Chào mừng bạn đến với Selfomy Hỏi Đáp, hãy Hỏi bài tập hoặc Tham gia ngay
+1 thích
158 lượt xem
trong Ngữ văn lớp 9 bởi nguyendavit123 ● Ban Quản Trị Tiến sĩ (12.5k điểm)
Đã chọn lại chủ đề bởi nguyendavit123 ● Ban Quản Trị
Viết một bài văn nêu cảm nhận của em về người lính trong 2 bài thơ " Đồng chí " và " Bài thơ về tiểu đội xe không kính " 

3 Trả lời

0 phiếu
bởi nhthuyvy16 ● Cộng Tác Viên Tiến sĩ (16.5k điểm)
 
Hay nhất

“Có một bài ca không bao giờ quên…”

Cũng có những năm tháng không bao giờ quên, không phai mờ trong ký ức của nhiều thế hệ đã qua, hôm nay và mai sau. Đó chính là những ngày tháng kháng chiến bảo vệ Tổ quốc, khi toàn dân tộc ta vừa qua nạn đói, vừa giành được độc lập thì thực dân Pháp trở lại xâm lược, và khi hàng hàng lớp lớp thế hệ thanh niên ra đi xẻ dọc Trường Sơn cứu nước để chống lại quân đội Mỹ. Trong những năm tháng đáng nhớ ấy, văn học dù chưa dám nói là đã ghi lại trọn vẹn bộ mặt đất nước, nhưng cũng đã khắc họa một cách vĩnh cửu vào tâm hồn người đọc hình ảnh những con người anh hùng đã ngã xuống cho Tổ quốc đứng lên. Nổi bật trong số đó phải kể đến bài thơ “Đồng chí” của nhà thơ Chính Hữu và “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật. Nhắc đến Chính Hữu là nhắc đến ngòi bút được mài dũa sắc sảo trong thời kì kháng chiến chống Pháp, một nhà thơ gắn liền với phong cách bình dị, mộc mạc. Còn Phạm Tiến Duật lại là ngòi bút được mài dũa sắc sảo trong thời kì kháng chiến chống Mĩ, một hồn thơ giàu chất liệu hiện thực, giọng điệu ngang tàn, sôi nổi của trái tim trẻ yêu nước. Hạ bút viết “Đồng chí” vào mùa xuân năm 1948 sau khi cùng đồng đội chiến đấu trong chiến dịch Việt Bắc (Thu – Đông năm 1947), Chính Hữu đã khiến cho tác phẩm trở thành một bản hùng ca kháng chiến giai đoạn 1946 – 1954. Bài thơ tôn vinh tình đồng chí, đồng đội thắm thiết, sâu nặng của những người lính cách mạng dựa trên cơ sở cùng chung cảnh ngộ và lí tưởng chiến đấu. Cùng một chủ đề người lính, “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” – trích tập “Vầng trăng – Quầng lửa” được viết vào giai đoạn ác liệt của cuộc kháng chiến chống Mĩ, nhà thơ đã khắc hoạ nổi bật hình ảnh những người lính lái xe ở Trường Sơn trong tư thế hiên ngang, tinh thần dũng cảm, thái độ bất chấp khó khăn coi thường gian khổ, niềm lạc quan sôi nổi của tuổi trẻ và ý chí chiến đấu giải phóng miền Nam.

Trước tiên, ta hãy đến với hình ảnh người lính trong thơ Chính Hữu. Mở đầu bài thơ Đồng chí, Chính Hữu đã nhìn nhận, đã đi sâu vào cả xuất thân của những người lính:

“Quê hương anh nước mặn, đồng chua

Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá.”

Sinh ra ở một đất nước vốn có truyền thống nông nghiệp, họ vốn là những người nông dân mặc áo lính theo bước chân anh hùng của những nghĩa sĩ Cần Giuộc năm xưa. Đất nước bị kẻ thù xâm lược, Tổ quốc và nhân dân đứng dưới một tròng áp bức. “Anh” và “tôi”, hai người bạn mới quen, đều xuất thân từ những vùng quê nghèo khó. Hai câu thơ vừa như đối nhau, vừa như song hành, thể hiện tình cảm của những người lính. Họ đều là những người xuất thân từ những nơi “nước mặn, đồng chua”, “đất cày lên sỏi đá”. Những hình ảnh gợi ra những ruộng đồng không nặng phù sa mà lại nhiễm mặn, khó có thể cày cấy, khiến người nông dân luôn cực khổ, nhọc nhằn. Từ những vùng quê nghèo khổ ấy, họ tạm biệt người thân, tạm biệt xóm làng, tạm biệt những bãi mía, bờ lau, những thảm cỏ xanh mướt màu, họ ra đi chiến đấu để giành lại linh hồn cho Tố quốc. Những khó khăn ấy dường như không thể làm cho những người lính chùn bước:

“Anh với tôi đôi người xa lạ,

Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau,

Súng bên súng, đầu sát bên đầu,

Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ.

Đồng chí !”

Không phân biệt xuất thân, lai lịch, chỉ cần mang chung một lí tưởng vĩ đại vì màu cờ sắc áo, họ từ “xa lạ” đã trở thành “quen nhau”. Họ đến với cách mạng vì lí tưởng muốn dâng hiến cho đời, vì lí tưởng: “Sổng là cho đâu chỉ nhận riêng mình”. Chung một khát vọng, chung một lí tưởng, chung một niềm tin và khi chiến đấu, họ lại kề vai sát cánh chung một chiến hào. Dường như tình đồng đội cũng xuất phát từ những cái chung nhỏ bé ấy. Lời thơ như nhanh hơn, nhịp thơ dồn dập hơn, câu thơ cũng trở nên gần gũi hơn:

“Súng bên súng, đầu sát bên đầu,

Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ.

