏi 25 tháng 12, 2020 trong Toán lớp 10 bởi trannhat900 ● Ban Quản Trị Phó giáo sư (52.9k điểm)
  • trannhat900
0 phiếu
1 trả lời 1.7k lượt xem
+1 thích
1 trả lời 85 lượt xem
Mình đang định thi vào lớp 10 chuyên toán nhưng không biết mua sách gì để ôn mong các bạn cho mình xin ý kiến
đã hỏi 12 tháng 3, 2019 trong Tư vấn điểm thi - tuyển sinh bởi enter Học sinh (346 điểm)
0 phiếu
1 trả lời 298 lượt xem
KIẾN THỨC VỀ TỪ VỰNG tổng hợp ôn thi TS 10
đã hỏi 7 tháng 9, 2019 trong Ngữ văn lớp 9 bởi ngoclinhbui Thạc sĩ (7.0k điểm)
0 phiếu
0 câu trả lời 197 lượt xem
0 phiếu
1 trả lời 194 lượt xem
Em ko có nổi trội về bất cứ bộ môn gì, sức học bình thường, thì đi về khối nào ạ.
đã hỏi 2 tháng 11, 2022 trong Tư vấn điểm thi - tuyển sinh bởi Quỳnh Anh
+1 thích
1 trả lời 620 lượt xem
Một nền nhà hình chữ nhật có kích thước 4m và 12m. Người ta nhờ thợ xây dựng lát hết nền nhà bằng loại gạch hình ... ;i người ta phải mua tất cả mấy viên gạch loại nói trên?
đã hỏi 2 tháng 10, 2019 trong Toán lớp 9 bởi Phamthunhien Tiến sĩ (20.5k điểm)
0 phiếu
1 trả lời 42 lượt xem
Cho mình hỏi là năm nay trưòng Phan Châu Trinh tăng chỉ tiêu thêm 100 hs thì điểm chuẩn liệu có tăng hay không ? Nếu tăng thì điểm sẽ giao động ở mức bao nhiêu điểm . Mỗi môn cần ít nhất bao nhiêu điểm để có khả năng đậu .
đã hỏi 16 tháng 5, 2023 trong Tư vấn điểm thi - tuyển sinh bởi tngnhatganh117 Cử nhân (3.4k điểm)
  1. PTG

    210 Điểm

  2. minhquanhhqt160

    45 Điểm

  3. lamloc

    40 Điểm

  4. tnk11022006452

    35 Điểm

Phần thưởng hằng tháng
Hạng 1: 200.000 đồng
Hạng 2: 100.000 đồng
Hạng 3: 50.000 đồng
Hạng 4: 20.000 đồng
Phần thưởng bao gồm: mã giảm giá Shopee, Nhà Sách Phương Nam, thẻ cào cùng nhiều phần quà hấp dẫn khác sẽ dành cho những bạn tích cực nhất của tháng. Xem tại đây
Bảng xếp hạng cập nhật 30 phút một lần
...