Đồng chí !”

bởi nhthuyvy16 ● Cộng Tác Viên Tiến sĩ (16.5k điểm)
Một loạt từ ngữ liệt kê với nghệ thuật điệp cấu trúc tài tình, nhà thơ không chỉ đưa bài thơ lên tận cùng của tình cảm mà sự ngắt nhịp đột ngột, âm điệu hơi trầm và cái âm vang lạ lùng cũng làm cho tình đồng chí đẹp hơn, cao quý hơn. Một hình ảnh rất đẹp, rất đỗi hào hùng “súng bên súng” mà cũng rất đỗi nên thơ “đầu sát bên đầu”. Ở đây là sự gắn kết keo sơn giữa những con người cùng mang trên mình những trọng trách thiêng liêng đối với Tổ quốc. Đẹp hơn hết còn là hình ảnh “rét chung chăn”, tuy thiếu thốn vật chất nhưng họ không hề thiếu tinh thần và tình cảm. Họ chia nhau từng mảnh chăn nhỏ để cứu rét, để sưởi ấm cho nhau. Để rồi từ xa lạ họ đã trở thành “tri kỉ”, “đồng chí”. Những người tri kỉ có cùng khát vọng nối liền dải hình non sông gấm vóc, có cùng ước mơ xóa mờ đi nỗi đau áp bức của chiến tranh. Câu thơ chỉ có hai tiếng “Đồng chí!” nhưng âm điệu lạ lùng đã tạo nên một nốt nhạc trầm ấm, thân thương trong lòng người đọc. Trong muôn vàn nốt nhạc của tình cảm con người, phải chăng tình đồng chí là cái cung bậc cao đẹp nhất, lí tưởng nhất, nhịp thở của bài thơ như nhẹ nhàng hơn, hơi thơ của bài thơ cũng như mảnh mai hơn. Dường như Chính Hữu đã thổi vào linh hồn của bài thơ tình đồng chí gắn bó và một âm vang bất diệt làm cho bài thơ mãi trở thành một phần đẹp nhất trong thơ Chính Hữu. Hồi ức của những người lính, những kỉ niệm riêng tư quả là bất tận:
“Ruộng nương anh gửi bạn thân cày Gian nhà không, mặc kệ gió lung lay Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính.”
Cái chất nông dân thuần phác của những anh lính mới đáng quý làm sao! Đối với những người nông dân, ruộng nương, nhà cửa những thứ quý giá nhất. Họ sống nhờ vào đồng ruộng, họ lớn lên theo câu hát ầu ơ của bà, của mẹ. Nhưng họ đã vượt qua chân trời của cái tôi bé nhỏ để đến với chân trời của tất cả. Đi theo con đường ấy là đi theo khát vọng, đi theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, sẵn sáng bỏ lại sau lưng tất cả những bóng hình của quê hương. Dầu rằng “mặc kệ” nhưng trong lòng họ vị trí của quê hương vẫn bao trùm như muốn ôm ấp tất cả mọi kỉ niệm. Không liệt kê, cũng chẳng phải lối đảo ngữ thường thấy trong thơ văn, nhưng hai câu thơ cũng đủ sức lay động hồn thơ, hồn người. Sự nhớ mong chờ đợi của quê hương với những chàng trai ra đi tạo cho hồn quê có sức sống mãnh liệt hơn. Nhà thơ nhân hóa giếng nước gốc đa cũng có nỗi nhớ khôn nguôi với những người lính. Nhưng không kể những vật vô tri, tác giả còn sử dụng nghệ thuật hoán dụ để nói lên nỗi nhớ của những người ở nhà, nỗi ngóng trông của người mẹ đối với con, những người vợ đối với chồng và những đôi trai gái yêu nhau. Tuy nhiên, họ vẫn phải tạm gác lại mọi thứ vì lợi ích chung của dân tộc, họ tình nguyện sống trong hoàn cảnh gian khổ:
“Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh Sốt run người vừng trán ướt mồ hôi. Áo anh rách vai Quần tôi có vài mảnh vá Miệng cười buốt giá Chân không giày Thương nhau tay nắm lấy bàn tay.”
Câu thơ chầm chậm vang lên nhưng lại đứt quãng, phải chăng sự khó khăn vất vả thiếu thốn của những người lính đã làm cho nhịp thơ Chính Hữu sâu lắng hơn. Đất nước ta còn nghèo, những người lính còn thiếu thốn quân trang, quân dụng, phải đối mặt với sốt rét rừng, cái lạnh giá của màn đêm. Họ phải sống ở những nơi rừng thiêng nước độc, phải đối mặt với những cơn sốt rét có thể khiến họ “không mọc tóc” như
Quang Dũng đã từng nói trong “Tây Tiến”. Và chỉ đôi mảnh quần vá, cái áo rách vai, người lính vẫn vững lòng theo kháng chiến, vẫn lạc quan với nụ cười trên môi mặc dù nụ cười ấy là nụ cười giá buốt, lặng câm. Tình đồng đội quả thật càng trong gian khổ lại càng tỏa sáng, nó gần gũi chân thực, không giả dối, cao xa. Tình cảm ấy lan tỏa khiến ta thêm hiểu rằng, tình đồng chí:
“Là hớp nước uống chung, nắm cơm bẻ nửa,
Là chia nhau một trưa nắng, một chiều mưa, Chia khắp anh em một mẩu tin nhà, Chia nhau đứng trong chiến hào chật hẹp Chia nhau cuộc đời, chia nhau cái chết.” (Nhớ - Hồng Nguyên)
bởi nhthuyvy16 ● Cộng Tác Viên Tiến sĩ (16.5k điểm)
Phải, họ đã thật sự “chia nhau cái chết”, bởi lẽ những con người điểm tô những nét son chói lọi cho trang sử vàng dân tộc ấy, họ đã “thương nhau”, cùng nhau trải qua mọi hoàn cảnh. Không phải “yêu” mà chính là “thương”, một cung bậc cảm xúc còn cao cả, thiêng liêng hơn cả tình yêu, tình đồng đội đã tạo ra cho họ thêm sức mạnh. Họ đã truyền sức mạnh ấy, hơi ấm ấy qua hình ảnh “tay nắm lấy bàn tay”, một hình ảnh hết sức cảm động, khiến ta hiểu rõ rằng dù hiện thực chiến tranh có khắc nghiệt bao nhiêu đi chăng nữa, thì họ vẫn có thể vượt qua, bởi những con người đó đã luôn động viên lẫn nhau bằng những cái nắm tay hết sức đoàn kết ấy. Để rồi từ đó họ đã có thể trang bị cho mình một tâm thế chủ động “chờ giặc tới” một cách ngoan cường, ngạo nghễ:
“Đêm nay rừng hoang sương muối Đứng cay bên nhau chờ giặc tới Đầu súng trăng treo.”
Nhịp thơ đều đều 2/2/2 - 2/2/3 cô đọng tất cả nét đẹp của những người lính. Đó cũng chính là vẻ đẹp ngời sáng trong gian khổ của người lính. Vượt lên trên tất cả, tình đồng đội, đồng chí như được sưởi ấm bằng những trái tim người lính đầy nhiệt huyết, vẫn đứng canh giữ cho bầu trời Việt Nam dù đêm đầy khuya, sương đã xuống, màn đêm cũng chìm vào quên lãng. Hình ảnh người lính bỗng trở nên đẹp hơn, thơ mộng hơn, đứng cạnh bên nhau trong tâm thế sẵn sàng chiến đấu, không nao núng trước một ai. Sá chi đâu lũ giặc ngang tàn kia, chúng càng hung hãn quân ta càng hung hăng. Xen vào cái chân thực của cả bài thơ, câu thơ cuối cùng vẫn trở nên rất nên thơ:
Đầu súng trăng treo Ánh trăng gần như gắn liền với người lính:
Chiến tranh ở rừng Trăng thành tri kỉ (Ánh trăng - Nguyễn Duy)
Một hình ảnh nên thơ, lãng mạn nhưng cũng đậm chất chân thực, trữ tình. Một sự quyện hòa giữa không gian, thời gian, ánh trăng và người lính. Cái thực đan xen vào cái mộng, cái dũng khí chiến đấu đan xen vào tình yêu làm cho biểu tượng người lính không những chân thực mà còn rực rỡ đến lạ kì. Chất lính hòa vào chất thơ, chất trữ tình hòa vào chất Cách mạng, chất thép hòa vào chất thi ca. Độ rung động và xao xuyến của cả bài thơ có lẽ chỉ nhờ vào hình ảnh ánh trăng này. Tình đồng chí cũng thế, lan tỏa trong không gian, xoa dịu nỗi nhớ, làm vơi đi cái giá lạnh của màn đêm. Trong thơ ca, ánh trăng thường gợi nhớ đến sự hòa bình: “Rừng thu trăng rọi hòa bình” và ở đây có lẽ cũng mang một niềm tin như thế - một niềm tin mãnh liệt về bầu trời không còn mưa bom bão đạn, một đất nước không còn bị đốt cháy bởi khói lửa chiến tranh.  
Tạm gác lại những câu thơ của Chính Hữu, chúng ta nhìn qua những dòng thơ đậm chất ngang tàn của Phạm Tiến Duật. Bài thơ có một nhan đề khá dài, tưởng như có chỗ thừa nhưng chính nhan đề ấy lại thu hút người đọc ở cái vẻ độc đáo của nó. Nhan đề bài thơ đã làm nổi bật rõ hình ảnh của toàn bài: những chiếc xe không kính. Hình ảnh này là một sự phát hiện thú vị của tác giả, thể hiện sự gắn bó và am hiểu của nhà thơ về hiện thực dời sống chiến tranh trên tuyến đường Trường Sơn. Nhưng vì sao tác giả còn thêm vào nhan đề hai chữ “Bài thơ”? Hai chữ “bài thơ” nói lên cách nhìn, cách khai thác hiện thực của tác giả: không phải chỉ viết về những chiếc xe không kính hay là cái hiện thực khốc liệt của chiến tranh, mà chủ yếu là Phạm
Tiến Duật muốn nói về chất thơ của hiện thực ấy, chất thơ của tuổi trẻ Việt Nam dũng cảm, hiên ngang,  vượt lên những thiếu thốn, gian khổ, khắc nghiệt của chiến tranh.
Xưa nay, những hình ảnh xe cộ, tàu thuyền nếu đưa vào thơ thì thường được “mĩ lệ hoá”, “lãng mạn hoá” và thường mang ý nghĩa tượng trưng hơn là tả thực. Ta đã bắt gặp chiếc xe tam mã trong thơ Puskin, con tàu trong “Tiếng hát con tàu” của Chế Lan Viên, đoàn thuyền đánh cá trong bài thơ cùng tên của Huy Cận. Nhưng ở đây, hình ảnh những chiếc xe không kính được miêu tả cụ thể, chi tiết rất thực. Lẽ thường, để đảm bảo an toàn cho tính mạng con người, cho hàng hoá nhất là trong địa hình hiểm trở Trường Sơn thì xe phải có kính mới đúng. Ấy thế mà chuyện “xe không kính” lại là môt thực tế, những chiếc xe
“không kính” rồi “không đèn”, “không mui” ấy vẫn chạy băng ra tiền tuyến. Và để giải thích cho sự khó hiểu ấy, tác giả đã diễn giải ngay từ những dòng thơ đầu: “Không có kính không phải vì xe không có kính
Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi”
Lời thơ tự nhiên đến mức buộc người ta phải tin ngay vào sự phân bua của các chàng trai lái xe dũng cảm. Câu thơ rất gần với văn xuôi lại có giọng thản nhiên, ngang tàng trong đó gây ra sự chú ý về vẻ đẹp khác lạ của nó. Các anh lí giải rằng xe “không có kính không phải vì xe không có kính”, mà là chính do bom làm cho kính vỡ đi hết. Hình ảnh “bom giật, bom rung” đó vừa giúp ta hình dung được một vùng đất từng được mệnh danh là “túi bom” của địch vừa giúp ta thấy được sự khốc liệt của chiến tranh và đó chính là nguyên nhân để những chiếc xe vận tải không có kính. Những chiếc xe như vậy vốn không thiếu trong chiến tranh, nhưng hiếm có ai lại có hồn thơ nhạy cảm có thể quan sát và chú ý đến như Phạm Tiến Duật. Điều đó cho thấy nét tinh nghịch, ngang tàn trong cách nhìn sự vật của người cầm bút.  
Thiếu đi những phương tiện vật chất tối thiểu lại là một cơ hội để người lái xe bộc lộ những phẩm chất cao đẹp, sức mạnh tinh thần lớn lao của họ: “Ung dung buồng lái ta ngồi,
Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng.”
bởi nhthuyvy16 ● Cộng Tác Viên Tiến sĩ (16.5k điểm)
Không có kính thì đã có sao? Ta vẫn cứ “ung dung”, bình thản tiến về phía trước mà không chút nao núng. Từ láy kết hợp đảo ngữ “ung dung” cùng phép điệp cấu trúc làm câu thơ thêm phần nhạc điệu, gợi sự thong thả, tư thế ngồi lái tuyệt đẹp của người chiến sĩ. Bầu không khí căng thẳng với “Bom giật, bom rung”, vậy mà họ vẫn nhìn thẳng, cái nhìn hướng về phía trước của một con người luôn gạt bỏ hiểm nguy mà tiến về tương lai. Với tư thế hiên ngang ấy, họ đã biến những nguy hiểm trở ngại trên đường thành niềm vui thích. Chỉ có những người lính lái xe với kinh nghiệm chiến trường dày dạn, từng trải mới có được thái độ, tư thế như vậy.
Khi lái xe trong hoàn cảnh thiếu thốn ấy, họ đã phải trải qua rất nhiều hiểm nguy dọc suốt đoạn đường dài:
“Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim Thấy sao trời và đột ngột cánh chim Như sa như ùa vào buồng lái.”
Những câu thơ tả thực, chính xác đến từng chi tiết. Không có kính chắn gió, bảo hiểm, xe lại chạy nhanh nên người lái phải đối mặt với bao khó khăn nguy hiểm: nào là “gió vào xoa mắt đắng”, nào là “con đường chạy thẳng vào tim”, rồi “sao trời”, rồi “cánh chim” đột ngột, bất ngờ như sa, như ùa rơi rụng, va đập, quăng ném.... vào buồng lái, vào mặt mũi, thân mình. Điệp ngữ “Nhìn thấy” càng tô thêm những hiểm nguy dồn dập luôn trực chờ ập tới người lính. Dường như chính nhà thơ cũng đang cầm lái, hay ngồi trong buồng lái của những chiếc xe không kính nên câu chữ mới sinh động và cụ thể, đầy ấn tượng, gợi cảm giác chân thực đến thế.
Không chỉ dừng lại có thể, người chiến sĩ Trường Sơn còn phải đối mặt với bụi bặm, mưa rơi:
“Không có kính, ừ thì có bụi Bụi phun tóc trắng như người già
Chưa cần rửa, phì phèo châm điếu thuốc Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha.
 
Không có kính, ừ thì ướt áo Mưa tuôn mưa xối như ngoài trời Chưa cần thay, lái trăm cây số nữa Mưa ngừng, gió lùa mau khô thôi.”
Đọc những vần thơ ta không khỏi ngưỡng mộ tinh thần lạc quan, tâm thế tình nguyện hi sinh của những người lính kiên cường. Vì xe không kính mà họ phải chịu cảnh bụi bay vào người như “phun”, một động từ mạnh diễn tả mức độ dày đặc của bụi bay. Tất cả dồn dập ập vào người lính, khiến tóc họ trắng “như người già”. Nhưng với tinh thần lạc quan cao độ, họ không màng việc tắm rửa sạch sẽ, vẫn ngang nhiên “châm điếu thuốc” như một sự thưởng ngoạn, giải trí. Hơn hết, họ còn biến những gian lao, vất vả trở thành niềm vui chia sẻ với nhau khi nhìn nhau trong gương mặt lấm lem mà phá lên cười ha ha. Chính điều đó đã tự nói lên rằng thiếu thốn vật chất không hề đáng sợ, chỉ khi mất mát tinh thần mới là đáng sợ. Trên con đường chi viện cho miền Nam ruột thịt, những người lính đã nếm trải đủ mùi gian khổ. Hết “bụi phun” rồi lại tới “mưa tuôn mưa xối”. Nếu như ở trên biện pháp so sánh “như người già” cho ta hình dung dễ dàng chân dung người lính thì ở đây biện pháp so sánh “như ngoài trời” một lần nữa xuất hiện khiến ta cảm nhận được hiện thực vất vả ra sao trên con đường tiến về miền Nam. Mặc dù ngồi trong xe nhưng lại không khác gì ngồi giữa “ngoài trời”. Áo thì ướt đẫm nhưng chỉ là chuyện nhỏ thôi, họ vẫn “chưa cần thay”, đợi lái qua trăm cây số nữa gió lùa áo sẽ “mau khô thôi”. Nghệ thuật dùng từ của tác giả đã biến khó khăn trở nên nhẹ nhàng hơn cả, ta biết rằng nếu dầm mưa và bị gió thổi khô thì sẽ hết sức lạnh, nhưng người lính ở đây đón nhận nó như một điều hiển nhiên, không kêu ca, không oán trách. Chấp nhận thực tế, câu thơ vẫn vút lên tràn đầy niềm lạc quan sôi nổi. Những tiếng “ừ thì” vang lên như một thách thức, một chấp nhận khó khăn đầy chủ động, một thái độ cứng cỏi. Dường như gian khổ hiểm nguy của chiến tranh chưa làm mảy may ảnh hưởng đến tinh thần của họ, trái lại họ xem đây là một dịp để thử sức mình như người xưa xem hoạn nạn khó khăn để chứng tỏ chí làm trai.
Sau mỗi trận mưa bom bão đạn cùng với những chiếc xe bị tàn phá nặng nề hơn, họ lại gặp nhau trong những phút dừng chân ngắn ngủi tạo thành một “tiểu đội xe không kính” - tiểu đội những chàng trai lái xe quả cảm, hiên ngang mà hồn nhiên tinh nghịch:
“Những chiếc xe từ trong bom rơi Đã về đây họp thành tiểu đội Gặp bạn bè suốt dọc đường đi tới Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi.”
Hình tượng người chiến sĩ lái xe thêm một nét đẹp nữa về tâm hồn và tình cảm. Đấy là tình cảm gắn bó, chia sẻ ngọt bùi của những chàng trai vui vẻ, sôi nổi, yêu đời. Họ - những con người cùng chung lí tưởng chiến đấu, những con người cùng trải qua gian truân từ bom rơi đã sum họp về một nơi tạo thành tiểu đội. Họ truyền sức mạnh, niềm tin chiến thắng qua những cái “bắt tay” xuyên những cửa kính đã vỡ, một hình ảnh không thể nào đẹp hơn. Cái bắt tay độc đáo là nét đẹp ấm lòng của tình đồng chí, đồng đội đầy mộc mạc nhưng thấm thía, những cái bắt tay thay cho lời nói. Chỉ có những người lính, những chiếc xe thời chống Mĩ mới có thể có những cái bắt tay ấy, một chi tiết nhỏ nhưng mang dấu ấn của cả một thời đại hào hùng.
Sau những lúc lái xe vất vả, những người lính cũng có những phút nghỉ ngơi, vây quần sinh hoạt như một đại gia đình thực thụ:
“Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy Võng mắc chông chênh đường xe chạy Lại đi, lại đi trời xanh thêm.”
Những câu thơ cho ta thấy các anh đã coi nhau như anh em máu mủ trong một gia đình. Lúc cắm trại, các anh trò chuyện, ăn uống, nghỉ ngơi thoải mái, xuềnh xoàng, nhường nhịn nhau như anh em ruột thịt: chung bát, chung đũa, mắc võng chông chênh. Tình cảm gia đình của người lính thật bình dị, ấm áp thân thương tạo nên sức mạnh, nâng bước chân người lính để rồi các anh lại tiếp tục hành quân: “Lại đi, lại đi trời xanh thêm”, đi đến thắng lợi cuối cùng. Trong tâm hồn họ, trời như xanh thêm chứa chan hi vọng lạc quan dào dạt. Câu thơ bay bay, phơi phới, thật lãng mạn, thật mộng mơ. Nhịp điệu câu thơ vừa sôi nổi, vừa nhịp nhàng cùng với điệp từ “lại đi” được lặp lại hai lần gợi tả nhịp sống chiến đấu và hành quân của tiểu đội xe không kính mà không một sức mạnh đạn bom nào có thể ngăn cản nổi. Sự sống không chỉ tồn tại mà còn tồn tại trong một tư thế kiêu hãnh, hiên ngang – tư thế của người chiến thắng.
Để kết thúc bài thơ, nhà thơ đã khéo léo sử dụng cấu trúc đầu đuôi tương ứng gợi nhắc lại hình ảnh chiếc xe không kính từ đầu bài thơ để nhấn mạnh những khó khăn mà người lính phải trải qua:
“Không có kính, rồi xe không có đèn, Không có mui xe, thùng xe có xước,
Hai câu đầu là hình ảnh những chiếc xe không còn nguyên vẹn về phương tiện kĩ thuật, liên tiếp những mất mát, khó khăn do quân địch gieo xuống, do đường trường gây ra, những chiếc xe bị hư hỏng nhiều hơn, dường như bộ phận nào cũng bị phá hủy: không kính, không mui, không đèn, thùng xe có xước... Ấy vậy mà trên những chiếc xe mang đầy thương tích đó lại có những chiến sĩ kiên cường vượt lên trên bom đạn, hăm hở lao ra tiền tuyến với một tình cảm thiêng liêng:
“Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước:
Chỉ cần trong xe có một trái tim.”
Vậy là đoàn xe đã chiến thắng, vượt lên bom đạn, hăm hở tiến ra phía trước, hướng ra tiền phương lớn với một tình cảm thiêng liêng “vì Miền Nam”, vì cuộc chiến đấu giành độc lập thống nhất đất nước đang vẫy gọi. Dẫu bên ngoài xe có tàn tạ đến đâu nhưng trong xe vẫn còn những trái tim nguyên vẹn, không hề méo mó. Hình ảnh trái tim là một hình ảnh hoán dụ tuyệt đẹp gợi ra biết bao ý nghĩa. Trái tim hội tụ vẻ đẹp tâm hồn và phẩm chất của người chiến sĩ lái xe. Trái tim nồng cháy một lẽ sống cao đẹp và thiêng liêng: tất cả vì miền Nam thân yêu. Trái tim mang tinh thần lạc quan và một niềm tin yêu mãnh liệt vào ngày Bắc – Nam nối liền một dải. Thì ra cội nguồn sức mạnh của cả đoàn xe, gốc rễ, phẩm chất anh hùng của người cầm lái tích tụ, đọng kết lại ở cái “trái tim” gan góc, kiên cường, giầu bản lĩnh và chan chứa tình yêu thương này. Nhà văn đã khéo léo tô đậm những cái “không” để làm nổi bật cái “có”, để khắc tạc chân lí của thời đại: bom đạn, chiến tranh có thể làm méo mó những chiếc xe, huỷ hoại những giá trị vật chất nhưng không thể bẻ gãy được những giá trị tinh thần cao đẹp. Để rồi một nước nhỏ như Việt Nam đã chiến thắng một cường quốc lớn một cách vẻ vang, hiển hách. Có thể nói câu thơ cuối bài là những vần thơ chứa đựng hình ảnh đẹp và thiêng liêng nhất cả bài thơ.  
Khép lại cả hai bài thơ như khép lại những thăng trầm đã qua của thời kì kháng chiến hào hùng. Với ngòi bút tài hoa, giàu chất lãng mạn, giàu chất nhạc, chất họa với hình ảnh thơ sống động, độc đáo, từ ngữ mộc mạc, giọng thơ gần gũi, hai tác giả đã ca ngợi những con người gặp nhau trên cùng một con đường mang tên cách mạng, tôn vinh tình đồng chí được thắt chặt bằng một sợi dây yêu thương vô hình. Hơn hết, còn là sự vĩnh viễn hóa, bất tử hóa những con người đã góp công khiến cho nước Việt Nam ta “rũ bùn đứng dậy sáng lòa”.
“Đồng chí” và “Bài thơ về tiểu đối xe không kính” thật sự là cuộc sống, là tấc lòng rất thực của Chính Hữu và Phạm Tiến Duật, là một tượng đài bất tử về hình tượng người lính. Đó là bức tượng đài được kết tinh từ âm hưởng bi tráng của cuộc kháng chiến. Đó là bức tượng đài được khắc tạc bằng cả tình yêu của nhà thơ đối với những người chiến sĩ cách mạng, đối với đất nước của mình. Thời gian có thể phủ bụi một số thứ nhưng có những thứ càng xa rời thời gian càng sáng, càng đẹp. Và cả hai thi phẩm tuyệt bút trên là một minh chứng rõ nét cho điều đó, chiến tranh đã đi qua, đau thương cũng đã khép lại nhưng công lao cao cả của những người lính vẫn được lưu truyền ngàn đời qua bài thơ mặc cho gió bụi thời gian. Hơn hết, đây còn là lời nhắc nhở nhẹ nhàng đối với thế hệ sau này, phải biết kính trọng và biết ơn những người đã đổ máu cho màu đỏ tươi của quốc kì được bay phấp phới trên bầu trời tự do, những người mà:
“Họ đã sống và chết
Giản dị và bình tâm
Không ai nhớ mặt đặt tên
Nhưng họ đã làm ra Đất Nước”
+1 thích
bởi nguyendindan Thạc sĩ (5.3k điểm)

Là một nhà thơ quân đội trưởng thành trong cuộc chiến tranh để bảo vệ Tổ quốc, Chính Hữu và Phạm Tiến Duật đã từng trải và thấu hiểu những nỗi gian khổ, vất vả của người lính. Bàn tay các anh đã từng cầm súng chiến đấu và cũng đã từng viết nhiều bài thơ về họ - những người lính can trường, dũng cảm và có tình đồng đội cao. Bài thơ Đồng chí của Chính Hữu và Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật đã khắc hoạ hình ảnh người lính có tinh thần và tâm hồn đẹp như thế đấy.

Năm 1948, bài thơ Đồng chí ra đời và nhanh chóng được nhiều người yêu thích. Trong những năm bom đạn hiểm nguy nơi chiến trường, hình ảnh về người lính là biểu tượng đẹp nhất của cuộc sống và đã đi vào thơ của Chính Hữu một cách tự nhiên và đẹp đẽ. Không hẹn mà nên, những người lính gặp nhau tại một điểm: lòng yêu nước. Theo tiếng gọi cứu quốc thiêng liêng, họ tạm xa con trâu, cái cày, cầm súng đứng lên bảo vệ Tổ quốc. Không hề quen nhau, nhưng ánh sáng lí tưởng của cách mạng đã soi vào trái tim họ, để họ trở nên thân nhau hơn và có ý chí chiến đấu cao hơn. Cũng giống như những anh lính trong bài Nhớ của Hồng Nguyên:

Lột sắt đường tàu
Rèn thêm dao kiếm
Áo vải chân không
Đi lùng giặc đánh

Trong điều kiện chiến đấu vô cùng gian khổ, thiếu thốn thì tinh thần chiến đấu của những người lính lại bùng lên mạnh mẽ, sục sôi khí thế. Họ không nề nguy hiểm, khó khăn, vẫn vững lòng cầm chắc tay súng để bảo vệ quê hương, đất nước. Họ sát cánh bên nhau cùng chiến đấu dũng cảm:

Thương nhau tay nắm lấy bàn tay.

Có khác gì đâu cái tinh thần đồng đội thiêng liêng ấy trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật:

Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi

Không kể thiếu thốn, khó khăn, họ vẫn chấp nhận, vẫn vui vẻ lạc quan, yêu đời hơn. Cái bắt tay ấy là cả một tình đồng đội thiêng liêng, họ truyền cho nhau niềm tin chiến thắng, tình yêu và lòng dũng cảm ấy. Sống và chết, dường như trong tim mỗi người lính chiến đấu không hề có khái niệm ấy. Họ cầm súng, họ nhảy lên chiếc xe chuẩn bị lên đường và họ biết trước mắt họ là muôn vàn khó khăn nguy hiểm, vậy mà đâu đây vẫn có cái giọng điệu lạc quan, yêu đời, bất chấp mọi khó khăn nguy hiểm:

Ung dung buồng lái ta ngồi,
Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng.

Họ vẫn có cái chí của người lính, họ không hề nguy hiểm, mặc những khó khăn của thời tiết của cuộc chiến, vẫn hướng trái tim về Tổ quốc:

Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước
Chỉ cần trong xe có một trái tim.

Nếu trong bài thơ Đồng chí của Chính Hữu, những người lính hiện lên với một tinh thần chiến đấu dũng cảm, tình đồng đội thiêng liêng, cao quý; thì ở trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật, ý thức giác ngộ cách mạng của những người lính cao hơn. Họ lạc quan yêu đời hơn. Hình ảnh những người lính hiện lên thật trẻ trung, sôi nổi, yêu đời hơn.

Qua hai bài thơ, chúng ta càng hiểu rõ hơn về những người lính. Hình ảnh của họ hiện lên thật đẹp đẽ, họ chính là biểu tượng, là niềm tin, khát vọng của những người dân gửi gắm nơi họ. Với các anh, người đọc nhận thấy một ánh sáng lí tưởng cao đẹp và thiêng liêng vô cùng.

 

Nguồn: taimienphi

0 phiếu
bởi idog480430 Thần đồng (1.0k điểm)
Là một nhà thơ quân đội trưởng thành trong cuộc chiến tranh để bảo vệ Tổ quốc, Chính Hữu và Phạm Tiến Duật đã từng trải và thấu hiểu những nỗi gian khổ, vất vả của người lính. Bàn tay các anh đã từng cầm súng chiến đấu và cũng đã từng viết nhiều bài thơ về họ - những người lính can trường, dũng cảm và có tình đồng đội cao. Bài thơ Đồng chí của Chính Hữu và Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật đã khắc hoạ hình ảnh người lính có tinh thần và tâm hồn đẹp như thế đấy.

Năm 1948, bài thơ Đồng chí ra đời và nhanh chóng được nhiều người yêu thích. Trong những năm bom đạn hiểm nguy nơi chiến trường, hình ảnh về người lính là biểu tượng đẹp nhất của cuộc sống và đã đi vào thơ của Chính Hữu một cách tự nhiên và đẹp đẽ. Không hẹn mà nên, những người lính gặp nhau tại một điểm: lòng yêu nước. Theo tiếng gọi cứu quốc thiêng liêng, họ tạm xa con trâu, cái cày, cầm súng đứng lên bảo vệ Tổ quốc. Không hề quen nhau, nhưng ánh sáng lí tưởng của cách mạng đã soi vào trái tim họ, để họ trở nên thân nhau hơn và có ý chí chiến đấu cao hơn. Cũng giống như những anh lính trong bài Nhớ của Hồng Nguyên:

Lột sắt đường tàu
Rèn thêm dao kiếm
Áo vải chân không
Đi lùng giặc đánh

Trong điều kiện chiến đấu vô cùng gian khổ, thiếu thốn thì tinh thần chiến đấu của những người lính lại bùng lên mạnh mẽ, sục sôi khí thế. Họ không nề nguy hiểm, khó khăn, vẫn vững lòng cầm chắc tay súng để bảo vệ quê hương, đất nước. Họ sát cánh bên nhau cùng chiến đấu dũng cảm:

Thương nhau tay nắm lấy bàn tay.

Có khác gì đâu cái tinh thần đồng đội thiêng liêng ấy trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật:

Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi

Không kể thiếu thốn, khó khăn, họ vẫn chấp nhận, vẫn vui vẻ lạc quan, yêu đời hơn. Cái bắt tay ấy là cả một tình đồng đội thiêng liêng, họ truyền cho nhau niềm tin chiến thắng, tình yêu và lòng dũng cảm ấy. Sống và chết, dường như trong tim mỗi người lính chiến đấu không hề có khái niệm ấy. Họ cầm súng, họ nhảy lên chiếc xe chuẩn bị lên đường và họ biết trước mắt họ là muôn vàn khó khăn nguy hiểm, vậy mà đâu đây vẫn có cái giọng điệu lạc quan, yêu đời, bất chấp mọi khó khăn nguy hiểm:

Ung dung buồng lái ta ngồi,
Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng.

Họ vẫn có cái chí của người lính, họ không hề nguy hiểm, mặc những khó khăn của thời tiết của cuộc chiến, vẫn hướng trái tim về Tổ quốc:

Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước
Chỉ cần trong xe có một trái tim.

Nếu trong bài thơ Đồng chí của Chính Hữu, những người lính hiện lên với một tinh thần chiến đấu dũng cảm, tình đồng đội thiêng liêng, cao quý; thì ở trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật, ý thức giác ngộ cách mạng của những người lính cao hơn. Họ lạc quan yêu đời hơn. Hình ảnh những người lính hiện lên thật trẻ trung, sôi nổi, yêu đời hơn.

Qua hai bài thơ, chúng ta càng hiểu rõ hơn về những người lính. Hình ảnh của họ hiện lên thật đẹp đẽ, họ chính là biểu tượng, là niềm tin, khát vọng của những người dân gửi gắm nơi họ. Với các anh, người đọc nhận thấy một ánh sáng lí tưởng cao đẹp và thiêng liêng vô cùng.

Các câu hỏi liên quan

+1 thích
2 câu trả lời 103 lượt xem
Viết một bài văn nêu cảm nhận của em về vẻ đẹp trong cách sống, trong tâm hồn và những suy nghĩ, việc làm của nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn " Lặng lẽ Sa Pa "
đã hỏi 14 tháng 12, 2019 trong Ngữ văn lớp 9 bởi nguyendavit123 ● Ban Quản Trị Tiến sĩ (12.5k điểm)
+1 thích
2 câu trả lời 290 lượt xem
  Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới, lớp trẻ cần phải làm những gì? Nêu những điểm mạnh và điểm yếu của con người Việt Nam mà tác giả Vũ Khoan đã nêu ra trong bài “Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới”.  
đã hỏi 28 tháng 4, 2020 trong Ngữ văn lớp 9 bởi nguyendavit123 ● Ban Quản Trị Tiến sĩ (12.5k điểm)
0 phiếu
2 câu trả lời 100 lượt xem
  Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới, lớp trẻ cần phải làm những gì? Nêu những điểm mạnh và điểm yếu của con người Việt Nam mà tác giả Vũ Khoan đã nêu ra trong bài “Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới”.  
đã hỏi 27 tháng 4, 2020 trong Ngữ văn lớp 9 bởi nguyendavit123 ● Ban Quản Trị Tiến sĩ (12.5k điểm)
0 phiếu
2 câu trả lời 437 lượt xem
+1 thích
1 trả lời 291 lượt xem
"Phải, người họa sĩ già vừa nói chuyện, tay vừa hí hoáy vào cuốn sổ tì lên đầu gối. Hơn bao nhiêu người khác, ông biết rất rõ sự bất lực của nghệ thuật, của hội họa trong cuộc hành trình vĩ đại là cuộc đời. Ông thấy ngòi bút của ông bất lực trên từng chặng đường ... Long)  Anh/chị hãy trình bày cảm nhận về dụng ý nghệ thuật thể hiện trong phần in đậm ở trên bằng một đoạn văn (từ 150 đến 200 từ).
đã hỏi 24 tháng 5, 2019 trong Ngữ văn lớp 9 bởi DoMinh Thần đồng (582 điểm)
0 phiếu
2 câu trả lời 255 lượt xem
Phân tích nhân vật ông Sáu để thấy được tình cảm cha con thiêng liêng giữa thời chiên.
đã hỏi 7 tháng 12, 2021 trong Ngữ văn lớp 9 bởi metraidauthaimoihet Học sinh (104 điểm)
+2 phiếu
1 trả lời 150 lượt xem
Trong bài thơ "Ánh trăng", Nguyễn Duy viết: "Trăng cứ tròn vành vạnh Kể chi người vô tình Ánh trăng im phăng phắc Đủ cho ta giật mình." Từ khổ thơ trên, hãy viết một đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy thi bàn về cái "giật mình" của mỗi người trong cuộc sống.
đã hỏi 16 tháng 4, 2019 trong Ngữ văn lớp 9 bởi DoMinh Thần đồng (582 điểm)
0 phiếu
0 câu trả lời 58 lượt xem
Trong “ Chuyện người con gái Nam Xương” có đoạn: “Chàng vội gọi, nàng vẫn ở giữa dòng mà nói vọng vào: - Thiếp cảm ... ;u bị động. (gạch chân, chỉ rõ) (Ngữ văn 9 – Tập I)
đã hỏi 13 tháng 10, 2021 trong Ngữ văn lớp 9 bởi linhnek Học sinh (11 điểm)
+1 thích
0 câu trả lời 116 lượt xem
Có ý kiến cho rằng, một trong những thành công của Nguyễn Dữ trong “Chuyện người con gái Nam Xương” là sáng tạo các lời ... i thoại trong truyện. Hãy nêu suy nghĩ của em về ý kiến đó.
đã hỏi 13 tháng 10, 2021 trong Ngữ văn lớp 9 bởi linhnek Học sinh (11 điểm)
+2 phiếu
1 trả lời 300 lượt xem
       "Mai cốt cách tuyết tinh thần     Mỗi người 1 vẻ 10 phân vẹn 10" Câu thơ trên được trích trọng đoạn trích nào của "Truyện Kiều " .nêu vị trí của đoạn trích đó ? Em hãy g thích cụm từ" Mai cốt cách tiết tinh thần " ? Tác giả sử dụng bút pháp nghệ thuật nào ?     
đã hỏi 19 tháng 6, 2021 trong Ngữ văn lớp 9 bởi GENOS Thạc sĩ (5.8k điểm)
  1. monmon70023220

    560 Điểm

  2. Darling_274

    74 Điểm

  3. minhquanhhqt160

    73 Điểm

  4. 333cuchillthoi302

    37 Điểm

Phần thưởng hằng tháng
Hạng 1: 200.000 đồng
Hạng 2: 100.000 đồng
Hạng 3: 50.000 đồng
Hạng 4: 20.000 đồng
Phần thưởng bao gồm: mã giảm giá Shopee, Nhà Sách Phương Nam, thẻ cào cùng nhiều phần quà hấp dẫn khác sẽ dành cho những bạn tích cực nhất của tháng. Xem tại đây
Bảng xếp hạng cập nhật 30 phút một lần
...